8 điều bạn cần BỎ NGAY nếu chơi trên Facebook
Ảnh: Kudumomo (Flickr.com)
Chúng ta là một thế hệ bị ám ảnh bởi công nghệ, vì vậy mọi thứ chỉ có ý nghĩa khi chúng ta sử dụng máy tính để quản lý đời sống xã hội của chính mình. Facebook là mạng xã hội khủng nhất, phổ biến nhất hiện nay, với hàng trăm triệu người sử dụng ở khắp nơi trên thế giới – và tôi tin vào một chân lý phổ quát rằng ở nơi nào có mạng xã hội, nơi đó có một con số khổng lồ những người thực sự gây phiền phức. Trong khi điều này có thể tạo ra nguồn vui vô tận cho internet, nó cũng có thể trở nên vô cùng khó chịu. Dưới ánh sáng của chân lý này, cho phép tôi khai sáng, một cách khiêm tốn, cho bạn 8 điều cần ngừng làm trên Facebook, NGAY BÂY GIỜ.
1. Viết những câu xúc phạm kinh hồn với dấu hiệu <3 ở cuối:
Cái này giống hệt như hội chứng “Không có ý xúc phạm” đã từng quét qua đám choai choai. Bảo ai đó rằng họ bốc mùi như con tinh tinh và trông như đứa con yêu khủng khiếp của một cái máy ủi và một con lợn biển là đếch được – ngay cả khi bạn có thêm cái dòng “Không có ý xúc phạm” vào cuối câu. Thế là xúc phạm rồi, người ạ. Vậy thì tại sao chuyện này lại ok trên Facebook? Vào Facebook và thấy cái kiểu “Một số gái trông rõ béo và xấu. Nói thật tình. <3″ thực sự làm tôi muốn thụi một quả vào mặt xã hội.
2. Lảm nhảm không dứt về chuyện người ấy của bạn thật tuyệtttt:
Nếu bạn trai của bạn vừa chèo thuyền kayak xuôi dòng Amazon để uống những giọt lệ kỳ lân và à ơi bạn bằng một ống sáo làm từ tóc của yêu tinh và bạn muốn hô lên một tí rằng “Em yêu anh, Charles. Anh tuyệt văn vời!” thì tôi thấy cũng ổn. Nhưng mà cứ phải nghe tất cả những điều cỏn con mà anh ta làm với quá nhiều chữ in hoa và dấu chấm than và trái tim trái tim… Nín. Bởi vì tỷ lệ cược là, 89% số bạn bè trên Facebook của bạn rõ ràng chả quan tâm. Tôi dám chắc Charles sẽ thích nghe về “NỤ CƯỜI CỦA ANH LÀM TRÁI TIM EM HÁT LÊN NHỮNG BẢN BALLAD CỦA NGƯỜI MAYA CỔ ĐẠI VÀ NỤ CƯỜI CỦA ANH LÀM EM MUỐN BAY LÊN CẦU VỒNG CỦA HẠNH PHÚC VÀ NIỀM VUI!!!1111!!!”, nhưng tôi thì có thể không cần cho lắm.
3. Nêu thời gian biểu hằng ngày của bạn:
Trừ khi lịch trình của bạn là siêu tuyệt vời, như đề cập ở trên, bạn đang lãng phí thời gian quý giá lẽ ra được dành cho việc hít thở của tôi. Tôi ghét nhìn thấy dạng thông báo “Đi học, đi tập, làm bài, ngủ. Em <3 cuộc đời em”. Thời gian biểu của tôi cũng y hệt. Và 75% sĩ số trong trường trung học cũng giống thế. Chúng tôi không cần nghe thêm về thời gian biểu của bạn nữa!
4. Rên rỉ rền rĩ về những chuyện không hay:
Tôi lên Facebook vì những chuyện tọc mạch lâm ly. Nếu bạn cứ úp mở xúc phạm người ta mà không chỉ mặt nêu tên, bạn đang đánh cắp khoảnh khắc vui vẻ của tôi. Nhưng nói nghiêm túc thì mọi người đều mệt khi thấy câu “Chỉ những đứa nhà quê vô cảm mới ăn cắp đôi giày yêu thích của tôi và KHÔNG BAO GIỜ TRẢ LẠI. Tôi quá tự tin và mạnh mẽ nên chả thèm đôi co với lũ giẻ rách các người. Cứ vui sống đi nhé!”. Ở một mức độ sâu hơn là sở thích cá nhân của riêng tôi, tôi không nghĩ rằng đó là một cách lành mạnh để tránh đối mặt với nỗi thất vọng của bạn trong cuộc sống. Nếu bạn thực sự muốn lấy lại giày của mình, hãy đập vai bạn của bạn rồi đòi giày như một người đàng hoàng. Rên rỉ trên Facebook sẽ không giải quyết được vấn đề gì.
