Hướng dẫn mẫu trả lời 10 câu hỏi phỏng vấn thường gặp nhất bằng tiếng Anh và tiếng Việt
Nếu bạn là sinh viên mới ra trường và lần đầu đi phỏng vấn chắc hẳn sẽ gặp rất nhiều bỡ ngỡ và không biết làm sao để chuẩn bị tốt cho cuộc gặp để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng nhất. Trong bài này chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn những câu hỏi phỏng vấn thường gặp nhất và cách trả lời làm sao cho hiệu quả.
1. Hãy trình bày đôi nét về bản thân?
(Tell me about yourself)
Ngắn gọn! Thời gian tối đa cho câu trả lời này là 30-45 giây. Nếu vượt giới hạn thời gian đó, bạn sẽ nhanh chóng làm mất ấn tượng đầu tiên với người phỏng vấn. Hãy nhớ rằng, “trình bày đôi nét về bản thân” không có nghĩa là họ yêu cầu bạn kể về cuộc đời mình. Bạn nên tóm tắt những kĩ năng và kinh nghiệm theo một cách có thể làm bạn nổi bật và chứng tỏ rằng bạn là người thích hợp nhất cho công việc này.
Trả lời mẫu: “Xin chào. Tên tôi là Brian Murphy. Tôi là một cảnh sát hình sự, hiện có bằng cấp chuyên ngành tư pháp hình sự và lý lịch tư pháp số 2. Trình độ chuyên môn của tôi bao gồm 15 năm kinh nghiệm làm việc trong Bộ An ninh Quốc gia và Nội địa Hoa Kỳ cùng với khả năng lãnh đạo và quản lí đội ngũ. Ngoài ra, tôi còn có kiến thức về lĩnh vực tuần tra, truy tìm, giải cứu, điều tra và thủ tục hình sự. Tôi có bằng cấp loại giỏi trong kĩ năng bắn súng. Tôi muốn dùng những kĩ năng và kinh nghiệm này của mình để làm việc cho công ty.”
2. Tại sao bạn lại yêu thích công việc này?
(What about this job interests you)
Người phỏng vấn đang tìm một câu trả lời có thể chứng minh rằng bạn đã từng cân nhắc vấn đề này và không chỉ xin việc vì đang có vị trí tuyển dụng. Hãy trình bày rõ ràng lý do tại sao bạn yêu thích công việc này, cũng như những khả năng cá nhân mà bạn có thể đóng góp cho công ty của họ.
Trả lời mẫu: “Tôi đã nộp đơn xin việc ở những công ty, nơi mà tôi cảm thấy mình sẽ có hứng thú làm việc. Công ty này là một trong những lựa chọn hàng đầu của tôi. Tôi cảm thấy rất yêu thích công việc này, bởi vì nó vừa thích hợp với sở thích cá nhân, lại vừa có thể giúp tôi tận dụng kinh nghiệm trong lĩnh vực hậu cần và hình sự của mình để mở rộng làm việc trên phạm vi toàn cầu.”
3. Những mục tiêu trong sự nghiệp của bạn là gì? Bạn tưởng tượng trong 5 năm nữa mình sẽ như thế nào?
(What are your career goals and where do you see yourself five years from now)
Mấu chốt ở đây là tập trung vào những mục tiêu mà bạn nghĩ mình có khả năng đạt được, cũng như những việc bạn đang làm để đạt được mục tiêu đó.
Trả lời mẫu: “Trong vòng 5 năm tới, tôi muốn trở thành thợ cơ khí giỏi nhất của công ty. Tôi muốn trở thành một chuyên viên đáng tin cậy. Tôi hi vọng rằng điều này có thể giúp mình có cơ hội đảm nhiệm những trọng trách lớn hơn của công ty. Ngoài ra, tôi còn muốn có thêm nhiều bằng cấp trong những lĩnh vực liên quan để có thể tiến xa hơn trong sự nghiệp.”
4. Tại sao bạn lại rời bỏ quân đội? hoặc Tại sao bạn lại rời bỏ công việc hiện tại của mình?
(Why are you leaving the military? or Why are you leaving your current job)
Khi trả lời câu hỏi này, bạn phải tập trung vào những mặt tích cực: Bạn đang tìm kiếm những thử thách mới, kinh nghiệm, trách nhiệm mới và một sự thay đổi về môi trường làm việc. Tuyệt đối không được trình bày những mặt tiêu cực về nơi mình từng hoặc đang làm việc, cũng như những trải nghiệm tiêu cực ở đó.
