9 bản hợp đồng 'hụt' đáng tiếc của Sir Alex

[h=1]Các Manucian đã mất không ít thời gian để gặm nhấm nỗi buồn sau khi MU “vồ hụt” trong gang tấc những ngôi sao sáng của bóng đá thế giới như Alan Shearer, Ronaldinho hay Paul Gascoigne.[/h]“Life is a game” – cuộc đời như một trò chơi là câu nói thường ngày mà người Anh rất hay sử dụng để chỉ những sự việc éo le mà họ gặp phải. Trong giới bóng đá, có lẽ MU là một trong những đội bóng gặp phải nhiều éo le nhất trong vấn đề chuyển nhượng. Trong suốt triều đại 25 năm trị vì tại Man United, vị cha già đáng kính Alex Ferguson đã mang về Nhà hát của những giấc mơ không ít những tên tuổi hàng đầu thế giới nhưng cũng không ít lần đội bóng của ông bị hớt tay trên bởi những CLB khác mà điển hình là những cầu thủ dưới đây.
Alan Shearer (từ Blackburn tới Newcastle, năm 1996)
t371727.jpg
Không phải một lần mà là hai lần, Sir Alex Ferguson đã có ý định mang tiền đạo xuất sắc nhất nhì lịch sử bóng đá Anh về với Old Trafford nhưng đều bất thành. Năm 1992, khi anh còn là một “thần đồng” tại Southampton, anh đã từ chối MU để đến với Blackburn với mức giá kỷ lục tại vương quốc Anh vào thời điểm đó là 3,6 triệu bảng. Bốn năm sau, anh tiếp tục từ chối MU để đến với đội bóng yêu thích thời niên thiếu của mình là Newcastle với mức giá kỷ lục khác: 15 triệu bảng.
Raul Gonzalez (từ Real đến Schalke 04, năm 2010)
t371728.jpg
Trong trận bán kết Champions League năm ngoái, Sir Alex không thể ngờ được rằng người đe dọa mảnh lưới của MU nhiều nhất lại chính là người suýt chút nữa đã thuộc biên chế của MU hè năm 2010. Chính sir Alex đã đích thân thừa nhận CLB đã có những cuộc đàm phán nghiêm túc với người đại diện của Chúa nhẫn: “Chúng tôi luôn ưu tiên tìm kiếm các tài năng trẻ nhưng tôi không thể bỏ qua một cầu thủ đầy kinh nghiệm như Raul”.
Paul Gascoigne (từ Newcastle đến Tottenham, năm 1988)
t371729.jpg
Sir Alex đã thừa nhận rằng thất bại trong việc đưa Paul về sân Old Trafford là một trong những nỗi nuối tiếc lớn nhất trong sự nghiệp cầm quân vĩ đại của ông. Tại thời điểm đó, Paul Gascoigne mới 21 tuổi – là tài năng sáng giá nhất của bóng đá Anh so với những cầu thủ đồng trang lứa.
“Tôi đã có cuộc nói chuyện với Paul vào buổi tối trước khi kỳ nghỉ hè của tôi bắt đầu. Paul nói rằng cậu ấy đồng ý chuyển sang MU”. Sir Alex chân thành chia sẻ. Tuy nhiên, sau đó người giành chiến thắng trong cuộc đua giành được chữ ký của anh lại là Tottenham với “tuyệt chiêu” mua cho gia đình anh một ngôi nhà tại vùng Đông Bắc.
Ronaldinho (từ PSG đến Barcelona, năm 2003)
t371730.jpg
Sau khi David Beckham chuyển sáng Real Madrid, MU cần mang về một ngôi sao lớn để xoa dịu người hâm mộ. Ro vẩu tại thời điểm đó là mục tiêu hàng đầu trong tầm ngắm của Quỷ đỏ. Với số tiền dư dả từ việc bán Beckham, ban lãnh đạo MU đã đặt vấn đề với đội bóng nước Pháp và ngồi cười thầm với nhau rằng 99,99% là Ronnie đã thuộc về MU.
Tuy nhiên kết quả thì ai cũng rõ và Sir Alex cùng các cộng sự chỉ còn biết tiếc hùi hụi khi chứng kiến Ronaldinho tỏa sáng rực rỡ trong màu áo Barca và giành 2 danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất thế giới.
