Tham khảo
Four Things That Undermine Your Willpower
How to eliminate what is getting in the way of your willpower
Published on August 1, 2012 by Sherry Pagoto, Ph.D. in Shrink
Đau đớn tâm lý – Stress, trầm cảm, tức giận và lo lắng là những nỗi đau cảm xúc. Giống như đau đớn thể lý, chúng ta bị thúc đẩy để trốn thoát khỏi nỗi đau tâm lý. Nếu bạn chạm vào 1 cái lò nóng, bạn sẽ ngay lập tức và theo bản năng rút tay bạn lại. Chúng ta cũng theo bản năng trốn thoát khỏi nỗi đau tâm lý, dù nó không bao giờ dễ dàng như rút tay bạn khỏi lò nóng. Những niềm vui trước mắt rất quyến rũ trong giây phút bạn đau đớn vì chúng làm giảm tác động của nỗi đau. Nỗi đau làm tăng gấp đôi sức mạnh của niềm vui trước mắt, làm sức mạnh ý chí của bạn rất dễ bị thất bại. Nghiên cứu cho thấy nỗi đau tâm lý là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự mất kiểm soát trong tất cả những hành vi tìm kiếm niềm vui, sự thỏa mãn, cho dù nó là uống rượu, hút thuốc, đánh bạc, tình dục, ma túy...Nếu bạn có 1 thói xấu thì nỗi đau sẽ đặt bạn vào thói xấu đó. Nếu bạn biết 1 ai đó đang mất kiểm soát thì bạn có thể đánh cược rằng họ đang bị nhận chìm trong đau đớn và họ đang cố gắng trong tuyệt vọng để trốn thoát khỏi nỗi đau. Nếu bạn đang mắc kẹt trong 1 chu kì của nỗi đau tâm lý, hãy tập trung tìm ra nguyên nhân của nỗi đau của bạn hoặc nếu không nó sẽ dần dần gặm mòn khả năng tự kiểm soát của bạn.
Sự thiếu thốn – Sự thiếu thốn là 1 tình trạng kéo dài của sự kiềm chế 1 điều gì đó cực kì được khao khát. Đây chính xác là lí do tại sao những chế độ ăn kiêng nghiêm khắc, cấm những loại đồ ăn nào đó gần như luôn luôn thất bại. Cuối cùng thì chúng ta đầu hàng. Tại sao? Sự thiếu thốn làm tăng sức mạnh của cái mà chúng ta khao khát. Sự căng thẳng giữa niềm vui, sự thỏa mãn ngay trước mắt và những hậu quả lâu dài có lợi cho sự thỏa mãn ngay lập tức, làm cho cuộc thương lượng khó khăn hơn. Bạn cần làm gì? Sự điều độ là chìa khóa, nhưng cần nhận ra ranh giới phù hợp giữa sự điều độ và sự nuông chiều. Điều độ không có nghĩa là bạn nên ăn mọi đồ ăn không lành mạnh mà bạn có thể nghĩ đến theo cách điều độ vì nếu 1 người thực sự ăn theo cách này thì có có thể đang ăn những thứ không lành mạnh suốt cả ngày. Bạn cần luyện tập sự tiết chế toàn bộ những thức ăn không lành mạnh. Lưu ý rằng sự điều độ thường không có hiệu quả trong những trường hợp của hành vi nghiện ngập. Trong trường hợp đó, sự kiêng khem là cần thiết cho cảm giác thiếu thốn và cuối cùng là chấm dứt hẳn.
Tính có sẵn – Bạn chắc chắn có thể kháng cự được bánh kem khi bạn đang bị mắc trên 1 hoang đảo. Tôi là người đầy ý chí trên 1 hoang đảo! Khi những cám dỗ không có sẵn thì sức mạnh ý chí không phải là vấn đề. Không ai ăn kem khi họ không có kem. Hãy tổ chức cuộc sống của bạn giống 1 hoang đảo, bằng cách tách rời bản thân bạn khỏi những cám dỗ. Sự hiện diện của những cám dỗ không chỉ làm tăng tỷ lệ thất bại của bạn mà còn làm bạn bị sao lãng bằng cách tập trung bạn vào việc tiêu dùng năng lượng tinh thần để chống cự với cám dỗ, trong khi sự chú ý của bạn có thể được tiêu dùng tốt hơn vào cuộc sống tốt đẹp!
