Một nhà lãnh đạo giỏi cần nhanh nhạy nhận biết những điều có thể cản trở, trì hoãn hoặc làm ngừng sự tăng trưởng của công ty.
Nếu bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo xuất chúng, hãy dũng cảm vượt qua 10 rào cản dưới đây:
Tin rằng mình không thể vượt qua thách thức
Một nhà lãnh đạo giỏi cần nhanh nhạy nhận biết những điều có thể cản trở, trì hoãn hoặc làm ngừng sự tăng trưởng của công ty. Bên cạnh đó, hãy cởi mở với những thách thức. Đừng ngại đương đầu với những chướng ngại vật bởi chúng là yếu tố giúp bạn vững vàng tiến lên phía trước. Nếu tin rằng mình không thể vượt qua, bạn đang khiến bản thân và công ty chững lại, thậm chí thụt lùi lại phía sau.
Không rút ra bài học sau những sai lầm
Sai lầm là điều cần thiết cho sự tăng trưởng. Chúng giống như các biển chỉ đường trên hành trình học tập. Khi gặp nhiều khó khăn hoặc mắc quá nhiều sai lầm trong những dự án gần đây, bạn không đươc cố tình lờ chúng đi. Thay vào đó, hãy nhìn chúng như cơ hội giúp bạn phát triển hơn, rút ra kinh nghiệm đề tránh những trường hợp tương tự và học hỏi để vượt qua khó khăn tiếp theo một cách khôn khéo hơn.
Khước từ sự giúp đỡ
Ai cũng cần sự giúp đỡ, lúc này hoặc lúc khác. Tuy nhiên, vì nhiều lý do như lòng tự trọng cao hay sợ bị đánh giá yếu kém, nhiều nhà lãnh đạo lại khước từ sự trợ giúp. Đây là nguyên nhân bạn khó có thể đủ sức bền trong cuộc cạnh tranh dài hạn. Vì vậy, hãy chia sẽ những khó khăn với bạn bè, người thân, hoặc tìm đến những nhà tư vấn để có những lời khuyên hữu ích. Một điều quan trọng, hay cam kết đạt được mục tiêu bạn đã đề ra cho sự tăng trưởng của công ty với những người trợ giúp bạn.
Không đòi hỏi điều mình muốn
Nếu bạn vẫn đang chỉ là một nhân viên hướng tới vị trí lãnh đạo, hãy mạnh dạn trình bày nguyện vọng của mình với cấp trên và ban lãnh đạo công ty. Một khi mạnh dạn yêu cầu điều mình xứng đáng được hưởng, bạn đang tạo ra điều kiện cần thiết cho sự thành công của riêng mình, đồng thời thể hiện rằng mình có đủ dũng khí để dẫn dắt người khác.
Không tạo điều kiện cho nhóm phát triển
Rào cản này ở nhiều hình thức khác nhau: quản lý những điều vụn vặt, kiểm soát giờ giấc, không thể ủy quyền… Một nhà lãnh đạo thực sự cần phải có khả năng kiến tạo và đảm bảo một môi trường giúp những người khác thành công. Điều này có nghĩa, bạn chỉ nên làm công việc định hướng, chỉ đạo và để cấp dưới làm công việc của họ.
Thiếu kiến thức chuyên môn
Tất nhiên, người thiếu năng lực không thể trở thành sếp. Nhưng vì nhiều lý do, người thiếu kiến thức chuyên môn vẫn có thể trở thành người lãnh đạo. Dù vậy, về lâu dài, mọi người sẽ khó chịu khi người lãnh đạo của nhóm lại không hiểu nền tảng của công việc. Khi đó, bạn cũng không thể “tại vị” được lâu.
Thiếu khả năng nhìn ra trông rộng
Trong vai trò quản lý, đôi khi kiến thức chuyên môn lại không quan trọng bằng kỹ năng lãnh đạo, dẫn dắt, ví dụ lựa chọn nhóm, xác định mục tiêu, xác định những ưu tiên, quyết định nguồn lực, tạo minh bạch và các lựa chọn khác. Nhà lãnh đạo cần phải biết nhìn xa trong rộng.
Không đủ dũng cảm để bỏ thói quen cũ
Là một người lãnh đạo, bạn phải cập nhật thông tin, công nghệ mới nhất phục vụ cho công việc của mình và công ty. Tiến trình chuyển giao từ cũ sang mới có thể khó khăn. Nó đòi hỏi sự dũng cảm và không phải ai cũng thành công.
Không chịu được áp lực
Nhiều nhà lãnh đạo không cảm thấy thoái mái khi họ có nhiều quyền hạn và trách nhiệm đối với những người khác. Áp lực của trách nhiệm này có thể cản trở nhiều nhà lãnh đạo tốt trở nên tốt hơn nữa. Dù không thấy thoái mái với chức vụ lãnh đạo, bạn vẫn phải đối mặt với nó và học cách sử dụng quyền lực của mình một cách hiệu quả và có đạo đức.
“Ám ảnh” bởi những điều đã qua
Các nhà lãnh đạo cần phải quên đi nhiều điều. Ngày hôm trước đen đủi không có nghĩa ngày hôm nay sẽ tồi tệ. Nhiều lỗi lầm của nhân viên cần được bỏ qua, tha thứ và lãng quên. Những vấn đề gây phân tâm hoặc định hướng sai tốt nhất nên bỏ qua. Đôi khi, điều cần phải nhớ nhất chính là cần phải quên đi một số thứ để tiến lên phía trước.
