Bạc Liêu là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng Sông Cửu Long. Đây là vùng đất có nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng như : đồng Nọc Nạng ( ấp 4, xã Phong Thạnh B, huyện Giá Rai), đình Bình An ( ấp Láng Dài, thị trấn Hoà Bình, huyện Hoà Bình), địa điểm thành lập Chi bộ Đảng cộng sản Việt Nam đầu tiên của Bạc Liêu ( ấp Rạch Rắn, xã Long Điền, huyện Đông Hải), Thiên Hậu Cổ Miếu ( ấp Vĩnh An, xã Vĩnh Trạch, thị xã Bạc Liêu),....Tuy nhiên di tích lịch sử đồng Nọc Nạng gây cho em ấn tượng sâu sắc nhất về cuộc đấu tranh oai hùng và nghĩa khí phóng khoáng của người nông dân Nam Bộ ở vùng đất mới khai phá nửa đầu thế kỷ 20.
Nọc Nạng là tên một con rạch chạy từ lũng Non Vật đổ ra kinh xáng Bạc Liêu - Cà Mau ngang quốc lộ I tại km 2215, cánh đồng ven rạch đó về phía đông gọi là đồng Nọc Nạng thuộc xã Phong Thạnh B, huyện Giá Rai – Bạc Liêu.
Năm 1928 tại đồng Nọc Nạng nổ ra cuộc quyết chiến đẫm máu giữa những người nông dân khẩn hoang, quyết tâm giữ lúa, giữ đất - anh em ông bà Mười Chức - chống lại những tên cướp lúa, cướp đất - bọn địa chủ, cường hào ác bá cấu kết với thực dân Pháp.
Với bản chất tham lam xảo quyệt - bọn địa chủ thời đó tìm cách cướp hơn 50ha đất của gia đình ông Mười Chức. Thế nhưng ông Tư Tại - anh ông Mười Chức đã khôn khéo dựa vào luật pháp - mặc dù là luật pháp thực dân để khiếu tố. Sự việc trở nên phức tạp hơn khi Mã Ngân - một địa chủ địa phương không tìm ra cách nào để chiếm đất, kể cả việc làm phái lai giả. Chúng đã nhờ đến hiến binh Pháp dùng vũ lực đến để cướp lúa nhà ông Mười Chức. Cho đến lúc chúng kéo vào, mặc dù là nông dân ít học, thật thà, anh em ông cũng đủ sáng suốt để ra thương thuyết, tránh bạo động. Cho đến khi tên cò Tournier đánh úp trong ngã xuống , sự chống trả quyết liệt dẫn đến đổ máu của anh em ông Mười Chức mới nổ ra. Tuy phía gia đình Mười Chức phải hy sinh đến bốn người ( Mười Chức, vợ Mười Chức và đứa con trong bụng, hai em của Mười Chức là Năm Nhẫn và Sáu Nhịn ) nhưng những gì mà tinh thần hào sảng, phóng khoáng, nghĩa khí dữ dội của họ để lại cho đời sau vẫn lưu danh muôn thuở. Hình ảnh anh nông dân Mười Chức ra trận, vung đao lướt tới, tả xung hữu đột. Khí tiết anh hùng của người nông dân Nam bộ cao ngất trời khi Mười Chức đã bị tên cò Tournier bắn trúng ngực, vết thương trổ thấu ra phía sau mà vẫn không ngã quỵ. Anh xốc tới, vung dao lao thẳng vào kẻ thù cướp đất. Tên cò Tây chết thì Mười Chức mới chết theo. Mặt khác khi tòa án xử, mặc dù bị kết tội bạo loạn chống công quyền nhưng được dư luận ủng hộ, kể cả hai trạng sư người Pháp tên là Fevaco và Thcon. Bên cạnh đó, báo chí tiến bộ đều có bài viết bênh vực gia đình ông Mười Chức đã đòi được đất - Một mảnh đất thấm máu bao nhiêu người thân trong gia đình. Mặc dù phải hy sinh nhưng con cháu họ sẽ được sống, được làm chủ trên mảnh đất của mình. Điều đó thực sự có ý nghĩa hết sức cao quí.
