Tham khảo sách “10 interesting things about human behavior” của tác giả Suzanne L.Davis,Ph.D
1. Bạn có thể thay đổi thái độ của mình bằng cách thay đổi hành vi của bạn.
Thái độ ( attitude ) của chúng ta ảnh hưởng đến hành vi của ta. Nhưng hành vi của chúng ta cũng có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ của ta dưới những hoàn cảnh phù hợp ( Eagly & Chaiken,1993).
Ví dụ, nếu bạn đã từng ăn kiêng, giả sử bạn cam kết với 1 chế độ ăn kiêng. Bạn tin rằng đường là kẻ thù của mình và nên tránh xa nó. Sau 1 thời gian, bạn lén ăn 1 thanh socola . Và bạn cảm thấy tội lỗi. Hành vi của bạn ( lén ăn ) trái ngược với niềm tin của bạn ( đường là kẻ thù ). Cảm giác khó chịu về mặt tâm lý này ( trong ví dụ này là cảm giác tội lỗi ) được các nhà tâm lý học xem là không hòa hợp về nhận thức ( cognitive dissonance ), tức là 1 trạng thái căng thẳng giữa những gì bạn đã làm và những gì bạn quan niệm ( Aronson,1969; Fesstinger,1957; Harmon-Jones & Mills,1999). Làm thế nào để bạn giải tỏa cảm giác tội lỗi ? Có 1 cách đó là sửa đổi lại thái độ của bạn .” Tôi nghĩ là ổn khi thỉnh thoảng đối xử đặc biệt với bản thân , ngay cả khi tôi đang theo chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt.” Hành động của bạn đã gây ra 1 sự thay đổi trong thái độ của bạn.
Ứng dụng điều này trong cuộc sống như thế nào ?
“ Hãy hành động như người mà bạn muốn trở thành và bạn có thể trở thành con người đó”. Đó là điều đáng kinh ngạc mà bộ não của chúng ta làm khi mà hành động và thái độ của chúng ta không tương hợp. Bạn có thể học cách yêu thích một thứ gì đó ( hoặc ít nhất là trở nên thoải mái hơn với nó ) bằng cách “ chỉ cần làm việc đó” và tiếp tục làm, ngay cả khi ban đầu bạn không muốn làm.
Nếu bạn là 1 người bố/mẹ, bạn có thể thay đổi thái độ của con bạn trở nên tốt hơn. Nếu bạn tinh tế, buộc chúng làm 1 số việc nào đó mà ban đầu chúng không thích ( ví dụ như đổ rác ), đó là 1 cơ hội tốt, những cảm xúc của trẻ về công việc sẽ trở nên tích cực hơn theo thời gian . Chúng có thể tin rằng việc đổ rác “ không quá tệ”.
2. Con người có thể là không nhất quán. Và đó là điều bình thường.
Chúng ta thường cảm thấy thất vọng khi gặp 1 ai đó mà những quan điểm , niềm tin của họ dường như không nhất quán ( inconsistent) . Bạn sẽ kết luận rằng người đó là vô lý.
Nhưng sự không nhất quán trong thái độ ( và sự không nhất quán giữa thái độ và hành động ) cũng khá là phổ biến ( theo từ điển tâm lý học xã hội). Mặc dù chúng ta có thể suy nghĩ 1 cách logic, nhưng nó không có nghĩa là chúng ta luôn luôn làm được như vậy ( Shermer,1997). Thỉh thoảng, chúng ta bị giằng xé giữa 2 cảm xúc hoặc không quyết định được mình nên làm gì. Điều đó không có nghĩa chúng ta là người điên khùng. Nó chỉ có nghĩa rằng chúng ta là con người.
Ứng dụng điều này trong cuộc sống như thế nào ?
Hiểu rằng sự không nhất quán là 1 phần bình thường của bản chất con người.
Bạn đã từng cố gắng thuyết phục ai đó rằng những quan điểm của anh ấy /cô ấy là không nhất quán và do đó những quan điểm đó là sai ? Đó không phải là cách để xây dựng mối quan hệ. Hãy xem xét về khả năng những nhìn nhận của bạn là sai và hãy tìm hiểu xem tại sao những quan điểm của người đó lại không nhất quan đối với họ.
Và nếu 1 ai đó kết tội bạn là người không nhất quán, bạn có thể đáp lại rằng “ Bản chất con người có thể là không nhất quán, và dù sao đi nữa , điều gì trông có vẻ không nhất quán đối với 1 ai đó thì nó lại là nhất quán đối với người khác.”