Theo Dân trí
Nếu bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo xuất chúng, hãy dũng cảm vượt qua 10 rào cản dưới đây:
Tin rằng mình không thể vượt qua thách thức
Một nhà lãnh đạo giỏi cần nhanh nhạy nhận biết những điều có thể cản trở, trì hoãn hoặc làm ngừng sự tăng trưởng của công ty. Bên cạnh đó, hãy cởi mở với những thách thức. Đừng ngại đương đầu với những chướng ngại vật bởi chúng là yếu tố giúp bạn vững vàng tiến lên phía trước. Nếu tin rằng mình không thể vượt qua, bạn đang khiến bản thân và công ty chững lại, thậm chí thụt lùi lại phía sau.
Không rút ra bài học sau những sai lầm
Sai lầm là điều cần thiết cho sự tăng trưởng. Chúng giống như các biển chỉ đường trên hành trình học tập. Khi gặp nhiều khó khăn hoặc mắc quá nhiều sai lầm trong những dự án gần đây, bạn không đươc cố tình lờ chúng đi. Thay vào đó, hãy nhìn chúng như cơ hội giúp bạn phát triển hơn, rút ra kinh nghiệm đề tránh những trường hợp tương tự và học hỏi để vượt qua khó khăn tiếp theo một cách khôn khéo hơn.
Khước từ sự giúp đỡ
Ai cũng cần sự giúp đỡ, lúc này hoặc lúc khác. Tuy nhiên, vì nhiều lý do như lòng tự trọng cao hay sợ bị đánh giá yếu kém, nhiều nhà lãnh đạo lại khước từ sự trợ giúp. Đây là nguyên nhân bạn khó có thể đủ sức bền trong cuộc cạnh tranh dài hạn. Vì vậy, hãy chia sẽ những khó khăn với bạn bè, người thân, hoặc tìm đến những nhà tư vấn để có những lời khuyên hữu ích. Một điều quan trọng, hay cam kết đạt được mục tiêu bạn đã đề ra cho sự tăng trưởng của công ty với những người trợ giúp bạn.
Không đòi hỏi điều mình muốn
Nếu bạn vẫn đang chỉ là một nhân viên hướng tới vị trí lãnh đạo, hãy mạnh dạn trình bày nguyện vọng của mình với cấp trên và ban lãnh đạo công ty. Một khi mạnh dạn yêu cầu điều mình xứng đáng được hưởng, bạn đang tạo ra điều kiện cần thiết cho sự thành công của riêng mình, đồng thời thể hiện rằng mình có đủ dũng khí để dẫn dắt người khác.
Không tạo điều kiện cho nhóm phát triển
Rào cản này ở nhiều hình thức khác nhau: quản lý những điều vụn vặt, kiểm soát giờ giấc, không thể ủy quyền… Một nhà lãnh đạo thực sự cần phải có khả năng kiến tạo và đảm bảo một môi trường giúp những người khác thành công. Điều này có nghĩa, bạn chỉ nên làm công việc định hướng, chỉ đạo và để cấp dưới làm công việc của họ.
Thiếu kiến thức chuyên môn
Tất nhiên, người thiếu năng lực không thể trở thành sếp. Nhưng vì nhiều lý do, người thiếu kiến thức chuyên môn vẫn có thể trở thành người lãnh đạo. Dù vậy, về lâu dài, mọi người sẽ khó chịu khi người lãnh đạo của nhóm lại không hiểu nền tảng của công việc. Khi đó, bạn cũng không thể “tại vị” được lâu.
Thiếu khả năng nhìn ra trông rộng
Trong vai trò quản lý, đôi khi kiến thức chuyên môn lại không quan trọng bằng kỹ năng lãnh đạo, dẫn dắt, ví dụ lựa chọn nhóm, xác định mục tiêu, xác định những ưu tiên, quyết định nguồn lực, tạo minh bạch và các lựa chọn khác. Nhà lãnh đạo cần phải biết nhìn xa trong rộng.
Không đủ dũng cảm để bỏ thói quen cũ
Là một người lãnh đạo, bạn phải cập nhật thông tin, công nghệ mới nhất phục vụ cho công việc của mình và công ty. Tiến trình chuyển giao từ cũ sang mới có thể khó khăn. Nó đòi hỏi sự dũng cảm và không phải ai cũng thành công.
Không chịu được áp lực
Nhiều nhà lãnh đạo không cảm thấy thoái mái khi họ có nhiều quyền hạn và trách nhiệm đối với những người khác. Áp lực của trách nhiệm này có thể cản trở nhiều nhà lãnh đạo tốt trở nên tốt hơn nữa. Dù không thấy thoái mái với chức vụ lãnh đạo, bạn vẫn phải đối mặt với nó và học cách sử dụng quyền lực của mình một cách hiệu quả và có đạo đức.
“Ám ảnh” bởi những điều đã qua
Các nhà lãnh đạo cần phải quên đi nhiều điều. Ngày hôm trước đen đủi không có nghĩa ngày hôm nay sẽ tồi tệ. Nhiều lỗi lầm của nhân viên cần được bỏ qua, tha thứ và lãng quên. Những vấn đề gây phân tâm hoặc định hướng sai tốt nhất nên bỏ qua. Đôi khi, điều cần phải nhớ nhất chính là cần phải quên đi một số thứ để tiến lên phía trước.
Theo Dân trí