•----ღ ıllıllı Bạc Liêu Quê Tôi ıllıllı ღ -----•

test.gif

gif_icon361.gif
Lịch sữ hình thành
[ah]
Trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, vùng đất Bạc Liêu vẫn ngày càng trù phú do phù sa bồi lấn ra biển và hơn hết là nhờ sự “chung sức, đồng lòng” dựng xây quê hương của ba dân tộc Kinh, Khơme và Hoa.
Năm 1680, Mạc Cửu, một di thần nhà Minh ở Trung Quốc đến vùng Mang Khảm chiêu tập một số lưu dân người Việt, người Hoa cư trú ở Mang Khảm, Phú Quốc, Rạch Giá, Long Xuyên (Cà Mau), Luống Cày (Lũng Kỳ), Hưng úc (tức Vũng Thơm hay Kompong som), Cần Bột (Campốt) lập ra những thôn xóm đầu tiên trên vùng đất Bạc Liêu.
Năm 1708, Mạc Cửu dâng vùng đất Mang Khảm cho chúa Nguyễn Phúc Chu. Chúa Nguyễn Phúc Chu đặt tên toàn bộ thôn xóm vùng này là trấn Hà Tiên, phong Mạc Cửu là Tổng binh trấn Hà Tiên, với tước Cửu Ngọc Hầu. Mạc Cửu lập dinh trại đồn trú tại Phương Thành, nhân dân quy tụ ngày càng đông.
Năm 1757, chúa Nguyễn Phúc Khoát thu nhập thêm vùng đất Ba Thắc, lập ra Trấn Giang (Cần Thơ), Trấn Di (Sóc Trăng, Bạc Liêu). Toàn bộ vùng đất phương Nam thuộc về chúa Nguyễn. Đến năm 1777, Trấn Giang, Trấn Di được bãi bỏ.
Năm 1802, vua Gia Long lên ngôi. Năm 1808, trấn Gia Định đổi là thành Gia Định cai quản 5 trấn: Phiên An, Biên Hoà, Định Tường, Vĩnh Thanh (tức Vĩnh Long), Hà Tiên.
Năm 1832, vua Minh Mạng bỏ thành Gia Định, chia Nam Kỳ thành lục tỉnh: Biên Hoà, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên, bao gồm đất từ Hà Tiên đến Cà Mau. Phần đất tỉnh An Giang, tính từ Châu Đốc đến Sóc Trăng và Bạc Liêu tính đến cửa biển Gành Hào.
Ngày 5-1-1867, thực dân Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ. Đến ngày 5-6-1876, Pháp chia Nam Kỳ thành 24 khu tham biện (inspection - có người dịch là khu thanh tra) do các viên thanh tra hành chính (inspecteur) đảm nhiệm.
Năm 1877, Pháp điều chỉnh Nam Kỳ còn 20 khu tham biện. Đến ngày 18-12-1882, Pháp cắt 3 tổng: Quảng Long, Quảng Xuyên, Long Thuỷ của đại lý (Dlégation) Cà Mau thuộc địa hạt Rạch Giá (Arrondissement de Rach Gia) và hai tổng Thạnh Hoà, Thạnh Hưng của đại lý Châu Thành thuộc địa hạt Sóc Trăng và thành lập địa hạt Bạc Liêu (Arrondissement de Bạc Liêu). Địa hạt Bạc Liêu là địa hạt thứ 21 của Nam Kỳ, lúc đầu có 2 đại lý: Vĩnh Lợi và Vĩnh Châu.
Ngày 20-12-1899, toàn quyền Đông Dương ký sắc lệnh bỏ xưng danh địa hạt, đổi thành tỉnh, đại lý đổi thành quận. Ngày 1-1-1900, sắc lệnh trên được áp dụng cho toàn Nam Kỳ.
Năm 1904, quận Vĩnh Lợi cắt một phần đất phía bắc nhập thêm vào quận Vĩnh Châu. Diện tích của tỉnh Bạc Liêu lúc này là 740 nghìn ha.
Năm 1918, chính quyền thực dân Pháp cắt một phần đất phía nam quận Vĩnh Lợi và một phần đất phía bắc quận Cà Mau thành lập quận Giá Rai.
Ngày 25-10-1955, Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh số 143/NV phân định lại địa phận hành chính các tỉnh miền Nam, sáp nhập các quận Giá Rai, Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu vào Sóc Trăng, thành lập tỉnh Ba Xuyên. Toàn bộ vùng đất quận Cà Mau lập thành tỉnh An Xuyên.
Ngày 8-9-1964, Ngụy quyền Sài Gòn ký Sắc lệnh số 254/NV tái lập tỉnh Bạc Liêu gồm các quận: Giá Rai, Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu và Phước Long (Rạch Giá). Địa phận này tồn tại cho đến ngày 30-4-1975.
Về phía chính quyền cách mạng: việc phân chia địa giới hành chính tỉnh Bạc Liêu trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ khác hẳn chính quyền Sài Gòn. Năm 1947, quận Hồng Dân thuộc tỉnh Rạch Giá giao hai làng Vĩnh Hưng, Vĩnh Phú về quận Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.
Năm 1948, tỉnh Bạc Liêu giao quận Vĩnh Châu và làng Hưng Hội về tỉnh Sóc Trăng, đồng thời thành lập thêm quận mới lấy tên là quận Ngọc Hiển.
Ngày 13-11-1948, cắt 2 làng Vĩnh Trạch, Vĩnh Lợi để thành lập thị xã Bạc Liêu. Cùng thời điểm này, tỉnh Sóc Trăng giao làng Châu Thới về Bạc Liêu. Làng Châu Thới hợp nhất với làng Long Thạnh thành làng Thạnh Thới.
Năm 1951, thành lập thêm huyện Trần Văn Thời, gồm các xã: Khánh Bình Đông, Khánh Bình Tây, Trần Hợi, Hưng Mỹ, Khánh An, Khánh Lâm. Đồng thời, tỉnh Bạc Liêu tiếp nhận hai huyện An Biên, Hồng Dân của tỉnh Rạch Giá.
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, năm 1955, huyện Vĩnh Châu được đưa về tỉnh Bạc Liêu, huyện An Biên và huyện Hồng Dân đưa về tỉnh Rạch Giá. Huyện Vĩnh Lợi và thị xã Bạc Liêu được tái lập.
Năm 1957, Liên Tỉnh uỷ miền Tây chia các huyện Giá Rai, Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, Hồng Dân, thị xã Bạc Liêu về tỉnh Sóc Trăng. Tỉnh uỷ Sóc Trăng quyết định hợp nhất huyện Vĩnh Châu và huyện Vĩnh Lợi, thành huyện Vĩnh Lợi - Vĩnh Châu.
Năm 1962, huyện Giá Rai sáp nhập vào tỉnh Cà Mau. Năm 1963, Tỉnh uỷ Sóc Trăng quyết định tách huyện Vĩnh Châu khỏi huyện Vĩnh Lợi - Vĩnh Châu, thành lập huyện Vĩnh Châu.
Tháng 11-1973, Khu uỷ Tây Nam Bộ quyết định tái lập tỉnh Bạc Liêu, gồm 4 đơn vị hành chính cấp huyện: Vĩnh Lợi, Giá Rai, Hồng Dân và thị xã Bạc Liêu.
Vào đầu năm 1976, Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam hợp nhất hai tỉnh Bạc Liêu - Cà Mau thành tỉnh Bạc Liêu - Cà Mau, đến gần giữa năm 1976 tỉnh Bạc Liêu - Cà Mau đổi tên thành tỉnh Minh Hải.
Ngày 1-1-1997, tỉnh Bạc Liêu được tái lập lần thứ hai và giữ nguyên cho đến ngày nay.
Xuất xứ tên gọi Bạc Liêu
Danh xưng “Bạc Liêu”, đọc theo tiếng Trung, giọng Triều Châu là Pô Léo, có nghĩa là xóm nghèo, làm nghề hạ bạc, tức nghề chài lưới, đánh cá, đi biển. Pô phát âm theo tiếng Hán Việt là “Bạc” và Léo phát âm là “Liêu”.
Một giả thuyết khác cho rằng: Pô là bót, đồn. Liêu là Lào (Ai Lao) theo tiếng Khơme, vì trước khi người Hoa kiều đến sinh sống, nơi đó có một đồn binh của người Lào.
Còn người Pháp, họ căn cứ vào tên Pô Léo theo tiếng Triều Châu nên gọi vùng đất này là Phêcheri - chaume (đánh cá và cỏ tranh). Ngoài ra còn một số giả thuyết khác.