3. Tại sao con người lại làm những việc mà họ đang làm ?
Ví dụ : Liệu xem phim bạo lực trên TV có làm cho trẻ em hành xử xung hấn không ? 1 người nói rằng điều đó là chắc chắn và chúng ta cần cấm tiệt những chương trình bạo lực. Người khác thì nói không, vì có rất nhiều trẻ xem phim bạo lực và chúng không hành xử xung hấn.
Những tranh cãi kiểu như trên thường kết thúc bằng cách cãi nhau to tiếng hơn, lặp lại quan điểm của mình và chẳng giải quyết điều gì cả. Họ chưa xem xét đến 1 trong những nguyên tắc quan trọng nhất của hành vi : Rất hiếm có chuyện chỉ có 1 và chỉ duy nhất 1 nguyên nhân gây nên 1 hành vi. Phần lớn hành vi được gây ra bởi nhiều yếu tố tương tác với nhau đồng thời. Điều này làm cho những nghiên cứu tâm lý học trở nên rất quan trọng. Nó cho phép chúng ta chia ra những nguyên nhân khác nhau và những yếu tố góp phần gây nên hành vi.
Ứng dụng điều này trong cuộc sống như thế nào ?
Lần tới khi bạn đang tự hỏi về nguyên nhân dẫn đến hành động của 1 ai đó, đừng rơi vào cái bẫy như trên ( hành vi này là do nguyên nhân này hoặc nguyên nhân kia ). Nếu bạn làm như vậy, bạn có nguy cơ phớt lờ những yếu tố khác góp phần tạo nên hành vi. Hãy xem xét đến khả năng có nhiều hơn 1 yếu tố tương tác lẫn nhau đã gây nên hành vi. Nó sẽ giúp bạn hiểu sâu sắc hơn về hành vi của con người.
4. Đọc ngôn ngữ cơ thể của người khác mang lại cho bạn rất ít thông tin về người đó.
Con người thường thích cái ý tưởng rằng họ có khả năng đọc được ngôn ngữ cơ thể. Ví dụ : những chuyên gia về ngôn ngữ cơ thể trên tivi đọc ngôn ngữ cơ thể của người khác để phát hiện xem họ có nói dối hay không. Nhưng sự thực là không có khóa học đào tạo tiến sỹ tâm lý về lĩnh vực đọc ngôn ngữ cơ thể. Tại sao ? Bởi vì không có những hỗ trợ thực nghiệm ( bằng chứng thực nghiệm ) cho ý tưởng rằng bất kỳ ai, kể cả những nhà tâm lý học, có thể đọc được chính xác những cảm xúc không nói thành lời dựa trên những cử động của cơ thể.
Bạn có thể nói rằng “ Tôi có thể đọc được , nói được những gì con tôi suy nghĩ bằng cách quan sát chúng”. Tất nhiên là bạn có thể. Vì bạn hiểu chúng tốt hơn người khác. Bạn không “đọc” chúng; mà bạn hiểu chúng. Bài kiểm tra thực sự liệu con người có thể đọc được ngôn ngữ cơ thể tinh tế của người khác chính xác hay không , đó là : liệu họ có thể đọc được chính xác 1 ai đó mà họ không biết đến – 1 người xa lạ.
Nhà tâm lý học Paul Ekman đã nghiên cứu về điều này. Ông kiểm tra khả năng của con người trong việc phát hiện sự lừa dối ở những người xa lạ (2009). Theo mức trung bình thì mức độ chính xác của những người tham gia đạt khoảng 53%.
Và vấn đề ở đây là : Tốt nhất là bạn không nên giả định rằng bạn hiểu điều gì đang diễn ra trong đầu 1 ai đó ... trừ khi họ kể với bạn. Nhưng phương pháp này cũng gặp vấn đề khi mà con người ta có thể hiểu sai về từ ngữ của nhau. Bạn cho rằng mình có thể nói được là 1 ai đó khi khoanh tay , mặt đỏ, nhìn chằm chằm vào bạn là đang tức giận. Hoặc 1 ai đó liên tục nhìn đồng hồ trong suốt buổi nói chuyện có lẽ là sẵn sàng bỏ đi. Tôi chỉ nói điều này là “có thể” , vì ngay cả những hành vi không lời “rõ ràng” cũng có thể bị diễn giải sai.
Ứng dụng điều này trong cuộc sống như thế nào ?
Nếu bạn muốn biết ai đó đang nghĩ gì, hãy hỏi họ.
Và hãy cảnh giác với người nào đó khi họ nói rằng mình là chuyên gia trong việc đọc ngôn ngữ cơ thể. Nếu như ngôn ngữ cơ thể chuyển tải 1 thông điệp rõ ràng thì bạn không cần 1 “chuyên gia” để đọc được nó.