Di tích gồm 2 phần: sân phơi lúa và khu mộ ông bà Tám Luông (song thân ông Mười Chức) - cùng các anh em ông, cách nhau khoảng 300m. Sau khi song thân mất, anh em ông Mười Chức đắp một nền mộ rộng khoảng 700m2, cao 50cm để an táng và xây nhà mồ. Sau sự kiện Nọc Nạng, những người bị thảm sát được chôn rải rác gần đó. Đến năm 1963 được quy tập về khu mộ những người anh em ông Mười Chức mất sau này cũng được an táng tại đó. Khu nhà mồ thờ ông bà Tám Luông rộng 30m2 tường xây cao 1,20m cửa quay về hướng nam được xây bằng gạch thẻ chừa ô cách khoảng nhau. Tường bao từ mặt đất lên hàng gạch trống được xây kín, cao 40cm, gạch thẻ xây vuông 30x30 - hai bên cổng cách mặt đất 40cm xây táp lô đúc sẵn hình chữ thọ, mỗi cạnh 20cm. Phần trong cùng là bàn thờ có mái che uốn cong đúc bê tông cốt thép 20x20, bệ thờ cách nền 50cm. Bài trí đơn giản, nền được lát gạch bông 20x20 màu đỏ- vàng xen kẽ. Bên trong tường là hai ngôi mộ ông Tám Luông (phía tây) và bà Tám Luông (phía đông) quay ra hướng cổng (phía nam). Kích thước 2m x 0,8m x 1,05m (hai ngôi mộ bằng nhau) nấm xây tròn là khối hình thang cạnh trên 0,80m, cạnh dưới 1m - mặt trước ghi tên, năm mất. Trang trí xung quanh hoa văn đắp nổi chạy dọc gần 4 đường xung song song. Hai ngôi mộ cách nhau 1,5m. Hiện nay, khu di tích này đã được nhà nước đầu tư, tôn tạo rất trang nghiêm, đẹp mắt.
Hiện nay bảo tàng Bạc Liêu đang lưu giữ ảnh các người bị thảm sát, những người tham gia đấu tranh của bọn địa chủ thực dân cướp đất. Ngoài ra còn có một ảnh chân dung các trạng sư biện hộ cho gia đình nạn nhân. Nhà nước còn đầu tư để trùng tu, tôn tạo khu di tích. Khu di tích có diện tích 3ha, gồm các hạng mục như: khu mộ gia đình Mười Chức, nhà tưởng niệm, nhà trưng bày, cụm tượng tái hiện trận đánh giữa gia đình Mười Chức và bọn Tây cướp lúa (cao bằng người thật)… với tổng kinh phí đầu tư 8 tỷ đồngvà dựng một bộ phim mang tên “ Đồng Nọc Nạng” rất được nhiều người ưa thích. Sau khi đồng Nọc Nạng được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia, từ năm 2008 trở đi, tức là sau 80 năm xảy ra vụ án Đồng Nọc Nạng, vào mùng 9 Tết Nguyên đán hàng năm, nhân dân huyện Giá Rai sẽ bắt đầu tổ chức lễ hội Đồng Nọc Nạng thật long trọng …
Tìm hiểu sự kiện Nọc Nạng năm 1928, giúp chúng ta hiểu biết thêm về môn lịch sử nước nhà nói chung, lịch sử Bạc Liêu nói riêng. Nó đã gây sự căm phẫn trong lòng nhân dân Nam Kỳ, giới ký giả người Việt và nỗi bất bình của người Pháp tiến bộ về cuộc đấu tranh của quần chúng nông dân ở đồng bằng Sông Cửu Long và nghĩa khí phóng khoáng của người dân Nam Bộ ở vùng đất mới khai phá. Những giọt máu của nông dân làng Phong Thạnh đã đổ cách đây hơn 80 năm, nhưng những gì mà gia đình Mười Chức quyết tâm thực hiện để giữ đất, giữ lúa đến bây giờ vẫn vẹn nguyên giá trị.
Qua đó, em rút ra bài học về sự kiện này là: bản chất của chế độ thực dân cướp nước và bọn quan lại tay sai là sự áp bức, bóc lột đồng bào ta đến tận xương tủy, vi phạm nghiêm trọng các quyền cơ bản của con người, đó là quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Do vậy, cần thiết phải ra sức xây dựng và bảo vệ chế độ ta ngày càng tốt đẹp hơn, một xã hội tiến bộ, công bằng, dân chủ, văn minh.