Nguồn: Bạc Liêu Thế và Lực trong thế kỷ XXI


[/ah]


43.gif
Di tích lịch sữ và kiến trúc
[ah]
nameicon_126864.gif
Đồng Nọc Nạng
[ah]
Đồng Nọc Nạng
Tọa lạc tại ấp 4, xã Phong Thạnh, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Di tích đuợc Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1991.
Dong_Noc_nang_new.gif

Tọa lạc tại ấp 4, xã Phong Thạnh, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Khu di tích có diện tích 3 ha với nhiều hạng mục: Khu mộ gia đình Mười Chức, phủ thờ - nhà trưng bày hiện vật, cụm tượng diễn tả lại sự kiện ngày 17/02/1928, (trận quyết tử đòi lại ruộng đất của anh em Mười Chức với bọn địa chủ, quan lại cướp đất), nhà thủy tạ….
Di tích đuợc Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1991.
Nguồn: Sở VH-TT&DL tỉnh Bạc Liêu


[/ah]


nameicon_57773.gif
Tháp cổ Vĩnh Hưng
[ah]
Tọa lạc tại ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi. Di tích đuợc Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1992.
thapco_VinhHung[1].gif

Là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, tọa lạc tại ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi. Đây không chỉ là một kiến trúc tháp thuộc nền văn hóa Óc - Eo còn sót lại duy nhất ở Tây Nam bộ, mà trong cuộc khai quật tại tháp Vĩnh Hưng, các nhà khảo cổ học còn thu được một bộ sưu tập hiện vật hết sức quí giá với nhiều tượng đá, đồng, gốm, đá quí … đánh dấu một giai đoạn tồn tại và phát triển khá dài (từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII sau công nguyên) của tháp cổ Vĩnh Hưng. Với những giá trị vốn có ấy, tháp Vĩnh Hưng đã và đang được tu bổ nhằm bảo tồn và phát huy tác dụng của một di tích kiến trúc nghệ thuật tầm cỡ quốc gia.
Di tích đuợc Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1992.
Nguồn: Sở VH-TT&DL tỉnh Bạc Liêu

[/ah]


nameicon_125647.gif
Đền thờ chủ tịch Hồ Chí Minh
[ah]
Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu được xây dựng năm 1972, cách thị xã Bạc Liêu 18 km về phía Tây Bắc. Đền thờ được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1998
Dentho_BacHo.gif

Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu được xây dựng năm 1972, cách thị xã Bạc Liêu 18 km về phía Tây Bắc. Tọa lạc trong khuôn viên hơn 9.300 m[SUP]2[/SUP]. Đền được xây dựng bằng gạch, đòn tay gỗ dầu, phía trước có mái hiên và ban công đổ mái bằng. Khoảng hơn 300 tài liệu và hiện vật phản ánh quá trình nhân dân xã Châu Thới chiến đấu bảo vệ đền thờ và các tư liêu về cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chủ Tịch được lưu giữ tại nhà trưng bày. Đền đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia. Đây là niềm tự hào của quân và dân Bạc Liêu, hàng năm vào các ngày lễ lớn, ngày nghỉ đặc biệt vào ngày sinh nhật Bác có rất đông du khách và nhân dân thăm viếng. Hiện nay, Đền thờ đã được qui hoạch mở rộng với diện tích 45.000 m[SUP]2[/SUP] và nhiều hạng mục công trình mang ý nghĩa giáo dục truyền thống và đậm nét văn hóa dân tộc, sẽ là nơi tham quan hấp dẫn của du khách.
Đền thờ được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1998
Nguồn: Sở VH-TT&DL tỉnh Bạc Liêu


[/ah]


nameicon_145545.gif
Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu
[ah]
Được xây dựng tại phường 2, thị xã Bạc Liêu. Di tích được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu xếp hạng là Di tích lịch sử cấp tỉnh năm 1997.
conhacsi_CaoVanLau_new.gif

