Tham khảo
Is Fear Holding You Back? Try This
A simple way to get more comfortable with taking risks.
Published on March 27, 2013 by Heidi Grant Halvorson, Ph.D. in The Science of Success
Bạn ghét công việc của bạn nhưng sợ tìm 1 công việc mới. Hoặc mối quan hệ bạn đang có không làm bạn hạnh phúc nhưng bạn sợ từ bỏ nó. Hoặc bạn đang độc thân và cô đơn nhưng bạn sợ hẹn hò. Những điều trên nghe có vẻ quen đúng không?
Sự không thích mạo hiểm của chúng ta có liên quan đến động cơ (motivation)- cụ thể là chúng ta nghĩ về những mục tiêu mà chúng ta theo đuổi như thế nào. Vấn đề đơn giản là: khi đưa ra những quyết định, nhiều người trong chúng ta tập trung quá nhiều vào những thứ chúng ta phải mất hơn là tập trung vào những thứ chúng ta có thể lấy được.
Bất cứ khi nào bạn xem xét những mục tiêu của bạn theo quan điểm của những thứ bạn phải mất, bạn có 1 sự tập trung ngăn ngừa. Khi bạn đang tập trung ngăn ngừa thì bạn muốn sự an toàn, tránh mắc sai lầm và làm tròn trách nhiệm của bạn. Bạn muốn bám vào những gì bạn đã từng làm và giữ cho mọi việc hoạt động trôi chảy. Bạn không cởi mở trước việc mạo hiểm, ngay cả khi sự mạo hiểm đó là 1 cơ hội để có hạnh phúc. Nếu nỗi sợ giữ bạn lại, thì khả năng là bạn từng suy nghĩ theo quan điểm phòng ngừa.
Nếu bạn xem những mục tiêu của bạn theo quan điểm những thứ bạn có thể lấy được, bạn có 1 sự tập trung đẩy mạnh. Bạn quan tâm đến việc tiến lên, tối đa hóa khả năng của bạn và thu được những phần thưởng. Bạn không bao giờ bỏ qua 1 cơ hội để có 1 chiến thắng, ngay cả khi làm vậy nghĩa là bạn phải tin vào 1 điều gì đó chưa được chứng minh hoặc mơ hồ.
Trong cuốn sách mới của tôi “Focus:Use Different Ways of Seeing The World For Success and Influence”, tôi mô tả 2 thập kỉ nghiên cứu cho thấy làm thế nào sự tập trung ngăn ngừa hoặc đẩy mạnh dẫn đến những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Ví dụ, có 1 sự tập trung đẩy mạnh dẫn đến tốc độ, tính sáng tạo, đổi mới và chấp nhận mạo hiểm, rủi ro, trong khi sự tập trung ngăn ngừa dẫn đến tính chính xác, suy tính thiệt hơn, thận trọng và sự ưa thích mạnh mẽ đối với những thứ bạn đã biết.
Vậy làm thế nào bạn có thể học cách chấp nhận rủi ro vì lợi ích của hạnh phúc tương lai của bạn? Câu trả lời đơn giản 1 cách bất ngờ: khi bạn nghĩ về 1 thay đổi, chỉ tập trung vào những thứ bạn muốn lấy được và loại bỏ tất cả những ý nghĩ về những thứ bạn có thể mất.
Ví dụ, bạn có thể dành chút thời gian để liệt kê tất cả những cách bạn sẽ được lợi khi quyết định thay đổi. Lặp đi lặp lại chúng với bản thân khi bạn cảm thấy sợ. Quan trọng nhất, loại bỏ bất kì ý nghĩ nào về việc điều gì có thể trở nên bất ổn – từ chối chú ý đến chúng. Bằng sự luyện tập, sự huấn luyện suy nghĩ này sẽ trở nên dễ dàng hơn và thậm chí tự động hóa. Hãy thử mạo hiểm 1 lần, và nó có thể trở thành bản năng thứ 2 của bạn, nếu bạn nghĩ về những mục tiêu của bạn theo 1 cách đúng đắn.
