10 năm qua, người sử dụng máy tính đã vài lần chứng kiến những nguy cơ, mối đe dọa có sức phát tán và tầm ảnh hưởng lên toàn thế giới.
Tuy nhiên, theo trang PC World, thực tế cho thấy những sự cố này đều chưa đạt đến mức độ hủy diệt như các chuyên gia công nghệ và bảo mật dự báo.
Ảnh minh họa: Wordpress.Y2K (2000)
Trước giao thừa năm 2000, toàn thế giới được cảnh báo về "sự cố của thiên niên kỷ" rằng nhiều máy tính sử dụng 2 con số để chỉ năm, do đó khi đồng hồ chuyển từ số 99 (1999) sang 00 (2000), nó có thể gây ra lỗi nghiêm trọng và khiến các hệ thống không thể hoạt động.
Tuy nhiên, vấn đề này đã được nói đến và khắc phục từ năm 1984. Thế giới chào đón giao thừa đầu tiên của thế kỷ mới bình yên với vài trục trặc hiển thị ngày tháng trên một số website.
Sâu Conficker (2008-2009)
Còn được biết đến với tên gọi Kido hay Downadup, sâu này lần đầu được phát hiện vào cuối năm 2008 khi khai thác một lỗ hổng trong hệ điều hành Windows. Nó sử dụng kỹ thuật tiên tiến để kiểm soát từ xa máy tính nạn nhân. Đây là phần mềm độc hại có sức phát tán mạnh nhất kể từ 2003 với số PC bị lây nhiễm lên tới gần 10 triệu máy.
Biến thể cuối cùng của Conflicker được nhắc đến vào giữa tháng 4/2009. Tác giả của sâu này vẫn "bặt vô âm tín" dù Microsoft và tổ chức ICANN đã treo thưởng 250.000 USD cho bất cứ ai cung cấp thông tin giúp họ tóm được kẻ chủ mưu.
Mydoom (2004-2009)
Xuất hiện vào tháng 1/2004, Mydoom bắt đầu hoành hành trên Internet dưới dạng thông điệp báo lỗi với tệp tin đính kèm. Nếu người nhận bấm vào file, nó sẽ không chỉ nhân bản và tự động gửi tới bạn bè của nạn nhân mà còn tự đính vào file được chia sẻ trên Kazaa để lây lan trong mạng chia sẻ ngang hàng (P2P) này.
Một biến thể của Mydoom còn tham gia vào cuộc tấn công trên Internet ở Hàn Quốc năm 2009. Tác giả của sâu được mệnh danh là "lây lan nhanh nhất qua e-mail" này vẫn chưa bị phát hiện.
Theo dõi qua RFID (từ 2002)
Hiện nay, chip (hay tag) nhận dạng sóng vô tuyến từ xa RFID được gắn trong nhiều vật thể như hộ chiếu, thẻ an ninh, đồ điện tử... để xác thực thông tin. Thông tin lưu trong thẻ có thể được đọc qua các RFID reader.
Công nghệ này bị chỉ trích nặng nề vì người ta lo sợ các nhà sản xuất sẽ bí mật tích hợp chip vào sản phẩm để bí mật theo dõi người sử dụng. Về lý thuyết, RFID tag có thể cung cấp mọi thông tin từ thói quen chi tiêu và mua sắm cho tới nơi ở của ai đó.
Virus Iloveyou (2000)
Tương tự những sâu phát tán qua e-mail khác, virus này lừa người sử dụng mở file thực thi được viết bằng Visual Basic Scripting nhưng giả dạng như một tệp tin có tên "love-letter-for-you.txt.vbs" (bức thư tình cho bạn). Nhiều người đã mở vì nghĩ đây chỉ là file văn bản thông thường.
Iloveyou không chỉ tự động phát tán tới bạn bè của nạn nhân mà còn thay đổi hệ thống như ghi đè file, trong đó có cả file .jpg và .doc. Chương trình độc hại khét tiếng này đã lây nhiễm trên 50 triệu máy tính và gây thiệt hại ước tính 5,5 tỷ USD. Lầu năm góc, CIA và Quốc hội Anh đã phải tạm thời đóng cửa toàn bộ hệ thống e-mail của họ.
