7 cách bảo vệ tài khoản Gmail hiệu quả nhất, làm thế nào để không bị mất mật khẩu, dùng tài khoản gmail 1 cách an toàn, cách đặt mật khẩu mạnh, khó bị hack
E-mail là tài khoản nhận dạng vô giá của mỗi người trên web. Bạn sử dụng e-mail hàng ngày và chứa tất cả những thông tin quan trọng trong inbox. Tất cả tài khoản mạng xã hội, đăng kí diễn đàn, tài khoản Paypal,… của bạn đều được kết nối và điều khiển bởi e-mail của bạn và vì vậy bạn phải bảo mật hoàn toàn tài khoản Gmail và ngăn chặn truy cập trái phép.
Chọn một mật khẩu mạnh là chưa đủ, bạn cần biết cách mà kẻ gian truy cập tài khoản e-mail của người khác. Dưới đây là một vài mẹo hữu ích để bảo mật tài khoản Gmail của bạn và tránh bị hack:
1. Luôn luôn kiểm tra URL trước khi đăng nhập vào Gmail
Mỗi khi bạn đăng nhập vào tài khoản Gmail của bạn, luôn luôn kiểm tra URL trên thanh địa chỉ của trình duyệt. Bời vì nhiều cái đầu đen tối tạo ra bản sao chính xác của trang đăng nhập Gmail. Điều tồi tệ nhất là họ cài đặt một số tập lệnh (script) hay mã độc phía sau trang đăng nhập giả và chạy trang đó trên web server của họ. Khi bạn đăng nhập vào trang giả mạo Gmail, tên đăng nhập (username) cũng như mật khẩu (password) của bạn sẽ bị gởi tới một địa chỉ e-mail khác hay một vị trí FTP.
Vì vậy, luôn luôn chắc chắn rằng bạn đang đăng nhập vào Gmail bằng cách gõ
gmail.com/ - www.gmail.com.
2. Tránh kiểm tra e-mail ở nơi công cộng
Keylogger là một chương trình máy tính có thể được sử dụng để ghi lại những gì bạn đang gõ trên bàn phím. Keylogger ghi lại những phím mà bạn gõ, lưu chúng vào một file văn bản đơn giản và gởi file đó đến một địa chỉ e-mail hay một FTP server. Và bạn hoàn toàn không nhận biết được toàn bộ quá trình đang chạy nền.
Bạn không bao giờ biết được những chương trình nào được cài đặt trên một máy tính công cộng. Hãy xem xét một kịch bản đơn giản: Bạn đến một tiệm Internet để kiểm tra e-mail từ tài khoản Gmail của bạn. Tiệm Internet cài đặt Keylogger trong mỗi máy tính và khi bạn gõ username và password, Keylogger script bắt đầu hành động, ghi lại cả username và password của bạn và gởi nó đến một địa chỉ e-mail khác. Bạn rời tiệm Internet sau khi kiểm tra e-mail và tiệm Internet lấy được username và password của bạn và hack tài khoản của bạn.
Vì vậy, không bao giờ kiểm tra e-mail ở máy tính công cộng mà bạn không kiểm soát được.
3. Chuyển tiếp e-mail đến một tài khoản e-mail thứ hai
Bạn cần kiểm tra e-mail ở một máy tính công cộng nhưng bạn sợ máy tính đó có cài keylogger ? Dưới đây là một cách giải quyết tốt.
- Tạo một tài khoản Gmail khác và chọn một mật khẩu khác cho tài khoản này. Nghĩa là mật khẩu của tài khoản Gmail mới của bạn không trùng với password của tài khoản Gmail chính của bạn.
- Đăng nhập vào tài khoản Gmail chính của bạn, click “Settings” và đến thẻ “Forwarding and POP/IMAP”.
- Chọn chuyển tiếp tất cả e-mail nhận được đến tài khoản Gmail mà bạn mới tạo. Tất e-mail nhận được ở tài khoản e-mail gốc của bạn sẽ được tự động chuyển tiếp đến địa chỉ e-mail thứ hai này.