Nhạc sĩ Cao Văn Lầu (1892 – 1976) là người sáng tác bản “Dạ cổ hoài lang” nổi tiếng, tiền thân của bản Vọng cổ ngày nay. Di tích lịch sử - văn hóa khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu được xây dựng tại phường 2, thị xã Bạc Liêu (tại nơi mà gia đình an tang cố nhạc sĩ khi tạ thế - 1976). Khu di tích này vừa được trùng tu tôn tạo mở rộng trong một khuôn viên có diện tích 2772 m[SUP]2[/SUP] với tổng kinh phí hơn 6,3 tỉ đồng, bao gồm 10 hạng mục. Từ trung tâm thị xã Bạc Liêu qua cầu Kim Sơn (hay còn gọi là Cầu Quay), đi trên con đường mang tên Cao Văn Lầu thêm khoảng 1km lại rẽ phải, đi vào khoảng 300m là đến khu di tích. Di tích được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu xếp hạng là Di tích lịch sử cấp tỉnh năm 1997.
Nguồn: Sở VH-TT&DL tỉnh Bạc Liêu


[/ah]


nameicon_57659.gif
Di tích lịch sử Nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng Sản đầu tiên của tỉnh Bạc Liêu
[ah]
Được thành lập vào tháng 2/1930 tại làng Phong Thạnh, huyện Giá Rai (nay thuộc ấp Rạch Rắn, xã Long Điền, huyện Đông Hải). Di tích được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu xếp hạng là Di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2008.
Ditich_thanhlapchibodang.jpg

Chi bộ Đảng Cộng Sản đầu tiên của tỉnh Bạc Liêu được thành lập vào tháng 2/1930 tại làng Phong Thạnh, huyện Giá Rai (nay thuộc ấp Rạch Rắn, xã Long Điền, huyện Đông Hải) là một mốc son lịch sử ghi dấu sự ra đời sớm nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Bạc Liêu và khu vực lúc bấy giờ. Đây là di tích lịch sử cấp tỉnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu, di tích có tổng diện tích là 2.305,5m2 bao gồm các hạng mục công trình như: bia kỷ niệm, nhà trưng bày, khu sinh thái đầm lầy - dừa nước nhằm tái hiện quang cảnh xưa; hoa viên, cây cảnh và các công trình khác. Di tích lịch sử Nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng Sản đầu tiên mãi là niềm tự hào của quân và dân Bạc Liêu.
Di tích được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu xếp hạng là Di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2008.
Nguồn: Sở VH-TT&DL tỉnh Bạc Liêu

[/ah]

nameicon_64819.gif
Thành Hoàng Cổ Miếu (Chùa Minh)
[ah]
Thành Hoàng Cổ Miếu (chùa Minh), xây dựng năm 1865, tại phường 3, thị xã Bạc Liêu. Bộ Văn hóa Thể thao xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật năm 2000.
ChuaMinh.gif

Chùa được xây dựng năm 1865, cấu trúc hình chữ "công", tọa lạc tại phường 3, thị xã Bạc Liêu. Chùa Minh mang đậm nét kiến trúc cung đình Trung Hoa với cột vấn rồng chạm nổi trên gỗ quý và đá hoa cương nguyên khối; các hoành phi, câu đối, mành, phù điêu...đều chạm nổi trên gỗ quý rất tinh vi, theo thời gian trở nên đen bóng. Trên bàn thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh là bộ lư đồng mắt tre có một không hai.

Nguồn: Sở VH-TT&DL tỉnh Bạc Liêu

[/ah]


nameicon_297222.gif
Chùa Giác Hoa (Chùa cô Hai Ngó)
[ah]
Chùa Giác Hoa ( Chùa Cô Hai Ngó), xây dựng năm 1919, tại xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi. UBND tỉnh Bạc Liêu xếp hạng là di tích Lịch sử năm 2001.
Chùa toạ lạc tại ấp Xóm Lớn, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi. Diện tích bảo vệ là 9.769 m[SUP]2[/SUP], được sông Xẻo Chính bao bọc ở 3 hướng Bắc, Đông và Đông Nam.

Tháng 3-1919, bà Huỳnh Thị Ngó hiến tiền, đất xây dựng chùa theo lối “nội công, ngoại quốc”, kết hợp hài hoà kiến trúc Đông - Tây. Chùa là tổng thể các công trình kiến trúc lớn nhỏ, được bố trí chặt chẽ, cân đối, bao gồm chính điện, phủ thờ (thờ tộc), đông lang, Đông - Tây, tượng Quan Âm Nam Hải (đặt ở giữa trời), cột cờ, miếu nhà thờ vong, mô pháp. Chùa thờ Phật theo phái Bắc Tông.
Hàng năm, vào các ngày rằm tháng Giêng, tháng Bảy và tháng Mười âm lịch, chùa tổ chức lễ cúng lớn với các lễ như: thượng ngươn, trung ngươn và hạ ngươn. Không chỉ tiến hành các nghi lễ tôn giáo, các ngày lễ này còn là dịp sinh hoạt văn hoá tinh thần của đông đảo nhân dân địa phương.
Nguồn: Bạc Liêu Thế và Lực trong thế kỷ XXI

[/ah]


nameicon_57256.gif
Chùa Xiêm Cán ( Chùa Komphir Sakor Prêchru)
[ah]
Chùa tọa lạc tại ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông, thị xã Bạc Liêu, cách trung tâm thị xã 12 km về hướng đông nam. Tổng diện tích bảo vệ của chùa là 43.790 m2. UBND tỉnh Bạc Liêu xếp hạng là di tích kiến trức nghệ thuật năm 2001.

Chua_Xiemcan.gif

Hiện nay, chùa vẫn giữ được nét kiến trúc truyền thống của người Khơme và còn lưu giữ được khá nhiều tượng cổ và các tác phẩm nghệ thuật độc đáo như những tác phẩm điêu khắc (tập trung ở chính điện) diễn tả quá trình tu hành của đức Phật Thích Ca, các con rồng Cabacroca uốn éo mềm mại (ở cửa chính điện), hoặc tượng chim thần Krud đính ở các đầu cột hay tượng thần nhân điểu (nữ thần) Kây - no hai tay nâng đỡ mái chùa,...