Hợp lý hóa và Mặc cả - Đây có thể là thứ khó vượt qua nhất. Chúng ta kể với bản thân những lời nói dối hay nhất. Và chúng ta cũng là những người tin tưởng nhất vào những lời nói dối của chúng ta. Tôi đã đề cập ở trên rằng sức mạnh ý chí là khi niềm vui trước mặt đang cạnh tranh với 1 hậu quả lâu dài. Chúng ta sử dụng cách hợp lý hóa và cho rằng sẽ không có hậu quả lâu dài tiêu cực, do đó không cần phải kháng cự lại cám dỗ hiện tại. Tôi không khuyên bạn sống 1 cuộc sống không có sự nuông chiều bản thân, nhưng hãy cẩn thận khi sử dụng cách hợp lý hóa quá nhiều vì nó dần dần sẽ ăn mòn khả năng kháng cự của bạn. Sự mặc cả cũng hoạt động theo cách tương tự. Chúng ta mặc cả với bản thân rằng chúng ta sẽ làm việc để bù đắp cho những hậu quả sau này. “Tôi sẽ ăn và uống thật nhiều vào tối nay, nhưng nó sẽ ổn thôi vì tôi sẽ tập thể dục vào cuối tuần này.” Nếu bạn thấy bản thân thường xuyên hứa sẽ dọn nhà sau khi bạn làm lộn xộn, bạn đang mặc cả. Vấn đề với từ “sau này” là nó đầy ắp những cám dỗ. Những đống lộn xộn tích lũy và thời gian để dọn dẹp chúng không bao giờ đến. Tôi khuyên bạn hãy trả mọi món nợ trước. Nếu bạn biết là bạn sẽ tiêu thu nhiều hơn 1000calo so với bình thường, hãy lập 1 kế hoạch thanh toán cho nó trước khi bạn đi ăn (1 kế hoạch hợp lí bao gồm cả tập thể dục và ăn kiêng). Bằng cách lên kế hoạch trước, bạn sẽ không cần phải mặc cả.
Nguồn: PsychologyToday
Four Things That Undermine Your Willpower
How to eliminate what is getting in the way of your willpower
Published on August 1, 2012 by Sherry Pagoto, Ph.D. in Shrink
Đau đớn tâm lý – Stress, trầm cảm, tức giận và lo lắng là những nỗi đau cảm xúc. Giống như đau đớn thể lý, chúng ta bị thúc đẩy để trốn thoát khỏi nỗi đau tâm lý. Nếu bạn chạm vào 1 cái lò nóng, bạn sẽ ngay lập tức và theo bản năng rút tay bạn lại. Chúng ta cũng theo bản năng trốn thoát khỏi nỗi đau tâm lý, dù nó không bao giờ dễ dàng như rút tay bạn khỏi lò nóng. Những niềm vui trước mắt rất quyến rũ trong giây phút bạn đau đớn vì chúng làm giảm tác động của nỗi đau. Nỗi đau làm tăng gấp đôi sức mạnh của niềm vui trước mắt, làm sức mạnh ý chí của bạn rất dễ bị thất bại. Nghiên cứu cho thấy nỗi đau tâm lý là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự mất kiểm soát trong tất cả những hành vi tìm kiếm niềm vui, sự thỏa mãn, cho dù nó là uống rượu, hút thuốc, đánh bạc, tình dục, ma túy...Nếu bạn có 1 thói xấu thì nỗi đau sẽ đặt bạn vào thói xấu đó. Nếu bạn biết 1 ai đó đang mất kiểm soát thì bạn có thể đánh cược rằng họ đang bị nhận chìm trong đau đớn và họ đang cố gắng trong tuyệt vọng để trốn thoát khỏi nỗi đau. Nếu bạn đang mắc kẹt trong 1 chu kì của nỗi đau tâm lý, hãy tập trung tìm ra nguyên nhân của nỗi đau của bạn hoặc nếu không nó sẽ dần dần gặm mòn khả năng tự kiểm soát của bạn.
