1. Các nghiên cứu fMRI cho thấy những vùng não tương tự được kích hoạt khi chúng ta trải nghiệm sự từ chối cũng như khi chúng ta trải nghiệm cơn đau thể xác. Đây là lí do tại sao sự từ chối gây tổn thương rất nhiều. Bộ não của chúng ta đáp ứng rất giống nhau trước sự từ chối và cơn đau thể xác.
2. Tylenol làm giảm nỗi đau tinh thần do sự từ chối gây ra. Để kiểm tra giả thuyết rằng sự từ chối tương tự như cơn đau thể xác, các nhà khoa học cho một số người uống Tylenol (acetaminophen) trước khi yêu cầu họ nhớ lại một kinh nghiệm bị từ chối đau đớn. Những người tham gia nhận được Tylenol thông báo là ít cảm thấy đau đớn về tinh thần đáng kể so với những người nhận được một viên thuốc đường. Các nhà tâm lý giả định là có một lý do cụ thể cho mối liên kết mạnh mẽ giữa sự từ chối và nỗi đau thể xác.
3. Sự từ chối có lợi cho một chức năng sống còn trong quá khứ tiến hóa của chúng ta. Trong quá khứ săn bắt hái lượm của chúng ta, bị tẩy chay khỏi các bộ lạc của chúng ta cũng hơi giống như nhận bản án tử hình, vì chúng ta không thể tồn tại một mình trong thời gian dài. Các nhà tâm lý học tiến hóa giả định rằng bộ não đã phát triển một hệ thống cảnh báo sớm để báo động chúng ta khi chúng ta có nguy cơ bị tẩy chay. Vì nó rất quan trọng để có được sự chú ý của chúng ta – những người trải nghiệm sự từ chối một cách đau đớn hơn (vì sự từ chối giống với nỗi đau thể xác trong bộ não của họ) có được một lợi thế về mặt tiến hóa – họ có nhiều khả năng sửa chữa hành vi của họ và kết quả là, có nhiều khả năng vẫn được ở lại trong bộ lạc.
4. Chúng ta có thể làm sống lại và trải nghiệm lại nỗi đau xã hội một cách sống động hơn so với chúng ta có thể làm sống lại và trải nghiệm lại nỗi đau thể xác. Hãy thử nhớ lại một kinh nghiệm mà khi đó bạn cảm thấy rất đau đớn về thể xác và những đường mòn thần kinh của bộ não bạn sẽ ‘meh’. Nói cách khác, một mình ký ức sẽ không gây ra được nỗi đau thể xác. Nhưng hãy thử làm sống lại một sự từ chối đau thương và bạn sẽ ngập tràn với nhiều cảm xúc tương tự mà bạn từng có lúc đó (và bộ não của bạn sẽ phản ứng giống như nó từng phản ứng vào thời điểm đó). Bộ não chúng ta ưu tiên những kinh nghiệm bị từ chối vì chúng ta là những động vật xã hội sống trong ‘những bộ lạc’.
5. Sự từ chối làm mất ổn định ‘nhu cầu thuộc về’ của chúng ta. Chúng ta đều có một nhu cầu cơ bản là thuộc về một nhóm (hoặc bộ lạc). Khi chúng ta bị từ chối, thì nhu cầu này trở nên mất ổn định và sự mất kết nối chúng ta cảm nhận làm tăng thêm nỗi đau tinh thần của chúng ta. Tái kết nối với những người yêu thương chúng ta, tìm đến những thành viên của những nhóm mà chúng ta cảm thấy yêu thích và những người đánh giá cao, chấp nhận chúng ta sẽ xoa dịu nỗi đau cảm xúc của chúng ta sau khi bị từ chối. Cảm thấy cô độc và mất kết nối sau một sự từ chối có một tác động khác lên hành vi của chúng ta…
6. Sự từ chối tạo ra những cơn tức giận và gây hấn. Năm 2001, Surgeon General ở Mĩ thông báo rằng sự từ chối là một nguy cơ lớn đối với bạo lực của thanh niên hơn cả ma túy, sự nghèo khổ hoặc những thành viên gangter. Nhiều nghiên cứu cho thấy ngay cả những sự từ chối nhẹ nhàng cũng dẫn con người trút sự xung hấn của họ sang những người ngoài cuộc ‘vô tội.’ Những vụ bắn nhau ở trường học, bạo lực với phụ nữ…là những ví dụ khác của mối liên kết mạnh mẽ giữa sự từ chối và sự gây hấn.