Là học sinh trong thời đại ngày nay, em rất tự hào là người con của Bạc Liêu giàu truyền thống văn hóa, lịch sử. Em nhận thấy bản thân cần phải tìm hiểu nhiều hơn, sâu sắc hơn về lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử Bạc Liêu nói riêng để từ đó bồi dưỡng, nâng cao tinh thần yêu quê hương đất nước và ý thức giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa, cội nguồn dân tộc đồng thời thực hiện tuyên truyền, giới thiệu văn hóa, lịch sử Bạc Liêu đến với mọi người và quyết tâm học tập thật giỏi để góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp, văn minh.
Nọc Nạng là tên một con rạch chạy từ lũng Non Vật đổ ra kinh xáng Bạc Liêu - Cà Mau ngang quốc lộ I tại km 2215, cánh đồng ven rạch đó về phía đông gọi là đồng Nọc Nạng thuộc xã Phong Thạnh B, huyện Giá Rai – Bạc Liêu.
Năm 1928 tại đồng Nọc Nạng nổ ra cuộc quyết chiến đẫm máu giữa những người nông dân khẩn hoang, quyết tâm giữ lúa, giữ đất - anh em ông bà Mười Chức - chống lại những tên cướp lúa, cướp đất - bọn địa chủ, cường hào ác bá cấu kết với thực dân Pháp.
Với bản chất tham lam xảo quyệt - bọn địa chủ thời đó tìm cách cướp hơn 50ha đất của gia đình ông Mười Chức. Thế nhưng ông Tư Tại - anh ông Mười Chức đã khôn khéo dựa vào luật pháp - mặc dù là luật pháp thực dân để khiếu tố. Sự việc trở nên phức tạp hơn khi Mã Ngân - một địa chủ địa phương không tìm ra cách nào để chiếm đất, kể cả việc làm phái lai giả. Chúng đã nhờ đến hiến binh Pháp dùng vũ lực đến để cướp lúa nhà ông Mười Chức. Cho đến lúc chúng kéo vào, mặc dù là nông dân ít học, thật thà, anh em ông cũng đủ sáng suốt để ra thương thuyết, tránh bạo động. Cho đến khi tên cò Tournier đánh úp trong ngã xuống , sự chống trả quyết liệt dẫn đến đổ máu của anh em ông Mười Chức mới nổ ra. Tuy phía gia đình Mười Chức phải hy sinh đến bốn người ( Mười Chức, vợ Mười Chức và đứa con trong bụng, hai em của Mười Chức là Năm Nhẫn và Sáu Nhịn ) nhưng những gì mà tinh thần hào sảng, phóng khoáng, nghĩa khí dữ dội của họ để lại cho đời sau vẫn lưu danh muôn thuở. Hình ảnh anh nông dân Mười Chức ra trận, vung đao lướt tới, tả xung hữu đột. Khí tiết anh hùng của người nông dân Nam bộ cao ngất trời khi Mười Chức đã bị tên cò Tournier bắn trúng ngực, vết thương trổ thấu ra phía sau mà vẫn không ngã quỵ. Anh xốc tới, vung dao lao thẳng vào kẻ thù cướp đất. Tên cò Tây chết thì Mười Chức mới chết theo. Mặt khác khi tòa án xử, mặc dù bị kết tội bạo loạn chống công quyền nhưng được dư luận ủng hộ, kể cả hai trạng sư người Pháp tên là Fevaco và Thcon. Bên cạnh đó, báo chí tiến bộ đều có bài viết bênh vực gia đình ông Mười Chức đã đòi được đất - Một mảnh đất thấm máu bao nhiêu người thân trong gia đình. Mặc dù phải hy sinh nhưng con cháu họ sẽ được sống, được làm chủ trên mảnh đất của mình. Điều đó thực sự có ý nghĩa hết sức cao quí.
