Tham khảo : sách “ Your memory: How it works and how to improve it” của Kenneth L.Higbee,Ph.D
1. Trí nhớ là một vật.
Mọi người thường nói về trí nhớ của họ như thể trí nhớ là một thứ gì đó mà họ sở hữu. Họ nói về việc có 1 trí nhớ tốt hoặc 1 trí nhớ kém giống như họ nói về việc có 1 hàm răng tốt hoặc 1 trái tim kém; hoặc họ nói về trí nhớ tốt/kém giống như cơ bắp.
Trí nhớ không tồn tại theo ý nghĩa 1 cái gì đó mà bạn có thể nhìn, chạm, cân được. Chúng ta không thể mở đầu 1 người ra và nói : “ Thật là một trí nhớ tốt, khỏe mạnh.”
Từ trí nhớ đơn thuần là 1 khái niệm trừu tượng chỉ về 1 quá trình hơn là 1 cấu trúc. Do đó, trí nhớ được xem là 1 quá trình trừu tượng hơn là 1 vật thể hữu hình. Thực tế thì trí nhớ không phải là 1 quá trình đơn độc mà nó là 1 số những quá trình khác nhau.
1 sự ghi nhớ cụ thể về 1 đối tượng cụ thể có thể bao gồm 1 số thuộc tính khác nhau. Ví dụ, bạn có thể nhớ về 1 cái ghế cụ thể theo chủng loại của nó ( đồ đạc ), đặc điểm của nó ( lớn ), chức năng của nó ( để ngồi ) và vị trí của nó ( ở phòng khách ).
Trí nhỡ cũng có thể được lưu giữ ở những giác quan khác nhau. Có 1 sự khác nhau giữa việc nhớ về : vật đó trông như thế nào, âm thanh, mùi vị như thế nào. Ngay cả trong cùng 1 giác quan cũng có những sự khác nhau. Ví dụ, 1 người có thể lặp lại 1 cuộc nói chuyện mà anh ấy đã nghe nhưng không thể mô phỏng lại âm điệu.
Vì sự phức tạp của trí nhớ nên ta không ngạc nhiên khi các nhà tâm lý học phải đo lường những đặc điểm khác nhau khi cố gắng chẩn đoán trí nhớ.
Vì vậy, khi chúng ta nói về việc cải thiện trí nhớ, chúng ta không nói về 1 cái gì đó mà chúng ta làm cho nó to hơn hoặc mạnh hơn.
2. Có một bí mật để có một trí nhớ tốt.
Một trong những câu hỏi phổ biến nhất mọi người hỏi về việc cải thiện trí nhớ là “ Bí mật của một trí nhớ tốt là gì ?” Một số người đọc sách hoặc tham gia 1 khóa huấn luyện trí nhớ với mong đợi phát hiện bí mật cải thiện trí nhớ - 1 chìa khóa sẽ cho phép họ làm chủ trí nhớ của họ hoàn toàn. Họ hy vọng là nếu họ có thể làm 1 điều gì đó, họ sẽ không bao giờ quên bất cứ điều gì họ đã nhìn hoặc nghe. Đây là 1 kỳ vọng không thực tế.
Không có 1 bí mật duy nhất nào để có 1 trí nhớ tốt.
Bạn không thể tạo được 1 trí nhớ trọn vẹn chỉ với 1 công cụ duy nhất dành cho trí nhớ. Một gợi ý thực tế là : Khi 1 người hỏi làm thế nào để cải thiện trí nhớ của anh ta, anh ta không thể kỳ vọng có 1 câu trả lời hữu ích chừng nào anh ta đặt ra những câu hỏi cụ thể hơn : Kiểu tài liệu nào mà anh muốn ghi nhớ ? Dưới những hoàn cảnh nào ? Trong bao lâu ?
Trong cuốn sách này có những phương pháp và nguyên tắc có thể áp dụng được vào hầu hết các tình huống học tập, nhưng không có phương pháp nào áp dụng được cho tất cả các tình huống.
3. Có một phương pháp dễ dàng để ghi nhớ.
Ghi nhớ là 1 công việc khó khăn và những kỹ thuật về trí nhớ cũng không làm cho việc ghi nhớ trở nên dễ dàng mà nó chỉ làm cho ghi nhớ có hiệu quả hơn mà thôi. Bạn vẫn phải làm việc với nó. Những kỹ thuật về trí nhớ ( memory techniques ) không thể thay thế được cho những nguyên tắc tâm lý cơ bản của việc học tập.