Mỗi khi bạn muốn kiểm tra e-mail từ một máy tính công cộng, sử dụng tài khoản e-mail thứ hai này. Bất kì ai cố gắng hack tài khoản e-mail của bạn bằng cách sử dụng keylogger chỉ có thể hack tài khoản e-mail thứ hai này chứ không phải tài khoản chính của bạn. Hiển nhiên, không để lại bất kì e-mail quan trọng nào hay password/username trong tài khoản e-mail tạm thời này và nhớ xoá e-mail thường xuyên. Điều này nghe có vẻ buồn cười nhưng an toàn vẫn tốt hơn.
RẤT QUAN TRỌNG:Không sử dụng hay liên kết tài khoản e-mail thứ hai này để phục hồi mật khẩu của tài khoản e-mail gốc của bạn. Sử dụng tài khoản e-mail thứ hai này chỉ để kiểm tra e-mail ở máy tính công cộng.
4. Thường xuyên theo dõi hoạt động của tài khoản Gmail
Bạn có thể theo dõi địa chỉ IP của máy tính được sử dụng để đăng nhập vào tài khoản Gmail của bạn. Để tìm địa chỉ IP, đăng nhập vào Gmail, cuộn xuống dưới và click link chi tiết hoạt động của tài khoản như hình dưới:
Bạn sẽ nhìn thấy danh sách những địa chỉ IP gần đây nhất được sử dụng để đăng nhập vào tài khoản Gmail của bạn. Bạn sẽ chú ý tên quốc gia và bang kế bên ngày tháng và giờ của hoạt động Gmail gần đây nhất của bạn. Nếu bạn tìm thấy địa chỉ IP lạ hoặc một địa danh lạ thì rất có thể là ai đó đã đăng nhập vào tài khoản Gmail của bạn từ một nơi nào khác.
Để giải quyết vấn đề này, click nút “Sign out of all other sessions” và Gmail sẽ tự động xoá tất cả các phiên hoạt động của tài khoản của bạn. Kế tiếp, thay đổi mật khẩu ngay lập tức từ trang cài đặt tài khoản Google của bạn.
5. Kiểm tra các bộ lọc xấu
Các bộ lọc của Gmail có thể được sử dụng để thiết lập các qui luật trong tài khoản Gmail của bạn - bạn có thể tự động chuyển tiếp những e-mail xác định đến tài khoản e-mail khác, xoá chúng, lưu chúng và thực hiện nhiều tác vụ khác. Buồn thay, các bộ lọc có thể là mối đe doạ lớn đối với việc bảo mật tài khoản Gmail của bạn.
Hãy xem xét một tình huống - bạn kiểm tra e-mail từ máy tính ở trường và quên đăng xuất trước khi ra khỏi lớp. Một người bạn của bạn nhận thấy bạn quên đăng xuất và anh ta áp dụng một bộ lọc trong tài khoản Gmail của bạn. Bộ lọc này tự động chuyển tiếp e-mail của bạn đến địa chỉ e-mail của anh ta.
Giờ đây, anh ta truy cập tất cả e-mail của bạn và anh ta có thể reset mật khẩu tài khoản của bạn nếu anh ta muốn.
Cho nên, bạn hãy luôn kiểm tra những bộ lọc lạ từ
Gmail Settings -> Filters. Xoá bất kì bộ lọc nào mà bạn không tạo ra hay xuất hiện đáng ngờ.
6. Đừng click những link đáng ngờ
Có một vài website cho phép ai cũng có thể gởi e-mail giả mạo đến bất cứ địa chỉ e-mail nào. Và điều tồi tệ nhất là người gởi có thể tuỳ đổi địa chỉ “From” sang bất cứ gì như
noreply@gmail.comhay
gmailteam@google.com.
Hãy xem xét một kịch bản: Anh X sử dụng website nào đó và gởi một e-mail yêu cầu bạn thay đổi mật khẩu Gmail của bạn vì lí do bảo mật. Bạn nhìn thấy địa chỉ người gởi giống một cái gì đó như “support@gmail.com” và nghĩ rằng nó từ Gmail. Nhưng không phải vậy.