7. Sự từ chối khiến chúng ta tìm kiếm và hủy hoại lòng tự trọng của chúng ta. Chúng ta thường phản ứng trước những sự từ chối tình yêu bằng cách tìm lỗi ở bản thân chúng ta, than vãn về tất cả những sự khiếm khuyết của chúng ta, chì chiết bản thân khi chúng ta đang chán nản, và tấn công lòng tự trọng của chúng ta. Đa số những sự từ chối tình yêu là vấn đề của sự kém hòa hợp và sự thiếu đam mê, những lối sống không hợp nhau hoặc muốn những thứ khác nhau ở những thời điểm khác nhau và những động lực khác. Đổ lỗi cho bản thân và tấn công giá trị bản thân chỉ làm tăng thêm nỗi đau cảm xúc của chúng ta và làm chúng ta càng khó phục hồi hơn. Nhưng trước khi bạn vội vàng đổ lỗi cho bản thân vì sự đổ lỗi cho bản thân, hãy nghĩ đến việc bạn có thể không suy nghĩ sáng suốt tại những thời điểm đó…
8. Sự từ chối tạm thời làm giảm IQ của chúng ta. Bị yêu cầu nhớ lại một kinh nghiệm bị từ chối gần đây và làm sống lại kinh nghiệm đó đã đủ để con người ghi điểm thấp hơn đáng kể trong những bài test IQ sau đó, những bài test về trí nhớ ngắn hạn và những test về việc ra quyết định.
9. Sự từ chối không hưởng ứng lý lẽ. Những người tham gia trong một thực nghiệm mà ở đó họ bị những người lạ từ chối. Tuy nhiên thực nghiệm là gian lận – những người lạ cấu kết với nhau. Điều bất ngờ là, khi được cho biết rằng ‘những người lạ’ không thực sự từ chối họ vẫn không xoa dịu được nỗi đau cảm xúc ở những người tham gia. Thậm chí khi được cho biết là những người lạ đó thuộc về một nhóm mà họ có ác cảm như KKK vẫn ít xoa dịu được những cảm xúc tổn thương của họ.
10. Có các biện pháp để chữa trị những tổn thương tâm lý do sự từ chối gây ra. Chúng ta phải xác định được những tổn thương tâm lý của chúng ta (xoa dịu nỗi đau cảm xúc, giảm cơn giận và xung hấn của chúng ta, bảo vệ lòng tự trọng của chúng ta và làm cho ổn định nhu cầu thuộc về của chúng ta).
Nguồn
psychologytoday
2. Tylenol làm giảm nỗi đau tinh thần do sự từ chối gây ra. Để kiểm tra giả thuyết rằng sự từ chối tương tự như cơn đau thể xác, các nhà khoa học cho một số người uống Tylenol (acetaminophen) trước khi yêu cầu họ nhớ lại một kinh nghiệm bị từ chối đau đớn. Những người tham gia nhận được Tylenol thông báo là ít cảm thấy đau đớn về tinh thần đáng kể so với những người nhận được một viên thuốc đường. Các nhà tâm lý giả định là có một lý do cụ thể cho mối liên kết mạnh mẽ giữa sự từ chối và nỗi đau thể xác.
3. Sự từ chối có lợi cho một chức năng sống còn trong quá khứ tiến hóa của chúng ta. Trong quá khứ săn bắt hái lượm của chúng ta, bị tẩy chay khỏi các bộ lạc của chúng ta cũng hơi giống như nhận bản án tử hình, vì chúng ta không thể tồn tại một mình trong thời gian dài. Các nhà tâm lý học tiến hóa giả định rằng bộ não đã phát triển một hệ thống cảnh báo sớm để báo động chúng ta khi chúng ta có nguy cơ bị tẩy chay. Vì nó rất quan trọng để có được sự chú ý của chúng ta – những người trải nghiệm sự từ chối một cách đau đớn hơn (vì sự từ chối giống với nỗi đau thể xác trong bộ não của họ) có được một lợi thế về mặt tiến hóa – họ có nhiều khả năng sửa chữa hành vi của họ và kết quả là, có nhiều khả năng vẫn được ở lại trong bộ lạc.