Một số người tin là 1 người thông minh ( 1 người với chỉ số IQ cao ) sẽ tự nhiên ghi nhớ dễ dàng hơn 1 người có IQ thấp hơn. Sự thật là tồn tại một vài mối quan hệ giữa trí thông minh và năng lực của trí nhớ. Nếu những bài test về trí nhớ được đưa cho 2 nhóm người ( không được huấn luyện những kỹ thuật về trí nhớ ) , 1 nhóm có IQ cao và 1 nhóm có IQ thấp thì phần lớn những người có IQ cao sẽ đạt điểm cao hơn trong bài test . Một lý do cho điều này là người thông minh có nhiều khả năng học và sử dụng những kỹ thuật và phương pháp ghi nhớ của chính họ.
Tuy nhiên, nếu 1 nhóm người cói IQ cao không được học những kỹ thuật ghi nhớ hiệu quả so với 1 nhóm người được học kỹ thuật ghi nhớ với IQ trung bình thì nhóm IQ trung bình có điểm Test tốt hơn.
Ghi nhớ là 1 kỹ năng học được. Bởi vì ghi nhớ là 1 kỹ năng học được nên việc cải thiện trí nhớ giống như việc phát triển bất kỳ kỹ năng nào khác. Bạn phải làm việc với nó bằng cách học những kỹ năng phù hợp và luyện tập.
Theo kinh nghiệm và sự quan sát của tôi cho thấy, sự lười biếng có thể đóng 1 vai trò trong sự không có khả năng học tập và ghi nhớ của nhiều người trưởng thành. Họ không đầu tư nỗ lực tinh thần cần thiết để học.
Nghiên cứu cho thấy số năm đi học có liên quan tích cực đến năng lực trí nhớ và việc sử dụng những kỹ thuật về trí nhớ ở những phụ nữ trung niên, và những người trưởng thành vẫn giữ được sự năng động tinh thần ( men tally active ) bằng cách duy trì thói quen đọc sách và học tập thì có khả năng ghi nhớ những gì họ đọc tốt hơn những người không giữ được sự năng động về tinh thần.
4. Một số người bị mắc kẹt với trí nhớ kém.
“ Tôi có một trí nhớ kém.” Điều mọi người thường ám chỉ khi họ nói là họ có 1 trí nhớ kém, đó là “có điều gì đó kém cỏi bẩm sinh về năng lực trí nhớ của tôi”. Câu này ám chỉ rằng bạn không thể làm gì để cải thiện trí nhớ.
Một số sách về huấn luyện trí nhớ đề xuất rằng : không có cái gọi là 1 trí nhớ tốt hoặc 1 trí nhớ kém. Chỉ có những trí nhớ được huấn luyện và những trí nhớ không được huấn luyện. Dù điều này đúng một phần nhưng nó không hoàn toàn đúng đắn. Có thể có những khác biệt giữa mọi người về năng lực trí nhớ bẩm sinh; theo ý nghĩ này thì đúng là có cái gọi là 1 trí nhớ tốt và 1 trí nhớ kém. Tuy nhiên, điều quan trọng là ngay cả nếu có sự khác biệt bẩm sinh trong trí nhớ, ngoại trừ những trường hợp cực đoan, thì những khác biệt bẩm sinh không quan trọng trong khả năng ghi nhớ bằng những khác biệt do những kỹ năng ghi nhớ học được.
Khả năng của trí nhớ của bạn là 1 chức năng của những kỹ thuật về trí nhớ mà bạn sử dụng hơn là 1 chức năng của những sự khác biệt bẩm sinh trong năng lực của trí nhớ. Vì vậy, sự cải thiện những kỹ thuật ghi nhớ sẽ cải thiện khả năng nhớ của bạn.
5. Một số người là quá già / quá trẻ để cải thiện trí nhớ của họ.
Sau đây là 1 số xem xét quan trọng liên quan đến sự suy giảm trí nhớ ở người già:
Sự suy giảm hiệu suất trí nhớ cùng với tuổi tác không lớn như niềm tin phổ biến. Người trung niên và người già thường có những niềm tin phóng đại về những sự khiếm khuyết trí tuệ của họ. Những khó khăn về trí nhớ có thể xuất hiện ở mọi người ở mọi lứa tuổi và có thể được nhấn mạnh ở những người già, quy cho tuổi tác, và gây ra sự kém tự tin vào khả năng của họ và họ thông báo nhiều về những vấn đề trí nhớ.