Khi bạn nhận được bất kì e-mail nào yêu cầu bạn thay đổi mật khẩu tài khoản của bạn, bạn đừng bao giờ làm theo và đừng bao giờ click vào những link đáng ngờ.
Chú ý: Gmail sẽ không bao giờ yêu cầu bạn thay đổi mật khẩu mà không có bất kì lí do nào. Do đó, nếu bạn nhận được bất cứ e-mail nào tự nhận là từ Google và yêu cầu bạn thay đổi mật khẩu, thì chắc chắn là ai đó đang cố gắng đánh lừa bạn và hack tài khoản e-mail của bạn.
7. Chọn một mật khẩu kiểu chữ - số mạnh
Hầu hết người dùng chọn những mật khẩu rất chung và có thể dễ dàng đoán được. Bạn nên chọn một mật khẩu thật mạnh và khó đoán. Luôn luôn ghi nhớ những mẹo sau trong việc chọn mật khẩu:
- Chọn cả số và chữ trong mật khẩu. Tốt hơn nữa là bạn bao gồm cả các kí hiệu và kí tự đặc biệt.
- Đừng bao giờ sử dụng số điện thoại, ngày tháng năm sinh, tên cha mẹ hay số thẻ tín dụng của bạn làm mật khẩu.
- Chọn một mật khẩu dài – từ 10 kí tự trở lên.
- Đừng bao giờ viết mật khẩu của bạn lên giấy hoặc lưu nó vào file văn bản trong máy tính.
Bất kì ai cố hack tài khoản e-mail của bạn sẽ khó đoán được mật khẩu. Mật khẩu của bạn càng phức tạp thì nó càng bảo mật hơn và tốt hơn. Bạn cũng nên kết nối số điện thoại di động của bạn với tài khoản Gmail của bạn để đề phòng trường hợp bạn quên mật khẩu và không thể đăng nhập vào Gmail.
Bạn có thủ thuật bảo mật Gmail nào không ? Hãy chia sẻ ý kiến của bạn trong phần comment.
E-mail là tài khoản nhận dạng vô giá của mỗi người trên web. Bạn sử dụng e-mail hàng ngày và chứa tất cả những thông tin quan trọng trong inbox. Tất cả tài khoản mạng xã hội, đăng kí diễn đàn, tài khoản Paypal,… của bạn đều được kết nối và điều khiển bởi e-mail của bạn và vì vậy bạn phải bảo mật hoàn toàn tài khoản Gmail và ngăn chặn truy cập trái phép.
Chọn một mật khẩu mạnh là chưa đủ, bạn cần biết cách mà kẻ gian truy cập tài khoản e-mail của người khác. Dưới đây là một vài mẹo hữu ích để bảo mật tài khoản Gmail của bạn và tránh bị hack:
1. Luôn luôn kiểm tra URL trước khi đăng nhập vào Gmail
Mỗi khi bạn đăng nhập vào tài khoản Gmail của bạn, luôn luôn kiểm tra URL trên thanh địa chỉ của trình duyệt. Bời vì nhiều cái đầu đen tối tạo ra bản sao chính xác của trang đăng nhập Gmail. Điều tồi tệ nhất là họ cài đặt một số tập lệnh (script) hay mã độc phía sau trang đăng nhập giả và chạy trang đó trên web server của họ. Khi bạn đăng nhập vào trang giả mạo Gmail, tên đăng nhập (username) cũng như mật khẩu (password) của bạn sẽ bị gởi tới một địa chỉ e-mail khác hay một vị trí FTP.
Vì vậy, luôn luôn chắc chắn rằng bạn đang đăng nhập vào Gmail bằng cách gõ
gmail.com/ - www.gmail.com.
2. Tránh kiểm tra e-mail ở nơi công cộng
Keylogger là một chương trình máy tính có thể được sử dụng để ghi lại những gì bạn đang gõ trên bàn phím. Keylogger ghi lại những phím mà bạn gõ, lưu chúng vào một file văn bản đơn giản và gởi file đó đến một địa chỉ e-mail hay một FTP server. Và bạn hoàn toàn không nhận biết được toàn bộ quá trình đang chạy nền.
