Ăn gì để tốt sữa sau sinh?
Chúng ta vẫn thường nghe nói, sau khi sinh nở phải kiêng kị rất nhiều đồ ăn trong suốt 3 tháng 10 ngày. Vậy có những gì chị em có thể ăn được để vừa tốt cho sức khỏe lại nhiều sữa cho con?
Mẹo ăn gì để có nhiều sữa cho con bú sau khi sinh
Các mẹ có thể lấy móng giò, chỉ phần móng thôi, đem rang vàng lên rồi nghiền thành bột, pha với nước ấm để uống. Đảm bảo sữa sẽ tràn trề mà mẹ không lo tăng cân.
Sinh con xong được gần 4 tháng, khi sắp phải đi làm lại thì chị Hồng - mẹ bé Na mới tá hỏa vì lục lại tủ quần áo cũ không còn cái nào mặc vừa. Chị Hồng phải đi sắm lại một loạt quần áo mới mà vẫn không ưng vì mặc không đẹp. Sau khi sinh con, mải mê tẩm bổ món chân giò hầm để lấy sữa cho con bú, chị Hồng đã không để ý là cơ thể mình đang tăng cân “vùn vụt”. Nhiều khi ăn chân giò đến phát ngán, nhưng mẹ chồng cứ bắt ăn để lấy sữa cho cháu bà bú. Không thể cam chịu cảnh ngán mà cứ phải ăn và tăng cân không phanh như hiện tại, chị tìm mọi cách để “hãm cân” mà vẫn đủ sữa cho con bú kẻo mẹ chồng lại phàn nàn. Mày mò tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm của một số mẹ đã nuôi con nhỏ, chị Linh đã tìm ra được một cách vẹn cả đôi đường. Cũng là giò lợn, nhưng chị Linh chỉ ăn đúng phần móng giò. Các mẹ có thể lấy móng giò, chỉ móng thôi, đem rang cho vàng lên. Móng giò khi được rang vàng lên thì rất thơm. Khi nào gom góp được khoảng vài chục cái móng thì đem nghiền thành bột. Mỗi ngày các mẹ lấy một ít bột ấy pha với nước ấm để uống, đảm bảo sữa căng ti. Sau tháng đầu tiên áp dùng cách này, cân nặng của chị Linh tuy chưa giảm nhưng cũng đã ngừng tăng.
Còn chị Hà - mẹ bé Dứa thì trong suốt 6 tháng đầu sau sinh, để có đủ sữa cho con uống, chị đã tẩm bổ bằng cách ăn vừng đen. Hàng ngày, nhà chị tự làm sữa đậu nành rồi cho thêm cả vừng đen vào để uống thay nước lọc. Vừa mát lại vừa không sợ tăng cân. Món cháo vừng đen cũng được chị Hà áp dụng triệt để. Có hôm nào quá chán nước đậu nành vừng đen thì chị Hà đổi sang uống nước lá chè vằng hoặc lá vối. Đây là hai loại lá rất tốt cho các mẹ sau sinh đấy. Nhờ áp dụng những cách này mà chị Hà chỉ bốn tháng sau sinh đã lấy lại được vóc dáng chuẩn như hồi con gái. Chẳng thế mà khi đi làm lại, đồng nghiệp cứ tấm tắc khen lấy khen để chị Hà đúng là "gái một con".
Để có nhiều sữa cho con, mẹ cần có chế độ ăn uống đủ chất và uống nhiều nước.
Tuy nhiên, trong thời kì cho con bú, các mẹ không nên ăn uống quá kiêng khem để giữ vóc dáng. Khi cho con bú mẹ, người mẹ ăn gì thì thức ăn sẽ được truyền chất bổ tuơng tự qua sữa nuôi con vì thế cần phải ăn uống đầy đủ chất. Trên thực tế, việc ăn nhiều chân giò để có nhiều sữa cho con thực ra không đem lại hiệu quả mấy. Ngược lại, các món đó có quá nhiều chất béo, vừa không cung cấp đủ chất cho bé vừa làm cho mẹ tăng cân do thừa chất béo. Để tạo dòng sữa nhiều và chất lượng. Các mẹ cần phải ăn uống một cách hợp lý và đa dạng thực phẩm để cung cấp đủ chất cho sự phục hồi cơ thể mẹ sau sinh và sự phát triển của con.