Sự thiếu thốn – Sự thiếu thốn là 1 tình trạng kéo dài của sự kiềm chế 1 điều gì đó cực kì được khao khát. Đây chính xác là lí do tại sao những chế độ ăn kiêng nghiêm khắc, cấm những loại đồ ăn nào đó gần như luôn luôn thất bại. Cuối cùng thì chúng ta đầu hàng. Tại sao? Sự thiếu thốn làm tăng sức mạnh của cái mà chúng ta khao khát. Sự căng thẳng giữa niềm vui, sự thỏa mãn ngay trước mắt và những hậu quả lâu dài có lợi cho sự thỏa mãn ngay lập tức, làm cho cuộc thương lượng khó khăn hơn. Bạn cần làm gì? Sự điều độ là chìa khóa, nhưng cần nhận ra ranh giới phù hợp giữa sự điều độ và sự nuông chiều. Điều độ không có nghĩa là bạn nên ăn mọi đồ ăn không lành mạnh mà bạn có thể nghĩ đến theo cách điều độ vì nếu 1 người thực sự ăn theo cách này thì có có thể đang ăn những thứ không lành mạnh suốt cả ngày. Bạn cần luyện tập sự tiết chế toàn bộ những thức ăn không lành mạnh. Lưu ý rằng sự điều độ thường không có hiệu quả trong những trường hợp của hành vi nghiện ngập. Trong trường hợp đó, sự kiêng khem là cần thiết cho cảm giác thiếu thốn và cuối cùng là chấm dứt hẳn.
Tính có sẵn – Bạn chắc chắn có thể kháng cự được bánh kem khi bạn đang bị mắc trên 1 hoang đảo. Tôi là người đầy ý chí trên 1 hoang đảo! Khi những cám dỗ không có sẵn thì sức mạnh ý chí không phải là vấn đề. Không ai ăn kem khi họ không có kem. Hãy tổ chức cuộc sống của bạn giống 1 hoang đảo, bằng cách tách rời bản thân bạn khỏi những cám dỗ. Sự hiện diện của những cám dỗ không chỉ làm tăng tỷ lệ thất bại của bạn mà còn làm bạn bị sao lãng bằng cách tập trung bạn vào việc tiêu dùng năng lượng tinh thần để chống cự với cám dỗ, trong khi sự chú ý của bạn có thể được tiêu dùng tốt hơn vào cuộc sống tốt đẹp!
Hợp lý hóa và Mặc cả - Đây có thể là thứ khó vượt qua nhất. Chúng ta kể với bản thân những lời nói dối hay nhất. Và chúng ta cũng là những người tin tưởng nhất vào những lời nói dối của chúng ta. Tôi đã đề cập ở trên rằng sức mạnh ý chí là khi niềm vui trước mặt đang cạnh tranh với 1 hậu quả lâu dài. Chúng ta sử dụng cách hợp lý hóa và cho rằng sẽ không có hậu quả lâu dài tiêu cực, do đó không cần phải kháng cự lại cám dỗ hiện tại. Tôi không khuyên bạn sống 1 cuộc sống không có sự nuông chiều bản thân, nhưng hãy cẩn thận khi sử dụng cách hợp lý hóa quá nhiều vì nó dần dần sẽ ăn mòn khả năng kháng cự của bạn. Sự mặc cả cũng hoạt động theo cách tương tự. Chúng ta mặc cả với bản thân rằng chúng ta sẽ làm việc để bù đắp cho những hậu quả sau này. “Tôi sẽ ăn và uống thật nhiều vào tối nay, nhưng nó sẽ ổn thôi vì tôi sẽ tập thể dục vào cuối tuần này.” Nếu bạn thấy bản thân thường xuyên hứa sẽ dọn nhà sau khi bạn làm lộn xộn, bạn đang mặc cả. Vấn đề với từ “sau này” là nó đầy ắp những cám dỗ. Những đống lộn xộn tích lũy và thời gian để dọn dẹp chúng không bao giờ đến. Tôi khuyên bạn hãy trả mọi món nợ trước. Nếu bạn biết là bạn sẽ tiêu thu nhiều hơn 1000calo so với bình thường, hãy lập 1 kế hoạch thanh toán cho nó trước khi bạn đi ăn (1 kế hoạch hợp lí bao gồm cả tập thể dục và ăn kiêng). Bằng cách lên kế hoạch trước, bạn sẽ không cần phải mặc cả.
Nguồn: PsychologyToday