Ai thông minh hơn: Người ích kỷ hay người hào phóng?

[size=medium]
Tham khảo
Who’s Smarter: The Selfish or the Generous?
Rethinking the intelligence of givers and takers
Published on May 21, 2013 by Adam Grant, Ph.D. in Give and Take

Năm 1992, 1 CEO trẻ tuổi tên là Kurt Herwald đã cho đi nửa triệu đôla của công ty của anh. Công ty anh tên là Stevens Aviation, đã từng quảng cáo với câu khẩu hiệu “du lịch thông minh.” Không biết Stevens có bản quyền cho câu khẩu hiệu đó, Southwest Airlines đã phát động 1 chiến dịch quảng cáo với khẩu hiệu “Chỉ du lịch thông minh.”

Cùng lúc đó, giáo sư trường Harvard, Robert Bordone nhận thấy không có công ty nào là lớn cũng như nổi tiếng. 1 vụ kiện sẽ làm Southwest mất nửa triệu đôla, và chiến dịch của Southwest không thực sự gây thiệt hại cho Stevens. Herwald đã quyết định tặng câu khẩu hiệu cho Southwest, không đòi hỏi nhận lại điều gì cả. Đây có phải là 1 quyết định khôn ngoan?

Hầu hết mọi người nói không; 1 người thông minh sẽ không cho đi câu khẩu hiệu. Sau tất cả, người thông minh là người lý trí, tính toán, sắc sảo – chứ không giúp đỡ, quan tâm và từ bi. Để làm rõ ý, hãy tưởng tượng về 2 người, Einstein và Bozo, sắp đưa ra sự lựa chọn về việc cho tiền 1 người lạ. Einstein rất thông minh, thuộc 20% người thông minh hàng đầu của dân số theo bài kiểm tra trí tuệ. Bozo kém thông minh hơn, thuộc 20% người có IQ thấp nhất. Họ đều có 4 đôla để cho 1 người lạ. Họ cho đi bao nhiêu thì họ sẽ mất số tiền, nhưng số tiền sẽ được tăng gấp đôi cho người lạ. Ai sẽ cho nhiều hơn?

Khi các nhà tâm lý người Hà Lan yêu cầu mọi người dự đoán liệu ai sẽ cho nhiều hơn, những dự đoán của họ phụ thuộc vào liệu động cơ của họ thiên về việc cho hay nhận. Họ đã tự tin rằng Einstein sẽ có sở thích giống họ - sự lựa chọn lý trí là hành động mà chúng ta sẽ làm theo. Những người nhận, người làm theo lối tiếp cận có lợi cho bản thân, mong đợi Bozo sẽ cho nhiều gấp đôi Einstein. Theo quan điểm của 1 người nhận thì những người hào phóng là người ngây thơ; người thông minh hơn sẽ tối đa hóa những lợi ích cá nhân của họ. Nhưng đối với những người cho, những người thích giúp đỡ người khác, lại đưa ra dự đoán ngược lại: họ mong đợi Einstein cho nhiều hơn Bozo 56%. Theo quan điểm của 1 người cho, những người nhận là thiển cận và không thông minh; người khôn ngoan sẵn sàng cho đi khi những lợi ích của người khác vượt những phí tổn cá nhân. Vậy ai đúng?

Trong 1 loạt thực nghiệm do nhà tâm lý trường đại học Yale, David Rand dẫn đầu, những sự lựa chọn thực sự của con người đã thay đổi dựa vào việc liệu họ có thời gian để suy nghĩ không. Khi họ có ít hơn 10 giây để chọn, hơn 55% người cho. Nhưng khi họ có nhiều thời gian hơn để suy nghĩ thì tỷ lệ người cho giảm xuống, ít hơn 45% cho. Điều này tuân theo 1 kiểu mẫu mà Rand và cộng sự gọi là sự cho đi tự phát và lòng tham có tính toán. Khi những quyết định của chúng ta bị thống trị bởi cảm xúc và bản năng, chúng ta hành động 1 cách hào phóng. Khi chúng ta có thời gian để phân tích 1 cách lý trí những lựa chọn, chúng ta trở nên ích kỉ hơn. Thoạt đầu, điều này dường như cho rằng người thông minh có nhiều khả năng nhận hơn là cho.

Kurt Herwald không nghĩ vậy. Qua 3 năm sau khi anh cho Southwest Airlines câu khẩu hiệu, thu nhập của Stevens đã tăng từ 28 triệu đôla lên đến hơn 100 triệu đôla. Theo Herwald, quyết định của anh về câu khẩu hiệu là 1 động lực lớn của sự thành công của công ty.