Thứ nhất, không phải ăn nhiều chân giò để tạo nhiều sữa mà các mẹ cần phải ăn thịt nạc. Ăn nhiều thịt, cá và ít chất đường bột thì sẽ không gây tăng cân béo phì cho người mẹ. Ngược lại thịt nạc chứa nhiều chất đạm, giúp cho bé cứng cáp và chắc bắp thịt mà không bị béo tròn, phúng phính vì ăn nhiều chất béo.
Thứ hai: Ăn nhiều rau xanh và trái cây để cung cấp đủ vitamin và tránh táo bón - bệnh rất dễ gặp sau sinh.
Thứ ba: Các mẹ nên chú ý uống nhiều nước, hạn chế các món ăn ngọt. Một số thực phẩm như mè đen và đậu các loại cũng cho nhiều sữa vì các món này mang nhiều chất đạm tuơng tự như thịt , cá...
Sữa mẹ chỉ đạt yêu cầu khi người mẹ ăn uống đầy đủ và hợp lý. Sẽ không thể có một lượng sữa đạt yêu cầu nếu người mẹ không biết điều chỉnh chế độ ăn hợp lý mà chỉ tìm cách uống các loại cốm, loại thuốc được quảng cáo là lợi sữa thì sẽ không mang lại kết quả như ý.
Móng giò hầm đu đủ
Đu đủ chứa nhiều prtein, chất béo, các loại vitamin A, B, C, D, E... Nấu cháo cùng móng giò và đu đủ xanh là một trong những cách giúp lợi sữa, thông sữa rất hiệu quả cho các bà mẹ đã được lưu truyền và sử dụng rộng rãi. Mặt khác, món ăn này cũng giúp trị chứng ít sữa hoặc sữa quá loãng.Nếu không nấu đu đủ cùng chân giò thì có thể thay thế chân giò bằng cá chép hoặc cá quả cũng có hiệu quả tăng cường sữa.Hoa chuốiHoa chuối lá hoặc chuối tiêu thái nhỏ, luộc chín ăn hoặc trộn nộm với lạc, vừng rang, ăn 2- 3 bữa liền cũng giúp thông sữa rất tốt.Hạt bíLàm tăng sữa cho sản phụ sau sinh: mỗi lần uống 15 - 20g hạt bí ngô sống, ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối. Cách làm: bỏ vỏ hạt lấy nhân giã nát hòa với nước uống khi đói bụng. Cần uống liền 3 - 5 ngày sẽ hiệu quả.
Cháo móng giò rất tốt cho phụ nữ sau sinh. (Ảnh minh họa)
Rau đay
Tuần đầu tiên sau khi sinh, sản phụ có thể ăn hằng ngày 150-200g rau đay vào bữa ăn chính, các tuần sau mỗi tuần ăn hai lần với từ 200-250g thì lượng sữa tăng, trong sữa lượng chất béo cũng tăng lên.
Rau khoai lang
Rau khoai lang luộc hoặc xào ăn hàng ngày vừa giúp nhuận tràng, vừa lợi sữa.
Nấu cháo rau mùi
Hạt mùi 12g, gạo nếp lức 30g, nấu cháo ăn, hoặc hạt mùi 6 g cho vào ấm cùng 100 ml nước, đun sôi khoảng 15 phút, lấy nước thuốc chia làm 2 phần uống hết trong ngày sẽ giúp lợi sữa.
Quả sung
Trong 100g quả sung có chứa các chất sau: protein 1g, chất béo 0.4g, đường 12.6g, Ca 49mg, P 23mg, Fe 0.4mg, caroten 0.05mg, dẫn xuất không protein 12.3g, khoáng toàn phần 3.1g.
