Hầu hết các cha mẹ thường chọn sữa công thức là sữa bò khi cho bé bú bình nhưng cũng có thể chọn thêm sữa đậu nành (loại không gây dị ứng).
Bạn cần phải thật cẩn thận từ việc chọn bình sữa đến cách cho bé bú. Dưới đây là những vấn đề khá quan trọng mà các mẹ cần lưu ý khi cho bé bú bình để giúp bé cưng luôn khỏe mạnh.
1. Bình sữa thủy tinh hay nhựa?
Tốt nhất là bạn nên mua cả hai loại bình sữa
bằng thủy tinh và nhựa. Trong lúc sử dụng, bé cưng sẽ có những biểu hiện cho bạn biết bé thích bình nào hơn. Tuy nhiên, bạn cũng nên nhớ là bình nhựa tuy nhẹ và tiện lợi hơn nhưng độ bền sẽ không bằng bình thủy tinh. 6 tháng bạn nên thay bình sữa (bằng nhựa) một lần và khi mua nhớ chọn loại nhựa không BPA để tránh độc hại cho bé
2. Chọn núm vú giả như thế nào?
Hầu hết núm vú giả được làm từ silicone hoặc cao su latex và có nhiều kiểu dáng khác nhau. Kích thước núm và độ to nhỏ của lỗ núm vú cũng có ảnh hưởng đến lượng sữa chảy nhanh hay chậm khi bé bú. Bạn nên mua nhiều kiểu khác nhau để xem cái nào phù hợp cũng như bé thích nhất. Nên kiểm tra núm vú giả thường xuyên để tránh trường hợp bị mòn hay rạn nứt. Thay núm vú mới khi chúng bị ngả màu.
3. Khử khùng bình sữa
Lần đầu tiên sử dụng, bạn cần khử trùng bằng cách luộc bình sữa và núm vú 5 phút trong nước sôi. Sau đó vớt ra rửa lại bằng nước sạch (hoặc có thể sử dụng chất tẩy rửa phù hợp). Tốt nhất nên rửa bình sữa bằng tay thay vì máy rửa chén để tránh va chạm và nhựa có thể bị rò rỉ khi ở nhiệt độ cao.
4. Pha chế sữa
Đối với sữa mẹ, bạn chỉ nên cho sữa mẹ vào bình và cho bé bú. Tuyệt đối không thêm nước hay nước ép trái cây vào bình sữa. Nếu sử dụng sữa công thức, các mẹ cần làm đúng chính xác như chỉ dẫn trên vỏ hộp. Tránh việc tự ý thêm nước, pha sai liều lượng bởi nếu sữa đặc sẽ có hại cho dạ dày của bé, còn nếu sữa loãng sẽ không đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
5. Cách chọn sữa công thức
Hầu hết các cha mẹ thường chọn sữa công thức là sữa bò khi cho bé bú bình nhưng cũng có thể chọn thêm sữa đậu nành (loại không gây dị ứng). Hãy chắc chắn rằng sữa bạn chọn đã được tăng cường thêm chất sắt. Sữa cho bé có thể chọn loại sữa bột hay sữa đã pha chế sẵn chỉ cần cho bé uống ngay. Đến 6 tháng tuổi, bé có thể bú 175 – 237 ml sữa mỗi lần.
6. Thử nhiệt độ bình sữa
Tốt nhất nên cho bé bú một bình sữa mát hoặc có nhiệt độ bằng với nhiệt độ căn phòng. Tuy nhiên, nếu bé cưng thích sữa ấm, bạn cũng có thể ngâm bình sữa trong chén hoặc dưới vòi nước nóng từ 1 đến 2 phút. Đừng dùng lò vi sóng vì có thể làm bé bị phỏng. Lắc đều bình sữa và nhỏ một hoặc hai giọt lên mu bàn tay để thử độ nóng. Lưu ý không thử ở cổ tay vì cổ tay chịu nhiệt tốt hơn mu bàn tay.
7. Tư thế cho bé bú
Đeo cho bé chiếc yếm nhỏ bằng vải mềm để thấm sữa bị rơi ra ngoài. Sau đó, một tay bạn nâng đầu bé cao hơn thân, tay còn lại giữa bình sữa và cho bé bú. Theo dõi bé bú sẽ giúp bạn biết khi nào bé đã no. Nếu bé nuốt chậm, ngưng bú, hãy cố gắng giúp bé ợ hơi rồi cho bú tiếp.
8. Khi nào bé no?
Lúc no, bé sẽ ngưng bú, nhả núm vú và quay mặt đi. Lớn hơn một chút, bé sẽ lấy tay đẩy bình sữa đi chỗ khác. Bạn có thể để một lúc xem bé có đổi ý và tiếp tục bú không. Tuy nhiên đừng ép bé phải bú cho hết bình nếu bé đã no.