Tất cả những kỹ năng trí nhớ không giảm sút ngang nhau. Ví dụ, những kỹ năng thị giác và không gian thường suy giảm ở phần lớn người trưởng thành từ lứa tuổi 20 đến 60, nhưng những kỹ năng nói ( như nhớ tên, những câu chuyện, từ ngữ và những con số ) giảm rất ít.
Sai lầm của tuổi trẻ là nghĩ rằng trí thông minh là 1 sự thay thế cho kinh nghiệm, trong khi sai lầm của tuổi già là nghĩ rằng kinh nghiệm là 1 sự thay thế cho trí thông minh. Dù cả trí thông minh và kinh nghiệm có thể không thay thế hoàn toàn cho nhau thì nghiên cứu chỉ ra rằng 1 nền tảng kinh nghiệm và kiến thức phong phú giúp nhiều người già thực hiện một số nhiệm vụ về trí tuệ ở mức ngang bằng hoặc cao hơn những người trẻ trưởng thành, ngay cả khi họ có thể không học hỏi nhanh bằng người trẻ. “ Trí thông minh thực tiễn ( practical intelligence ) có thể bù trừ cho những ảnh hưởng tiêu cực của tuổi tác”.
Đối với người già, câu hỏi “ Bạn có thể ghi nhớ tốt như một người tuổi 20 ?” có thể không quan trọng bằng câu hỏi “ Bạn có thể ghi nhớ tốt hơn so với hiện tại không ?” Câu trả lời cho câu hỏi sau là có. Nhiều nghiên cứu cho thấy người già có thể học và sử dụng những kỹ thuật trí nhớ trong sách này để nhớ tốt hơn.
6. Trí nhớ, giống như cơ bắp, được lợi nhờ tập thể dục.
Người ta nói rằng, nếu bạn muốn trí nhớ của mình trở nên mạnh hơn, tất cả những gì bạn phải làm là luyện tập – luyện tập trí nhớ. Thực tế thì 1 vài người tin rằng luyện tập là một trong những chìa khóa đơn giản để cải thiện trí nhớ.
Không có bằng chứng chắc chắn rằng chỉ một mình sự luyện tập có thể tạo nên 1 sự khác biệt quan trọng trong việc cải thiện trí nhớ. Mặc dù sự thật là luyện tập ghi nhớ có thể giúp cải thiện trí nhớ, nhưng những gì bạn làm trong suốt việc luyện tập quan trọng hơn số lượng luyện tập.
1 nghiên cứu cổ điển phát hiện thấy 3 giờ luyện tập trí nhớ không làm cải thiện trí nhớ dài hạn, nhưng 3 giờ luyện tập có sử dụng những kỹ thuật nhất định thì cải thiện trí nhớ dài hạn.
7. Một trí nhớ được huấn luyện thì sẽ không bao giờ quên.
Nhiều người không nhận ra rằng 1 người đã được huấn luyện trí nhớ thì không nhất thiết phải nhớ tất cả mọi thứ. Con người mong đợi là một khi họ học được bí mật để có 1 trí nhớ tốt thì họ sẽ không bao giờ quên bất cứ điều gì. Nhưng lợi thế của 1 trí nhớ được huấn luyện tốt là bạn có thể ghi nhớ những gì bạn muốn nhớ, và bạn không cần thiết phải nhớ tất cả mọi điều.
Ngay cả với 1 trí nhớ được huấn luyện tì bạn vẫn có khả năng quên 1 số điều mà bạn muốn nhớ. Bạn chỉ sẽ không quên nó nhiều như hầu hết mọi người, hoặc quên nhiều như bạn đã từng quên.
8. Ghi nhớ quá nhiều có thể làm tâm trí bạn bị lộn xộn, hỗn loạn.
Nói rằng việc ghi nhớ quá nhiều có thể làm tâm trí bạn lộn xộn là 1 điều hoang đường về trí nhớ, bởi vì tâm trí của hầu hết mọi người đã lộn xộn rồi.
Khả năng ghi nhớ 1 điều gì của bạn ít phụ thuộc vào độ dài của tài liệu mà bạn phải chứa trong trí nhớ, mà phụ thuộc nhiều ở việc bạn học nó như thế nào.
Bạn càng học về 1 chủ đề cụ thể thì bạn càng dễ dàng học những điều mới về chủ đề đó.
Chính những tài liệu ghi nhớ không được tổ chức, sắp xếp, chứ không phải số lượng tài liệu ghi nhớ đã cản trở trí nhớ của bạn.