Chùa tổ chức lễ hội vào các ngày 13, 14, 15 tháng 4 dương lịch, lễ Choi -Chnăm -Thmây (năm mới); ngày 8, 9, 10 tháng 10 dương lịch lễ hội Sen -dol-ta (lễ ông bà) và một trong các ngày 21, 22, 23 tháng 11 dương lịch tương đương ngày 15 tháng 10 âm lịch lễ hội Bonh sen pres - OK OM BOK (lễ cúng trăng),...

Người Khơme theo đạo Phật Tiểu thừa, không những xem chùa là nơi thờ phụng tu hành, học tập mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Vì vậy, lễ hội chính của chùa Xiêm Cán cũng là lễ hội của cả cộng đồng người Khơme.
Vào ngày lễ, người dân Khơme mang rất nhiều đồ lễ đến chùa sinh hoạt văn hoá và vui chơi trong suốt thời gian diễn ra lễ hội.
Theo Bạc Liêu thế và lực trong thế kỷ XXI



[/ah]


nameicon_143050.gif
Đình An Trạch
[ah]
Thuộc khóm 2, phường 5, thị xã Bạc Liêu, cách trung tâm thị xã khoảng 1.500 m về hướng đông nam. Đình được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 2000.
Dinh-Antrach.gif

Đình thuộc khóm 2, phường 5, thị xã Bạc Liêu, cách trung tâm thị xã khoảng 1.500 m về hướng đông nam. Diện tích đình là 2.980 m[SUP]2[/SUP]. Cửa chính đình quay về hướng bắc, có con sông Bạc Liêu - Cà Mau chảy ngang qua theo hướng Đông - Tây.
Đình An Trạch được xây dựng vào năm Đinh Sửu (năm 1887) theo lối kiến trúc đình làng miền Trung (Huế).
Năm Khải Định thứ 9 (năm 1924), vua Khải Định đã sắc phong cho đình. Đến nay, tuy đã nhiều lần sửa chữa, trùng tu nhưng đình An Trạch vẫn giữ được nét kiến trúc xưa, với nhiều tác phẩm nghệ thuật, điêu khắc độc đáo.
Vào các ngày 15, 16, 17 tháng giêng âm lịch hàng năm, nhân dân tổ chức lễ kỳ yên rất lớn tại đình. Đình được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 2000.
Nguồn: Bạc Liêu Thế và Lực trong thế kỷ XXI

[/ah]
[/ah]


44.gif
Danh lam, thắng cảnh du lịch
[ah]
24163wbanrr8pc8.gif
Vườn nhãn Bạc Liêu - diện mạo mới để phát triển du lịch
[ah]
Vườn nhãn Bạc Liêu - diện mạo mới để phát triển du lịch


[/ah]


129108sk05ppmaqg.gif
Nghề rèn ở Ngan Dừa - Hồng Dân - Bạc Liêu
[ah]
Nghề rèn ở Ngan Dừa - Hồng Dân - Bạc Liêu
[/ah]


121154vmqwujj6i0.gif
Khu nhà Công Tử Bạc Liêu
[ah]
Khu nhà Công tử Bạc Liêu
Congtu3172012_10211.gif

Tọa lạc tại số 31, Điện Biên Phủ, phường 3, thị xã Bạc Liêu. Ngôi nhà gắn liền với giai thoại Công tử Bạc Liêu nổi tiếng một thời. Ngôi nhà được xây dựng vào thời Pháp thuộc đầu thế kỷ XX, điểm đặc biệt của ngôi nhà là xây dựng theo lối kiến trúc phương Tây toàn bộ vật liệu đều đem từ Pháp về. Nơi đây hiện nay là Nhà hàng - khách sạn Công tử Bạc Liêu.
Nguồn: Sở VH-TT&DL Bạc Liêu

[/ah]

24543y03ds8v6o3.gif
Khu du lịch nhà mát, Quan Âm Phật Đài
[ah]
Khu du lịch Nhà Mát – Quán âm Phật Đài
Quan_am3172012_9586.gif

Thuộc khóm Nhà Mát, phường Nhà Mát, thị xã Bạc Liêu. Hiện nay, đang được đầu tư xây dựng với diện tích 98,5 ha. Trong tương lai không xa nơi đây sẽ trở thành một khu du lịch sinh thái biển kết hợp với du lịch lễ hội hành hương cùng với hệ thống nhà hàng khách sạn và khu vui chơi, giải trí đa dạng.


Quan_am13172012_95933.gif

Khu Quán âm Phật Đài với diện tích gần 3 ha nằm trong Khu du lịch Nhà Mát, có tượng Phật Bà cao 11m ( không kể phần bệ tượng), được xây dựng năm 1973; đây là điểm du lịch tâm linh phù hợp dành cho du khách mọi miền đất nước hành hương. Hằng năm, vào ngày 21 - 23 tháng 3 âm lịch diễn ra lễ hội “Quán âm Nam Hải” với sự tham gia của phật tử và nhân dân trong ngoài tỉnh đến hành hương và cúng viếng.
Nguồn: Sở VH-TT&DL Bạc Liêu

[/ah]
23741ydl5zbmguz.gif
Biển và Rừng
[ah]
Biển và rừng
bien_rung3172012_95534.gif

Bạc Liêu chủ yếu là rừng ngập mặn, có năng suất sinh học và giá trị về phòng hộ, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế. Diện tích đất lâm nghiệp khoảng 5.879 ha, trong đó đất rừng là 5.509 ha. Nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, Bạc Liêu đang từng bước khôi phục và phát triển rừng phòng hộ và các khu bảo tồn thiên nhiên như Sân chim Bạc Liêu, Vườn cò huyện Phước Long, Vườn cò huyện Đông Hải … Bạc Liêu có 56 km bờ biển, chiếm 1,27% tổng chiều dài bờ biển cả nước. Mỗi khi thủy triều xuống, bãi biển trải dài hàng cây số và du khách thỏa thích đi trên bãi biển mênh mông. Du khách có thể bơi xuồng len lách trong những cánh rừng phòng hộ, câu cá, đổ đó, bắt tôm. Đi giữa rừng mắm xanh tươi, du khách sẽ quên đi những lo toan, phiền muộn, hít thở không khí trong lành mà không phải nơi đâu cũng có.
Nguồn: Sở VH-TT&DL Bạc Liêu
[/ah]


