(VFO.VN) Ngày 02/10/2019, Microsoft Châu Á và IDC Châu Á/Thái Bình Dương công bố các kết quả từ những nghiên cứu Trang bị cho tương lai: Đánh giá sự tăng trưởng của Châu Á Thái Bình Dương với AI dành cho ngành dịch vụ tài chính (FSI).
Theo nghiên cứu này, AI sẽ giúp các tổ chức này cải thiện 41% khả năng cạnh tranh trong vòng 3 năm tới. Đến năm 2021, các tổ chức này kỳ vọng cải thiện 35% - 45% ở các khía cạnh trên, với sự tăng trưởng rõ rệt nhất về biên lợi nhuận, dự kiến tăng 2.1 lần.
Các tổ chức FSI sử dụng AI đã nhìn thấy lợi ích ở 5 khía cạnh, và kỳ vọng đến năm 2021 sẽ cải thiện các chỉ số này lên đến 2.1 lần
Dựa vào kết quả nghiên cứu, 9/10 lãnh đạo doanh nghiệp thuộc lĩnh vực FSI nhận định AI là công cụ giúp cải thiện khả năng cạnh tranh của tổ chức. Tuy nhiên, những thách thức hàng đầu mà các tổ chức FSI phải đối mặt khi ứng dụng AI là thiếu kỹ năng, tài nguyên và chương trình đào tạo liên tục, thiếu sự củng cố tư tưởng từ phía lãnh đạo và thiếu các công cụ và phân tích nâng cao.
Nghiên cứu đã đánh giá sáu khía cạnh đóng góp vào sự sẵn sàng ứng dụng AI của ngành, bao gồm chiến lược, đầu tư, văn hóa, khả năng, cơ sở hạ tầng và dữ liệu. Trong khi các tổ chức FSI dẫn trước các tổ chức khác ở Châu Á - Thái Bình Dương về mọi mặt, họ vẫn chưa theo kịp các tổ chức tiên phong trong ứng dụng AI về những khía cạnh như khả năng, cơ sở hạ tầng, chiến lược và văn hóa.
Tổ chức tiên phong trong ứng dụng AI chiếm 6% các tổ chức ở Châu Á - Thái Bình Dương. Những tổ chức này đã kết hợp AI vào chiến lược kinh doanh cốt lõi của họ và cải thiện các chỉ số kinh doanh lên gần gấp đôi so với các tổ chức khác.
Mô hình thể hiện mức độ sẵn sàng ứng dụng AI (Cáctổ chức FSI so với các tổ chức tiên phong về AI ở Châu Á Thái Bình Dương). Điểmsố được đưa ra trong thang từ 1.0 đến 4.0, dùng để đánh giá mức độ sẵn sàng củacác tổ chức FSI phục vụ cho nghiên cứu
So với các tổ chức còn lại ở châu Á-Thái Bình Dương, các tổ chức tiên phong trong ứng dụng AI có nhiều khả năng hơn trong việc:
Những người tham gia khảo sát cho rằng các tổ chứcFSI đang thiếu những đặc điểm văn hóa cần thiết cho việc áp dụng AI
62% lãnh đạo doanh nghiệp và 67% nhân viên đồng ý rằng AI sẽ thúc đẩy - thay vì thay thế - công việc. Mặc dù rất tích cực về tác động mà AI sẽ mang lại cho các công việc trong ngành FSI, nghiên cứu cũng chỉ ra sự thiếu hụt trầm trọng các kỹ năng công nghệ và cảm xúc xã hội cần thiết trong lực lượng lao động. Ba kỹ năng hàng đầu mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp xác định là sẽ không đủ nguồn cung bao gồm: (1) nghiên cứu và phát triển khoa học, (2) kỹ năng số, và (3) khả năng thích ứng và học hỏi không ngừng.