1. Trí nhớ là một vật.
Mọi người thường nói về trí nhớ của họ như thể trí nhớ là một thứ gì đó mà họ sở hữu. Họ nói về việc có 1 trí nhớ tốt hoặc 1 trí nhớ kém giống như họ nói về việc có 1 hàm răng tốt hoặc 1 trái tim kém; hoặc họ nói về trí nhớ tốt/kém giống như cơ bắp.
Trí nhớ không tồn tại theo ý nghĩa 1 cái gì đó mà bạn có thể nhìn, chạm, cân được. Chúng ta không thể mở đầu 1 người ra và nói : “ Thật là một trí nhớ tốt, khỏe mạnh.”
Từ trí nhớ đơn thuần là 1 khái niệm trừu tượng chỉ về 1 quá trình hơn là 1 cấu trúc. Do đó, trí nhớ được xem là 1 quá trình trừu tượng hơn là 1 vật thể hữu hình. Thực tế thì trí nhớ không phải là 1 quá trình đơn độc mà nó là 1 số những quá trình khác nhau.
1 sự ghi nhớ cụ thể về 1 đối tượng cụ thể có thể bao gồm 1 số thuộc tính khác nhau. Ví dụ, bạn có thể nhớ về 1 cái ghế cụ thể theo chủng loại của nó ( đồ đạc ), đặc điểm của nó ( lớn ), chức năng của nó ( để ngồi ) và vị trí của nó ( ở phòng khách ).
Trí nhỡ cũng có thể được lưu giữ ở những giác quan khác nhau. Có 1 sự khác nhau giữa việc nhớ về : vật đó trông như thế nào, âm thanh, mùi vị như thế nào. Ngay cả trong cùng 1 giác quan cũng có những sự khác nhau. Ví dụ, 1 người có thể lặp lại 1 cuộc nói chuyện mà anh ấy đã nghe nhưng không thể mô phỏng lại âm điệu.
Vì sự phức tạp của trí nhớ nên ta không ngạc nhiên khi các nhà tâm lý học phải đo lường những đặc điểm khác nhau khi cố gắng chẩn đoán trí nhớ.
Vì vậy, khi chúng ta nói về việc cải thiện trí nhớ, chúng ta không nói về 1 cái gì đó mà chúng ta làm cho nó to hơn hoặc mạnh hơn.
2. Có một bí mật để có một trí nhớ tốt.
Một trong những câu hỏi phổ biến nhất mọi người hỏi về việc cải thiện trí nhớ là “ Bí mật của một trí nhớ tốt là gì ?” Một số người đọc sách hoặc tham gia 1 khóa huấn luyện trí nhớ với mong đợi phát hiện bí mật cải thiện trí nhớ - 1 chìa khóa sẽ cho phép họ làm chủ trí nhớ của họ hoàn toàn. Họ hy vọng là nếu họ có thể làm 1 điều gì đó, họ sẽ không bao giờ quên bất cứ điều gì họ đã nhìn hoặc nghe. Đây là 1 kỳ vọng không thực tế.
Không có 1 bí mật duy nhất nào để có 1 trí nhớ tốt.
Bạn không thể tạo được 1 trí nhớ trọn vẹn chỉ với 1 công cụ duy nhất dành cho trí nhớ. Một gợi ý thực tế là : Khi 1 người hỏi làm thế nào để cải thiện trí nhớ của anh ta, anh ta không thể kỳ vọng có 1 câu trả lời hữu ích chừng nào anh ta đặt ra những câu hỏi cụ thể hơn : Kiểu tài liệu nào mà anh muốn ghi nhớ ? Dưới những hoàn cảnh nào ? Trong bao lâu ?
Trong cuốn sách này có những phương pháp và nguyên tắc có thể áp dụng được vào hầu hết các tình huống học tập, nhưng không có phương pháp nào áp dụng được cho tất cả các tình huống.
3. Có một phương pháp dễ dàng để ghi nhớ.
Ghi nhớ là 1 công việc khó khăn và những kỹ thuật về trí nhớ cũng không làm cho việc ghi nhớ trở nên dễ dàng mà nó chỉ làm cho ghi nhớ có hiệu quả hơn mà thôi. Bạn vẫn phải làm việc với nó. Những kỹ thuật về trí nhớ ( memory techniques ) không thể thay thế được cho những nguyên tắc tâm lý cơ bản của việc học tập.