Bạn không bao giờ biết được những chương trình nào được cài đặt trên một máy tính công cộng. Hãy xem xét một kịch bản đơn giản: Bạn đến một tiệm Internet để kiểm tra e-mail từ tài khoản Gmail của bạn. Tiệm Internet cài đặt Keylogger trong mỗi máy tính và khi bạn gõ username và password, Keylogger script bắt đầu hành động, ghi lại cả username và password của bạn và gởi nó đến một địa chỉ e-mail khác. Bạn rời tiệm Internet sau khi kiểm tra e-mail và tiệm Internet lấy được username và password của bạn và hack tài khoản của bạn.
Vì vậy, không bao giờ kiểm tra e-mail ở máy tính công cộng mà bạn không kiểm soát được.
3. Chuyển tiếp e-mail đến một tài khoản e-mail thứ hai
Bạn cần kiểm tra e-mail ở một máy tính công cộng nhưng bạn sợ máy tính đó có cài keylogger ? Dưới đây là một cách giải quyết tốt.
- Tạo một tài khoản Gmail khác và chọn một mật khẩu khác cho tài khoản này. Nghĩa là mật khẩu của tài khoản Gmail mới của bạn không trùng với password của tài khoản Gmail chính của bạn.
- Đăng nhập vào tài khoản Gmail chính của bạn, click “Settings” và đến thẻ “Forwarding and POP/IMAP”.
- Chọn chuyển tiếp tất cả e-mail nhận được đến tài khoản Gmail mà bạn mới tạo. Tất e-mail nhận được ở tài khoản e-mail gốc của bạn sẽ được tự động chuyển tiếp đến địa chỉ e-mail thứ hai này.
Mỗi khi bạn muốn kiểm tra e-mail từ một máy tính công cộng, sử dụng tài khoản e-mail thứ hai này. Bất kì ai cố gắng hack tài khoản e-mail của bạn bằng cách sử dụng keylogger chỉ có thể hack tài khoản e-mail thứ hai này chứ không phải tài khoản chính của bạn. Hiển nhiên, không để lại bất kì e-mail quan trọng nào hay password/username trong tài khoản e-mail tạm thời này và nhớ xoá e-mail thường xuyên. Điều này nghe có vẻ buồn cười nhưng an toàn vẫn tốt hơn.
RẤT QUAN TRỌNG:Không sử dụng hay liên kết tài khoản e-mail thứ hai này để phục hồi mật khẩu của tài khoản e-mail gốc của bạn. Sử dụng tài khoản e-mail thứ hai này chỉ để kiểm tra e-mail ở máy tính công cộng.
4. Thường xuyên theo dõi hoạt động của tài khoản Gmail
Bạn có thể theo dõi địa chỉ IP của máy tính được sử dụng để đăng nhập vào tài khoản Gmail của bạn. Để tìm địa chỉ IP, đăng nhập vào Gmail, cuộn xuống dưới và click link chi tiết hoạt động của tài khoản như hình dưới:
Bạn sẽ nhìn thấy danh sách những địa chỉ IP gần đây nhất được sử dụng để đăng nhập vào tài khoản Gmail của bạn. Bạn sẽ chú ý tên quốc gia và bang kế bên ngày tháng và giờ của hoạt động Gmail gần đây nhất của bạn. Nếu bạn tìm thấy địa chỉ IP lạ hoặc một địa danh lạ thì rất có thể là ai đó đã đăng nhập vào tài khoản Gmail của bạn từ một nơi nào khác.
Để giải quyết vấn đề này, click nút “Sign out of all other sessions” và Gmail sẽ tự động xoá tất cả các phiên hoạt động của tài khoản của bạn. Kế tiếp, thay đổi mật khẩu ngay lập tức từ trang cài đặt tài khoản Google của bạn.