Trả lời mẫu: “Tôi cảm thấy đã đến lúc mình phải đưa những kĩ năng và kinh nghiệm xuất sắc mà mình đã đạt được trong 4 năm ở quân đội vào môi trường công việc ngoài quân sự. Tôi đã trải qua các khóa huấn luyện-đào tạo quân sự và đã từng được giao những dự án công việc giúp nâng cao kĩ năng chuyên môn, kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng quản lí thời gian và làm việc có năng suất với tốc độ nhanh trong môi trường làm việc căng thẳng. Tôi có thể áp dụng những kĩ năng này vào công việc ở công ty.”
5. Những ưu điểm của bạn là gì?
(What are your strengths)
Đây là một trong những câu hỏi chắc chắn sẽ có trong buổi phỏng vấn, nên tốt nhất là bạn chuẩn bị chu đáo. Tập trung vào những thế mạnh chính của bạn. Liệt kê 3 hoặc 4 kĩ năng thành thạo của bạn, ví dụ như khả năng tiếp thu nhanh, phẩm chất kiên trì, thái độ lạc quan, khả năng xã giao và đồng cảm với những người có cùng mục tiêu, vân vân.
Trả lời mẫu: “Tôi có kĩ năng sắp xếp và quản lí thời gian rất tốt, nhưng ưu điểm lớn nhất của tôi là khả năng hoàn thành một cách có hiệu quả nhiều công việc trong thời gian cho phép.”
Trả lời mẫu: “Ưu điểm của tôi là sự linh hoạt và khả năng thích ứng với thay đổi nhất thời. Từng làm việc tại vị trí nhà quản lý cơ sở, tôi có thể linh hoạt thay đổi môi trường làm việc tiêu cực và huấn luyện một đội ngũ nhân viên làm việc có năng suất và hỗ trợ nhau.”
6. Bạn cảm thấy mình có những điểm yếu nào cần phải khắc phục?
(What are your weaknesses or areas you would like to improve)
Đây cũng là một câu hỏi thường xuyên có trong các buổi phỏng vấn. Ai cũng có khuyết điểm, nhưng khi trả lời câu hỏi này trong một buổi phỏng vấn việc làm, bạn cần tránh trình bày những phẩm chất cá nhân mà hãy nhấn mạnh những điểm chuyên nghiệp. Hãy trình bày những việc bạn đã làm để khắc phục khuyết điểm của mình, bằng cách này bạn có thể cho nhà tuyển dụng thấy được sự tiến bộ của mình.
Trả lời mẫu: “Tôi luôn cố gắng cải thiện kĩ năng giao tiếp của mình để đạt được kĩ năng trình bày thuyết phục, lôi cuốn hơn. Tôi vừa tham gia lớp học đào tạo người hướng dẫn chương trình và cảm thấy mình đã học hỏi được nhiều điều.”
Trả lời mẫu: “Tôi gặp khó khăn trong việc giao phó công việc cho người khác. Việc này đôi khi phản tác dụng vì tôi có xu hướng đảm nhận quá nhiều trách nhiệm so với khả năng cá nhân. Tôi đã tham gia nhiều lớp học quản lí thời gian và học hỏi được nhiều điều về kĩ năng ủy thác. Tôi có thể tự tin nói rằng mình đã thành công với vài dự án làm việc nhóm gần đây.”
7. Mức lương mong muốn của bạn?
(What are your salary expectations)
Hãy tìm hiểu về mức lương tối thiểu của cá nhân. Tìm hiểu về mức lương chuẩn dành cho vị trí công việc bạn đang xin tuyển tại địa phương của bạn. Bất cứ khi nào có thể, hãy tránh trả lời những câu hỏi về lương bổng vào buổi phỏng vấn đầu tiên nhằm tránh phải chấp nhận mức lương quá thấp hoặc bị nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn đòi hỏi quá cao. Trường hợp bạn bị dồn vào thế khó xử, hãy chuẩn bị sẵn để đưa ra mức lương trung bình bạn mong muốn.
Trả lời mẫu: “Tôi chắc chắn rằng công ty sẽ đưa ra mức lương hợp lý dành cho những đối tượng với kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm như tôi. Và tôi cũng đồng ý thỏa thuận để có được mức lương thích hợp nhất.”
