11 cách để biết liệu người yêu của bạn có yêu bạn

Đa số lý thuyết về mối quan hệ tập trung vào sự thân mật, gần gũi mà hai người yêu nhau cảm nhận về nhau, nhưng theo lối tiếp cận hành vi của John Gottman, bạn cần tập trung vào những dấu hiệu bên ngoài để kiểm tra sức khỏe của mối quan hệ của bạn. Lối tiếp cận này đi từ giả định rằng trong nhiều trường hợp,những hành động có thể quan sát được đem lại bằng chứng rõ ràng về điều gì đang diễn ra bên trong một người hơn là những suy luận chúng ta đưa ra từ những điều anh/cô ấy nói.

Tôi mạn phép chuyển lý thuyết của Gottman cùng với thông tin từ nghiên cứu tâm lý khác, thành 11 manh mối mà bạn có thể dùng trong cuộc sống hằng ngày của bạn để đánh giá độ sâu của tình cảm của người yêu bạn:


Muốn dành thời gian với bạn. Muốn đầu tư thời gian vào mối quan hệ của bạn là một dấu chỉ quan trọng của sự thân mật dài hạn thành công, theo một lý thuyết gần đây. Dù hai bạn có thể bị ràng buộc với công việc, gia đình và những cam kết khác, thì một ai đó thực sự quan tâm đến bạn sẽ sử dụng bất kì khoảng thời gian còn lại nào để có chút thời gian riêng ở bên nhau.

Hỏi thăm về một ngày của bạn. Trong suốt khoảng thời gian hai bạn ở bên nhau, liệu người yêu của bạn có hỏi thăm, và thể hiện sự hứng thú, về những lúc vui buồn trong ngày làm việc của bạn?

Tin tưởng bạn. Người thực sự quan tâm bạn sẽ tin vào những điều tốt đẹp hơn là điều xấu về bạn. Nghiên cứu chỉ ra ở những mối quan hệ dài hạn thành công, hai người muốn biết người yêu của họ đang ở đâu vào bất kì lúc nào. Tuy nhiên, họ muốn biết không phải vì lo sợ người yêu của họ có thể làm chuyện gì đó bất chính. Một người không hỏi bạn ở đâu khi bạn về nhà trễ hoặc không rình mò hóa đơn điện thoại của bạn đang thể hiện kiểu tin tưởng cho thấy sự quan tâm đích thực.

Giúp bạn khi bạn cần. Khi chúng ta đều bận rộn, thì làm thêm vài việc vặt có thể là điều cuối cùng bạn thích làm. Tuy nhiên, nếu người yêu của bạn là một người không thích công nghệ mới và bạn là người hiểu biết về công nghệ, thì bạn sẽ giúp đỡ khi wifi nhà bạn bị trục trặc. Tương tự như vậy, nếu bạn đang cần mua thuốc mà bạn đang rất mệt không thể tự đi được, thì một người yêu quan tâm bạn sẽ đi mua thuốc cho bạn.

Tôn trọng những quan điểm của bạn. Nếu nghiên cứu gần đây về sự bổ sung trong những mối quan hệ là đúng, dù bạn và người yêu có những quan điểm chính trị hoàn toàn đối lập nhau thì vẫn có thể sống hạnh phúc bên nhau trong nhiều năm. Điều quan trọng không phải là niềm tin của bạn là gì, mà là bạn có thể cởi mở như thế nào để chấp nhận những quan điểm của người yêu của bạn. Giả sử bạn là một nhà nữ quyền hăng hái và người yêu bạn có những quan điểm từ trước những năm 1970 về phụ nữ. Nếu anh ấy thực sự quan tâm đến bạn thì anh ấy sẽ ít nhất lắng nghe bạn khi bạn bày tỏ mối quan tâm về địa vị của phụ nữ ở nơi làm việc.

