Soạn bài Thao tác lập luận so sánh lớp 11

Hướng dẫn các bạn cách soạn bài thao tác lập luận so sánh trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 11 ngắn gọn đơn giản
Bài trước chúng ta đã tìm hiểu về thao tác lập luận so sánh, hôm nay chúng ta sẽ vận dụng thao tác lập luận so sánh ở bài trước để làm rõ một số ý kiến, một số quan điểm. chúng ta cùng đi tìm hiểu bài luyện tập thao tác lập luận.

Câu 1: Tâm trạng của nhân vật trữ tình (khi về thăm quê) trong hai bài thơ dưới đây:
Khi đi trẻ, lúc về già,
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.
Trẻ con nhìn lạ không chào,
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?
(Hạ Tri Chương, Ngẫu nhiên biết nhân buổi mới về quê – bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ)
Trở lại An Nhơn, tuổi lớn rồi,
Bạn chơi ngày nhỏ chẳng còn ai
Nền nhà nay dựng cơ quan mới
Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người.
(Chế Lan Viên, Trở lại An Nhơn)
Trả lời:
Giống nhau:
- Xa quê lâu nay mới trở về thăm quê
- Quê hương nay đổi khác
Khác nhau:
- Bài 1: tác giả nhận ra sự thay đổi của quê hương, nhưng tự nén cảm xúc trong lòng
- Bài 2: tác giả xót xa trước câu hỏi
Tâm trạng của nhân vật trữ tình (khi về thăm quê) trong hai bài thơ là tình cảm sâu nặng đối với quê hương.

Câu 2: Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả.
Trả lời:
Câu nói so sánh sự tương đồng để thấy sự giống nhau giữa học và trồng cây.
ở đây đối tượng còn làm rõ bản chất là học, nhưng học lại phải lấy đối tượng trồng cây để làm rõ bản chất đối tượng học.
ích lợi của việc học cũng giống như ích lượi của việc trồng cây

câu 3: So sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và ngôn ngữ thơ Bà Huyện Thanh Quan qua hai bài dưới đây:
TỰ TÌNH (Bài I)
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Mõ thảm không khua mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?
Trước nghe những tiếng thêm rền rĩ
Sau giận vì duyên để mõm mòm.
Tài tử văn nhân an đó tá?
Thân này đâu đã chịu già tom!
(Hồ Xuân Hương)
CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ
Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn.
Gác mái, ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?
(Bà Huyện Thanh Quan)
Trả lời:
Giống nhau:
- Đều dùng chữ Nôm
- Ngôn ngữ dễ hiểu, mang tính dân tộc
Khác nhau:
- Phong cách ngôn ngữ ở bài 1 là dân gian, còn bài 2 là bác học
- Hai bài thơ mang vẻ đẹp khác nhau, vẻ đẹp nào cũng đáng quý và đều là những mẫu mực đẹp đẽ của tài Việt hóa thơ Đường của hai nữ sĩ thời trung đại.
Câu 4: Tự chọn đề tài (một danh ngôn hoặc thành ngữ, tục ngữ có nội dung so sánh, chẳng hạn: Một kho vàng không bằng một nang chữ) để viết đoạn văn so sánh.

Xem thêm: Soạn bài luyện tập thao tác vận dụng kết hợp thao tác lập luân phân tích và so sánh lớp 11
 
  • Chủ đề
    lop 11 soan bai thao tác lập luận so sánh
  • Top