Sample Answer: “Tôi cần thêm thông tin về những trách nhiệm công việc mà mình phải đảm nhiệm trước khi bàn luận về vấn đề lương bổng, tuy nhiên, sẽ thật tốt nếu công ty có thể đưa ra mức lương trung bình dành cho vị trí tuyển dụng này.”
8. Đã bao giờ bạn có mâu thuẫn gì với đồng nghiệp hoặc cấp trên chưa? Nếu có, bạn đã giải quyết mâu thuẫn đó như thế nào?
(Have you ever had a conflict with a superior or colleague? How did you handle it?)
Hầu hết mọi người ai cũng đã từng trải qua tình huống này. Nếu bạn trả lời “không”, nhà tuyển dụng sẽ tiếp tục hỏi nhiều câu hỏi khác đến khi họ có câu trả lời thì thôi. Mấu chốt ở đây là phải cho nhà tuyển dụng thấy cách bạn phản ứng và giải quyết mâu thuẫn.
Trả lời mẫu: “Tôi nghĩ rằng tới một lúc nào đó, ai cũng phải đối mặt với mâu thuẫn trong công việc, dù là với cấp trên hay đồng nghiệp. Tôi nghĩ rằng khi đối mặt với một tình huống khó xử, tốt nhất chúng ta nên bàn luận với đối phương để hiểu được vấn đề ở khía cạnh của họ và tìm ra giải pháp ổn thỏa cho đôi bên.”
9. Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?
( Why should we hire you)
Hãy chuẩn bị chu đáo cho câu hỏi này, vì đó sẽ là câu trả lời quyết định liệu bạn có được tuyển hay không. Bạn phải biết rõ những gì mình có thể đóng góp cho công ty, ví dụ như những kiến thức, kĩ năng, học vấn, kinh nghiệm và phẩm chất cá nhân chứng tỏ bạn là người thích hợp nhất cho vị trí này. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn có thể là một nhân viên hữu dụng và có triển vọng. Luôn luôn trả lời câu hỏi phỏng vấn với những thành tựu có số liệu dẫn chứng cụ thể mà bạn đã đạt được ở những công việc trước hoặc những dự án đã hoàn thành. Điều này sẽ giúp nâng cao khả năng bạn được tuyển dụng!
Trả lời mẫu: “Tôi nghĩ mình rất thích hợp với vị trí này. Với bằng cấp chuyên ngành quản trị kinh doanh cùng với 10 năm kinh nghiệm quản lí hơn 100 nhân viên và từng thi hành những khóa đào tạo hàng đầu, tôi đã thành công trong việc nâng cao năng suất làm việc của nhân viên đến 30% và giảm tỉ lệ nhân viên thôi việc. Tôi tin rằng mình có thể đóng góp nhiều cho công ty với tư cách là một nhân viên trong bộ phận này.”
10. Bạn có câu hỏi gì không?
(Do you have any questions)
Bạn cũng phải chuẩn bị câu hỏi để hỏi lại nhà tuyển dụng. Điều này giúp chứng tỏ rằng bạn đã có chuẩn bị và có hứng thú với công việc.
Câu hỏi mẫu:
Một ngày/tuần làm công việc này là như thế nào?
Đây có phải là một vị trí làm việc mới? Nếu không, những cựu nhân viên giờ đang giữ vị trí gì?
Cách thức quản lí của công ty như thế nào?
Người làm việc vị trí này sẽ cập nhật báo cáo với ai? Nếu tôi được tuyển dụng, tôi có thể gặp mặt người đó không?
Có bao nhiêu người làm việc trong bộ phận/văn phòng này?
Công việc này có đòi hỏi phải đi công tác không? Nếu có, chi phí công tác là bao nhiêu?
Vị trí này có những tiềm năng thăng tiến như thế nào?
Những điều tốt nhất về việc làm việc ở đây là gì?
Tôi có cần phải nộp đơn giới thiệu không?
Nếu tôi được tuyển dụng, khi nào tôi có thể bắt đầu làm việc?
Vào cuối buổi phỏng vấn, hãy nhớ cảm ơn nhà tuyển dụng vì đã dành thời gian phỏng vấn bạn và hỏi họ về những bước tiếp theo mà bạn phải làm, cũng như thời điểm họ sẽ liên lạc với bạn.