Ăn rau ngót, tránh rau cải
Sau sinh, sản phụ cũng nên nên uống canh hoặc nước rau ngót. Nó có tác dụng làm co tử cung sau sinh, sạch máu. Rau phải được rửa thật sạch để tránh bị rối loạn tiêu hóa. Tuyệt đối không nên sử dụng rau cải xanh vì sẽ gây tiểu tiện nhiều và dễ làm rối loạn tiêu hóa.
Hỏi đáp: Ăn gì để nhiều sữa
Thưa bác sĩ, lần sinh cháu trước em bị thiếu sữa, lần này, em đang mang bầu cháu thứ hai, vậy bác sĩ hãy chỉ giùm em cách ăn uống để có đủ sữa cho con bú? Cảm ơn bác sĩ. (Độc giả Nguyễn Hạnh Hoà - Sơn La)
Bạn Hoà thân mến!
Câu hỏi của bạn cũng là vấn đề mà nhiều chị em phụ nữ quan tâm bởi vì từ xưa đến nay sữa mẹ vẫn được coi là nguồn sữa quý giá. Đây là nguồn dinh dưỡng hoàn chỉnh nhất cho sự phát triển bình thường của trẻ. Trong sữa mẹ chứa nhiều hormone và kháng thể, vì vậy suốt thời gian bú mẹ trẻ có khả năng miễn dịch nên không hay ốm.
Bởi những lý do trên mà việc bảo vệ bầu sữa mẹ là rất cần thiết để có đủ nguồn sữa cung cấp cho trẻ. Nhưng vì lý do nào đó đã làm cho tuyến sữa tiết ít đi, vậy ta có thể dùng các phương pháp dân gian đã được áp dụng có hiệu quả:
- Nếu bạn ít sữa hãy ăn cháo gạo nếp nấu với chân giò lợn thêm một chút ý dĩ, cam thảo, hoặc chân giò lợn hầm với hoa chuối hột và hạt sen. Nên ăn nhiều trong thời kì mang thai, kể cả lúc đã sinh.
- Nếu sau sinh chậm ra sữa hãy lấyvỏ mướp và thông thảo mỗi thứ một nắm nhỏ. Dùng nồi đất, nấu nhỏ lửa, đậy kín, uống thay trà cả ngày. Uống liên tục vài ngày sẽ ra sữa nhiều và tốt.
Hoặc dùng các phương thuốc sau:
- Hạt mướp 20g, thông thảo 8g, mộc thông 8g, giò lợn đen 1 cái cho nước vừa đủ hầm trong nồi đất chín nhừ - gạn lấy nước uống liên tục vài ngày sẽ có hiệu quả.
- Ý dĩ 8g, thông thảo 8g, nếp trắng với 2 chân giò lợn đen (chỉ cần lấy từ khuỷu xuống đến móng). Nấu nhừ ăn cả cái lẫn nước. Có thể thêm mắm muối vừa đủ để dễ ăn. Dùng 2 đến 3 lần là ra sữa ngay.
Ăn gì để có nhiều sữa mà không tăng cân
Câu hỏi:
Con trai tôi được 7 tháng,cháu rất ít bú mẹ. Nên tôi cũng ít sữa. Vậy tôi nên ăn uống những gì để có nhiều sữa mà không tăng cân, và làm sao để bé siêng bú mẹ hơn?
Câu trả lời:
Chào bạn để có nguồn sữa dồi dào cho bé bạn nên làm theo một số gợi ý sau:
- Bạn cần phải ăn đủ, uống đủ, ngủ đẫy giấc. Khẩu phần ăn cần cao hơn mức bình thường. Hằng ngày ăn thêm vài bát cơm, một ít thịt, cá, trứng hoặc một ít rau đậu. Nên ăn thêm quả chín để có đủ vitamin. Bữa phụ trong ngày bạn nên ăn thêm các món ăn cổ truyền như cháo chân giò gạo nếp, ý dĩ hoặc vừng rang muối giã nhỏ ăn với xôi sẽ có tác dụng kích thích bài tiết sữa nhiều hơn. Nên hạn chế các thức ăn gia vị như ớt, hành, tỏi vì nó qua sữa gây mùi khó chịu, bé dễ bỏ bú.