Nguồn: PsychologyToday
Is Fear Holding You Back? Try This
A simple way to get more comfortable with taking risks.
Published on March 27, 2013 by Heidi Grant Halvorson, Ph.D. in The Science of Success
Bạn ghét công việc của bạn nhưng sợ tìm 1 công việc mới. Hoặc mối quan hệ bạn đang có không làm bạn hạnh phúc nhưng bạn sợ từ bỏ nó. Hoặc bạn đang độc thân và cô đơn nhưng bạn sợ hẹn hò. Những điều trên nghe có vẻ quen đúng không?
Sự không thích mạo hiểm của chúng ta có liên quan đến động cơ (motivation)- cụ thể là chúng ta nghĩ về những mục tiêu mà chúng ta theo đuổi như thế nào. Vấn đề đơn giản là: khi đưa ra những quyết định, nhiều người trong chúng ta tập trung quá nhiều vào những thứ chúng ta phải mất hơn là tập trung vào những thứ chúng ta có thể lấy được.
Bất cứ khi nào bạn xem xét những mục tiêu của bạn theo quan điểm của những thứ bạn phải mất, bạn có 1 sự tập trung ngăn ngừa. Khi bạn đang tập trung ngăn ngừa thì bạn muốn sự an toàn, tránh mắc sai lầm và làm tròn trách nhiệm của bạn. Bạn muốn bám vào những gì bạn đã từng làm và giữ cho mọi việc hoạt động trôi chảy. Bạn không cởi mở trước việc mạo hiểm, ngay cả khi sự mạo hiểm đó là 1 cơ hội để có hạnh phúc. Nếu nỗi sợ giữ bạn lại, thì khả năng là bạn từng suy nghĩ theo quan điểm phòng ngừa.
Nếu bạn xem những mục tiêu của bạn theo quan điểm những thứ bạn có thể lấy được, bạn có 1 sự tập trung đẩy mạnh. Bạn quan tâm đến việc tiến lên, tối đa hóa khả năng của bạn và thu được những phần thưởng. Bạn không bao giờ bỏ qua 1 cơ hội để có 1 chiến thắng, ngay cả khi làm vậy nghĩa là bạn phải tin vào 1 điều gì đó chưa được chứng minh hoặc mơ hồ.
Trong cuốn sách mới của tôi “Focus:Use Different Ways of Seeing The World For Success and Influence”, tôi mô tả 2 thập kỉ nghiên cứu cho thấy làm thế nào sự tập trung ngăn ngừa hoặc đẩy mạnh dẫn đến những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Ví dụ, có 1 sự tập trung đẩy mạnh dẫn đến tốc độ, tính sáng tạo, đổi mới và chấp nhận mạo hiểm, rủi ro, trong khi sự tập trung ngăn ngừa dẫn đến tính chính xác, suy tính thiệt hơn, thận trọng và sự ưa thích mạnh mẽ đối với những thứ bạn đã biết.
Vậy làm thế nào bạn có thể học cách chấp nhận rủi ro vì lợi ích của hạnh phúc tương lai của bạn? Câu trả lời đơn giản 1 cách bất ngờ: khi bạn nghĩ về 1 thay đổi, chỉ tập trung vào những thứ bạn muốn lấy được và loại bỏ tất cả những ý nghĩ về những thứ bạn có thể mất.
Ví dụ, bạn có thể dành chút thời gian để liệt kê tất cả những cách bạn sẽ được lợi khi quyết định thay đổi. Lặp đi lặp lại chúng với bản thân khi bạn cảm thấy sợ. Quan trọng nhất, loại bỏ bất kì ý nghĩ nào về việc điều gì có thể trở nên bất ổn – từ chối chú ý đến chúng. Bằng sự luyện tập, sự huấn luyện suy nghĩ này sẽ trở nên dễ dàng hơn và thậm chí tự động hóa. Hãy thử mạo hiểm 1 lần, và nó có thể trở thành bản năng thứ 2 của bạn, nếu bạn nghĩ về những mục tiêu của bạn theo 1 cách đúng đắn.
Nguồn: PsychologyToday