Hầu hết chúng ta chú ý đến sức khỏe của mình và chúng ta xử lý ngay với những mối đe dọa đến sức khỏe cơ thể khi chúng xuất hiện. Chúng ta mặc ấm khi cảm thấy lạnh, chúng ta bôi thuốc kháng khuẩn và băng bó những vết xước và vết cắt. Chúng ta thường gặp những tổn thương tâm lý trong cuộc sống nhiều như những tổn thương cơ thể, nhưng chúng ta ít chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe tinh thần của chúng ta như sức khỏe thể chất. Làm theo 7 thói quen sau và ‘xử lý’ với những chấn thương tâm lý phổ biến khi chúng xuất hiện sẽ giúp bảo vệ sức khỏe tinh thần của bạn và cải thiện khả năng phục hồi tinh thần của bạn.
1. Giành quyền kiểm soát sau một thất bại: Thất bại bóp méo những nhận thức của chúng ta, ví dụ như những mục tiêu của chúng ta dường như nằm ngoài tầm với và khả năng của chúng ta có vẻ không đủ cho nhiệm vụ. Một khi chúng ta cảm thấy mình không thể làm gì nhiều để đạt được thành công, chúng ta trở nên mất tinh thần và động lực. Áp dụng thói quen phớt lờ phản ứng sai lầm này và lập một danh sách gồm nhiều yếu tố nằm trong tầm kiểm soát của bạn liên quan đến mục tiêu của bạn (ví dụ, nỗ lực, chuẩn bị, lập kế hoạch, những cách tiếp cận khác mà bạn có thể làm). Sau đó, xem xét làm thế nào bạn có thể cải thiện mỗi yếu tố đó. Làm như vậy sẽ không chỉ chống lại những nhận thức sai lầm theo chủ nghĩa thất bại mà nó sẽ cải thiện đang kể khả năng thành công trong tương lai.
2. Tìm thấy ý nghĩa trong sự mất mát và tổn thương tâm lý: Một trong những yếu tố chính phân biệt những người phát triển tinh thần sau khi trải qua mất mát hoặc sang chấn với những người không thể, đó là khả năng cuối cùng tìm thấy ý nghĩa trong những kinh nghiệm của họ và rút ra được mục đích từ chúng. Tất nhiên, làm được việc này thì cần có thời gian, quá trình thương tiếc và thích nghi trước những thực tế mới. Tuy nhiên, làm theo thói quen của việc tìm kiếm những cách thức để nhận ra không chỉ những thứ bạn đã đánh mất mà còn nhận ra những thứ bạn đã thu được, sẽ cho phép bạn phát triển những sự biết ơn mới với cuộc sống của bạn và những người trong đó, để thực hiện những thay đổi quan trọng và tìm thấy giá trị, ý nghĩa và mục đích ngay cả nếu bạn thiếu chúng trước đây.
3. Phá vỡ thôi thúc nghiền ngẫm và suy nghĩ ủ ê: Khi chúng ta nghiền ngẫm về những sự kiện đau khổ, chúng ta hiếm khi thu được sự hiểu biết sâu sắc từ chúng. Thay vào đó, chúng ta tái diễn những cảnh gây tức giận và khó chịu trong đầu chúng ta, điều đó chỉ làm tăng thêm thôi thúc nghiền ngẫm và khiến chúng ta cảm thấy tồi tệ hơn. Do đó, mặc cho thôi thúc nghiền ngẫm có sức quyến rũ với bạn như thế nào, làm theo thói quen phá vỡ chu kì nghiền ngẫm càng nhanh càng tốt khi bạn phát hiện thấy mình đang lải nhải về những sự kiện. Cách hay nhất để làm việc này là làm bản thân bạn bị sao lãng bởi một nhiệm vụ đòi hỏi sự tập trung – như trò chơi Sodoku…
4. Nuôi dưỡng lòng tự trọng của bạn: Lòng tự trọng của chúng ta dao động, ví dụ vào một số ngày, chúng ta cảm thấy tốt hơn về bản thân hơn những ngày khác. Nhưng nhiều người trong chúng ta trở nên tự chỉ trích bản thân khi chúng ta cảm thấy tồi tệ, đặc biệt đánh vào lòng tự trọng của chúng ta khi nó đã bị kéo xuống. Để nâng cao sức khỏe tinh thần của bạn, hãy thực hiện thói quen liên quan đến lòng tự trọng của bạn như một “hệ miễn dịch cảm xúc” cần được nuôi dưỡng khỏe mạnh trở lại khi nó ốm yếu. Cách tốt nhất để ‘chữa lành’ lòng tự trọng bị tổn thương là luyện tập lòng từ bi với bản thân. Khi bạn có những suy nghĩ chỉ trích bản thân, hãy xem bạn sẽ làm gì nếu một người bạn thân của bạn có những cảm xúc tương tự. Viết ra những điều bạn sẽ nói với họ trong một email nếu bạn muốn bộc lộ tình yêu thương và hỗ trợ. Sau đó đọc email như thể họ đã gửi nó cho bạn.