Một số người tin là 1 người thông minh ( 1 người với chỉ số IQ cao ) sẽ tự nhiên ghi nhớ dễ dàng hơn 1 người có IQ thấp hơn. Sự thật là tồn tại một vài mối quan hệ giữa trí thông minh và năng lực của trí nhớ. Nếu những bài test về trí nhớ được đưa cho 2 nhóm người ( không được huấn luyện những kỹ thuật về trí nhớ ) , 1 nhóm có IQ cao và 1 nhóm có IQ thấp thì phần lớn những người có IQ cao sẽ đạt điểm cao hơn trong bài test . Một lý do cho điều này là người thông minh có nhiều khả năng học và sử dụng những kỹ thuật và phương pháp ghi nhớ của chính họ.
Tuy nhiên, nếu 1 nhóm người cói IQ cao không được học những kỹ thuật ghi nhớ hiệu quả so với 1 nhóm người được học kỹ thuật ghi nhớ với IQ trung bình thì nhóm IQ trung bình có điểm Test tốt hơn.
Ghi nhớ là 1 kỹ năng học được. Bởi vì ghi nhớ là 1 kỹ năng học được nên việc cải thiện trí nhớ giống như việc phát triển bất kỳ kỹ năng nào khác. Bạn phải làm việc với nó bằng cách học những kỹ năng phù hợp và luyện tập.
Theo kinh nghiệm và sự quan sát của tôi cho thấy, sự lười biếng có thể đóng 1 vai trò trong sự không có khả năng học tập và ghi nhớ của nhiều người trưởng thành. Họ không đầu tư nỗ lực tinh thần cần thiết để học.
Nghiên cứu cho thấy số năm đi học có liên quan tích cực đến năng lực trí nhớ và việc sử dụng những kỹ thuật về trí nhớ ở những phụ nữ trung niên, và những người trưởng thành vẫn giữ được sự năng động tinh thần ( men tally active ) bằng cách duy trì thói quen đọc sách và học tập thì có khả năng ghi nhớ những gì họ đọc tốt hơn những người không giữ được sự năng động về tinh thần.
4. Một số người bị mắc kẹt với trí nhớ kém.
“ Tôi có một trí nhớ kém.” Điều mọi người thường ám chỉ khi họ nói là họ có 1 trí nhớ kém, đó là “có điều gì đó kém cỏi bẩm sinh về năng lực trí nhớ của tôi”. Câu này ám chỉ rằng bạn không thể làm gì để cải thiện trí nhớ.
Một số sách về huấn luyện trí nhớ đề xuất rằng : không có cái gọi là 1 trí nhớ tốt hoặc 1 trí nhớ kém. Chỉ có những trí nhớ được huấn luyện và những trí nhớ không được huấn luyện. Dù điều này đúng một phần nhưng nó không hoàn toàn đúng đắn. Có thể có những khác biệt giữa mọi người về năng lực trí nhớ bẩm sinh; theo ý nghĩ này thì đúng là có cái gọi là 1 trí nhớ tốt và 1 trí nhớ kém. Tuy nhiên, điều quan trọng là ngay cả nếu có sự khác biệt bẩm sinh trong trí nhớ, ngoại trừ những trường hợp cực đoan, thì những khác biệt bẩm sinh không quan trọng trong khả năng ghi nhớ bằng những khác biệt do những kỹ năng ghi nhớ học được.
Khả năng của trí nhớ của bạn là 1 chức năng của những kỹ thuật về trí nhớ mà bạn sử dụng hơn là 1 chức năng của những sự khác biệt bẩm sinh trong năng lực của trí nhớ. Vì vậy, sự cải thiện những kỹ thuật ghi nhớ sẽ cải thiện khả năng nhớ của bạn.
5. Một số người là quá già / quá trẻ để cải thiện trí nhớ của họ.
Sau đây là 1 số xem xét quan trọng liên quan đến sự suy giảm trí nhớ ở người già:
Sự suy giảm hiệu suất trí nhớ cùng với tuổi tác không lớn như niềm tin phổ biến. Người trung niên và người già thường có những niềm tin phóng đại về những sự khiếm khuyết trí tuệ của họ. Những khó khăn về trí nhớ có thể xuất hiện ở mọi người ở mọi lứa tuổi và có thể được nhấn mạnh ở những người già, quy cho tuổi tác, và gây ra sự kém tự tin vào khả năng của họ và họ thông báo nhiều về những vấn đề trí nhớ.