1. Bạn có thể thay đổi thái độ của mình bằng cách thay đổi hành vi của bạn.
Thái độ ( attitude ) của chúng ta ảnh hưởng đến hành vi của ta. Nhưng hành vi của chúng ta cũng có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ của ta dưới những hoàn cảnh phù hợp ( Eagly & Chaiken,1993).
Ví dụ, nếu bạn đã từng ăn kiêng, giả sử bạn cam kết với 1 chế độ ăn kiêng. Bạn tin rằng đường là kẻ thù của mình và nên tránh xa nó. Sau 1 thời gian, bạn lén ăn 1 thanh socola . Và bạn cảm thấy tội lỗi. Hành vi của bạn ( lén ăn ) trái ngược với niềm tin của bạn ( đường là kẻ thù ). Cảm giác khó chịu về mặt tâm lý này ( trong ví dụ này là cảm giác tội lỗi ) được các nhà tâm lý học xem là không hòa hợp về nhận thức ( cognitive dissonance ), tức là 1 trạng thái căng thẳng giữa những gì bạn đã làm và những gì bạn quan niệm ( Aronson,1969; Fesstinger,1957; Harmon-Jones & Mills,1999). Làm thế nào để bạn giải tỏa cảm giác tội lỗi ? Có 1 cách đó là sửa đổi lại thái độ của bạn .” Tôi nghĩ là ổn khi thỉnh thoảng đối xử đặc biệt với bản thân , ngay cả khi tôi đang theo chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt.” Hành động của bạn đã gây ra 1 sự thay đổi trong thái độ của bạn.
Ứng dụng điều này trong cuộc sống như thế nào ?
“ Hãy hành động như người mà bạn muốn trở thành và bạn có thể trở thành con người đó”. Đó là điều đáng kinh ngạc mà bộ não của chúng ta làm khi mà hành động và thái độ của chúng ta không tương hợp. Bạn có thể học cách yêu thích một thứ gì đó ( hoặc ít nhất là trở nên thoải mái hơn với nó ) bằng cách “ chỉ cần làm việc đó” và tiếp tục làm, ngay cả khi ban đầu bạn không muốn làm.
Nếu bạn là 1 người bố/mẹ, bạn có thể thay đổi thái độ của con bạn trở nên tốt hơn. Nếu bạn tinh tế, buộc chúng làm 1 số việc nào đó mà ban đầu chúng không thích ( ví dụ như đổ rác ), đó là 1 cơ hội tốt, những cảm xúc của trẻ về công việc sẽ trở nên tích cực hơn theo thời gian . Chúng có thể tin rằng việc đổ rác “ không quá tệ”.
2. Con người có thể là không nhất quán. Và đó là điều bình thường.
Chúng ta thường cảm thấy thất vọng khi gặp 1 ai đó mà những quan điểm , niềm tin của họ dường như không nhất quán ( inconsistent) . Bạn sẽ kết luận rằng người đó là vô lý.
Nhưng sự không nhất quán trong thái độ ( và sự không nhất quán giữa thái độ và hành động ) cũng khá là phổ biến ( theo từ điển tâm lý học xã hội). Mặc dù chúng ta có thể suy nghĩ 1 cách logic, nhưng nó không có nghĩa là chúng ta luôn luôn làm được như vậy ( Shermer,1997). Thỉh thoảng, chúng ta bị giằng xé giữa 2 cảm xúc hoặc không quyết định được mình nên làm gì. Điều đó không có nghĩa chúng ta là người điên khùng. Nó chỉ có nghĩa rằng chúng ta là con người.
Ứng dụng điều này trong cuộc sống như thế nào ?
Hiểu rằng sự không nhất quán là 1 phần bình thường của bản chất con người.
Bạn đã từng cố gắng thuyết phục ai đó rằng những quan điểm của anh ấy /cô ấy là không nhất quán và do đó những quan điểm đó là sai ? Đó không phải là cách để xây dựng mối quan hệ. Hãy xem xét về khả năng những nhìn nhận của bạn là sai và hãy tìm hiểu xem tại sao những quan điểm của người đó lại không nhất quan đối với họ.
Và nếu 1 ai đó kết tội bạn là người không nhất quán, bạn có thể đáp lại rằng “ Bản chất con người có thể là không nhất quán, và dù sao đi nữa , điều gì trông có vẻ không nhất quán đối với 1 ai đó thì nó lại là nhất quán đối với người khác.”