Nhất quán với lập luận của Herwald, 3 nhóm các nhà nghiên cứu khác nhau đã thu thập được bằng chứng cho thấy người thông minh hơn cho đi nhiều hơn.

Bằng chứng A: Các nhà nghiên cứu người Bỉ đã yêu cầu hàng trăm người làm 1 bài kiểm tra trí tuệ được chuẩn hóa. Họ phải xử lí nhiều vấn đề phức tạp nhất có thể trong 1 khoảng thời gian giới hạn. Sau đó họ được phân thành các nhóm 4 người, và phải đưa ra những lựa chọn về việc liệu có lấy các nguồn lực cho bản thân hay là cho chúng cho nhóm. ¼ những người tham gia đã hành động như những người cho, đóng góp hơn 75% những nguồn lực của họ cho nhóm.

Những người cho đó đã thực hiện bài kiểm tra trí tuệ tốt hơn đáng kể so với những người khác. Những người cho có số điểm cao hơn 12% so với những người khác, trung bình giải quyết được hơn 33 vấn đề đúng trong 15 phút – những người phân chia nguồn lực 1 cách công bằng hoặc giữ lại phần lớn cho bản thân họ, mỗi người trung bình giải quyết được ít hơn 30 vấn đề đúng. Những người cho cũng thực hiện tốt hơn ở bài đánh giá trí tuệ khác: những thời gian phản ứng. Họ có khả năng bấm những con số đúng trên 1 bàn phím nhanh hơn những người nhận. Những người cho có thể thông minh hơn những người nhận?

Bằng chứng B: Nhà kinh tế Russell James đã phân tích cẩn thận 1 nghiên cứu về 1 mẫu đại diện gồm hàng ngàn người Mĩ trên 50 tuổi, tìm kiếm những mối quan hệ giữa trí tuệ và kiểu cho. Những người có điểm IQ cao hơn có nhiều khả năng cho tiền từ thiện – ngay cả sau khi kiểm soát thu nhập, sự giàu có, sức khỏe, trình độ giáo dục và tuổi tác của họ.

Bằng chứng C: Các nhà nghiên cứu Bruce Barry và Ray Friedman đo trí tuệ của gần 100 người đàm phán bằng cách sử dụng những vấn đề số lượng, lời nói và phân tích lâp luận. Sau đó, những người tham gia đàm phán mua và bán 1 tài sản theo các cặp những người mua và những người bán. Barry và Friedman phát hiện thấy những người đàm phán thông minh hơn thực sự đã cho đi nhiều giá trị hơn cho đối tác của họ ở cuối buổi thỏa thuận mua bán.

Tại sao người thông minh hơn sẽ cho đi nhiều hơn? Bằng chứng này tương đối mới, nhưng 2 lời giải thích có liên quan là đạt được sự tiến bộ. Thứ nhất, bạn càng thông minh, bạn càng xuất sắc trong việc phân tích những mối quan tâm của người khác. James viết “người có khả năng nhận thức cao hơn có thể hiểu được những nhu cầu của những người xa lạ khác tốt hơn.” Thứ 2 bạn càng thông minh, bạn càng bác bỏ lối suy nghĩ thắng-thua, được-mất. Như Barry và Friedman giải thích “Người đàm phán thông minh hơn dường như có thể hiểu được những mối quan tâm đích thực của đối tác và do đó mang lại cho họ những cuộc giao dịch tốt hơn với phí tốn ít cho anh ấy.” Được trang bị vốn kiến thức phong phú hơn về những nhu cầu của người khác, bạn có thể trở nên sáng tạo hơn trong việc phát hiện thấy những thứ để cho người khác mà không làm mất của bạn điều gì – hoặc thậm chí có lợi cho bạn.

Thông minh không có nghĩa là trở thành người keo kiệt, và quan tâm không có nghĩa là không có não. Trong thực tế, trí tuệ và sự quan tâm đến người khác thường đi cùng nhau. Điều này không có nghĩa là bạn thông minh thì cho đi mọi thứ mà không nhận lại được bất kì thứ gì. Chìa khóa ở đây là sử dụng sức mạnh trí óc để đảm bảo rằng phần đóng góp của chúng ta cho người khác không gây thiệt hại cho những lợi ích chúng ta.

Nguồn: PsychologyToday
 
Top