5. Tự thích (like) những gì mình gửi:
Chả khác gì tự vỗ tay lên mặt kêu ô yề. Bạn có thể nghĩ việc này giúp bạn được chú ý và khiến bạn trông oách, nhưng thực sự thì nó chỉ khiến bạn trông như đứa đần.
6. Gửi một đống đề nghị chơi game:
TÔI KHÔNG MUỐN CHƠI TRÒ “ĐẤU SÚNG MAFIA HUYỀN THOẠI KỲ LÂN ANH HÙNG CA”. Tôi đã bấm nút “bỏ qua” (ignore) 17 lần trong vòng 2 phút vừa rồi. Để tôi yên.
7. Thích (like) MỌI THỨ:
Số lượng like là một mặt hàng quý. Những kẻ lố bịch thích gây sự chú ý tôn sùng chúng, và những người trẻ thích nổi tiếng thèm khát chúng. Nhưng nếu bạn cứ like đến 20 lần/ngày, tất cả mọi người sẽ không thèm quan tâm đến ý kiến của bạn nữa.
8. Xuất hiện quá nhiều ở phần cập nhật thông tin mới của tôi:
Làm ơn, nhân danh tình yêu với món pho mát phun, hãy ngừng trao đổi về triết học trong phần bình luận của câu cập nhật trạng thái (status) của tôi. Tôi chỉ muốn nói với Facebook về bữa sáng của tôi chứ không muốn nhận tới hai trăm chín ba tỷ ba trăm tám ba triệu tám trăm ba nhăm nghìn hai trăm sáu ba (293.383.835.263) thông báo cho biết rằng bạn đang thảo luận về sự phức tạp của việc lựa chọn bữa ăn liên quan tới lý thuyết của Freud và cho biết tôi có bao giờ thực sự tin tưởng một người đàn ông hay không.
Mỗi lần tôi nhìn thấy một trong những thứ như thế, tôi thề với tất cả những gì tốt đẹp trên thế giới rằng tôi sẽ không vào Facebook nữa. Và sau đó tôi nhớ ra rằng Facebook là thứ chủ yếu kết nối tôi đối với cộng đồng xã hội tại trường tôi. Hãy niệm tình rằng nhiều người trong chúng ta có thể tương đồng cảm xúc, hãy làm cho cuộc sống của nhau dễ chịu hơn một chút và ngăn chặn sự điên rồ.
Rồi. Còn gì khác khiến bạn khó chịu khi chơi trên Facebook không?
Chúng ta là một thế hệ bị ám ảnh bởi công nghệ, vì vậy mọi thứ chỉ có ý nghĩa khi chúng ta sử dụng máy tính để quản lý đời sống xã hội của chính mình. Facebook là mạng xã hội khủng nhất, phổ biến nhất hiện nay, với hàng trăm triệu người sử dụng ở khắp nơi trên thế giới – và tôi tin vào một chân lý phổ quát rằng ở nơi nào có mạng xã hội, nơi đó có một con số khổng lồ những người thực sự gây phiền phức. Trong khi điều này có thể tạo ra nguồn vui vô tận cho internet, nó cũng có thể trở nên vô cùng khó chịu. Dưới ánh sáng của chân lý này, cho phép tôi khai sáng, một cách khiêm tốn, cho bạn 8 điều cần ngừng làm trên Facebook, NGAY BÂY GIỜ.
1. Viết những câu xúc phạm kinh hồn với dấu hiệu <3 ở cuối:
Cái này giống hệt như hội chứng “Không có ý xúc phạm” đã từng quét qua đám choai choai. Bảo ai đó rằng họ bốc mùi như con tinh tinh và trông như đứa con yêu khủng khiếp của một cái máy ủi và một con lợn biển là đếch được – ngay cả khi bạn có thêm cái dòng “Không có ý xúc phạm” vào cuối câu. Thế là xúc phạm rồi, người ạ. Vậy thì tại sao chuyện này lại ok trên Facebook? Vào Facebook và thấy cái kiểu “Một số gái trông rõ béo và xấu. Nói thật tình. <3″ thực sự làm tôi muốn thụi một quả vào mặt xã hội.
2. Lảm nhảm không dứt về chuyện người ấy của bạn thật tuyệtttt:
Nếu bạn trai của bạn vừa chèo thuyền kayak xuôi dòng Amazon để uống những giọt lệ kỳ lân và à ơi bạn bằng một ống sáo làm từ tóc của yêu tinh và bạn muốn hô lên một tí rằng “Em yêu anh, Charles. Anh tuyệt văn vời!” thì tôi thấy cũng ổn. Nhưng mà cứ phải nghe tất cả những điều cỏn con mà anh ta làm với quá nhiều chữ in hoa và dấu chấm than và trái tim trái tim… Nín. Bởi vì tỷ lệ cược là, 89% số bạn bè trên Facebook của bạn rõ ràng chả quan tâm. Tôi dám chắc Charles sẽ thích nghe về “NỤ CƯỜI CỦA ANH LÀM TRÁI TIM EM HÁT LÊN NHỮNG BẢN BALLAD CỦA NGƯỜI MAYA CỔ ĐẠI VÀ NỤ CƯỜI CỦA ANH LÀM EM MUỐN BAY LÊN CẦU VỒNG CỦA HẠNH PHÚC VÀ NIỀM VUI!!!1111!!!”, nhưng tôi thì có thể không cần cho lắm.