5. Kiểm tra các bộ lọc xấu
Các bộ lọc của Gmail có thể được sử dụng để thiết lập các qui luật trong tài khoản Gmail của bạn - bạn có thể tự động chuyển tiếp những e-mail xác định đến tài khoản e-mail khác, xoá chúng, lưu chúng và thực hiện nhiều tác vụ khác. Buồn thay, các bộ lọc có thể là mối đe doạ lớn đối với việc bảo mật tài khoản Gmail của bạn.
Hãy xem xét một tình huống - bạn kiểm tra e-mail từ máy tính ở trường và quên đăng xuất trước khi ra khỏi lớp. Một người bạn của bạn nhận thấy bạn quên đăng xuất và anh ta áp dụng một bộ lọc trong tài khoản Gmail của bạn. Bộ lọc này tự động chuyển tiếp e-mail của bạn đến địa chỉ e-mail của anh ta.
Giờ đây, anh ta truy cập tất cả e-mail của bạn và anh ta có thể reset mật khẩu tài khoản của bạn nếu anh ta muốn.
Cho nên, bạn hãy luôn kiểm tra những bộ lọc lạ từ
Gmail Settings -> Filters. Xoá bất kì bộ lọc nào mà bạn không tạo ra hay xuất hiện đáng ngờ.
6. Đừng click những link đáng ngờ
Có một vài website cho phép ai cũng có thể gởi e-mail giả mạo đến bất cứ địa chỉ e-mail nào. Và điều tồi tệ nhất là người gởi có thể tuỳ đổi địa chỉ “From” sang bất cứ gì như
noreply@gmail.comhay
gmailteam@google.com.
Hãy xem xét một kịch bản: Anh X sử dụng website nào đó và gởi một e-mail yêu cầu bạn thay đổi mật khẩu Gmail của bạn vì lí do bảo mật. Bạn nhìn thấy địa chỉ người gởi giống một cái gì đó như “support@gmail.com” và nghĩ rằng nó từ Gmail. Nhưng không phải vậy.
Khi bạn nhận được bất kì e-mail nào yêu cầu bạn thay đổi mật khẩu tài khoản của bạn, bạn đừng bao giờ làm theo và đừng bao giờ click vào những link đáng ngờ.
Chú ý: Gmail sẽ không bao giờ yêu cầu bạn thay đổi mật khẩu mà không có bất kì lí do nào. Do đó, nếu bạn nhận được bất cứ e-mail nào tự nhận là từ Google và yêu cầu bạn thay đổi mật khẩu, thì chắc chắn là ai đó đang cố gắng đánh lừa bạn và hack tài khoản e-mail của bạn.
7. Chọn một mật khẩu kiểu chữ - số mạnh
Hầu hết người dùng chọn những mật khẩu rất chung và có thể dễ dàng đoán được. Bạn nên chọn một mật khẩu thật mạnh và khó đoán. Luôn luôn ghi nhớ những mẹo sau trong việc chọn mật khẩu:
- Chọn cả số và chữ trong mật khẩu. Tốt hơn nữa là bạn bao gồm cả các kí hiệu và kí tự đặc biệt.
- Đừng bao giờ sử dụng số điện thoại, ngày tháng năm sinh, tên cha mẹ hay số thẻ tín dụng của bạn làm mật khẩu.
- Chọn một mật khẩu dài – từ 10 kí tự trở lên.
- Đừng bao giờ viết mật khẩu của bạn lên giấy hoặc lưu nó vào file văn bản trong máy tính.
Bất kì ai cố hack tài khoản e-mail của bạn sẽ khó đoán được mật khẩu. Mật khẩu của bạn càng phức tạp thì nó càng bảo mật hơn và tốt hơn. Bạn cũng nên kết nối số điện thoại di động của bạn với tài khoản Gmail của bạn để đề phòng trường hợp bạn quên mật khẩu và không thể đăng nhập vào Gmail.
Bạn có thủ thuật bảo mật Gmail nào không ? Hãy chia sẻ ý kiến của bạn trong phần comment.
Theo MakeTechEasier