(19/5/Kỷ niệm 121 năm1890) ngày sinh nhật Bác và 100 năm (1911) ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước giới thiệu tới bạn đọc bài viết này.
Con tàu của Pháp mang tên “Đô đốc Latouche Tréville” đưa Bác ra đi tìm đường cứu nước Nhà nghiên cứu Thu Trang trong tác phẩm “Bác Hồ ở Paris” cho biết, hai vị rất thân cận với Hồ Chủ tịch là nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng và ông Vũ Kỳ, thư ký riêng của Chủ tịch, đã nhắc lại những lời được nghe Chủ tịch nói về Phan Châu Trinh: “Đi Pháp là dựa vào Cụ Phan… Trước khi lên đường đã được Cụ Phan hướng dẫn là nhận một công việc mà thời đó cho là thấp kém để dễ qua mắt mật thám”.
Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định Nguyễn Tất Thành có đến Mỹ Tho gặp Phan Châu Trinh.
Ngày 1-7-1909, triều đình Huế bổ nhiệm ông Nguyễn Sinh Huy làm tri huyện Bình Khê (Bình Định). Ông đưa hai con trai đi theo. Ngày 17-1-1910, ông bị triều đình cách chức và triệu về Huế để xử án. Ba cha con chia tay, cha ở lại Huế chịu án, anh Khiêm trở về quê, anh Thành đi tiếp vào phía nam...
“…Vào trạc 13 tuổi, lần đầu tiên, tôi đã được nghe những từ Pháp là tự do, bình đẳng, bác ái…Tôi muốn làm quen với văn minh Pháp, tìm xem những gì ẩn náu đằng sau những từ ấy” (Nguyễn Ái Quốc nói tại Liên Xô năm 1923).
“…Nhân dân Việt Nam – trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi lúc này thường hỏi nhau rằng, ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Nhật, người khác nghĩ là Anh, người khác nghĩ là Mỹ. Tôi thấy phải ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi.” ( Hồ Chí Minh nói tại Hà Nội)
Bến cảng Nhà Rồng năm 1911
“…Đất nước chúng tôi có bờ biển rất dài, tôi lang thang dọc bờ biển, tìm đến các bến tàu xem có cách nào ra nước ngoài được không?” (Hồ Chí Minh nói với một nhà báo Mỹ tại Hà Nội).
Đầu tháng 7-1910, nhờ áp lực của Liên minh Nhân quyền Pháp và dư luận trong nước, Phan Châu Trinh được trả tự do, nhưng thực chất, ông bị quản thúc rất chặt chẽ ở Mỹ Tho. Ông xin phép đi Sài Gòn nhưng bị từ chối. Biết không hoạt động được gì, ông viết thư cho Toàn quyền Đông Dương đòi sang Pháp hoặc trở lại Côn Lôn. Vì vậy, nhân có nghị định ngày 31-10-1908 của Chính phủ Pháp về việc lập một nhóm giảng dạy tiếng Hán tại Pháp, năm 1911 chính quyền Đông Dương cử một đoàn giáo dục Đông Dương sang Pháp, trong đó có Phan Châu Trinh.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cụ Phan Châu Trinh (trái) đã gợi ý cho Bác (phải) cách thức sang Pháp?
Những tin tức về Phan Châu Trinh hẳn phải được các báo chí đăng tải và được những người yêu nước chăm chú theo dõi và bàn luận. Trong số đông đảo những người quan tâm không thể không có ông Nguyễn Sinh Huy và anh Nguyễn Tất Thành.
Ngày 18-9-1910, Nguyễn Tất Thành cùng ông Trương Gia Mô, người bạn thân của cha anh, đi tàu hỏa từ Phan Thiết vào Sài Gòn.
Ngày 19-5-1910, Hôi đồng nhiếp chính triều đình Huế tuyên phạt Nguyễn Sinh Huy bị đánh 100 trượng, sau đổi thành giáng 4 cấp và thải hồi. Ngày 27-8-1910, bản án được duyệt y, ông Nguyễn Sinh Huy trở lại làm thường dân. Khi biết tin con trai Nguyễn Tất Thành đã vào Nam, ông xin vào Nam sinh sống. Hai cha con đã gặp nhau ở Sài Gòn.
Đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho đã hoạt động từ năm 1883, rất thuận tiện. Đường thủy từ Sài Gòn về Mỹ Tho có rất nhiều bến xuất phát với nhiều loại tàu thuyền. Những chuyến xe thổ mộ đón khách lên xuống dọc đường…Những phương tiện đủ đáp ứng cho nhu cầu đi lại, tùy theo tình huống, hoàn cảnh của mỗi người.
Chỗ ở chính của Phan Châu Trinh tại Mỹ Tho là nhà của Nguyễn Tử Vân, tức Bộ Vân, thuộc làng Mỹ Phong, làm nghề thầy thuốc Nam và thầy dạy chữ Nho, có tinh thần yêu nước. Ông Bộ Vân hẳn sẽ tạo điều kiện cho Phan Châu Trinh có những cuộc tiếp xúc với những vị khách đến thăm mà vẫn che mắt những kẻ theo dõi nhà ái quốc.
Chúng ta được quyền nghĩ tới những cuộc gặp gỡ của Phan Châu Trinh với người bạn đồng khoa Nguyễn Sinh Huy và với người con trai của bạn mình là Nguyễn Tất Thành.
Một bức ảnh hiếm hoi của Bác trên con tàu Latouche Tréville
Phan Châu Trinh không được phép tới Sài Gòn. Vì vậy, cuộc gặp chỉ có thể ở Mỹ Tho.
Mùa Xuân năm 1911, khi việc đi Pháp của Phan Châu Trinh được công bố, trong những cuộc gặp gỡ, chắc chắn sẽ bàn tới việc Nguyễn Tất Thành sẽ đi Pháp như thế nào. Nguyễn Sinh Huy gửi gắm bạn mình dìu dắt con trai. Nguyễn Tất Thành học hỏi những kinh nghiệm xuất dương và hoạt động bí mật.
Không chỉ là chúng ta được quyền nghĩ tới…
Các nhà nghiên cứu đã công bố những tư liệu có giá trị :
Điện số 8505 ngày 14-3-1911 của Khâm sứ Trung kỳ và Thông tin nghiêm túc của Công sứ nội vụ tại Huế cho biết: “Nguyễn Sinh Huy được phát hiện đã lên thuyền ngày 26-2-1911 để đi gặp gỡ con trai Nguyễn Tất Thành và bàn bạc với Phan Châu Trinh”.
Nhà nghiên cứu Thu Trang trong tác phẩm “Bác Hồ ở Paris” cho biết : Bà Lê Thị Kinh kể “hai vị rất thân cận với Hồ Chủ tịch là nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng và ông Vũ Kỳ, thư ký riêng của Chủ tịch, đã nhắc lại cho tôi những lời được nghe Chủ tịch nói về Phan Châu Trinh: “Đi Pháp là dựa vào Cụ Phan… Trước khi lên đường đã được Cụ Phan hướng dẫn là nhận một công việc mà thời đó cho là thấp kém để dễ qua mắt mật thám”.
“ Cụ Phan hướng dẫn…” chỉ có thể ở Mỹ Tho.
Vì ngày thứ bảy 25-3-1911, vào 5 giờ 30 phút, Phan Châu Trinh khởi hành đi Sài Gòn trên chuyến tàu hỏa Mỹ Tho – Sài Gòn. Ngày 1-4-1911, ông xuống tàu thủy đi sang Pháp dưới sự giám sát trong suốt cuộc hành trình của Chủ tỉnh Mỹ Tho Couzineau. Cùng đi trong chuyến tàu này có Toàn quyền Đông Dương Klobukowski. Phan Châu Trinh đi Pháp ngày 1-4-1911.
Nguyễn Tất Thành đi Pháp ngày 5-6-1911 trong vai trò người phụ bếp bản xứ trên tàu của Pháp mang tên “Đô đốc Latouche Tréville”, theo cách mà “ Cụ Phan hướng dẫn là nhận một công việc mà thời đó cho là thấp kém để dễ qua mặt mật thám”.