5. Phục hồi lại giá trị bản thân của bạn sau khi bị từ chối: Những sự từ chối gây tổn thương đến nỗi chúng ta thường cố gắng làm hợp lý nỗi đau cảm xúc của chúng ta bằng cách tìm lỗi ở bản thân mình. Lý luận của chúng ta đó là nếu chúng ta bị tổn thương quá nhiều thì chúng ta phải thực sự là một người yếu đuối/thất bại/vô giá trị/mong manh/không đáng yêu…Sự từ chối gây tổn thương không phải vì có một điều gì đó sai trái với chúng ta mà vì cách bộ não của chúng ta được tạo ra. Cách hay nhất để xoa dịu nỗi đau cảm xúc và phục hồi giá trị bản thân của bạn sau khi bị từ chối đó là làm theo thói quen khẳng định những khía cạnh của bản thân mà bạn đánh giá cao, những đức tính bạn sở hữu mà bạn thấy là có ý nghĩa. Lập một danh sách những đức tính đó, chọn một hoặc hai đức tính và viết một đoạn ngắn về tại sao đức tính đó quan trọng với bạn. (Đọc thêm bài ’Làm thế nào để thoải mái và chân thực trong một cuộc hẹn hò')
6. Chống lại cô đơn bằng cách nhận ra những hành vi tự làm hại bản thân: Bệnh cô đơn mãn tính rất phổ biến hơn chúng ta nhận ra và nó có một ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng ta. Vấn đề là khi chúng ta cảm thấy cô đơn, chúng ta thường hành động theo những cách làm tối giảm nguy cơ bị từ chối thêm bằng cách vô thức thực hiện những hành vi tự làm hại bản thân và làm hại những cơ hội để thiết lập những mối quan hệ xã hội mới hoặc làm sâu sắc hơn những mối quan hệ đang có. Cách tốt nhất để đánh bại cô đơn là làm theo thói quen nhận ra và thách thức những hành vi tự làm hại bản thân đó. Lập một danh sách những cái cớ bạn sử dụng để né tránh khơi mào trong những tình huống xã hội (ví dụ, tôi không quen bất kì ai ở bữa tiệc, vậy tại sao lại đi? Họ không gọi điện cho tôi, vậy tại sao tôi nên gọi lại cho họ?) Bây giờ, lập một danh sách những người bạn thích ở cạnh họ trong quá khứ (lục lại số điện thoại, bạn bè Facebook, địa chỉ email) và liên lạc với một hoặc hai người trong số họ mỗi ngày cho đến khi lịch thời gian của bạn đã đầy. Thách thức bản thân bạn tránh viện những cái cớ trong danh sách đó khi bạn cảm thấy lo lắng.
7. Loại bỏ sự tội lỗi quá mức bằng cách sửa chữa những mối quan hệ bị tổn thương: Sự tội lỗi quá mức xuất hiện khi những hành động hoặc không hành động của chúng ta làm hại đến người khác (thường thấy nhất là một người bạn thân hoặc họ hàng), người đã không tha thứ cho chúng ta vì việc làm sai trái của chúng ta. Những tình huống đó thường có liên quan nhiều đến sự thiếu lời xin lỗi của chúng ta hơn là liên quan đến sự không có khả năng ‘từ bỏ’ nỗi tổn thương của người khác. Quả thật, yếu tố quan trọng mà một lời xin lỗi hiệu quả đòi hỏi – và yếu tố mà chúng ta thường bỏ quên nhất – là sự thấu cảm. Để người khác thực sự tha thứ cho bạn, hãy làm theo thói quen truyền đạt những lời xin lỗi hiệu quả khi bạn làm sai. Để làm như vậy, hãy đảm bảo rằng người đó cảm nhận được bạn hoàn toàn ‘hiểu được’ họ đã cảm nhận thế nào cũng như họ bị những hành động của bạn tác động ra sao. Một khi bạn đã bộc lộ đủ sự thấu cảm, người khác có nhiều khả năng cảm nhận lời xin lỗi của bạn là chân thành và thực sự tha thứ cho bạn. Sự tội lỗi của bạn sẽ sớm biến mất sau đó.