9. Giúp bé ợ hơi
Sau khi bú xong, bạn giúp bé ợ hơi bằng cách bế bé áp vào lòng, cho đầu bé tựa lên vai bạn rồi nhẹ nhàng xoa lưng hoặc vỗ nhẹ vào lưng. Cũng có thể đặt bé nửa ngồi nửa nằm sấp trên đùi bạn và vỗ nhẹ lưng. Bé có thể ọc một chút sữa nên bạn cần chuẩn bị trước khăn lau. Tuy nhiên không phải bé nào cũng ợ hơi sau khi bú nên bé của bạn vẫn ổn nếu không có những biểu hiện này.
10. Trị ọc sữa cho bé
Nếu bé của bạn thường xuyên bị ọc sữa, bạn cần giúp bé ợ hơi cả trong lúc cho bú. Bú một chút, ngưng và cho bé ợ hơi, sau đó tiếp tục. Không đặt bé nằm liền hoặc chơi đùa với bé sau khi bú no. Chứng ọc sữa sẽ giảm hẳn khi bé biết ngồi. Nếu bé ọc sữa quá thường xuyên, hãy đưa bé đi khám bác sĩ nhi khoa các mẹ nhé!
11. Khi nào nên đổi nhãn sữa?
Nếu bé không chịu bú hoặc phun, ói … thì đó là lúc bạn nên đổi nhãn sữa công thức cho bé. Nhiều bé còn bị dị ứng với sữa như: bị tiêu chảy, da khô và ửng đỏ, ói mửa… Khi đổi sữa công thức, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ cũng như tư vấn về cách giúp bé làm quen với sữa mới. Tránh việc tự ý đổi sữa hoặc đổi đột ngột sẽ gây hại vì bé chưa kịp thích ứng.
12. Thời gian bảo quản sữa
Bạn nên bỏ đi phần sữa bé bú dư còn trong bình. Nếu sữa công thức là sữa đã pha sẵn, bạn cần cho bé bú ngay sau khi lấy ra từ tủ lạnh và mở hộp. Sữa pha từ sữa bột có thể bảo quản trong vòng 24 giờ trong tủ lạnh và không để bên ngoài quá 2 giờ. Tốt nhất nên pha sữa bột theo liều lượng từng lần cho bé bú.
Sữa mẹ có thể bảo quản 7 ngày trong tủ lạnh. Nếu đông lạnh ngăn đá tủ lạnh có thể dùng được trong 3 tháng và trong 6 tháng nếu đông lạnh ở 0 độ F.
Theo : me-nuoi-con.blogspot
Bạn cần phải thật cẩn thận từ việc chọn bình sữa đến cách cho bé bú. Dưới đây là những vấn đề khá quan trọng mà các mẹ cần lưu ý khi cho bé bú bình để giúp bé cưng luôn khỏe mạnh.
1. Bình sữa thủy tinh hay nhựa?
Tốt nhất là bạn nên mua cả hai loại bình sữa
bằng thủy tinh và nhựa. Trong lúc sử dụng, bé cưng sẽ có những biểu hiện cho bạn biết bé thích bình nào hơn. Tuy nhiên, bạn cũng nên nhớ là bình nhựa tuy nhẹ và tiện lợi hơn nhưng độ bền sẽ không bằng bình thủy tinh. 6 tháng bạn nên thay bình sữa (bằng nhựa) một lần và khi mua nhớ chọn loại nhựa không BPA để tránh độc hại cho bé
2. Chọn núm vú giả như thế nào?
Chọn bình sữa phù hợp cho bé
Hầu hết núm vú giả được làm từ silicone hoặc cao su latex và có nhiều kiểu dáng khác nhau. Kích thước núm và độ to nhỏ của lỗ núm vú cũng có ảnh hưởng đến lượng sữa chảy nhanh hay chậm khi bé bú. Bạn nên mua nhiều kiểu khác nhau để xem cái nào phù hợp cũng như bé thích nhất. Nên kiểm tra núm vú giả thường xuyên để tránh trường hợp bị mòn hay rạn nứt. Thay núm vú mới khi chúng bị ngả màu.
3. Khử khùng bình sữa
Thường xuyên vệ sinh dụng cụ bú bình của bé
Lần đầu tiên sử dụng, bạn cần khử trùng bằng cách luộc bình sữa và núm vú 5 phút trong nước sôi. Sau đó vớt ra rửa lại bằng nước sạch (hoặc có thể sử dụng chất tẩy rửa phù hợp). Tốt nhất nên rửa bình sữa bằng tay thay vì máy rửa chén để tránh va chạm và nhựa có thể bị rò rỉ khi ở nhiệt độ cao.