40019esh82nekfd.gif
Vườn nhãn
[ah]
Vườn nhãn:
Vuonnhan3172012_95243.gif

Vườn nhãn Bạc Liêu nằm cặp ven biển cách thị xã Bạc Liêu 6 km, vườn nhãn Bạc Liêu với diện tích trên 50 ha, kéo dài gần 7 km, từ phường Nhà Mát đến xã Vĩnh Trạch Đông. Nơi đây có những gốc nhãn hàng trăm năm tuổi thật sự là một mô hình du lịch vườn hấp dẫn. Đến tham quan khu du lịch vườn nhãn, du khách sẽ được thưởng thức mùi vị quyến rũ của những chùm nhãn thơm ngon cùng với những món ăn dân dã từ đặc sản biển, được hưởng không khí trong lành từ gió biển và còn được thưởng thức đờn ca tài tử Nam bộ.
Nguồn: Sở VH-TT&DL Bạc Liêu
[/ah]


52079ez63hcoqpn.gif
Sân chim Bạc Liêu
[ah]
Sân chim Bạc Liêu
vuonchim3172012_95014.gif

Thật ít nơi nào trên thế giới lại có một sân chim tự nhiên và hoang dã, nguyên sơ chỉ cách trung tâm đô thị có 3 km như ở Bạc Liêu. Với diện tích 320 ha, Sân chim Bạc Liêu hiện có hơn 40 loài với trên 60.000 con, trong đó có nhiều loài chim quý như: điên điển, quắm trắng, quắm đen, còng cọc, vạc, cò ngà, dang sen, diệc Sumatra... Sân chim Bạc Liêu nằm trên tuyến du lịch trọng điểm của tỉnh (Sân Chim - Vườn nhãn - Chùa Xiêm Cáng - Biển).
Ngoài ra, còn có nhiều vườn chim tự nhiên nằm rải rác ở các huyện Đông Hải, Giá Rai và Phước Long. Hệ thống Sân chim, Vườn chim Bạc Liêu đã và đang là những điểm du lịch sinh thái thu hút du khách trong và ngoài nước.
Nguồn: Sở VH-TT&DL Bạc Liêu

[/ah]


23663g1rf0y4u43.gif
Ẩm thực
[ah]
Được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho Bạc Liêu, ngoài tiềm năng du lịch sinh thái, ẩm thực Bạc Liêu cũng là một địa chỉ đáng quan tâm của du khách.
Được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho Bạc Liêu, ngoài tiềm năng du lịch sinh thái, ẩm thực Bạc Liêu cũng là một địa chỉ đáng quan tâm của du khách. Với một thệ thống nhà hàng - khách sạn, hệ thống quán ăn đa dạng cùng các món ăn từ đặc sản của tỉnh, đã và đang đáp ứng ngày một tốt nhu cầu ẩm thực của du khách. Về Bạc Liêu, khách sẽ được thưởng thức các món ăn mang đậm bản sắc Bạc Liêu mà chỉ nếm một lần sẽ nhớ mãi.

Đến với Nhà hàng Sao Biển và nhà hàng Hương Biển, nằm trên mặt biển, thuộc phường Nhà Mát - thị xã Bạc Liêu, khách sẽ được thưởng thức các món ăn:

1. Lẩu hải sản:
amthuc1.gif

Nguyên liệu gồm: cá khoai, cá lóc biển, mực ống, chả cá, tôm sú, ăn kèm với các loại rau.

2. Nghêu hấp Thái:
amthuc2.gif

Nguyên liệu chính: nghêu, củ giềng, tương ớt, lá quế… món có vị cay nồng cộng với mùi vị hải sản của nghêu làm nên món ăn độc đáo tại xứ biển.

3. Cá chim hấp gừng:
amthuc3.gif

Nguyên liệu chính: cá chim trắng biển, gừng, hành và gia vị khác…

4. Ốc len hầm dừa:
amthuc4.gif

Nguyên liệu chính: ốc len, dừa nạo, gia vị
Món ăn này có mùi vị rất đặc biệt: vị ngọt béo ngậy của nước cốt dừa kèm với ít cọng sả bầm nhuyễn và ốc len hòa quyện lại cùng với công thức nấu đặc trưng sẽ tạo cho du khách một cảm giác khó quên.

Đến với Nhà hàng Hải Yến, đường Bà Triệu, phường 3 thị xã Bạc Liêu, khách sẽ được thưởng thức các món ăn:

1. Cua rang me

amthuc_5.gif

Nguyên liệu chính: Cua biển, me, gia vị…
2. Gỏi tôm càng xanh
amthuc6.gif

Nguyên liệu chính: Tôm càng xanh, ngó sen…

Đến với Nhà hàng - Khách sạn Bạc Liêu, địa chỉ: số 04 Hoàng Văn Thụ phường 3, thị xã Bạc Liêu, khách sẽ được thưởng thức các món ăn:

1. Cá sấu xào lăn
amthuc7.gif

Nguyên liệu chính: thịt cá sấu nuôi,bún tàu, gia vị…

2. Gỏi cá
amthuc8.gif

Nguyên liệu chính: Cá điêu hồng, củ cải, rau cần tàu, rau cải, bánh tráng, gia vị…

Đến với Nhà hàng – Khách sạn Công tử Bạc Liêu: D13, Điện Biên Phủ, phường 3, TX Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, quí khách sẽ được thưởng thức:

1. Gỏi cá lóc trộn bầu
amthuc9.gif

Nguyên liệu chính: Cá lóc đồng nướng, bầu, gia vị…

2. Lẩu Công tử Bạc Liêu:
amthuc10.gif

- Nguyên liệu chính: lươn, tôm sú, mực tươi, thịt gà, cá lóc đồng, bồn bồn tươi, các loại rau,…

2. Tôm hấp nước dừa:
amthuc11.gif

- Nguyên liệu chính: Tôm sú, nước dừa xiêm,…..

3. Rắn xào gói rau rừng:
amthuc12.gif

- Nguyên liệu chính: Rắn trung (hoặc rắn hổ hành, rắn bông súng,…), bánh đa, rau rừng,...