Biên dịch: Đào Ngọc Phương Dung (Dung Đào)
Nếu bạn là sinh viên mới ra trường và lần đầu đi phỏng vấn chắc hẳn sẽ gặp rất nhiều bỡ ngỡ và không biết làm sao để chuẩn bị tốt cho cuộc gặp để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng nhất. Trong bài này chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn những câu hỏi phỏng vấn thường gặp nhất và cách trả lời làm sao cho hiệu quả.
1. Hãy trình bày đôi nét về bản thân?
(Tell me about yourself)
Ngắn gọn! Thời gian tối đa cho câu trả lời này là 30-45 giây. Nếu vượt giới hạn thời gian đó, bạn sẽ nhanh chóng làm mất ấn tượng đầu tiên với người phỏng vấn. Hãy nhớ rằng, “trình bày đôi nét về bản thân” không có nghĩa là họ yêu cầu bạn kể về cuộc đời mình. Bạn nên tóm tắt những kĩ năng và kinh nghiệm theo một cách có thể làm bạn nổi bật và chứng tỏ rằng bạn là người thích hợp nhất cho công việc này.
Trả lời mẫu: “Xin chào. Tên tôi là Brian Murphy. Tôi là một cảnh sát hình sự, hiện có bằng cấp chuyên ngành tư pháp hình sự và lý lịch tư pháp số 2. Trình độ chuyên môn của tôi bao gồm 15 năm kinh nghiệm làm việc trong Bộ An ninh Quốc gia và Nội địa Hoa Kỳ cùng với khả năng lãnh đạo và quản lí đội ngũ. Ngoài ra, tôi còn có kiến thức về lĩnh vực tuần tra, truy tìm, giải cứu, điều tra và thủ tục hình sự. Tôi có bằng cấp loại giỏi trong kĩ năng bắn súng. Tôi muốn dùng những kĩ năng và kinh nghiệm này của mình để làm việc cho công ty.”
2. Tại sao bạn lại yêu thích công việc này?
(What about this job interests you)
Người phỏng vấn đang tìm một câu trả lời có thể chứng minh rằng bạn đã từng cân nhắc vấn đề này và không chỉ xin việc vì đang có vị trí tuyển dụng. Hãy trình bày rõ ràng lý do tại sao bạn yêu thích công việc này, cũng như những khả năng cá nhân mà bạn có thể đóng góp cho công ty của họ.
Trả lời mẫu: “Tôi đã nộp đơn xin việc ở những công ty, nơi mà tôi cảm thấy mình sẽ có hứng thú làm việc. Công ty này là một trong những lựa chọn hàng đầu của tôi. Tôi cảm thấy rất yêu thích công việc này, bởi vì nó vừa thích hợp với sở thích cá nhân, lại vừa có thể giúp tôi tận dụng kinh nghiệm trong lĩnh vực hậu cần và hình sự của mình để mở rộng làm việc trên phạm vi toàn cầu.”
3. Những mục tiêu trong sự nghiệp của bạn là gì? Bạn tưởng tượng trong 5 năm nữa mình sẽ như thế nào?
(What are your career goals and where do you see yourself five years from now)
Mấu chốt ở đây là tập trung vào những mục tiêu mà bạn nghĩ mình có khả năng đạt được, cũng như những việc bạn đang làm để đạt được mục tiêu đó.
Trả lời mẫu: “Trong vòng 5 năm tới, tôi muốn trở thành thợ cơ khí giỏi nhất của công ty. Tôi muốn trở thành một chuyên viên đáng tin cậy. Tôi hi vọng rằng điều này có thể giúp mình có cơ hội đảm nhiệm những trọng trách lớn hơn của công ty. Ngoài ra, tôi còn muốn có thêm nhiều bằng cấp trong những lĩnh vực liên quan để có thể tiến xa hơn trong sự nghiệp.”
4. Tại sao bạn lại rời bỏ quân đội? hoặc Tại sao bạn lại rời bỏ công việc hiện tại của mình?
(Why are you leaving the military? or Why are you leaving your current job)
Khi trả lời câu hỏi này, bạn phải tập trung vào những mặt tích cực: Bạn đang tìm kiếm những thử thách mới, kinh nghiệm, trách nhiệm mới và một sự thay đổi về môi trường làm việc. Tuyệt đối không được trình bày những mặt tiêu cực về nơi mình từng hoặc đang làm việc, cũng như những trải nghiệm tiêu cực ở đó.