Nhắc lại chuyện 100 năm trước, ghi nhớ thời gian và địa điểm người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã suy nghĩ và lên kế hoạch ra đi tìm đường cứu nước để sau này trở thành lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của dân tộc Việt Nam.
Đó là mùa Xuân năm 1911 trên đất Mỹ Tho.
Nguyễn Tri Nha
Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định Nguyễn Tất Thành có đến Mỹ Tho gặp Phan Châu Trinh.
Ngày 1-7-1909, triều đình Huế bổ nhiệm ông Nguyễn Sinh Huy làm tri huyện Bình Khê (Bình Định). Ông đưa hai con trai đi theo. Ngày 17-1-1910, ông bị triều đình cách chức và triệu về Huế để xử án. Ba cha con chia tay, cha ở lại Huế chịu án, anh Khiêm trở về quê, anh Thành đi tiếp vào phía nam...
“…Vào trạc 13 tuổi, lần đầu tiên, tôi đã được nghe những từ Pháp là tự do, bình đẳng, bác ái…Tôi muốn làm quen với văn minh Pháp, tìm xem những gì ẩn náu đằng sau những từ ấy” (Nguyễn Ái Quốc nói tại Liên Xô năm 1923).
“…Nhân dân Việt Nam – trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi lúc này thường hỏi nhau rằng, ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Nhật, người khác nghĩ là Anh, người khác nghĩ là Mỹ. Tôi thấy phải ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi.” ( Hồ Chí Minh nói tại Hà Nội)
Bến cảng Nhà Rồng năm 1911
“…Đất nước chúng tôi có bờ biển rất dài, tôi lang thang dọc bờ biển, tìm đến các bến tàu xem có cách nào ra nước ngoài được không?” (Hồ Chí Minh nói với một nhà báo Mỹ tại Hà Nội).
Đầu tháng 7-1910, nhờ áp lực của Liên minh Nhân quyền Pháp và dư luận trong nước, Phan Châu Trinh được trả tự do, nhưng thực chất, ông bị quản thúc rất chặt chẽ ở Mỹ Tho. Ông xin phép đi Sài Gòn nhưng bị từ chối. Biết không hoạt động được gì, ông viết thư cho Toàn quyền Đông Dương đòi sang Pháp hoặc trở lại Côn Lôn. Vì vậy, nhân có nghị định ngày 31-10-1908 của Chính phủ Pháp về việc lập một nhóm giảng dạy tiếng Hán tại Pháp, năm 1911 chính quyền Đông Dương cử một đoàn giáo dục Đông Dương sang Pháp, trong đó có Phan Châu Trinh.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cụ Phan Châu Trinh (trái) đã gợi ý cho Bác (phải) cách thức sang Pháp?
Những tin tức về Phan Châu Trinh hẳn phải được các báo chí đăng tải và được những người yêu nước chăm chú theo dõi và bàn luận. Trong số đông đảo những người quan tâm không thể không có ông Nguyễn Sinh Huy và anh Nguyễn Tất Thành.
Ngày 18-9-1910, Nguyễn Tất Thành cùng ông Trương Gia Mô, người bạn thân của cha anh, đi tàu hỏa từ Phan Thiết vào Sài Gòn.
Ngày 19-5-1910, Hôi đồng nhiếp chính triều đình Huế tuyên phạt Nguyễn Sinh Huy bị đánh 100 trượng, sau đổi thành giáng 4 cấp và thải hồi. Ngày 27-8-1910, bản án được duyệt y, ông Nguyễn Sinh Huy trở lại làm thường dân. Khi biết tin con trai Nguyễn Tất Thành đã vào Nam, ông xin vào Nam sinh sống. Hai cha con đã gặp nhau ở Sài Gòn.
Đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho đã hoạt động từ năm 1883, rất thuận tiện. Đường thủy từ Sài Gòn về Mỹ Tho có rất nhiều bến xuất phát với nhiều loại tàu thuyền. Những chuyến xe thổ mộ đón khách lên xuống dọc đường…Những phương tiện đủ đáp ứng cho nhu cầu đi lại, tùy theo tình huống, hoàn cảnh của mỗi người.