* Bánh tằm Ngan Dừa:
Món ăn dân dã độc đáo, bởi sự hiện diện của xíu mại theo phong cách ẩm thực đồng bào Hoa (Triều Châu). Bánh tằm Ngan Dừa đậm đà nhờ bì làm bằng da heo và thịt nạc mới “xả” luộc chín, xắt từng sợi, trộn với thính và đậu phộng rang đâm nhuyễn… ăn với dưa leo thái nhỏ, rau thơm, giá sống, nước sốt cà chua, nước mắm giấm ớt đường, nước cốt dừa. Muốn thưởng thức món ăn này du khách đến Nhà hàng Công tử Bạc Liêu, khu Chợ đêm tại phường 3 TX Bạc Liêu. Hoặc nếu có điều kiện quý khách có thể đến thưởng thức đúng hương vị của bánh tại thị trấn Ngan Dừa – huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu.

* Bún bò cay:
Quán ăn tại số 353, đường Cao văn Lầu, phường 5, TX Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Mang vị cay đặc trưng của miền Trung nhưng đây là món ăn dân dã của vùng đồng bằng sông Cửu Long của Bạc Liêu. Thật ra nguyên liệu để nấu món này cũng rất đơn giản, chỉ là thịt bò (dùng thịt nạc, nạm, gàu, gân …) nấu với sa tế thành nước lèo ăn với bún trắng. Nhưng nó mang hương vị đặc biệt được chế biến từ một công thức riêng. Nhìn tô bún được trang trí bởi 3 – 4 cục thịt đặt trên lớp bún trắng tinh bên dưới, giữa lớp nước lèo màu đỏ (màu đỏ tự nhiên từ những trái ớt tươi dùng để nấu nước lèo), kèm với các loại rau sống như giá, rau quế và các loại rau thơm với một ít muối hột giã với ớt đỏ có kèm theo lát chanh.

* Bánh củ cải:
Bánh có nguồn gốc của người Hoa. Bánh được làm bằng bột mì, bột gạo và bột năng, cán mỏng ra như bánh ướt. Bên trong nhân bánh gồm tép bạc, tép đất lột vỏ, bằm vừa phải, cùng ít thịt nạc bằm với củ cải cắt thành sợi tất cả đem xào chín, nêm nếm vừa ăn; khi tráng bánh xong cuốn với nhân đã xào, cách xếp bánh thật khéo tay, đẹp mắt, hấp dẫn. Bánh củ cải ăn kèm với giá, húng lủi, húng cây, quế và ít xà lách. Không thể thiếu phần nước chấm: pha nước mắm, chanh, đường, tỏi, ớt cho vừa ăn. Du khách có thể thưởng thức món bánh này tại khu Chợ lớn – phường 3, TX Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
Nguồn: Sở VHTT&DL Bạc Liêu

[/ah]
[/ah]


33.gif
Những con người tiêu biểu trong lịch sữ tỉnh Bạc Liêu
[ah]
Trần Kim Túc (1887 - 1927)
[ah]
Tran_Kim_Tuc1172011_181315.gif



Trần Kim Túc ( tên thường gọi là Chủ Chọt) sinh năm 1887 trong một gia đình tiểu điền chủ, tại làng Ninh Thạnh Lợi, quận Phước Long, tỉnh Rạch Giá (nay là xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu). Năm 1927, ông đứng lên vận động hàng trăm nông dân nổi dậy chống lại tên địa chủ Bô-vin Ây -No và bọn cai tổng, xã trưởng để giành lại đất canh tác. Trong cuộc đấu tranh đẫm máu và không cân sức đó, ông và một số nông dân đã anh dũng hy sinh. Tuy cuộc nổi dậy không thành, nhưng đây có thể nói là cuộc đấu tranh tiêu biểu tự phát của nông dân trước khi Đảng công sản ra đời gây tiếng vang lớn, làm dấy lên làn sóng đấu tranh của nông dân khắp cả nước , làm cho thực dân Pháp và bọn cường hào, ác bá phải khiếp sợ, chùn bước.

[/ah]


Mười Chức (1897 - 1928)
[ah]
Mười Chức sinh năm 1897 trong một gia đình nông dân, tại làng Phong Thạnh, quận Giá Rai , nay là thị trấn Gía Rai, huyện Giá Rai. Ngày 16-2-1928, cuộc đấu tranh giữ đất, giữ lúa của gia đình Mười Chức, chống lại tên địa chủ Mã Ngân (thường gọi là Bang Tắc) đã bị chính quyền thực dân Pháp chỉ huy lính mã tà, lính kín và một số hương chức Hội tề làng Phong Thạnh đàn áp. Mười Chức và vợ là Phan Thị Nghĩa, cùng hai em là Nhẫn và Nhịn đã chống trả quyết liệt và anh dũng hy sinh. Sự kiện này đã làm chấn động khắp Nam Kỳ lục tỉnh lúc bầy giờ.
Trước sự kiện trên, nhà báo Lê Trung Nghĩa (tự Việt Nam) đã viết nhiều bài đăng trên các báo tiếng Việt, tiếng Pháp tại Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh) và vận động 02 luật sư người Pháp là Tri -con và Giê-va-cô làm biện hộ sư cho gia đình Mười Chức. Ngày 17-8-1929, chính quyền thực dân Pháp và tên địa chủ Mã Ngân đuối lý, phải thừa nhận phần sai, hoàn trả lại ruộng đất cho gia đình Mười Chức và trả lại tự do cho những người đấu tranh đòi chính nghĩa.
Di tích ghi dấu sự kiện Đồng Nọc Nạng hiện tọa lạc tại ấp 4, xã phong Thạnh, huyện Giá Rai. Di tích này đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1991.

[/ah]


Má Mười (1925 - 1970)
[ah]
Má Mười (tên thật là Nguyễn Thị Mười) sinh năm 1925, tại ấp Mỹ Trinh, Vĩnh Phú Đông, Phước Long, Bạc Liêu.
Được phân công làm công tác phụ nữ xã, phụ trách Hội mẹ chiến sĩ, má Mười luôn tận tình chăm lo từng bữa ăn, tấm áo, che chở cho các cán bộ, chiến sĩ. Trong nhiều lần đấu tranh trực diện với kẻ thù, má Mười đã thể hiện sự gan dạ, dũng cảm, mưu trí. Ngày 26-5-1970, má và gia đình đã mưu trí chặn địch, tạo điều kiện cho các cán bộ cách mạng đang họp tại nhà má rút lui an toàn. Má Mười đã hy sinh anh dũng, cháu nội và người con dâu thứ tư của má bị địch bắn trọng thương.
Ngày 6-11-1978, má Nguyễn Thị Mười đã được truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba và danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân.

