AMOLED và LCD có tác động như thế nào tới thời lượng pin của các thiết bị Android

0-amoled-va-lcd.jpg


Hầu hết những người sử dụng thiết bị di động đều biết rằng màn hình luôn là nơi tiêu thụ pin thuộc dạng hàng đầu, tuy nhiên thì không phải ai cũng biết được rằng chính màn hình nền mà mỗi người lựa chọn lại là nhân tố quyết định quá trình tiêu thụ năng lượng diễn ra như thế nào. Quá trình thử nghiệm đã cho thấy có sự khác nhau một cách rõ ràng giữa việc lựa chọn hình nền, và còn thật bất ngờ hơn nữa là những hình nền màu tối hay sẫm thường cho thời gian sử dụng thiết bị lâu hơn so với bình thường, mặc dù công nghệ làm nên từng màn hình cũng đóng góp không hề nhỏ trong vấn đề này.

Nếu để ý thì chúng ta dễ dàng nhận thấy không có quá nhiều công nghệ để tạo nên màn hình, hay chúng ta vẫn thường quen gọi là các tấm nền. Hiện nay, trên thị trường di động được chia ra làm hai trường phái riêng biệt và đối lập nhau giữa một bên là các thiết bị sử dụng tấm nền AMOLED và bên còn lại là LCD tinh thể lỏng. Dĩ nhiên là chúng ta đang bàn về sự ảnh hưởng của hình nền nên không đi sâu vào kĩ thuật cũng như là cấu tạo của từng tấm nền một cách chi tiết, thay vào đó chỉ là sự giới thiệu những cái sơ lược nhất để hiểu rõ là tại sao nó có tác động như vậy.

Công nghệ màn hình LCD

1-lcd.jpg

LCD là từ viết tắt của Liquid Crystal Display, hay còn mang nghĩa tiếng Việt là màn hình tinh thể lỏng. Đúng như tên gọi của nó, bên trong của LCD bao gồm các tinh thể với kích thước nhỏ không hơn không kém, vì thế mà nó không thể tự phát ra ánh sáng như chúng ta thường thấy mà luôn đi kèm với phần đèn nền để chiếu sáng. Ứng dụng của LCD khá rộng rãi trên hầu hết các thiết bị điện tử từ gia dụng đến dân dụng như TV, màn hình máy tính và các thiết bị tương tự do nó xuất hiện trên thị trường từ tương đối sớm do những đặc điểm ưu việt của nó so với đèn nền CRT được chiếu bằng bóng đèn trước đây.

Điều đó có nghĩa với màu đen mà bạn vẫn thấy được trên những màn hình LCD trên các thiết bị di động điện tử là xuất phát từ màu đen nằm ở phần đèn nền. Cũng chính vì thế mà màn hình LCD có một nhược điểm khá lớn là không thể thể hiện một cách chính xác gam màu đen đúng với thực tế, và điều này chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy nếu trải nghiệm những thiết bị như Google Nexus 5, LG G3 hay cả Son Xperia Z3. Bên cạnh đó, màn hình LCD tiêu thụ khá nhiều năng lượng khi tấm đèn nền phải hoạt động khá nhiều để chiếu sáng từng pixel trên màn hình để người dùng có thể sử dụng cũng như có thể thấy được là nó thực sự đang hiển thị cái gì trên đó.

Công nghệ AMOLED và OLED

2-amoled.jpg

AMOLED là từ viết tắt của Active-Matrix Organic Light-Emitting Diode với các phần tử là diode phát quang, hay vẫn còn gọi một cách thông dụng là các đèn LED. AMOLED hiện nay sử dụng trên các thiết bị di động, bên cạnh đó chúng ta còn thấy sự xuất hiện của nó trên những chiếc TV đời mới, mặc dù nó không rộng rãi bằng thị phần hiện tại của LCD. OLED thì cũng có cấu tạo từ những phần tử đèn LED tương tự, chỉ khác là nó không được sắp xếp theo ma trận giống như những gì có trên AMOLED

Hiện nay, có không ít thiết bị sử dụng tấm nền AMOLED trên màn hình của mình, mà có thể kể đến hãng trung thành với công nghệ AMOLED nhất chính là Samsung với những cái tên như Galaxy Note 5, Galaxy S4, Galaxy S5, Galaxy S6, cùng với đó là Nexus 6 của Google. Còn đối với OLED, do nó còn khá mới mẻ nên độ phổ biến của nó tương tự như LCD lẫn AMOLED là điều không thể khi mà tới thời điểm hiện tại thì chỉ có LG G Flex 2 là cái tên nổi tiếng nhất sử dụng công nghệ này.