Chỗ ở chính của Phan Châu Trinh tại Mỹ Tho là nhà của Nguyễn Tử Vân, tức Bộ Vân, thuộc làng Mỹ Phong, làm nghề thầy thuốc Nam và thầy dạy chữ Nho, có tinh thần yêu nước. Ông Bộ Vân hẳn sẽ tạo điều kiện cho Phan Châu Trinh có những cuộc tiếp xúc với những vị khách đến thăm mà vẫn che mắt những kẻ theo dõi nhà ái quốc.
Chúng ta được quyền nghĩ tới những cuộc gặp gỡ của Phan Châu Trinh với người bạn đồng khoa Nguyễn Sinh Huy và với người con trai của bạn mình là Nguyễn Tất Thành.
Một bức ảnh hiếm hoi của Bác trên con tàu Latouche Tréville
Phan Châu Trinh không được phép tới Sài Gòn. Vì vậy, cuộc gặp chỉ có thể ở Mỹ Tho.
Mùa Xuân năm 1911, khi việc đi Pháp của Phan Châu Trinh được công bố, trong những cuộc gặp gỡ, chắc chắn sẽ bàn tới việc Nguyễn Tất Thành sẽ đi Pháp như thế nào. Nguyễn Sinh Huy gửi gắm bạn mình dìu dắt con trai. Nguyễn Tất Thành học hỏi những kinh nghiệm xuất dương và hoạt động bí mật.
Không chỉ là chúng ta được quyền nghĩ tới…
Các nhà nghiên cứu đã công bố những tư liệu có giá trị :
Điện số 8505 ngày 14-3-1911 của Khâm sứ Trung kỳ và Thông tin nghiêm túc của Công sứ nội vụ tại Huế cho biết: “Nguyễn Sinh Huy được phát hiện đã lên thuyền ngày 26-2-1911 để đi gặp gỡ con trai Nguyễn Tất Thành và bàn bạc với Phan Châu Trinh”.
Nhà nghiên cứu Thu Trang trong tác phẩm “Bác Hồ ở Paris” cho biết : Bà Lê Thị Kinh kể “hai vị rất thân cận với Hồ Chủ tịch là nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng và ông Vũ Kỳ, thư ký riêng của Chủ tịch, đã nhắc lại cho tôi những lời được nghe Chủ tịch nói về Phan Châu Trinh: “Đi Pháp là dựa vào Cụ Phan… Trước khi lên đường đã được Cụ Phan hướng dẫn là nhận một công việc mà thời đó cho là thấp kém để dễ qua mắt mật thám”.
“ Cụ Phan hướng dẫn…” chỉ có thể ở Mỹ Tho.
Vì ngày thứ bảy 25-3-1911, vào 5 giờ 30 phút, Phan Châu Trinh khởi hành đi Sài Gòn trên chuyến tàu hỏa Mỹ Tho – Sài Gòn. Ngày 1-4-1911, ông xuống tàu thủy đi sang Pháp dưới sự giám sát trong suốt cuộc hành trình của Chủ tỉnh Mỹ Tho Couzineau. Cùng đi trong chuyến tàu này có Toàn quyền Đông Dương Klobukowski. Phan Châu Trinh đi Pháp ngày 1-4-1911.
Nguyễn Tất Thành đi Pháp ngày 5-6-1911 trong vai trò người phụ bếp bản xứ trên tàu của Pháp mang tên “Đô đốc Latouche Tréville”, theo cách mà “ Cụ Phan hướng dẫn là nhận một công việc mà thời đó cho là thấp kém để dễ qua mặt mật thám”.
Nhắc lại chuyện 100 năm trước, ghi nhớ thời gian và địa điểm người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã suy nghĩ và lên kế hoạch ra đi tìm đường cứu nước để sau này trở thành lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của dân tộc Việt Nam.
Đó là mùa Xuân năm 1911 trên đất Mỹ Tho.
Nguyễn Tri Nha