- Bạn nên uống nhiều nước nhất là cháo, nước quả, sữa... (mỗi ngày khoảng 2,5-3,0lít).
- Vì sữa mẹ được tiết theo cơ chế phản xạ, cho nên tinh thần của bạn phải thoải mái, tự tin tránh những căng thẳng, buồn phiền, lo âu, mất ngủ. Ngoài ra bạn nên cho bé bú liên tục cách 2-3 tiếng, kể cả khi sữa không có nhiều. Vì chính phản xạ bú của bé sẽ kích thích sữa tiết ra chứ bạn không nên đợi cho đến khi sữa về nhiều mới cho bé bú.
- Để tránh tình trạng tăng cân quá mức bạn nên hạn chế đồ ăn chiên, xào, đồ ngọt, thức ăn nhanh... Thay vào đó hãy chọn thức ăn nhiều protein nhưng ít mỡ, nên dùng dầu thực vật trong chế biến thức ăn. Ăn nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường lượng vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Nên duy trì uống sữa dành cho bà mẹ mang thai và cho con bú để đảm bảo đủ chất mà không bị tăng cân.
Bé lười bú mẹ có thể do một trong các nguyên nhân như sau, bạn xem và khắc phục cho bé nhé:
- Có thể bé bị một số chứng bệnh khiến bé bị đau và không thoải mái khi bú bao gồm: Bé mắc chứng bệnh về tai, mũi, bé có vết loét hoặc vết xước trong miệng, bé bị tưa lưỡi… Nếu phát hiện bé mắc chứng bệnh nào, bạn nên chữa trị cho bé dứt điểm chứng bệnh ấy.
- Bầu ngực của bạn có mùi vị lạ làm bé sợ như việc bạn dùng nước hoa, kem dưỡng da, kem giữ ẩm, kem thoa ngực…nếu có bạn không nên dùng bất kỳ loại mỹ phẩm ngoài da nào trong thời gian cho bé bú.
- Mùi vị sữa bị thay đổi do chế độ dinh dưỡng của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tuân thủ một chế độ dinh dưỡng hợp lý để duy trì chất lượng sữa, giúp bé thích bú mẹ hơn.
Mẹ cần làm gì để có nhiều sữa cho bé bú
Giai đoạn từ lúc sơ sinh cho đến khi trẻ được 6 tháng tuổi thì sữa mẹ là thức ăn tốt nhất không gì thay thế được. Thiếu sữa mẹ trong giai đoạn này trẻ thường bị hạn chế phát triển về chiều cao, trí tuệ, giảm sức đề kháng nên thường dễ bị ốm. Nhưng thực tế, không ít bà mẹ ngậm ngùi bởi không có sữa cho con bú. Vậy mẹ cần làm gì để có nhiều sữa cho bé bú?
Để có nhiều sữa cho bé các mẹ cần chuẩn bị ngay từ khi mang thai bao gồm:- Chế độ dinh dưỡng: Ngay trong giai đoạn mang thai, người mẹ cần được ăn uống đủ chất, có chế độ nghỉ ngơi, lao động hợp lý, tinh thần thoải mái. Ngoài ra, nên ăn bổ sung thêm chất đạm, vitamin, chất khoáng và yếu tố vi lượng. Có như vậy mới có nhiều sữa sau khi sinh.- Massage bầu vú: Khi mang thai, cũng cần massage hai bầu vú thường xuyên để kích thích tuyến sữa hoạt. Tuyệt đối không mặc áo ngực chật, nếu đầu nhũ hoa tụt vào trong, thai phụ dùng tay kéo ra để khắc phục.- Vệ sinh nhũ hoa: Nhũ hoa cần được vệ sinh ít nhất một lần trong ngày. Khi vệ sinh, nên sử dụng nước sạch đủ ấm và dùng vải mềm để lau.