Tất cả những kỹ năng trí nhớ không giảm sút ngang nhau. Ví dụ, những kỹ năng thị giác và không gian thường suy giảm ở phần lớn người trưởng thành từ lứa tuổi 20 đến 60, nhưng những kỹ năng nói ( như nhớ tên, những câu chuyện, từ ngữ và những con số ) giảm rất ít.
Sai lầm của tuổi trẻ là nghĩ rằng trí thông minh là 1 sự thay thế cho kinh nghiệm, trong khi sai lầm của tuổi già là nghĩ rằng kinh nghiệm là 1 sự thay thế cho trí thông minh. Dù cả trí thông minh và kinh nghiệm có thể không thay thế hoàn toàn cho nhau thì nghiên cứu chỉ ra rằng 1 nền tảng kinh nghiệm và kiến thức phong phú giúp nhiều người già thực hiện một số nhiệm vụ về trí tuệ ở mức ngang bằng hoặc cao hơn những người trẻ trưởng thành, ngay cả khi họ có thể không học hỏi nhanh bằng người trẻ. “ Trí thông minh thực tiễn ( practical intelligence ) có thể bù trừ cho những ảnh hưởng tiêu cực của tuổi tác”.
Đối với người già, câu hỏi “ Bạn có thể ghi nhớ tốt như một người tuổi 20 ?” có thể không quan trọng bằng câu hỏi “ Bạn có thể ghi nhớ tốt hơn so với hiện tại không ?” Câu trả lời cho câu hỏi sau là có. Nhiều nghiên cứu cho thấy người già có thể học và sử dụng những kỹ thuật trí nhớ trong sách này để nhớ tốt hơn.
6. Trí nhớ, giống như cơ bắp, được lợi nhờ tập thể dục.
Người ta nói rằng, nếu bạn muốn trí nhớ của mình trở nên mạnh hơn, tất cả những gì bạn phải làm là luyện tập – luyện tập trí nhớ. Thực tế thì 1 vài người tin rằng luyện tập là một trong những chìa khóa đơn giản để cải thiện trí nhớ.
Không có bằng chứng chắc chắn rằng chỉ một mình sự luyện tập có thể tạo nên 1 sự khác biệt quan trọng trong việc cải thiện trí nhớ. Mặc dù sự thật là luyện tập ghi nhớ có thể giúp cải thiện trí nhớ, nhưng những gì bạn làm trong suốt việc luyện tập quan trọng hơn số lượng luyện tập.
1 nghiên cứu cổ điển phát hiện thấy 3 giờ luyện tập trí nhớ không làm cải thiện trí nhớ dài hạn, nhưng 3 giờ luyện tập có sử dụng những kỹ thuật nhất định thì cải thiện trí nhớ dài hạn.
7. Một trí nhớ được huấn luyện thì sẽ không bao giờ quên.
Nhiều người không nhận ra rằng 1 người đã được huấn luyện trí nhớ thì không nhất thiết phải nhớ tất cả mọi thứ. Con người mong đợi là một khi họ học được bí mật để có 1 trí nhớ tốt thì họ sẽ không bao giờ quên bất cứ điều gì. Nhưng lợi thế của 1 trí nhớ được huấn luyện tốt là bạn có thể ghi nhớ những gì bạn muốn nhớ, và bạn không cần thiết phải nhớ tất cả mọi điều.
Ngay cả với 1 trí nhớ được huấn luyện tì bạn vẫn có khả năng quên 1 số điều mà bạn muốn nhớ. Bạn chỉ sẽ không quên nó nhiều như hầu hết mọi người, hoặc quên nhiều như bạn đã từng quên.
8. Ghi nhớ quá nhiều có thể làm tâm trí bạn bị lộn xộn, hỗn loạn.
Nói rằng việc ghi nhớ quá nhiều có thể làm tâm trí bạn lộn xộn là 1 điều hoang đường về trí nhớ, bởi vì tâm trí của hầu hết mọi người đã lộn xộn rồi.
Khả năng ghi nhớ 1 điều gì của bạn ít phụ thuộc vào độ dài của tài liệu mà bạn phải chứa trong trí nhớ, mà phụ thuộc nhiều ở việc bạn học nó như thế nào.
Bạn càng học về 1 chủ đề cụ thể thì bạn càng dễ dàng học những điều mới về chủ đề đó.
Chính những tài liệu ghi nhớ không được tổ chức, sắp xếp, chứ không phải số lượng tài liệu ghi nhớ đã cản trở trí nhớ của bạn.