4. Chúng ta có thể làm sống lại và trải nghiệm lại nỗi đau xã hội một cách sống động hơn so với chúng ta có thể làm sống lại và trải nghiệm lại nỗi đau thể xác. Hãy thử nhớ lại một kinh nghiệm mà khi đó bạn cảm thấy rất đau đớn về thể xác và những đường mòn thần kinh của bộ não bạn sẽ ‘meh’. Nói cách khác, một mình ký ức sẽ không gây ra được nỗi đau thể xác. Nhưng hãy thử làm sống lại một sự từ chối đau thương và bạn sẽ ngập tràn với nhiều cảm xúc tương tự mà bạn từng có lúc đó (và bộ não của bạn sẽ phản ứng giống như nó từng phản ứng vào thời điểm đó). Bộ não chúng ta ưu tiên những kinh nghiệm bị từ chối vì chúng ta là những động vật xã hội sống trong ‘những bộ lạc’.
5. Sự từ chối làm mất ổn định ‘nhu cầu thuộc về’ của chúng ta. Chúng ta đều có một nhu cầu cơ bản là thuộc về một nhóm (hoặc bộ lạc). Khi chúng ta bị từ chối, thì nhu cầu này trở nên mất ổn định và sự mất kết nối chúng ta cảm nhận làm tăng thêm nỗi đau tinh thần của chúng ta. Tái kết nối với những người yêu thương chúng ta, tìm đến những thành viên của những nhóm mà chúng ta cảm thấy yêu thích và những người đánh giá cao, chấp nhận chúng ta sẽ xoa dịu nỗi đau cảm xúc của chúng ta sau khi bị từ chối. Cảm thấy cô độc và mất kết nối sau một sự từ chối có một tác động khác lên hành vi của chúng ta…
6. Sự từ chối tạo ra những cơn tức giận và gây hấn. Năm 2001, Surgeon General ở Mĩ thông báo rằng sự từ chối là một nguy cơ lớn đối với bạo lực của thanh niên hơn cả ma túy, sự nghèo khổ hoặc những thành viên gangter. Nhiều nghiên cứu cho thấy ngay cả những sự từ chối nhẹ nhàng cũng dẫn con người trút sự xung hấn của họ sang những người ngoài cuộc ‘vô tội.’ Những vụ bắn nhau ở trường học, bạo lực với phụ nữ…là những ví dụ khác của mối liên kết mạnh mẽ giữa sự từ chối và sự gây hấn.
7. Sự từ chối khiến chúng ta tìm kiếm và hủy hoại lòng tự trọng của chúng ta. Chúng ta thường phản ứng trước những sự từ chối tình yêu bằng cách tìm lỗi ở bản thân chúng ta, than vãn về tất cả những sự khiếm khuyết của chúng ta, chì chiết bản thân khi chúng ta đang chán nản, và tấn công lòng tự trọng của chúng ta. Đa số những sự từ chối tình yêu là vấn đề của sự kém hòa hợp và sự thiếu đam mê, những lối sống không hợp nhau hoặc muốn những thứ khác nhau ở những thời điểm khác nhau và những động lực khác. Đổ lỗi cho bản thân và tấn công giá trị bản thân chỉ làm tăng thêm nỗi đau cảm xúc của chúng ta và làm chúng ta càng khó phục hồi hơn. Nhưng trước khi bạn vội vàng đổ lỗi cho bản thân vì sự đổ lỗi cho bản thân, hãy nghĩ đến việc bạn có thể không suy nghĩ sáng suốt tại những thời điểm đó…
8. Sự từ chối tạm thời làm giảm IQ của chúng ta. Bị yêu cầu nhớ lại một kinh nghiệm bị từ chối gần đây và làm sống lại kinh nghiệm đó đã đủ để con người ghi điểm thấp hơn đáng kể trong những bài test IQ sau đó, những bài test về trí nhớ ngắn hạn và những test về việc ra quyết định.
9. Sự từ chối không hưởng ứng lý lẽ. Những người tham gia trong một thực nghiệm mà ở đó họ bị những người lạ từ chối. Tuy nhiên thực nghiệm là gian lận – những người lạ cấu kết với nhau. Điều bất ngờ là, khi được cho biết rằng ‘những người lạ’ không thực sự từ chối họ vẫn không xoa dịu được nỗi đau cảm xúc ở những người tham gia. Thậm chí khi được cho biết là những người lạ đó thuộc về một nhóm mà họ có ác cảm như KKK vẫn ít xoa dịu được những cảm xúc tổn thương của họ.
10. Có các biện pháp để chữa trị những tổn thương tâm lý do sự từ chối gây ra. Chúng ta phải xác định được những tổn thương tâm lý của chúng ta (xoa dịu nỗi đau cảm xúc, giảm cơn giận và xung hấn của chúng ta, bảo vệ lòng tự trọng của chúng ta và làm cho ổn định nhu cầu thuộc về của chúng ta).
Nguồn
psychologytoday