Nguồn
The Seven Habits of Highly Emotionally Healthy People
How to treat psychological injuries and improve emotional resilience
Published on July 9, 2013 by Guy Winch, Ph.D. in The Squeaky Wheel
PsychologyToday
1. Giành quyền kiểm soát sau một thất bại: Thất bại bóp méo những nhận thức của chúng ta, ví dụ như những mục tiêu của chúng ta dường như nằm ngoài tầm với và khả năng của chúng ta có vẻ không đủ cho nhiệm vụ. Một khi chúng ta cảm thấy mình không thể làm gì nhiều để đạt được thành công, chúng ta trở nên mất tinh thần và động lực. Áp dụng thói quen phớt lờ phản ứng sai lầm này và lập một danh sách gồm nhiều yếu tố nằm trong tầm kiểm soát của bạn liên quan đến mục tiêu của bạn (ví dụ, nỗ lực, chuẩn bị, lập kế hoạch, những cách tiếp cận khác mà bạn có thể làm). Sau đó, xem xét làm thế nào bạn có thể cải thiện mỗi yếu tố đó. Làm như vậy sẽ không chỉ chống lại những nhận thức sai lầm theo chủ nghĩa thất bại mà nó sẽ cải thiện đang kể khả năng thành công trong tương lai.
2. Tìm thấy ý nghĩa trong sự mất mát và tổn thương tâm lý: Một trong những yếu tố chính phân biệt những người phát triển tinh thần sau khi trải qua mất mát hoặc sang chấn với những người không thể, đó là khả năng cuối cùng tìm thấy ý nghĩa trong những kinh nghiệm của họ và rút ra được mục đích từ chúng. Tất nhiên, làm được việc này thì cần có thời gian, quá trình thương tiếc và thích nghi trước những thực tế mới. Tuy nhiên, làm theo thói quen của việc tìm kiếm những cách thức để nhận ra không chỉ những thứ bạn đã đánh mất mà còn nhận ra những thứ bạn đã thu được, sẽ cho phép bạn phát triển những sự biết ơn mới với cuộc sống của bạn và những người trong đó, để thực hiện những thay đổi quan trọng và tìm thấy giá trị, ý nghĩa và mục đích ngay cả nếu bạn thiếu chúng trước đây.
3. Phá vỡ thôi thúc nghiền ngẫm và suy nghĩ ủ ê: Khi chúng ta nghiền ngẫm về những sự kiện đau khổ, chúng ta hiếm khi thu được sự hiểu biết sâu sắc từ chúng. Thay vào đó, chúng ta tái diễn những cảnh gây tức giận và khó chịu trong đầu chúng ta, điều đó chỉ làm tăng thêm thôi thúc nghiền ngẫm và khiến chúng ta cảm thấy tồi tệ hơn. Do đó, mặc cho thôi thúc nghiền ngẫm có sức quyến rũ với bạn như thế nào, làm theo thói quen phá vỡ chu kì nghiền ngẫm càng nhanh càng tốt khi bạn phát hiện thấy mình đang lải nhải về những sự kiện. Cách hay nhất để làm việc này là làm bản thân bạn bị sao lãng bởi một nhiệm vụ đòi hỏi sự tập trung – như trò chơi Sodoku…
4. Nuôi dưỡng lòng tự trọng của bạn: Lòng tự trọng của chúng ta dao động, ví dụ vào một số ngày, chúng ta cảm thấy tốt hơn về bản thân hơn những ngày khác. Nhưng nhiều người trong chúng ta trở nên tự chỉ trích bản thân khi chúng ta cảm thấy tồi tệ, đặc biệt đánh vào lòng tự trọng của chúng ta khi nó đã bị kéo xuống. Để nâng cao sức khỏe tinh thần của bạn, hãy thực hiện thói quen liên quan đến lòng tự trọng của bạn như một “hệ miễn dịch cảm xúc” cần được nuôi dưỡng khỏe mạnh trở lại khi nó ốm yếu. Cách tốt nhất để ‘chữa lành’ lòng tự trọng bị tổn thương là luyện tập lòng từ bi với bản thân. Khi bạn có những suy nghĩ chỉ trích bản thân, hãy xem bạn sẽ làm gì nếu một người bạn thân của bạn có những cảm xúc tương tự. Viết ra những điều bạn sẽ nói với họ trong một email nếu bạn muốn bộc lộ tình yêu thương và hỗ trợ. Sau đó đọc email như thể họ đã gửi nó cho bạn.