Với màn hình AMOLED, vốn được cấu tạo từ các LED nên khi cần phản ánh màu sắc thì các điểm ảnh trên nó mới có dòng điện chạy qua, và khi mà để hình nền màu đen, điều này không xảy ra, đồng nghĩa với việc AMOLED sẽ hạn chế được nguồn điện tiêu thụ bởi không nhất thiết các điểm ảnh phải luôn sáng mới có thể hiển thị, chưa kể đến việc màu đen trên nó trông có vẻ chân thật hơn bởi không bị tác động bởi lớp đèn nền như trên màn hình LCD.

So sánh thời lượng pin giữa AMOLED và LCD

AMOLED

Với công nghệ được áp dụng trên AMOLED, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy khả năng tiết kiệm pin của nó tốt hơn nhiều so với những gì chúng ta thường tưởng tượng, nhất là đối với những hình nền mang màu đen hay phong cách sẫm màu cũng như chủ đề giao diện có khuynh hướng chọn tông màu đen là tông màu chủ đạo.

Theo những thử nghiệm thực tế từ những thành viên trên diễn đàn XDA, là diễn đàn nổi tiếng nhất trong giới Android, chúng ta có một cái nhìn tổng quan nhất về dung lượng pin tiêu thụ của tác động bởi hình nền màu đen là như thế nào. Cụ thể, với mức sáng đèn nền ở mức 20%, một thiết bị Android tiêu tốn trung bình khoảng 6% dung lượng pin cho mỗi giờ hoạt động, trong khi con số này sẽ là 8% trong điều kiện mức sáng được đẩy lên mức tối đa.

Đương nhiên là điều kiện thử nghiệm ở đây chỉ là bật màn hình một cách liên tục để có thể kiểm tra sự tác động của hình nền mà không sử dụng thêm bất kì ứng dụng nào khác cũng như không có sự can thiệp nào về các cấu hình của hệ thống nhằm cho một kết quả khách quan nhất. Với con số như trên, đồng nghĩa với việc cuối ngày chúng ta sẽ tiết kiệm được tới gần 20% dung lượng pin để có thể hoạt động lâu hơn đề phòng một số việc khẩn cấp.

LCD

3-lcd.png

Còn đối với LCD, thứ chúng ta thường trông thấy một cách rộng rãi nhất lại không thể mang những tính năng ưu việt như vậy khi mà không có bất kì sự khác biệt nào cho dù bạn có để màn hình với một màu đen hay màu sắc sặc sỡ nhất do nó chịu ảnh hưởng trực tiếp tới từ chính lớp đèn nền màn hình ở phía sau.

Cũng bởi vì vậy, nếu bạn muốn tiết kiệm pin cũng như nâng cao thời gian sử dụng trên những thiết bị sử dụng LCD như thế, chúng ta chỉ còn cách kích hoạt chế độ Battery Saver trên Android hoặc là giảm độ sáng xuống tới mức thấp nhất có thể thấy được nhằm hạn chế dòng điện chạy qua đó, cũng như là hẹn thời gian tắt màn hình một cách nhanh nhất nếu không muốn thiết bị chúng ta xài chưa được bao nhiêu lâu đã phải ngồi ôm cái cục sạc lại.

Những thủ thuật tiết kiệm pin cho màn hình AMOLED

Trước những đặc điểm mà AMOLED mang trong mình, chúng ta cũng phần nào đoán được thủ thuật tiết kiệm pin cho những màn hình AMOLED là như thế nào rồi.

Thay vì chọn những giao diện hay phông nền mang phong cách sặc sỡ, chúng ta có thể chọn những cái tương tự nhưng mang khuynh hướng tối hơn. Còn nếu không muốn, chúng ta vẫn có thể có những lựa chọn khác, như tìm kiếm một ứng dụng thay thế nhưng cho phép chỉnh sửa giao diện, chẳng hạn như nhắn tin hay email và cài đặt một giao diện sẫm màu vì chúng ta không có quá nhiều thứ cần phải xem trên đó ngoài các kí tự chúng ta nhập vào và thêm một số biểu tượng chức năng mà chương trình đó cung cấp cho những người dùng của mình.

Bên cạnh đó, cách tốt nhất để quản lý pin trên thiết bị chính là việc chúng ta nạp đầy năng lượng cho chúng và xem thử vào cuối thời điểm mỗi ngày như vậy, dung lượng thực sự còn lại là bao nhiêu và ứng dụng nào chiếm tỉ lệ cao nhất để chúng ta có thể xem xét đến việc tạm ngưng sử dụng chúng nếu như không cần thiết để tránh những ảnh hưởng không tốt tới quá trình trải nghiệm thiết bị của mỗi nguời.

Theo Android Pit
 
  • Chủ đề
    amoled ảnh hưởng lcd oled tác động tiet kiem pin
  • Thống kê

    Chủ đề
    101,748
    Bài viết
    469,063
    Thành viên
    340,213
    Thành viên mới nhất
    bconshomesvn
    Top