9 lỗi cơ bản thường gặp khi chụp ảnh và các khắc phục

9 LỖI CƠ BẢN KHI CHỤP ẢNH (VÀ CÁCH KHẮC PHỤC)

Bất kỳ một người chụp ảnh nào cũng có thể mắc lỗi khi thực hiện việc chụp ảnh. Sau đây là một vài mẹo nhỏ giúp xác định các lỗi cơ bản và cách khắc phục những lỗi mà những người mới chơi máy ảnh thường mắc phải.

Đường chân trời lệch
Bạn đang ở đúng vị trí đẹp và ngắm nhìn cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp trong khi tay bấm máy. Nhưng trong lúc tinh thần đang phấn khích với cảnh đẹp thì bạn lại quên kiểm độ cao đường chân trời trong khung hình, vì vậy làm cho cảnh trong hình có vẻ bị bẻ cong.

wonky-horizon-sua-loi-khi-chup-anh.jpg

Có cách rất dễ để có thể sửa lỗi chụp làm đường chân trời không được thẳng này. Phần lớn những chương trình có thể tự động chỉnh sửa, hoặc bạn có thể trực tiếp làm bằng những phần mềm chỉnh sửa như Lightroom hay Photoshop.
Bạn cũng có thể bật chế độ Electronic Spirit Level trên máy ảnh nếu có thể, tính năng này.


horizon-level-dslr-sua-loi-khi-chup-anh.jpg

Sai lầm với chế độ White Balance

white-card-sua-loi-khi-chup-anh.jpg

Hình chụp của bạn trông có quá nóng hay quá lạnh ? Đôi khi chiếc máy ảnh của bạn thực hiện chế độ White Balance không chính xác dẫn đến hình ảnh không được đẹp. Tự động cân bằng trắng (Automatic white balance – AWB) có thể xác định sự điều chỉnh cho vấn đề đó, nhưng cách tốt nhất là nên tự đặt đúng chế độ white balance một cách thủ công.

Ống kính cho hình ảnh bị biến dạng
Một vài ống kính có thể cho ra hình ảnh bị biến dạng hoặc tạo ra những vệt không mong muốn trong ảnh như màu bị nhiễu – làm màu sắc và ánh sáng ở viền bức ảnh đôi khi bị mất.


food-lens-distortion-sua-loi-khi-chup-anh.gif

Ví dụ như những ống kính có góc chụp rộng làm cho hình ảnh bị bóp méo và có thể làm cho những ảnh chụp chân dung trông như bị lồi lên trong khung hình.

lens-corrections-sua-loi-khi-chup-anh.jpg

Có vài cách để xử lý tình trạng này, và bước đầu tiên là chọn ống kính phù hợp với đối tượng cần chụp. Tùy thuộc vào máy ảnh của bạn, những điều này có thể phù hợp với ảnh định dạng JPEG.
Cách dễ dàng và có hiệu quả nhất để chỉnh sửa ảnh là sử dụng một chương trình chỉnh sửa như Adobe Lightroom. Tính chất của ống kính giúp làm hình ảnh trở nên thẳng, xóa những điểm lồi và sửa những vấn để khác như màu sắc và ánh sáng.
Ở chế độ Lightroom, bấm chọn để mở rộng thẻ Basic ở cột bên phải nếu nó chưa được bật. Sau đó chọn Enable Profile Corrections sẽ tự động tìm ra ống kính thích hợp để chụp và thêm ảnh vào sau đó.

Focus đôi khi không chính xác
Chế độ tự động bắt điểm (autofocus) có lúc không chính xác. Đôi lúc chương trình autofocus sẽ tự động bắt những điểm ở đằng sau hoặc phía trước điểm chụp mà bạn nhắm đến.

photo-mistake-focus-sua-loi-khi-chup-anh.jpg



Để chắc chắn rằng chương trình có thể chọn đúng điểm chụp thì bạn hãy thay đổi chế độ sang tự động bắt đơn điểm. Lúc này chương trình sẽ giúp máy ảnh của bạn bắt điểm theo ý muốn, thay vì để chương trình tự động tìm và bắt vào khung hình những điểm không mong muốn.
Bạn cũng có thể sử dụng phần “back button focus” và điều chỉnh điểm cần chụp vào giữa khung hình.
Khi chụp chân dung, hãy dành thời gian để kiểm tra lại điểm chính cần chụp. Sử dụng màn hình LCD của máy và zoom vào điểm mà bạn muốn nhấn trong khung hình để đảm bảo nó đã được nổi bật.