[/ah]


Trần Hồng Dân (1916 - 1946)
[ah]
Trần Hồng Dân (tên thật là Trần Văn Thành) sinh năm 1916, tại ấp Vĩnh Lộc, xã Mỹ Quới, quận Phước Long (nay là xã Mỹ Quới, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng).
Thời kỳ Mặt trận dân chủ (1936 - 1939), ông đảm nhận nhiệm vụ Hội trưởng Hội ái hữu của học sinh tại quận Phước Long. Tháng 5-1937, ông vinh dự được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam tại chi bộ xã Mỹ Quới, quận Phước Long (nay thuộc huyện Phước Long). Tháng 4-1941, ông được điều động về công tác tại thành phố Cần Thơ. Tháng 5-1941, ông bị địch bắt, bị kết án 20 năm tù và đày ra Côn Đảo.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, tháng 9-1945, ông được vinh dự đi chuyến tàu đầu tiên cùng Bác Tôn, đồng chí Lê Duẩn, đồng chí Phạm Hùng từ Côn Đảo về đất liền. Năm 1946, ông về công tác tại quận Phước Long. Tháng 6-1946, địch tập trung lực lượng, kéo vào càn quét xã Ninh Thạnh Lợi, gần cơ quan Quận uỷ Phước Long. Trong quá trình chống trả quyết liệt với quân thù, ông đã anh dũng hy sinh.
Ghi nhớ công lao của đồng chí Trần Hồng Dân, năm 1947 Uỷ ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ quyết định đổi tên quận Phước Long thành quận Hồng Dân, nay là huyện Hồng Dân.

[/ah]


Lê Thị Riêng (1925 - 1969)
[ah]
Anh hùng liệt sĩ Lê Thị Riêng sinh năm 1925 tại xã Vĩnh Mỹ, huyện Giá Rai (nay là xã Vĩnh Mỹ A, huyện Hòa Bình), tỉnh Bạc Liêu trong một gia đình nông dân nghèo.
Bà tham gia cách mạng năm 1945, là cán bộ Phụ nữ Cứu quốc tỉnh Bạc Liêu và từng giữ các chức vụ: Đoàn trưởng Ban Chấp hành Phụ nữ Cứu quốc tỉnh Rạch Giá; Phó Hội trưởng Hội Phụ nữ Cứu quốc Miền Đông Nam Bộ; ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam; Hội phó Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng Miền Nam. Năm 1961, trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, chiến tranh ác liệt, chồng hy sinh, hai con thơ phải xa mẹ, Bà nén chặt nỗi đau riêng để tiếp tục chiến đấu. Từ năm 1965, Bà nhận nhiệm vụ vào hoạt động ở nội thành và giữ chức vụ là Khu ủy viên Đặc khu Sài Gòn Gia Định, Trưởng Ban Phụ vận Sài Gòn - Gia Định.
Ngày 9/5/1967, trên đường đi công tác Bà bị địch bắt tại Đa Kao (Sài Gòn). Trong suốt thời gian bị giam giữ, kẻ thù dùng mọi cực hình tra tấn hết sức dã man nhưng vẫn không hề khuất phục được Bà. Bất lực trước tinh thần yêu nước của người phụ nữ trung kiên và hoảng sợ trước những thắng lợi của cách mạng trong đợt Tổng tiến công nổi dậy xuân Mậu Thân, kẻ thù đã sát hại Bà vào lúc 20 giờ ngày 1. 2. 1968 (mùng 2 tết Mậu Thân) trên đường Hồng Bàng (Sài Gòn). Trước lúc anh dũng hy sinh, Bà đã hô vang "Hồ Chí Minh muôn năm, Đảng Lao Động Việt Nam muôn năm!"
Bà Lê Thị Riêng, người con ưu tú của Bạc Liêu, một người phụ nữ giàu lòng nhân ái, xứng đáng là tấm gương tiêu biểu về tinh thần yêu nước của phụ nữ Miền Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Để ghi nhớ tấm gương hy sinh anh dũng của Bà, Chủ tịch nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam đã truy tặng Huân chương Độc lập Hạng Nhất và Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (năm 1975), Hội LHPN Việt Nam đã đổi tên Trường phụ nữ ở Cát Lái, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh thành Trường Lê Thị Riêng. Tại nội ô thành phố Hồ Chí Minh có công viên mang tên Lê Thị Riêng. Tại phường 8, thị xã Bạc Liêu đá có một công viên văn hóa mang tên anh hùng liệt sĩ Lê Thị Riêng.

[/ah]


Ngô Quang Nhã (1936 - 1964)
[ah]
Anh hùng liệt sĩ Ngô Quang Nhã sinh năm 1936, quê ở ấp Giồng Bướm, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi. Tham gia cách mạng năm 1959, thời điểm phong trào cách mạng đang bị địch khủng bố ác liệt, nhưng đồng chí Ngô Quang Nhã không nản chí, bí mật in ấn truyền đơn, kêu gọi giải tán thanh niên cộng hoà, viết biểu ngữ cảnh cáo những tên ác ôn, có nợ máu với nhân dân.
Với tinh thần cách mạng triệt để, chấp nhận hy sinh, cùng sự mưu trí, dũng cảm, đồng chí Ngô Quang Nhã đã góp công cùng du kích xã Châu Thới chiếm đồn Châu Thới (ngày 3-1-1960) và đồn Năm Tiến (tháng 9-1960). Không những thế, với sáng kiến “dùng kế hoả công” của đồng chí Nhã, quân ta đã tiêu diệt địch, giải phóng xã Mỹ Quới. Trên cương vị chỉ huy trung đội gồm 21 người, đồng chí Ngô Quang Nhã đã cùng với trung đội làm chủ nhiều đoạn đường trên tuyến quốc lộ. Trước khi dự đại hội thi đua cấp tỉnh, đồng chí Ngô Quang Nhã đã tổ chức cuộc tập kích vào đoàn xe của địch trên đoạn cầu Phú Giáo. Trong trận đánh này, đồng chí đã anh dũng hy sinh.
Quá trình công tác chỉ có 6 năm, nhưng liệt sĩ Ngô Quang Nhã đã tham gia 44 trận đánh, diệt và làm thiệt hại 30 xe quân sự, diệt 04 đồn, giải phóng 02 xã, thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng. Với những thành tích đã đạt được trong chiến đấu, ngày 28-4-2000, liệt sĩ Ngô Quang Nhã đã được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Tên của liệt sĩ Ngô Quang Nhã đã được đặt cho một con đường trong khu hành chính tỉnh Bạc Liêu.

