“Thuyết âm mưu” trong giới kinh doanh công nghệ

Chắc hẳn bạn đã nghe về chuyện Tổng thống Mỹ John F. Kennedy bị ám sát không phải bởi một mà là một nhóm người, những bước chân đầu tiên trên Mặt trăng của nhân loại được quay ở…Texas, hay vụ tấn công tòa Trung tâm Thương mại thế giới được tổ chức bởi bản thân nước Mỹ chứ không phải lực lượng al-Quaeda. Đó là câu chuyện bạn nghe được từ một người bạn, anh bạn đó nghe được từ bạn của chị bạn vốn dĩ là em của sếp cũ… tóm lại là rất rườm rà.


jpg

Những sự kiện chính trị lớn luôn được nhìn nhận nhiều chiều. Trong kinh doanh cũng vậy. Hãy cùng chúng tôi điểm qua bốn sự kiện nhận được nhiều nghi hoặc thời gian gần đây.

Chiếc iPhone bị mất

Sự kiện này xảy ra chỉ một vài tháng trước khi iPhone 4 chính thức ra mắt. Trước sự kiện này, nhiều hình ảnh về chiếc điện thoại đã rò rỉ trong công chúng. Dư luận ngày một nóng lên đến khi đạt đỉnh với việc Gray Powell, kĩ sư phần mềm Apple, để quên chiếc iPhone 4 tại một quán bar ở California. Trang tin Gizmodo sau đó đã mua lại chiếc điện thoại và đăng tải một số video “preview”.

Sự việc xảy ra chỉ một thời gian ngắn trước khi iPhone 4 chính thức lên kệ. Sau đó là hững động thái không kém “thu hút” như nhờ cảnh sát can thiệp, chỉ trích Gizmodo,…Nhiều bộ óc suy luận đã sớm nghĩ đây là một chiêu tự PR của Apple. Phải hay không phải, ít nhất nó đã tiêu tốn kha khá giấy mực của các trang tin cùng hàng loạt tin đồn ăn theo, không tốn kém chi phí, đúng không nào!

Apple đã biết trước bệnh ăng-ten của iPhone 4

Theo một báo cáo từ trang Bloomberg, trước khi iPhone 4 ra mắt, các kĩ sư Apple đã cảnh báo Steve Jobs về lỗi chết người của chiếc ăng-ten trên iPhone 4. Theo đó, cách cầm phổ biến sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng bắt sóng của chiếc điện thoại. Tất nhiên Jobs đã thẳng thừng từ chối thông tin này của Bloomberg.

Tuy nhiên, nhìn vào cái cách Apple tung ra loại bao (bằng) cao su có giá 29USD ngay sau khi họ công bố chiếc iPhone 4 không cản được tôi nghĩ đến việc, Jobs thực sự đã biết trước về hậu quả của chiếc ăng-ten bệnh tật. Còn vì sao ông không tìm cách sửa chữa thì quả thật khó đoán với hàng tá nguyên nhân. Lợi nhuận khổng lồ từ loại bao (bằng) cao su có giá rất “Apple” trong khi giá thành sản xuất siêu rẻ? Có thể lắm.

Nguy cơ khủng bố ở Trung Đông và Research In Motion

Như chúng ta đã biết, Research In Motion (RIM) đã và đang gặp khó khăn trước nguy cơ bị chặn trình Messenger, E-mail, Browser trên điện thoại của họ tại Arập Saudi, Indonesia và mới đây là Ấn Độ. Các nước châu Âu cũng được nhiều nguồn tin cho hay là đang hùa theo Trung Đông khi yêu cầu RIM nới lỏng (!?) khả năng bảo mật cho các sản phẩm của mình. Đúng vậy, chính khả năng bảo mật quá cao (theo như các chính phủ) trong những chiếc điện thoại BlackBerry khiến việc theo dõi thông tin của khách hàng, hay theo dõi thông tin các nguy cơ khủng bố, là bất khả. Gần đây, RIM đã đạt được thỏa thuận với Arập Saudi về việc này, tuy nhiên hãng đảm bảo sự an toàn của khách hàng vẫn là tôn chỉ của mình.

Khủng bố ở Trung Đông thật sự là mối lo ngại của chính phủ, nhất là khi được trang bị điện thoại BlackBerry. Tuy nhiên, đây có lẽ nào là một chiêu tự đánh bóng bản thân của RIM khi thị phần đang bị cướp từ những hãng đang lên như Google hay Apple, thị trường thân thuộc bấy lâu (châu Âu) ngày càng tỏ ra không mặn mà, ý tưởng thiết kế dần cạn kiệt..? Có thể lắm.

CEO Palm Mark Hurd bị sa thải

Trong vụ dính líu tới scandal tình ái và một sai phạm tài chính, Mark Hurd, CEO Palm, nhanh chóng bị HP đuổi việc bởi đã “nghe theo” lời khuyên của một nguồn tư vấn.

Nói thêm về phi vụ mua lại Palm của HP. Trong số các công ty có khả năng mua lại Palm, HP sẽ được lợi nhiều nhất vì đang phải phụ thuộc vào Microsoft về phần mềm cho thiết bị mà mình sản xuất. Mua lại Palm, HP có thể bán laptop mà không cần Windows, hơn nữa có thể mở rộng webOS sang tablet và nettop. Các văn bằng sáng chế (patents) của Palm còn có thể có lợi cho nhiều thương vụ sau này (ví dụ: Oracle vs. Google). Từ đây, có thể thấy các bên bất lợi khi HP thâu lại Palm trước mắt sẽ là Google, Apple, RIM, Microsoft. Các hãng này đều đã có nền tảng cho riêng mình, trong khi HP có thể “xơ múi” được một số điểm sáng của webOS, kinh nghiệm dạn dày từ Palm cũng như những patents đã nói ở trên. Để Palm lọt vào tay HP cũng như lắp cánh cho hổ vậy, cho nên, vụ lùm xùm Mark Hurd vừa rồi có khi nào là một ngón đòn nhắm vào HP?

Tất cả các thông tin trên đều chỉ nằm ở mức tin đồn (có thể là nhảm) nhưng các bạn nên nhớ rằng, thương trường là chiến trường, tất cả mọi chiêu thức biến hóa khôn lường được tung ra chỉ với một mục tiêu duy nhất: “tối đa hóa lợi nhuận”. vozExpress cũng là một phần của một âm mưu vô cùng … cùng … cùng lớn, ai biết được nhỉ.


Theo Voz
 
  • Chủ đề
    nhất
  • Top