Di tích gồm 2 phần: sân phơi lúa và khu mộ ông bà Tám Luông (song thân ông Mười Chức) - cùng các anh em ông, cách nhau khoảng 300m. Sau khi song thân mất, anh em ông Mười Chức đắp một nền mộ rộng khoảng 700m2, cao 50cm để an táng và xây nhà mồ. Sau sự kiện Nọc Nạng, những người bị thảm sát được chôn rải rác gần đó. Đến năm 1963 được quy tập về khu mộ những người anh em ông Mười Chức mất sau này cũng được an táng tại đó. Khu nhà mồ thờ ông bà Tám Luông rộng 30m2 tường xây cao 1,20m cửa quay về hướng nam được xây bằng gạch thẻ chừa ô cách khoảng nhau. Tường bao từ mặt đất lên hàng gạch trống được xây kín, cao 40cm, gạch thẻ xây vuông 30x30 - hai bên cổng cách mặt đất 40cm xây táp lô đúc sẵn hình chữ thọ, mỗi cạnh 20cm. Phần trong cùng là bàn thờ có mái che uốn cong đúc bê tông cốt thép 20x20, bệ thờ cách nền 50cm. Bài trí đơn giản, nền được lát gạch bông 20x20 màu đỏ- vàng xen kẽ. Bên trong tường là hai ngôi mộ ông Tám Luông (phía tây) và bà Tám Luông (phía đông) quay ra hướng cổng (phía nam). Kích thước 2m x 0,8m x 1,05m (hai ngôi mộ bằng nhau) nấm xây tròn là khối hình thang cạnh trên 0,80m, cạnh dưới 1m - mặt trước ghi tên, năm mất. Trang trí xung quanh hoa văn đắp nổi chạy dọc gần 4 đường xung song song. Hai ngôi mộ cách nhau 1,5m. Hiện nay, khu di tích này đã được nhà nước đầu tư, tôn tạo rất trang nghiêm, đẹp mắt.
Hiện nay bảo tàng Bạc Liêu đang lưu giữ ảnh các người bị thảm sát, những người tham gia đấu tranh của bọn địa chủ thực dân cướp đất. Ngoài ra còn có một ảnh chân dung các trạng sư biện hộ cho gia đình nạn nhân. Nhà nước còn đầu tư để trùng tu, tôn tạo khu di tích. Khu di tích có diện tích 3ha, gồm các hạng mục như: khu mộ gia đình Mười Chức, nhà tưởng niệm, nhà trưng bày, cụm tượng tái hiện trận đánh giữa gia đình Mười Chức và bọn Tây cướp lúa (cao bằng người thật)… với tổng kinh phí đầu tư 8 tỷ đồngvà dựng một bộ phim mang tên “ Đồng Nọc Nạng” rất được nhiều người ưa thích. Sau khi đồng Nọc Nạng được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia, từ năm 2008 trở đi, tức là sau 80 năm xảy ra vụ án Đồng Nọc Nạng, vào mùng 9 Tết Nguyên đán hàng năm, nhân dân huyện Giá Rai sẽ bắt đầu tổ chức lễ hội Đồng Nọc Nạng thật long trọng …
Tìm hiểu sự kiện Nọc Nạng năm 1928, giúp chúng ta hiểu biết thêm về môn lịch sử nước nhà nói chung, lịch sử Bạc Liêu nói riêng. Nó đã gây sự căm phẫn trong lòng nhân dân Nam Kỳ, giới ký giả người Việt và nỗi bất bình của người Pháp tiến bộ về cuộc đấu tranh của quần chúng nông dân ở đồng bằng Sông Cửu Long và nghĩa khí phóng khoáng của người dân Nam Bộ ở vùng đất mới khai phá. Những giọt máu của nông dân làng Phong Thạnh đã đổ cách đây hơn 80 năm, nhưng những gì mà gia đình Mười Chức quyết tâm thực hiện để giữ đất, giữ lúa đến bây giờ vẫn vẹn nguyên giá trị.
Qua đó, em rút ra bài học về sự kiện này là: bản chất của chế độ thực dân cướp nước và bọn quan lại tay sai là sự áp bức, bóc lột đồng bào ta đến tận xương tủy, vi phạm nghiêm trọng các quyền cơ bản của con người, đó là quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Do vậy, cần thiết phải ra sức xây dựng và bảo vệ chế độ ta ngày càng tốt đẹp hơn, một xã hội tiến bộ, công bằng, dân chủ, văn minh.
Là học sinh trong thời đại ngày nay, em rất tự hào là người con của Bạc Liêu giàu truyền thống văn hóa, lịch sử. Em nhận thấy bản thân cần phải tìm hiểu nhiều hơn, sâu sắc hơn về lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử Bạc Liêu nói riêng để từ đó bồi dưỡng, nâng cao tinh thần yêu quê hương đất nước và ý thức giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa, cội nguồn dân tộc đồng thời thực hiện tuyên truyền, giới thiệu văn hóa, lịch sử Bạc Liêu đến với mọi người và quyết tâm học tập thật giỏi để góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp, văn minh.