5. Phục hồi lại giá trị bản thân của bạn sau khi bị từ chối: Những sự từ chối gây tổn thương đến nỗi chúng ta thường cố gắng làm hợp lý nỗi đau cảm xúc của chúng ta bằng cách tìm lỗi ở bản thân mình. Lý luận của chúng ta đó là nếu chúng ta bị tổn thương quá nhiều thì chúng ta phải thực sự là một người yếu đuối/thất bại/vô giá trị/mong manh/không đáng yêu…Sự từ chối gây tổn thương không phải vì có một điều gì đó sai trái với chúng ta mà vì cách bộ não của chúng ta được tạo ra. Cách hay nhất để xoa dịu nỗi đau cảm xúc và phục hồi giá trị bản thân của bạn sau khi bị từ chối đó là làm theo thói quen khẳng định những khía cạnh của bản thân mà bạn đánh giá cao, những đức tính bạn sở hữu mà bạn thấy là có ý nghĩa. Lập một danh sách những đức tính đó, chọn một hoặc hai đức tính và viết một đoạn ngắn về tại sao đức tính đó quan trọng với bạn. (Đọc thêm bài ’Làm thế nào để thoải mái và chân thực trong một cuộc hẹn hò')
6. Chống lại cô đơn bằng cách nhận ra những hành vi tự làm hại bản thân: Bệnh cô đơn mãn tính rất phổ biến hơn chúng ta nhận ra và nó có một ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng ta. Vấn đề là khi chúng ta cảm thấy cô đơn, chúng ta thường hành động theo những cách làm tối giảm nguy cơ bị từ chối thêm bằng cách vô thức thực hiện những hành vi tự làm hại bản thân và làm hại những cơ hội để thiết lập những mối quan hệ xã hội mới hoặc làm sâu sắc hơn những mối quan hệ đang có. Cách tốt nhất để đánh bại cô đơn là làm theo thói quen nhận ra và thách thức những hành vi tự làm hại bản thân đó. Lập một danh sách những cái cớ bạn sử dụng để né tránh khơi mào trong những tình huống xã hội (ví dụ, tôi không quen bất kì ai ở bữa tiệc, vậy tại sao lại đi? Họ không gọi điện cho tôi, vậy tại sao tôi nên gọi lại cho họ?) Bây giờ, lập một danh sách những người bạn thích ở cạnh họ trong quá khứ (lục lại số điện thoại, bạn bè Facebook, địa chỉ email) và liên lạc với một hoặc hai người trong số họ mỗi ngày cho đến khi lịch thời gian của bạn đã đầy. Thách thức bản thân bạn tránh viện những cái cớ trong danh sách đó khi bạn cảm thấy lo lắng.
7. Loại bỏ sự tội lỗi quá mức bằng cách sửa chữa những mối quan hệ bị tổn thương: Sự tội lỗi quá mức xuất hiện khi những hành động hoặc không hành động của chúng ta làm hại đến người khác (thường thấy nhất là một người bạn thân hoặc họ hàng), người đã không tha thứ cho chúng ta vì việc làm sai trái của chúng ta. Những tình huống đó thường có liên quan nhiều đến sự thiếu lời xin lỗi của chúng ta hơn là liên quan đến sự không có khả năng ‘từ bỏ’ nỗi tổn thương của người khác. Quả thật, yếu tố quan trọng mà một lời xin lỗi hiệu quả đòi hỏi – và yếu tố mà chúng ta thường bỏ quên nhất – là sự thấu cảm. Để người khác thực sự tha thứ cho bạn, hãy làm theo thói quen truyền đạt những lời xin lỗi hiệu quả khi bạn làm sai. Để làm như vậy, hãy đảm bảo rằng người đó cảm nhận được bạn hoàn toàn ‘hiểu được’ họ đã cảm nhận thế nào cũng như họ bị những hành động của bạn tác động ra sao. Một khi bạn đã bộc lộ đủ sự thấu cảm, người khác có nhiều khả năng cảm nhận lời xin lỗi của bạn là chân thành và thực sự tha thứ cho bạn. Sự tội lỗi của bạn sẽ sớm biến mất sau đó.
Nguồn
The Seven Habits of Highly Emotionally Healthy People
How to treat psychological injuries and improve emotional resilience
Published on July 9, 2013 by Guy Winch, Ph.D. in The Squeaky Wheel
PsychologyToday