3. Nêu thời gian biểu hằng ngày của bạn:
Trừ khi lịch trình của bạn là siêu tuyệt vời, như đề cập ở trên, bạn đang lãng phí thời gian quý giá lẽ ra được dành cho việc hít thở của tôi. Tôi ghét nhìn thấy dạng thông báo “Đi học, đi tập, làm bài, ngủ. Em <3 cuộc đời em”. Thời gian biểu của tôi cũng y hệt. Và 75% sĩ số trong trường trung học cũng giống thế. Chúng tôi không cần nghe thêm về thời gian biểu của bạn nữa!
4. Rên rỉ rền rĩ về những chuyện không hay:
Tôi lên Facebook vì những chuyện tọc mạch lâm ly. Nếu bạn cứ úp mở xúc phạm người ta mà không chỉ mặt nêu tên, bạn đang đánh cắp khoảnh khắc vui vẻ của tôi. Nhưng nói nghiêm túc thì mọi người đều mệt khi thấy câu “Chỉ những đứa nhà quê vô cảm mới ăn cắp đôi giày yêu thích của tôi và KHÔNG BAO GIỜ TRẢ LẠI. Tôi quá tự tin và mạnh mẽ nên chả thèm đôi co với lũ giẻ rách các người. Cứ vui sống đi nhé!”. Ở một mức độ sâu hơn là sở thích cá nhân của riêng tôi, tôi không nghĩ rằng đó là một cách lành mạnh để tránh đối mặt với nỗi thất vọng của bạn trong cuộc sống. Nếu bạn thực sự muốn lấy lại giày của mình, hãy đập vai bạn của bạn rồi đòi giày như một người đàng hoàng. Rên rỉ trên Facebook sẽ không giải quyết được vấn đề gì.
5. Tự thích (like) những gì mình gửi:
Chả khác gì tự vỗ tay lên mặt kêu ô yề. Bạn có thể nghĩ việc này giúp bạn được chú ý và khiến bạn trông oách, nhưng thực sự thì nó chỉ khiến bạn trông như đứa đần.
6. Gửi một đống đề nghị chơi game:
TÔI KHÔNG MUỐN CHƠI TRÒ “ĐẤU SÚNG MAFIA HUYỀN THOẠI KỲ LÂN ANH HÙNG CA”. Tôi đã bấm nút “bỏ qua” (ignore) 17 lần trong vòng 2 phút vừa rồi. Để tôi yên.
7. Thích (like) MỌI THỨ:
Số lượng like là một mặt hàng quý. Những kẻ lố bịch thích gây sự chú ý tôn sùng chúng, và những người trẻ thích nổi tiếng thèm khát chúng. Nhưng nếu bạn cứ like đến 20 lần/ngày, tất cả mọi người sẽ không thèm quan tâm đến ý kiến của bạn nữa.
8. Xuất hiện quá nhiều ở phần cập nhật thông tin mới của tôi:
Làm ơn, nhân danh tình yêu với món pho mát phun, hãy ngừng trao đổi về triết học trong phần bình luận của câu cập nhật trạng thái (status) của tôi. Tôi chỉ muốn nói với Facebook về bữa sáng của tôi chứ không muốn nhận tới hai trăm chín ba tỷ ba trăm tám ba triệu tám trăm ba nhăm nghìn hai trăm sáu ba (293.383.835.263) thông báo cho biết rằng bạn đang thảo luận về sự phức tạp của việc lựa chọn bữa ăn liên quan tới lý thuyết của Freud và cho biết tôi có bao giờ thực sự tin tưởng một người đàn ông hay không.
Mỗi lần tôi nhìn thấy một trong những thứ như thế, tôi thề với tất cả những gì tốt đẹp trên thế giới rằng tôi sẽ không vào Facebook nữa. Và sau đó tôi nhớ ra rằng Facebook là thứ chủ yếu kết nối tôi đối với cộng đồng xã hội tại trường tôi. Hãy niệm tình rằng nhiều người trong chúng ta có thể tương đồng cảm xúc, hãy làm cho cuộc sống của nhau dễ chịu hơn một chút và ngăn chặn sự điên rồ.
Rồi. Còn gì khác khiến bạn khó chịu khi chơi trên Facebook không?