Hình ảnh không được sắc nét
Bạn đã chụp một tấm hình và nghĩ rằng nó sẽ thật tuyệt, nhưng khi nhìn lại thì nó lại không như ý muốn. Sự thiếu sắc nét của ảnh có thể gây ra bởi nhiều yếu tố : máy ảnh bị rung khi chụp, vật thể không đứng yên, hoặc bạn đã chọn sai điểm cần máy ảnh tập trung vào khi sử dụng chương trình AutoFocus.

not-sharp-photo-2-sua-loi-khi-chup-anh.jpg


Trừ khi bạn muốn chọn làm mờ hình ảnh để tạo hiệu ứng cho ảnh, thì sau đây là một vài cách để bạn có thể có được một tấm ảnh sắc nét hơn.
1) Tăng chuẩn ISO cảm biến
2) Chọn tốc độ bấm máy nhanh hơn. Lý tưởng nhất là tốc độ bấm máy của bạn nên ở ít nhất 1/độ dài tiêu cự. Vì vậy nếu bạn có độ dài tiêu cự là 80mm với cảm biến toàn khung hình, thì tốc độ bấm máy mà bạn nên có là 1/80 giây. Với máy ảnh cảm biến crop như APS-C, thì những ống kính 80mm tương đương với những ống kính 120 hay 130mm), khi đó tốc độ bấm máy của bạn ít nhất phải 1/125 giây để chống rung.
3) Bật chế độ ổng định trên máy ảnh hay trên những ống kính có thể cho phép bạn chụp với tốc độ chậm hơn.
4) Sử dụng chân chống máy nếu có thể.
5) Tránh việc chụp ở khẩu độ rộng như f/1.8nvif có thể ảnh hưởng đến độ sắc nét của hình ảnh, đặc biệt là nếu không có điểm chụp tập trung.

Ảnh chụp trông nặng nề và tối màu
Rất may là vấn đề này có phương pháp đơn giản để khắc phục. Nó gọi là bù phơi sáng. Điều này có giá khi bạn sử dụng ở chế độ tự động.

exposure-comp-loi-khi-nhiep-anh.gif
[/CENTER]

Trên máy SLR kỹ thuật số, máy nhỏ và kể cả ứng dụng chụp ảnh trên điện thoại cũng có thể tìm được dấu +/- trên đó.
Một vài dòng máy ảnh cũng có chức năng sử dụng thủ công để khống chế sự bù phơi sáng. Để làm hình ảnh trông sáng hơn, bạn hãy điều chỉnh những giá trị đến con số cao. Các nguyên tắc ngược lại cũng áp dụng nếu ảnh chụp quá sáng, hãy thay đổi những giá trị bù phơi sáng đến số thấp hơn.



exposure-compensation-dial-sua-loi-khi-chup-anh.jpg





Các thành phần trong ảnh
Các phần phụ là một yếu tố quan trọng để một tấm ảnh trông cân đối, giúp nâng cao độ mượt của ảnh bằng một vài phép thử và kiểm tra.



rule-of-thirds-tower-sua-loi-khi-chup-anh.jpg



Có thể sẽ hấp dẫn để chụp hình với chủ thể ở giữa khung hình, nhưng đôi khi nó lại cho ra kết quả không như mong muốn.





Sử dụng một trong những phương pháp canh chỉnh đơn giản nhất để bắt đầu là qui tắc 1/3, khi bạn chia khung hình ra làm 3 về chiều ngang và dọc sử dụng 2 đường thẳng. Đối tượng chụp có thể được đặt ở giữa của những đường này, hoặc dọc theo chúng để trông được hấp dẫn hơn. Bạn cũng có thể thay tâm điểm của hình sau khi chụp bằng chế độ cắt ảnh.

Quá nhiều kiểu chụp

Mỗi tấm hình chụp đều khác nhau, vì vậy hãy thử và tránh việc sao chép ý tưởng từ tấm ảnh khác. Ví dụ khi tăng độ bão hòa trên ảnh khung cảnh nhìn sẽ rất tuyệt, nhưng sẽ rất tệ nếu áp dụng cho ảnh chân dung.

sharpened-hdr-bad-sua-loi-khi-chup-anh.jpg


Quên đi điều cơ bản
Trước khi ra có một chuyến dã ngoại chụp hình tiếp theo, bạn cần tập cho mình thói quen sạc đầy pin và có sẵn các phụ tùng cần thiết. Chuẩn bị thẻ nhớ, và kiểm tra chắc chắn rằng trong máy đã có thẻ nhớ trước khi bắt đầu chuyến chụp ảnh đáng nhớ của mình.
VFO.VN(Theo cnet.com)​
 
  • Chủ đề
    chup anh bi loi loi chup anh
  • Có lần mình ôm máy ra chuẩn bị chụp một show hoành tráng thì máy báo không có thẻ, thôi rồi ....
     
    cám ơn bác chủ thớt. Tay mơ vừa chập chững ôm máy bắt bài này như vớ được vàng
     
    ai biết chỗ nào bán máy ảnh DSLR rẻ rẻ chút không mình muốn mua 1 cái về chụp chơi
     

    Thống kê

    Chủ đề
    100,657
    Bài viết
    467,427
    Thành viên
    339,832
    Thành viên mới nhất
    tiendungmobi
    Top