Chỉ một ngày sau khi virus bị phát tán, cảnh sát Philippines đã bắt được 2 sinh viên lập trình máy tính nhưng các nhà chức trách không thể buộc tội họ vì thời đó chưa có luật chống lại việc viết code độc hại.
Sóng di động làm rơi máy bay (2000 đến nay)
Khi điện thoại bắt đầu phổ biến, việc sử dụng chúng trên máy bay đã gây tranh cãi trong nhiều năm. Chưa có trường hợp nào chứng minh sóng điện thoại ảnh hưởng đến hệ thống định hướng của máy bay, bởi nếu điều này có thực thì công việc của những kẻ khủng bố sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Tuy nhiên, phi hành đoàn sẽ vẫn bắt mọi người tắt máy dù vẫn cho mang theo.
Sâu Witty (2004)
Sâu này chỉ lây nhiễm trên khoảng 12.000 máy tính nhưng là nỗi sợ hãi lớn của các nhà quản trị mạng bởi đây là virus đầu tiên chứa mã độc (payload) có thể phá hủy dần hệ thống mà nó tấn công. Nó được gọi là sâu vui tính (Witty) vì payload chứa đoạn ký tự (^.^).
Một cảnh trong phim 2012. Ảnh: LATimes.2012
Internet là công cụ chính trong việc "tiếp tay" cho tin đồn rằng nhân loại sẽ chấm dứt sự sống vào ngày 21/12/2012 theo tính toán của người Maya cổ đại. KênhHistory Channel thực hiện chương trình có tên Giải mã quá khứ: Ngày tận thế năm 2012 và nói rằng: "Động đất gây rung chuyển khắp các châu lục và sóng thần sẽ cuốn trôi nhiều thành phố ven biển. Đây có thể là một thảm họa toàn hành tinh". Hollywood cũng tung ra bộ phim 2012 mô phỏng thế giới bị nhấn chìm bởi sóng thần, núi lửa, động đất và mưa thiên thạch.
Tuy nhiên, theo trang PC World, thực tế cho thấy những sự cố này đều chưa đạt đến mức độ hủy diệt như các chuyên gia công nghệ và bảo mật dự báo.
Trước giao thừa năm 2000, toàn thế giới được cảnh báo về "sự cố của thiên niên kỷ" rằng nhiều máy tính sử dụng 2 con số để chỉ năm, do đó khi đồng hồ chuyển từ số 99 (1999) sang 00 (2000), nó có thể gây ra lỗi nghiêm trọng và khiến các hệ thống không thể hoạt động.
Tuy nhiên, vấn đề này đã được nói đến và khắc phục từ năm 1984. Thế giới chào đón giao thừa đầu tiên của thế kỷ mới bình yên với vài trục trặc hiển thị ngày tháng trên một số website.
Sâu Conficker (2008-2009)
Còn được biết đến với tên gọi Kido hay Downadup, sâu này lần đầu được phát hiện vào cuối năm 2008 khi khai thác một lỗ hổng trong hệ điều hành Windows. Nó sử dụng kỹ thuật tiên tiến để kiểm soát từ xa máy tính nạn nhân. Đây là phần mềm độc hại có sức phát tán mạnh nhất kể từ 2003 với số PC bị lây nhiễm lên tới gần 10 triệu máy.
Biến thể cuối cùng của Conflicker được nhắc đến vào giữa tháng 4/2009. Tác giả của sâu này vẫn "bặt vô âm tín" dù Microsoft và tổ chức ICANN đã treo thưởng 250.000 USD cho bất cứ ai cung cấp thông tin giúp họ tóm được kẻ chủ mưu.