Trả lời mẫu: “Tôi cảm thấy đã đến lúc mình phải đưa những kĩ năng và kinh nghiệm xuất sắc mà mình đã đạt được trong 4 năm ở quân đội vào môi trường công việc ngoài quân sự. Tôi đã trải qua các khóa huấn luyện-đào tạo quân sự và đã từng được giao những dự án công việc giúp nâng cao kĩ năng chuyên môn, kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng quản lí thời gian và làm việc có năng suất với tốc độ nhanh trong môi trường làm việc căng thẳng. Tôi có thể áp dụng những kĩ năng này vào công việc ở công ty.”
5. Những ưu điểm của bạn là gì?
(What are your strengths)
Đây là một trong những câu hỏi chắc chắn sẽ có trong buổi phỏng vấn, nên tốt nhất là bạn chuẩn bị chu đáo. Tập trung vào những thế mạnh chính của bạn. Liệt kê 3 hoặc 4 kĩ năng thành thạo của bạn, ví dụ như khả năng tiếp thu nhanh, phẩm chất kiên trì, thái độ lạc quan, khả năng xã giao và đồng cảm với những người có cùng mục tiêu, vân vân.
Trả lời mẫu: “Tôi có kĩ năng sắp xếp và quản lí thời gian rất tốt, nhưng ưu điểm lớn nhất của tôi là khả năng hoàn thành một cách có hiệu quả nhiều công việc trong thời gian cho phép.”
Trả lời mẫu: “Ưu điểm của tôi là sự linh hoạt và khả năng thích ứng với thay đổi nhất thời. Từng làm việc tại vị trí nhà quản lý cơ sở, tôi có thể linh hoạt thay đổi môi trường làm việc tiêu cực và huấn luyện một đội ngũ nhân viên làm việc có năng suất và hỗ trợ nhau.”
6. Bạn cảm thấy mình có những điểm yếu nào cần phải khắc phục?
(What are your weaknesses or areas you would like to improve)
Đây cũng là một câu hỏi thường xuyên có trong các buổi phỏng vấn. Ai cũng có khuyết điểm, nhưng khi trả lời câu hỏi này trong một buổi phỏng vấn việc làm, bạn cần tránh trình bày những phẩm chất cá nhân mà hãy nhấn mạnh những điểm chuyên nghiệp. Hãy trình bày những việc bạn đã làm để khắc phục khuyết điểm của mình, bằng cách này bạn có thể cho nhà tuyển dụng thấy được sự tiến bộ của mình.
Trả lời mẫu: “Tôi luôn cố gắng cải thiện kĩ năng giao tiếp của mình để đạt được kĩ năng trình bày thuyết phục, lôi cuốn hơn. Tôi vừa tham gia lớp học đào tạo người hướng dẫn chương trình và cảm thấy mình đã học hỏi được nhiều điều.”
Trả lời mẫu: “Tôi gặp khó khăn trong việc giao phó công việc cho người khác. Việc này đôi khi phản tác dụng vì tôi có xu hướng đảm nhận quá nhiều trách nhiệm so với khả năng cá nhân. Tôi đã tham gia nhiều lớp học quản lí thời gian và học hỏi được nhiều điều về kĩ năng ủy thác. Tôi có thể tự tin nói rằng mình đã thành công với vài dự án làm việc nhóm gần đây.”
7. Mức lương mong muốn của bạn?
(What are your salary expectations)
Hãy tìm hiểu về mức lương tối thiểu của cá nhân. Tìm hiểu về mức lương chuẩn dành cho vị trí công việc bạn đang xin tuyển tại địa phương của bạn. Bất cứ khi nào có thể, hãy tránh trả lời những câu hỏi về lương bổng vào buổi phỏng vấn đầu tiên nhằm tránh phải chấp nhận mức lương quá thấp hoặc bị nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn đòi hỏi quá cao. Trường hợp bạn bị dồn vào thế khó xử, hãy chuẩn bị sẵn để đưa ra mức lương trung bình bạn mong muốn.
Trả lời mẫu: “Tôi chắc chắn rằng công ty sẽ đưa ra mức lương hợp lý dành cho những đối tượng với kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm như tôi. Và tôi cũng đồng ý thỏa thuận để có được mức lương thích hợp nhất.”