4. Pha chế sữa
Đối với sữa mẹ, bạn chỉ nên cho sữa mẹ vào bình và cho bé bú. Tuyệt đối không thêm nước hay nước ép trái cây vào bình sữa. Nếu sử dụng sữa công thức, các mẹ cần làm đúng chính xác như chỉ dẫn trên vỏ hộp. Tránh việc tự ý thêm nước, pha sai liều lượng bởi nếu sữa đặc sẽ có hại cho dạ dày của bé, còn nếu sữa loãng sẽ không đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
5. Cách chọn sữa công thức
Hầu hết các cha mẹ thường chọn sữa công thức là sữa bò khi cho bé bú bình nhưng cũng có thể chọn thêm sữa đậu nành (loại không gây dị ứng). Hãy chắc chắn rằng sữa bạn chọn đã được tăng cường thêm chất sắt. Sữa cho bé có thể chọn loại sữa bột hay sữa đã pha chế sẵn chỉ cần cho bé uống ngay. Đến 6 tháng tuổi, bé có thể bú 175 – 237 ml sữa mỗi lần.
6. Thử nhiệt độ bình sữa
Tốt nhất nên cho bé bú một bình sữa mát hoặc có nhiệt độ bằng với nhiệt độ căn phòng. Tuy nhiên, nếu bé cưng thích sữa ấm, bạn cũng có thể ngâm bình sữa trong chén hoặc dưới vòi nước nóng từ 1 đến 2 phút. Đừng dùng lò vi sóng vì có thể làm bé bị phỏng. Lắc đều bình sữa và nhỏ một hoặc hai giọt lên mu bàn tay để thử độ nóng. Lưu ý không thử ở cổ tay vì cổ tay chịu nhiệt tốt hơn mu bàn tay.
7. Tư thế cho bé bú
Đeo cho bé chiếc yếm nhỏ bằng vải mềm để thấm sữa bị rơi ra ngoài. Sau đó, một tay bạn nâng đầu bé cao hơn thân, tay còn lại giữa bình sữa và cho bé bú. Theo dõi bé bú sẽ giúp bạn biết khi nào bé đã no. Nếu bé nuốt chậm, ngưng bú, hãy cố gắng giúp bé ợ hơi rồi cho bú tiếp.
8. Khi nào bé no?
Lúc no, bé sẽ ngưng bú, nhả núm vú và quay mặt đi. Lớn hơn một chút, bé sẽ lấy tay đẩy bình sữa đi chỗ khác. Bạn có thể để một lúc xem bé có đổi ý và tiếp tục bú không. Tuy nhiên đừng ép bé phải bú cho hết bình nếu bé đã no.
9. Giúp bé ợ hơi
Sau khi bú xong, bạn giúp bé ợ hơi bằng cách bế bé áp vào lòng, cho đầu bé tựa lên vai bạn rồi nhẹ nhàng xoa lưng hoặc vỗ nhẹ vào lưng. Cũng có thể đặt bé nửa ngồi nửa nằm sấp trên đùi bạn và vỗ nhẹ lưng. Bé có thể ọc một chút sữa nên bạn cần chuẩn bị trước khăn lau. Tuy nhiên không phải bé nào cũng ợ hơi sau khi bú nên bé của bạn vẫn ổn nếu không có những biểu hiện này.
10. Trị ọc sữa cho bé
Nếu bé của bạn thường xuyên bị ọc sữa, bạn cần giúp bé ợ hơi cả trong lúc cho bú. Bú một chút, ngưng và cho bé ợ hơi, sau đó tiếp tục. Không đặt bé nằm liền hoặc chơi đùa với bé sau khi bú no. Chứng ọc sữa sẽ giảm hẳn khi bé biết ngồi. Nếu bé ọc sữa quá thường xuyên, hãy đưa bé đi khám bác sĩ nhi khoa các mẹ nhé!
11. Khi nào nên đổi nhãn sữa?
Nếu bé không chịu bú hoặc phun, ói … thì đó là lúc bạn nên đổi nhãn sữa công thức cho bé. Nhiều bé còn bị dị ứng với sữa như: bị tiêu chảy, da khô và ửng đỏ, ói mửa… Khi đổi sữa công thức, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ cũng như tư vấn về cách giúp bé làm quen với sữa mới. Tránh việc tự ý đổi sữa hoặc đổi đột ngột sẽ gây hại vì bé chưa kịp thích ứng.
12. Thời gian bảo quản sữa
Bạn nên bỏ đi phần sữa bé bú dư còn trong bình. Nếu sữa công thức là sữa đã pha sẵn, bạn cần cho bé bú ngay sau khi lấy ra từ tủ lạnh và mở hộp. Sữa pha từ sữa bột có thể bảo quản trong vòng 24 giờ trong tủ lạnh và không để bên ngoài quá 2 giờ. Tốt nhất nên pha sữa bột theo liều lượng từng lần cho bé bú.
Sữa mẹ có thể bảo quản 7 ngày trong tủ lạnh. Nếu đông lạnh ngăn đá tủ lạnh có thể dùng được trong 3 tháng và trong 6 tháng nếu đông lạnh ở 0 độ F.
Theo : me-nuoi-con.blogspot