Gareth Bale (từ Southampton đến Tottenham, năm 2007)
t371731.jpg
Khởi nghiệp ở vị trí hậu vệ trái, Bale gây ấn tượng mạnh mẽ ở khả năng đá phạt nhiều hơn là những pha chạy nước rút thần tốc như hiện tại. Năm 2007, khi anh còn là một cậu thanh niên tuổi 17, Sir Alex Ferguson đã nhận ra tố chất của một cầu thủ chạy cánh hàng đầu ở anh nhưng lại không chịu bỏ ra 5 triệu bảng để mang anh về với sân Old Trafford. Anh chuyển sang Tottenham và chưa gây được nhiều ấn tượng cho đến khi được đôn lên đá tiền vệ cánh trái. Ở ví trí mới, anh đang chứng tỏ mình là một trong những tiền vệ cánh hàng đầu thế giới thời điểm hiện tại.
Arjen Robben (từ PSV đến Chelsea, năm 2004)
t371733.jpg
Bản hợp đồng của MU và Robben bất thành là do giám đốc điều hành CLB thời điểm đó là Peter Kenyon. năm 2004, MU thực sự đang gặp không ít những khó khăn khi tân binh Cristianno Ronaldo (năm 2003) chưa cho thấy sự hòa nhập với đội bóng mới trong khi cả nước Anh “run rẩy” trước những đồng rúp của tỉ phú Abramovich.
Thương vụ này gần như đã được giải quyết xong và tiền vệ người Hà Lan cũng đã thu xếp hành lý để chuyển đến sống ở thành phố Manchester. Tuy nhiên, sau khi Kenyon chuyển sang Chelsea, ông đã thuyết phục Robben đồng ý chuyển sang ngôi nhà mới mang tên The Blue trong sự phẫn nộ tột cùng của các cổ động viên Manchester United.
Kaka (không rời AC Milan vào năm 2007)
t371734.jpg
Sau khi có được chữ ký của anh em nhà Da Silva vào năm 2007, MU đã chính thức đánh tiếng đến Kaka và người em trai của anh là Digao, khi đó còn đang chơi cho AC Milan. Tuy nhiên, ba lần “ông già gân” đưa ra những lời mời là ba lần ông bị từ chối. Kaka cho biết: “tôi được biết ý định đó của Alex Ferguson từ em trai tôi nhưng chúng tôi chọn ở lại Milan.
Tuy nhiên, sau quyết định ở lại đó, Kaka thì trở thành biểu tượng của đội bóng còn người em trai Digao (chơi ở vị trí hậu vệ) chưa từng một lần được hít thở bầu không khí cuồng nhiệt của sân San Siro trong một trận đấu chính thức nào.
Michael Essien (MU từ bỏ thương vụ giữa chừng)
t371735.jpg
Năm 2000, trước khi ngôi sao người Ghana đến với CLB Bastia, anh đã từng được MU liên hệ tuy nhiên, một chút rắc rối trong vấn đề xin giấy phép lao động đã khiến MU mất kiên nhẫn và từ bỏ thương vụ Essien.
5 năm sau, Essien đến với Chelsea trong một bàn hợp đồng trị giá 25 triệu bảng và trở thành một trong những tiền vệ trụ hay nhất thế giới. Cùng với the Blue, anh đã giành tổng cộng 3 danh hiệu vô địch Premier League.
John Obi Mikel (từ FC Lyn đến Chelsea)
t371736.jpg
Vụ chuyển nhượng của Mikel là một trong những thương vụ “đau” nhất của MU trước đại kình địch Chelsea. Mùa hè năm 2005, vài ngày trước khi Mikel đủ 18 tuổi, MU tuyên bố đã có được chữ ký của tiền vệ trẻ người Nigeria từ CLB Na Uy - Lyn Oslo. Chelsea là kẻ đến muộn nhưng lại là người chiến thắng. Sau những tranh cãi, kiện tụng rùm beng giữa 2 CLB, cuối cùng tòa án quyết định cho phép Mikel lựa chọn CLB cho mình và anh đã chọn thi đấu cho Chelsea.
Theo Bưu điện Việt Nam
 
Top