Sample Answer: “Tôi cần thêm thông tin về những trách nhiệm công việc mà mình phải đảm nhiệm trước khi bàn luận về vấn đề lương bổng, tuy nhiên, sẽ thật tốt nếu công ty có thể đưa ra mức lương trung bình dành cho vị trí tuyển dụng này.”
8. Đã bao giờ bạn có mâu thuẫn gì với đồng nghiệp hoặc cấp trên chưa? Nếu có, bạn đã giải quyết mâu thuẫn đó như thế nào?
(Have you ever had a conflict with a superior or colleague? How did you handle it?)
Hầu hết mọi người ai cũng đã từng trải qua tình huống này. Nếu bạn trả lời “không”, nhà tuyển dụng sẽ tiếp tục hỏi nhiều câu hỏi khác đến khi họ có câu trả lời thì thôi. Mấu chốt ở đây là phải cho nhà tuyển dụng thấy cách bạn phản ứng và giải quyết mâu thuẫn.
Trả lời mẫu: “Tôi nghĩ rằng tới một lúc nào đó, ai cũng phải đối mặt với mâu thuẫn trong công việc, dù là với cấp trên hay đồng nghiệp. Tôi nghĩ rằng khi đối mặt với một tình huống khó xử, tốt nhất chúng ta nên bàn luận với đối phương để hiểu được vấn đề ở khía cạnh của họ và tìm ra giải pháp ổn thỏa cho đôi bên.”
9. Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?
( Why should we hire you)
Hãy chuẩn bị chu đáo cho câu hỏi này, vì đó sẽ là câu trả lời quyết định liệu bạn có được tuyển hay không. Bạn phải biết rõ những gì mình có thể đóng góp cho công ty, ví dụ như những kiến thức, kĩ năng, học vấn, kinh nghiệm và phẩm chất cá nhân chứng tỏ bạn là người thích hợp nhất cho vị trí này. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn có thể là một nhân viên hữu dụng và có triển vọng. Luôn luôn trả lời câu hỏi phỏng vấn với những thành tựu có số liệu dẫn chứng cụ thể mà bạn đã đạt được ở những công việc trước hoặc những dự án đã hoàn thành. Điều này sẽ giúp nâng cao khả năng bạn được tuyển dụng!
Trả lời mẫu: “Tôi nghĩ mình rất thích hợp với vị trí này. Với bằng cấp chuyên ngành quản trị kinh doanh cùng với 10 năm kinh nghiệm quản lí hơn 100 nhân viên và từng thi hành những khóa đào tạo hàng đầu, tôi đã thành công trong việc nâng cao năng suất làm việc của nhân viên đến 30% và giảm tỉ lệ nhân viên thôi việc. Tôi tin rằng mình có thể đóng góp nhiều cho công ty với tư cách là một nhân viên trong bộ phận này.”
10. Bạn có câu hỏi gì không?
(Do you have any questions)
Bạn cũng phải chuẩn bị câu hỏi để hỏi lại nhà tuyển dụng. Điều này giúp chứng tỏ rằng bạn đã có chuẩn bị và có hứng thú với công việc.
Câu hỏi mẫu:
Một ngày/tuần làm công việc này là như thế nào?
Đây có phải là một vị trí làm việc mới? Nếu không, những cựu nhân viên giờ đang giữ vị trí gì?
Cách thức quản lí của công ty như thế nào?
Người làm việc vị trí này sẽ cập nhật báo cáo với ai? Nếu tôi được tuyển dụng, tôi có thể gặp mặt người đó không?
Có bao nhiêu người làm việc trong bộ phận/văn phòng này?
Công việc này có đòi hỏi phải đi công tác không? Nếu có, chi phí công tác là bao nhiêu?
Vị trí này có những tiềm năng thăng tiến như thế nào?
Những điều tốt nhất về việc làm việc ở đây là gì?
Tôi có cần phải nộp đơn giới thiệu không?
Nếu tôi được tuyển dụng, khi nào tôi có thể bắt đầu làm việc?
Vào cuối buổi phỏng vấn, hãy nhớ cảm ơn nhà tuyển dụng vì đã dành thời gian phỏng vấn bạn và hỏi họ về những bước tiếp theo mà bạn phải làm, cũng như thời điểm họ sẽ liên lạc với bạn.
Biên dịch: Đào Ngọc Phương Dung (Dung Đào)