[/ah]


Phùng Ngọc Liêm (1953 - 1968)
[ah]
Phùng Ngọc Liêm sinh ngày 10-7-1953, tại ấp Mỹ Phú Thành, xã Mỹ Quới, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu (nay là ấp Mỹ Đông, xã Mai Thanh Thế, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng).
Ngày 1-2-1968, anh tham gia cách mạng. Tháng 9-1968, anh được Ban chỉ huy Biệt động thị xã Bạc Liêu phân công nhiệm vụ vừa trinh sát vừa đánh địch. Ngày 11-9-1968, khi bị địch tập trung vây bắt, anh đã dũng cảm giật kíp mìn để tiêu diệt quân địch tại quán cơm “Xừng Ký”, nhà lồng chợ Bạc Liêu và anh dũng hy sinh. Anh đã được Ban chỉ huy Tỉnh đội công nhận “Dũng sĩ diệt ngụy” và được Thị đoàn Bạc Liêu kết nạp vào Đoàn thanh niên nhân dân cách mạng miền Nam Việt Nam.
Ghi nhớ công lao của anh, Đảng bộ và nhân dân thị xã Bạc Liêu đã lấy tên anh đặt cho con đường Phùng Ngọc Liêm (ở phường 2) và Trường tiểu học Phùng Ngọc Liêm (ở phường 3).

[/ah]


Trần Huỳnh (1928 - 1956)
[ah]
Trần Huỳnh sinh năm 1928, tại thị trấn Hoà Bình, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Trần Huỳnh là thanh niên trí thức, thông minh, sáng dạ (nói, viết thông thạo tiếng Pháp và Nhật), sớm giác ngộ cách mạng. Anh đã đảm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 3 - 1948. Tháng 8-1955, anh được phân công làm uỷ viên Ban Thường vụ Thị uỷ Bạc Liêu và Bí thư Thị đoàn Bạc Liêu. Ngày 18-11-1956, anh bị địch bắt. Mặc dù bị tra tấn vô cùng dã man, nhưng anh vẫn giữ vững khí tiết của người đảng viên cộng sản và đã anh dũng hi sinh.
Anh đã được trao tặng “Huân chương Kháng chiến hạng Nhất” và Thủ tướng Chính phủ tặng bằng “Tổ quốc ghi công”. Ngày 21-10-1989, Uỷ ban nhân dân thị xã Bạc Liêu quyết định đổi tên Trường cấp II tại phường 7, thị xã Bạc Liêu thành Trường trung học cơ sở Trần Huỳnh. Đồng thời hiện nay, một con đường lớn ở trung tâm thị xã cũng đã được mang tên Trần Huỳnh.

[/ah]


Nguyễn Công Tộc (1920 - 1961)
[ah]
Nguyễn Công Tộc (tức Cao Văn Ba) sinh năm 1920, tại xã Phong Thạnh, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu trong gia đình tiểu tư sản có truyền thống cách mạng.
Trong thời gian theo học tại trường Petrus Ký (từ năm 1945 đến tháng 8-1957), ông đã tham gia các tổ chức học sinh, sinh viên tiến bộ và yêu nước. Ngày 23-9-1945, ông bị địch bắt, sau đó được tổ chức giải thoát. Thời kỳ 1946 - 1955, ông liên tục tham gia các cuộc đấu tranh chống thực dân, đế quốc. Tháng 8-1957, ông bị địch bắt và đày ra Côn Đảo. Trong gần 4 năm ở Côn Đảo, ông cùng các đồng chí, đồng đội liên tục đấu tranh trực diện chống ly khai, chống chào cờ ngụy… Mặc dù bị địch tra tấn dã man, ông vẫn giữ vững khí tiết, trung thành với Tổ quốc, với nhân dân và đã hy sinh anh dũng. Ông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều huân, huy chương cao quý. Tên ông đã được đặt cho một con đường ở phường 1, thị xã Bạc Liêu.

[/ah]


Ông Cao Văn Lầu (1892 - 1976)
[ah]
Cao Văn Lầu( Còn gọi là Sáu Lầu) sinh ngày 22-12-1892, tại xã Thuận Mỹ , huyện Vàm Cỏ , tỉnh Long An hiện nay, mất ngày 13/8/1976 tại Bạc Liêu. Thuở thiếu thời ông cùng gia đình định cư ở Bạc Liêu và theo học nhạc với thầy Nhạc Khị - nhạc sư tài danh của Bạc Liêu thời bấy giờ. Ông đã tập hợp bạn bè thành lập ban nhạc tài tử gồm nhiều người đàn giỏi, ca hay của Bạc Liêu thời ấy. Năm 1919, ông sáng tác bài “Dạ cổ hoài lang” - tiền thân bản vọng cổ nổi tiếng ngày nay.
Tháng 1-1946, ông cho 4 người con tham gia cách mạng. Bản thân ông đã tổ chức cứu 6 đồng chí cán bộ tỉnh Bạc Liêu và huyện Giá Rai ra khỏi nhà tù thực dân Pháp. Để tưởng nhớ và ghi nhận những công lao to lớn của ông, tỉnh Bạc Liêu đã đặt tên Cao Văn Lầu cho một con đường và một đoàn cải lương. Đặc biệt, tỉnh đã tiến hành trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa khu lưu niệm cố nhạc sỹ Cao Văn Lầu ở phường 2, thị xã Bạc Liêu. Đây là nơi để tưởng nhớ người nhạc sĩ tài danh và là nơi thu hút nhiều du khách, nhất là giới văn nghệ sĩ.
Nguồn: Sở văn hóa thể thao và du lịch Bạc Liêu

[/ah]
[/ah]
 

Lê Minh

✩✩✩✩
Ðề: •----ღ ıllıllı Bạc Liêu Quê Tôi ıllıllı ღ -----•

Like để anh đưa lên facebook diễn đàn :D
 
Top