Mydoom (2004-2009)
Xuất hiện vào tháng 1/2004, Mydoom bắt đầu hoành hành trên Internet dưới dạng thông điệp báo lỗi với tệp tin đính kèm. Nếu người nhận bấm vào file, nó sẽ không chỉ nhân bản và tự động gửi tới bạn bè của nạn nhân mà còn tự đính vào file được chia sẻ trên Kazaa để lây lan trong mạng chia sẻ ngang hàng (P2P) này.
Một biến thể của Mydoom còn tham gia vào cuộc tấn công trên Internet ở Hàn Quốc năm 2009. Tác giả của sâu được mệnh danh là "lây lan nhanh nhất qua e-mail" này vẫn chưa bị phát hiện.
Theo dõi qua RFID (từ 2002)
Hiện nay, chip (hay tag) nhận dạng sóng vô tuyến từ xa RFID được gắn trong nhiều vật thể như hộ chiếu, thẻ an ninh, đồ điện tử... để xác thực thông tin. Thông tin lưu trong thẻ có thể được đọc qua các RFID reader.
Công nghệ này bị chỉ trích nặng nề vì người ta lo sợ các nhà sản xuất sẽ bí mật tích hợp chip vào sản phẩm để bí mật theo dõi người sử dụng. Về lý thuyết, RFID tag có thể cung cấp mọi thông tin từ thói quen chi tiêu và mua sắm cho tới nơi ở của ai đó.
Virus Iloveyou (2000)
Tương tự những sâu phát tán qua e-mail khác, virus này lừa người sử dụng mở file thực thi được viết bằng Visual Basic Scripting nhưng giả dạng như một tệp tin có tên "love-letter-for-you.txt.vbs" (bức thư tình cho bạn). Nhiều người đã mở vì nghĩ đây chỉ là file văn bản thông thường.
Iloveyou không chỉ tự động phát tán tới bạn bè của nạn nhân mà còn thay đổi hệ thống như ghi đè file, trong đó có cả file .jpg và .doc. Chương trình độc hại khét tiếng này đã lây nhiễm trên 50 triệu máy tính và gây thiệt hại ước tính 5,5 tỷ USD. Lầu năm góc, CIA và Quốc hội Anh đã phải tạm thời đóng cửa toàn bộ hệ thống e-mail của họ.
Chỉ một ngày sau khi virus bị phát tán, cảnh sát Philippines đã bắt được 2 sinh viên lập trình máy tính nhưng các nhà chức trách không thể buộc tội họ vì thời đó chưa có luật chống lại việc viết code độc hại.
Sóng di động làm rơi máy bay (2000 đến nay)
Khi điện thoại bắt đầu phổ biến, việc sử dụng chúng trên máy bay đã gây tranh cãi trong nhiều năm. Chưa có trường hợp nào chứng minh sóng điện thoại ảnh hưởng đến hệ thống định hướng của máy bay, bởi nếu điều này có thực thì công việc của những kẻ khủng bố sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Tuy nhiên, phi hành đoàn sẽ vẫn bắt mọi người tắt máy dù vẫn cho mang theo.
Sâu Witty (2004)
Sâu này chỉ lây nhiễm trên khoảng 12.000 máy tính nhưng là nỗi sợ hãi lớn của các nhà quản trị mạng bởi đây là virus đầu tiên chứa mã độc (payload) có thể phá hủy dần hệ thống mà nó tấn công. Nó được gọi là sâu vui tính (Witty) vì payload chứa đoạn ký tự (^.^).
Internet là công cụ chính trong việc "tiếp tay" cho tin đồn rằng nhân loại sẽ chấm dứt sự sống vào ngày 21/12/2012 theo tính toán của người Maya cổ đại. KênhHistory Channel thực hiện chương trình có tên Giải mã quá khứ: Ngày tận thế năm 2012 và nói rằng: "Động đất gây rung chuyển khắp các châu lục và sóng thần sẽ cuốn trôi nhiều thành phố ven biển. Đây có thể là một thảm họa toàn hành tinh". Hollywood cũng tung ra bộ phim 2012 mô phỏng thế giới bị nhấn chìm bởi sóng thần, núi lửa, động đất và mưa thiên thạch.
Châu An
vnexpress
Sửa lần cuối: