“ Trao duyên” của Nguyễn Du- một đoạn trích mang nhiều tâm trạng kèm theo sự vấn vương nuối tiếc cho mỗi người đọc. Tác phẩm được đưa vào trong chương trình học Ngữ văn của lớp 12, là một trong những tác phẩm trong phạm vi kiến thức ôn tập trong những kì thi lớn nhỏ khác nhau. Vậy, nếu gặp đề bài yêu cầu về tác phẩm “ Trao duyên”, thì nên viết mở bài như thế nào? Vì vậy, sau đây đưa ra 5 mở bài về tác phẩm “ Trao duyên” , dù chỉ là mở bài khái quát nhưng hi vọng chúng sẽ giúp các bạn, từ đó giúp các bạn viết mở bài cho các tác phẩm khác.
MỞ BÀI SỐ 1 (Giá trị nhân đạo qua đoạn trích TRAO DUYÊN)
Nói về Nguyễn Du ta nhớ đến một đại thi hào dân tộc sống trong thế kỉ XIX với những tác phẩm đặc sắc mang đậm giá trị hiện thực và nhân đạo, đặc biệt là “ Truyện Kiều”. Trong kiệt tác 3254 câu đó, giá trị nhân đạo được thể hiện xuất xắc qua đoạn trích “ Trao duyên” nói về nỗi xót xa với hẹn ước trăm năm, bởi vì nàng phải bán mình cứu cha và giữa chữ tình và chữ hiếu, nàng đã làm trọn đạo hiếu, đạo làm con.
MỞ BÀI SỐ 2 (Phân tích tâm trạng Thúy Kiều TRAO DUYÊN)
Trong xã hội phong kiến xưa, người phụ nữ luôn bị coi thường và rẻ rúng, những hình ảnh đó đã được ca dao, tục ngữ khắc họa một cách chân thực. Đặc biệt, người đọc có thể thấu hiểu những khó khăn gian khổ mà người phụ nữ phải trải qua qua tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Sự giằng xé trong tâm trạng người phụ nữ được thể hiện rõ nét nhờ đoạn trích “ Trao duyên” đã thể hiện rõ nét tâm trạng đau đớn, rằn vặt của Thúy Kiều.
MỞ BÀI SỐ 3 (Vẻ đẹp và bi kịch của Thúy Kiều TRAO DUYÊN)
Trong giai đoạn thế kỉ XIX, truyện Kiều của Nguyễn Du được mọi người quan tâm và thừa nhận bởi nó khắc hoạ chân thực số phận của người phụ nữ trong thời kì bấy giờ. Cuộc đời nàng Kiều trải qua biết bao gian truân, đau đớn và xót xa khi phải lựa chọn chữ hiếu và chữ tình. Đoạn trích “Trao duyên” đã khắc họa thật rõ số phận bất hạnh của Thúy Kiều đồng thời cũng khiến chúng ta trân trọng hơn vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của nàng.
MỞ BÀI SỐ 4 (Phân tích, cảm nhân đoạn trích TRAO DUYÊN)
Một trong những tác phẩm đặc sắc của đại thi hòa Nguyễn Du được đưa vào chương trình giảng dạy đó chính là “ Trao duyên”. Đoạn trích nói về bối cảnh Thúy Kiều trao duyên lại cho Thúy Vân, nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng. Nhận xét về “ Trao duyên”, Tản Đà từng viết: “ Trong cả quyển Kiều, văn tả tình không mấy đoạn dài hơn như vậy. Đoạn này thật lâm ly, mà như thế mới biết hết tình sự”.
MỞ BÀI SỐ 5 (Phân tích, cảm nhận đoạn trích TRAO DUYÊN)
“Khi Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn”
Thơ Nguyễn Du luôn vang lên âm thanh, bừng lên màu sắc của sự sống, hằn lên những nét sắc cạnh của hiện thực đa dạng. Đặc biệt, truyện Kiều đã làm nên dấu ấn và tên tuổi của ông đi theo từng năm tháng. Trong đó, đoạn trích “ Trao duyên” là đoạn trích đặc sắc và tiêu biểu cho truyện Kiều khi mở đầu cho nỗi bất hạnh, đau đớn đầu tiên trong cuộc đời 15 năm sóng gió lưu lạc của Thúy Kiều, một cô gái tài hoa nhưng mệnh bạc.
MỞ BÀI SỐ 1 (Giá trị nhân đạo qua đoạn trích TRAO DUYÊN)
Nói về Nguyễn Du ta nhớ đến một đại thi hào dân tộc sống trong thế kỉ XIX với những tác phẩm đặc sắc mang đậm giá trị hiện thực và nhân đạo, đặc biệt là “ Truyện Kiều”. Trong kiệt tác 3254 câu đó, giá trị nhân đạo được thể hiện xuất xắc qua đoạn trích “ Trao duyên” nói về nỗi xót xa với hẹn ước trăm năm, bởi vì nàng phải bán mình cứu cha và giữa chữ tình và chữ hiếu, nàng đã làm trọn đạo hiếu, đạo làm con.
MỞ BÀI SỐ 2 (Phân tích tâm trạng Thúy Kiều TRAO DUYÊN)
Trong xã hội phong kiến xưa, người phụ nữ luôn bị coi thường và rẻ rúng, những hình ảnh đó đã được ca dao, tục ngữ khắc họa một cách chân thực. Đặc biệt, người đọc có thể thấu hiểu những khó khăn gian khổ mà người phụ nữ phải trải qua qua tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Sự giằng xé trong tâm trạng người phụ nữ được thể hiện rõ nét nhờ đoạn trích “ Trao duyên” đã thể hiện rõ nét tâm trạng đau đớn, rằn vặt của Thúy Kiều.
MỞ BÀI SỐ 3 (Vẻ đẹp và bi kịch của Thúy Kiều TRAO DUYÊN)
Trong giai đoạn thế kỉ XIX, truyện Kiều của Nguyễn Du được mọi người quan tâm và thừa nhận bởi nó khắc hoạ chân thực số phận của người phụ nữ trong thời kì bấy giờ. Cuộc đời nàng Kiều trải qua biết bao gian truân, đau đớn và xót xa khi phải lựa chọn chữ hiếu và chữ tình. Đoạn trích “Trao duyên” đã khắc họa thật rõ số phận bất hạnh của Thúy Kiều đồng thời cũng khiến chúng ta trân trọng hơn vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của nàng.
MỞ BÀI SỐ 4 (Phân tích, cảm nhân đoạn trích TRAO DUYÊN)
Một trong những tác phẩm đặc sắc của đại thi hòa Nguyễn Du được đưa vào chương trình giảng dạy đó chính là “ Trao duyên”. Đoạn trích nói về bối cảnh Thúy Kiều trao duyên lại cho Thúy Vân, nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng. Nhận xét về “ Trao duyên”, Tản Đà từng viết: “ Trong cả quyển Kiều, văn tả tình không mấy đoạn dài hơn như vậy. Đoạn này thật lâm ly, mà như thế mới biết hết tình sự”.
MỞ BÀI SỐ 5 (Phân tích, cảm nhận đoạn trích TRAO DUYÊN)
“Khi Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn”
Thơ Nguyễn Du luôn vang lên âm thanh, bừng lên màu sắc của sự sống, hằn lên những nét sắc cạnh của hiện thực đa dạng. Đặc biệt, truyện Kiều đã làm nên dấu ấn và tên tuổi của ông đi theo từng năm tháng. Trong đó, đoạn trích “ Trao duyên” là đoạn trích đặc sắc và tiêu biểu cho truyện Kiều khi mở đầu cho nỗi bất hạnh, đau đớn đầu tiên trong cuộc đời 15 năm sóng gió lưu lạc của Thúy Kiều, một cô gái tài hoa nhưng mệnh bạc.
- Chủ đề
- mở bài đoạn trích trao duyên