Tính đến bạn trong các quyết định. Các cặp cùng quyết định về mọi thứ từ những việc lặt vặt bình thường cho đến những câu hỏi hóc búa về việc đầu tư thu nhập của họ ở đâu và như thế nào.

Thể hiện tình cảm. Các cặp không cần phải quan hệ tình dục thường xuyên, hoặc thậm chí không quan hệ tình dục, để trở nên thân mật gần gũi về tình cảm. Tuy nhiên, bộc lộ một số dấu hiệu của sự gần gũi cơ thể, thậm chí nó chỉ là một bàn tay đặt lên vai của bạn, cho thấy người yêu bạn cảm thấy một sự kết nối quan trọng với bạn.

Nhìn bạn. Các tín hiệu không lời mà hai người chia sẻ với nhau tiết lộ những cảm xúc sâu xa của họ. Nếu người yêu nhìn bạn trong khi bạn đang nói, hoặc nếu bạn thấy anh/cô ấy liếc nhìn bạn, thì điều này cho thấy anh/cô ấy thích ở bên bạn. Cả hai bạn không cần phải dành hàng giờ đồng hồ để nhìn chằm chằm vào mắt nhau; chỉ một cái liếc nhìn có thể đủ để gửi đi những rung cảm, yêu thương.

Thích nói về quá khứ. Những cặp dành thời gian để hồi tưởng những khoảnh khắc thú vị của họ trong quá khứ, và làm điều đó một cách tích cực và hỗ trợ, thì có thể tăng cường mối gắn bó của họ ở hiện tại và tương lai. Nếu người yêu của bạn sử dụng những cụm từ như “Còn nhớ lúc chúng ta…?” và sau đó kể một câu chuyện thú vị từ quá khứ của bạn (mà bạn thậm chí không nhớ), thì nó cho thấy bạn và những kinh nghiệm chung của hai bạn đóng một vai trò quan trọng trong tâm trí người yêu của bạn.

Sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ bạn và mối quan hệ của bạn. Người yêu của bạn có bảo vệ bạn khi một ai đó chỉ trích bạn hoặc anh/cô ấy tham gia vào một cuộc tranh cãi? Chúng ta đều biết từ các tài liệu rằng người thực sự quan tâm đến một ai đó thì sẽ mạo hiểm hạnh phúc của riêng họ vì hạnh phúc của người kia. Những người ở trong các mối quan hệ bình thường vẫn có thể bộc lộ tình yêu của họ với nhau bằng cách cùng nhau chống lại những cuộc tấn công từ bên ngoài. Trong một nghiên cứu về những người đồng tính, lưỡng tính trong những mối quan hệ gần gũi, nhà nghiên cứu giới tính David Frost phát hiện thấy nhiều người cảm thấy bị kỳ thị vì mối quan hệ của họ thu được sức mạnh từ nhau và cảm thấy họ gắn bó hơn khi đối mặt với nghịch cảnh.

Làm bạn cảm thấy tốt về bản thân. Một người yêu thật sự quan tâm đến bạn thì nâng cao lòng tự trọng và bản sắc tâm lý của bạn. Ở bên một ai đó làm bạn cảm thấy được đề cao đem lại cho bạn sự củng cố tích cực mạnh mẽ. Chúng ta muốn ở cạnh người làm chúng ta cảm thấy tốt. Điều này không có ý nói rằng bạn lúc nào cũng sẽ có những ngày tuyệt vời mà bạn không bao giờ thất vọng hoặc khó chịu với nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì nếu bạn cảm thấy người yêu nâng cao lòng tự tin của bạn, thì bạn không chỉ muốn dành thời gian bên nhau mà bạn còn xem bản thân một cách tích cực hơn vào những lúc hai bạn xa nhau.





References:

Frost, D. M. (2013). Stigma and intimacy in same-sex relationships: A narrative approach. Qualitative Psychology, 1(S), 49-61. doi:10.1037/2326-3598.1.S.49

Nguồn

psychologytoday
 
Top