Nguồn: TCBC Microsoft
Theo nghiên cứu này, AI sẽ giúp các tổ chức này cải thiện 41% khả năng cạnh tranh trong vòng 3 năm tới. Đến năm 2021, các tổ chức này kỳ vọng cải thiện 35% - 45% ở các khía cạnh trên, với sự tăng trưởng rõ rệt nhất về biên lợi nhuận, dự kiến tăng 2.1 lần.
Các tổ chức FSI sử dụng AI đã nhìn thấy lợi ích ở 5 khía cạnh, và kỳ vọng đến năm 2021 sẽ cải thiện các chỉ số này lên đến 2.1 lần
Dựa vào kết quả nghiên cứu, 9/10 lãnh đạo doanh nghiệp thuộc lĩnh vực FSI nhận định AI là công cụ giúp cải thiện khả năng cạnh tranh của tổ chức. Tuy nhiên, những thách thức hàng đầu mà các tổ chức FSI phải đối mặt khi ứng dụng AI là thiếu kỹ năng, tài nguyên và chương trình đào tạo liên tục, thiếu sự củng cố tư tưởng từ phía lãnh đạo và thiếu các công cụ và phân tích nâng cao.
Nghiên cứu đã đánh giá sáu khía cạnh đóng góp vào sự sẵn sàng ứng dụng AI của ngành, bao gồm chiến lược, đầu tư, văn hóa, khả năng, cơ sở hạ tầng và dữ liệu. Trong khi các tổ chức FSI dẫn trước các tổ chức khác ở Châu Á - Thái Bình Dương về mọi mặt, họ vẫn chưa theo kịp các tổ chức tiên phong trong ứng dụng AI về những khía cạnh như khả năng, cơ sở hạ tầng, chiến lược và văn hóa.
Tổ chức tiên phong trong ứng dụng AI chiếm 6% các tổ chức ở Châu Á - Thái Bình Dương. Những tổ chức này đã kết hợp AI vào chiến lược kinh doanh cốt lõi của họ và cải thiện các chỉ số kinh doanh lên gần gấp đôi so với các tổ chức khác.
Mô hình thể hiện mức độ sẵn sàng ứng dụng AI (Cáctổ chức FSI so với các tổ chức tiên phong về AI ở Châu Á Thái Bình Dương). Điểmsố được đưa ra trong thang từ 1.0 đến 4.0, dùng để đánh giá mức độ sẵn sàng củacác tổ chức FSI phục vụ cho nghiên cứu
So với các tổ chức còn lại ở châu Á-Thái Bình Dương, các tổ chức tiên phong trong ứng dụng AI có nhiều khả năng hơn trong việc:
- Tăng đầu tư hàng năm để hỗ trợ chiến lược AI ở quy mô toàn tổ chức
- Có một nhóm chuyên phát triển và xác thực các mô hình AI cho tổ chức
- Có các công cụ và phân tích AI tiên tiến như Robotic Process Automation và Natural Language Processing trong các công nghệ hiện có của họ
- Có các nhà phát triển, chuyên gia và kỹ sư dữ liệu
- Có các thực hành hoạt động quản trị dữ liệu doanh nghiệp liên tục được thực hiện bởi các nhóm CNTT, kinh doanh và tuân thủ
Những người tham gia khảo sát cho rằng các tổ chứcFSI đang thiếu những đặc điểm văn hóa cần thiết cho việc áp dụng AI
62% lãnh đạo doanh nghiệp và 67% nhân viên đồng ý rằng AI sẽ thúc đẩy - thay vì thay thế - công việc. Mặc dù rất tích cực về tác động mà AI sẽ mang lại cho các công việc trong ngành FSI, nghiên cứu cũng chỉ ra sự thiếu hụt trầm trọng các kỹ năng công nghệ và cảm xúc xã hội cần thiết trong lực lượng lao động. Ba kỹ năng hàng đầu mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp xác định là sẽ không đủ nguồn cung bao gồm: (1) nghiên cứu và phát triển khoa học, (2) kỹ năng số, và (3) khả năng thích ứng và học hỏi không ngừng.
Nguồn: TCBC Microsoft