3. Tại sao con người lại làm những việc mà họ đang làm ?
Ví dụ : Liệu xem phim bạo lực trên TV có làm cho trẻ em hành xử xung hấn không ? 1 người nói rằng điều đó là chắc chắn và chúng ta cần cấm tiệt những chương trình bạo lực. Người khác thì nói không, vì có rất nhiều trẻ xem phim bạo lực và chúng không hành xử xung hấn.
Những tranh cãi kiểu như trên thường kết thúc bằng cách cãi nhau to tiếng hơn, lặp lại quan điểm của mình và chẳng giải quyết điều gì cả. Họ chưa xem xét đến 1 trong những nguyên tắc quan trọng nhất của hành vi : Rất hiếm có chuyện chỉ có 1 và chỉ duy nhất 1 nguyên nhân gây nên 1 hành vi. Phần lớn hành vi được gây ra bởi nhiều yếu tố tương tác với nhau đồng thời. Điều này làm cho những nghiên cứu tâm lý học trở nên rất quan trọng. Nó cho phép chúng ta chia ra những nguyên nhân khác nhau và những yếu tố góp phần gây nên hành vi.
Ứng dụng điều này trong cuộc sống như thế nào ?
Lần tới khi bạn đang tự hỏi về nguyên nhân dẫn đến hành động của 1 ai đó, đừng rơi vào cái bẫy như trên ( hành vi này là do nguyên nhân này hoặc nguyên nhân kia ). Nếu bạn làm như vậy, bạn có nguy cơ phớt lờ những yếu tố khác góp phần tạo nên hành vi. Hãy xem xét đến khả năng có nhiều hơn 1 yếu tố tương tác lẫn nhau đã gây nên hành vi. Nó sẽ giúp bạn hiểu sâu sắc hơn về hành vi của con người.
4. Đọc ngôn ngữ cơ thể của người khác mang lại cho bạn rất ít thông tin về người đó.
Con người thường thích cái ý tưởng rằng họ có khả năng đọc được ngôn ngữ cơ thể. Ví dụ : những chuyên gia về ngôn ngữ cơ thể trên tivi đọc ngôn ngữ cơ thể của người khác để phát hiện xem họ có nói dối hay không. Nhưng sự thực là không có khóa học đào tạo tiến sỹ tâm lý về lĩnh vực đọc ngôn ngữ cơ thể. Tại sao ? Bởi vì không có những hỗ trợ thực nghiệm ( bằng chứng thực nghiệm ) cho ý tưởng rằng bất kỳ ai, kể cả những nhà tâm lý học, có thể đọc được chính xác những cảm xúc không nói thành lời dựa trên những cử động của cơ thể.
Bạn có thể nói rằng “ Tôi có thể đọc được , nói được những gì con tôi suy nghĩ bằng cách quan sát chúng”. Tất nhiên là bạn có thể. Vì bạn hiểu chúng tốt hơn người khác. Bạn không “đọc” chúng; mà bạn hiểu chúng. Bài kiểm tra thực sự liệu con người có thể đọc được ngôn ngữ cơ thể tinh tế của người khác chính xác hay không , đó là : liệu họ có thể đọc được chính xác 1 ai đó mà họ không biết đến – 1 người xa lạ.
Nhà tâm lý học Paul Ekman đã nghiên cứu về điều này. Ông kiểm tra khả năng của con người trong việc phát hiện sự lừa dối ở những người xa lạ (2009). Theo mức trung bình thì mức độ chính xác của những người tham gia đạt khoảng 53%.
Và vấn đề ở đây là : Tốt nhất là bạn không nên giả định rằng bạn hiểu điều gì đang diễn ra trong đầu 1 ai đó ... trừ khi họ kể với bạn. Nhưng phương pháp này cũng gặp vấn đề khi mà con người ta có thể hiểu sai về từ ngữ của nhau. Bạn cho rằng mình có thể nói được là 1 ai đó khi khoanh tay , mặt đỏ, nhìn chằm chằm vào bạn là đang tức giận. Hoặc 1 ai đó liên tục nhìn đồng hồ trong suốt buổi nói chuyện có lẽ là sẵn sàng bỏ đi. Tôi chỉ nói điều này là “có thể” , vì ngay cả những hành vi không lời “rõ ràng” cũng có thể bị diễn giải sai.
Ứng dụng điều này trong cuộc sống như thế nào ?
Nếu bạn muốn biết ai đó đang nghĩ gì, hãy hỏi họ.
Và hãy cảnh giác với người nào đó khi họ nói rằng mình là chuyên gia trong việc đọc ngôn ngữ cơ thể. Nếu như ngôn ngữ cơ thể chuyển tải 1 thông điệp rõ ràng thì bạn không cần 1 “chuyên gia” để đọc được nó.