Khi cho bé bú mẹ cũng cần lưu ý những điều sau:- Cho bú sớm: Trong sữa mẹ, nhất là sữa non, chứa nhiều kháng thể giúp bé sơ sinh chống lại các bệnh nhiễm trùng khi bé chưa đủ thời gian tự tạo lập kháng thể. Vì thế, ngay sau sinh mẹ phải cho bé bú càng sớm càng tốt. Sữa non thường dễ bị tắc nghẽn nên trước và sau cho con bú, nên day ép bầu vú nhẹ nhàng để tránh sữa đông kết. Để có nhiều sữa cho bé bú nên cho bé bú đều đặn sẽ làm tăng tiết hormone, kích thích tuyến sữa hoạt động mạnh, giúp bạn tiết ra nhiều sữa hơn và không sợ bị mất sữa.- Giữ sạch đầu vú: Để không bị tắc tia sữa, bạn phải giữ thật sạch đầu vú, nhất là ở các kẽ của núm vú. Trước khi cho trẻ bú, phải lau sạch và vắt vài giọt đầu bỏ đi, khi bú xong cũng cần lau sạch và khô. Khi thấy sữa chảy không thành tia hoặc tia bị tắc thì phải dùng tay xoa cho mềm vú, dùng ống hút sữa hoặc dùng tay vắt mạnh cho thông sữa. Bạn cũng có thể dùng khăn ấm hoặc túi chườm nóng kết hợp với day ép để nhanh có sữa trở lại.- Phải nặn sữa: Đây là trường hợp cũng thường gặp ở các bà mẹ trẻ, mới sinh lần đầu. Trước khi nặn sữa phải rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước ấm, và phải massage ngực một chút.Cách nặn sữa là: Đặt tay để nặn ở phần quầng đen xung quanh đỉnh vú. Dùng ngón cái và các ngón còn lại theo hình chữ C. Nặn nhịp nhàng, cố gắng không để các ngón tay trượt trên da. Lần đầu nặn, chỉ có vài giọt xuất hiện. Sau đó, sữa sẽ chảy thành dòng mạnh và bạn có thể nặn dễ dàng vào các lần tiếp theo.Nếu sữa không chảy, di chuyển bàn tay gần đỉnh hoặc xa hơn để tìm vị trí tốt nhất. Massage ngực thêm một lúc và thử lại.
- Cho bú đúng cách: việc cho bú đúng cách ảnh hưởng rất lớn. Khi cho bé bú, người mẹ ở tư thế thoải mái, có thể nằm hoặc ngồi, để toàn thân trẻ sát vào người mẹ: miệng trẻ ngậm sâu vào quầng đen bao quanh núm vú để bé bú được tốt hơn.
- Uống nhiều nước: Để lượng sữa dồi dào, bạn nên chú ý uống đủ nước trong ngày (1,5 – 2 lít/ ngày). Khoảng cách đều đặn giữa các lần uống nước tốt nhất là 4 – 5 lần/ngày (Lần 1, khoảng 2 ly: lúc ngủ dậy trước khi đi vệ sinh; các lần sau từ 1 – 2 ly cách nửa giờ đến 1 giờ trước bữa ăn và trước khi đi ngủ).
- Dinh dưỡng và nghỉ ngơi: Để có nhiều sữa cho bé bú, chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi đóng vai trò rất quan trọng. Người mẹ cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, không được áp dụng chế độ ăn kiêng trong trong thời gian cho con bú, nên ăn thêm quả chín. Các món ăn cổ truyền như cháo chân giò gạo nếp, ý dĩ có tác dụng kích thích bài tiết sữa.
Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế các gia vị như ớt, hành, tỏi vì dễ làm cho sữa có mùi khó chịu, bé dễ bỏ bú. Khi cho con bú, hạn chế dùng thuốc vì một số thuốc có thể qua sữa gây ngộ độc cho bé và làm giảm tiết sữa. Bên cạnh đó, bạn cũng cần có tinh thần thoải mái, tránh bị stress hay trầm cảm sẽ ảnh hưởng tới việc tiết sữa.Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc bài tiết sữa. Để có nhiều sữa cho bé bú không khó nhưng phải chọn được cách làm phù hợp mới có hiệu quả!(ST)