Ăn gì để mát gan

Tổng hợp những thức ăn đồ uống giúp mát gan, giải độc gan tốt nhất

Rau dền thanh nhiệt, mát gan



Rau dền là loại rau mùa hè, có tác dụng mát gan, thanh nhiệt.

Một số nghiên cứu mới đây cho thấy: rau dền có khả năng tăng thải trừ chất phóng xạ, thanh thải chất độc vì có nhiều sterol, các acid béo không no. Rau dền gồm nhiều loài: Dền cơm: Amaranthus viridis L.; Dền tía: Amaranthus tricolor L.
Bộ phận dùng: toàn cây và rễ. Theo Đông y, dền cơm vị ngọt, tính hàn. Dền tía vị ngọt, mát, vào đại tràng. Có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, ích khí và khai khiếu. Dùng cho các trường hợp kiết lỵ, táo bón, rối loạn tiết niệu, đau mắt đỏ, sưng đau họng, côn trùng cắn đốt. Có thể nấu, xào, ép nước. Ngày dùng 100 - 250g.

diendanbaclieu-95486-e05deb.jpg


Một số món ăn, bài thuốc có rau dền:
+ Cháo rau dền tía (Tử hiện chúc): rau dền tía 200g. Rửa sạch, nấu lấy nước; lấy nước rau nấu cháo với gạo lứt. Ăn khi đói. Dùng cho phụ nữ trước, sau khi sinh con có hội chứng kiết lỵ; dùng cho người cao tuổi viêm ruột, kiết lỵ.
+ Canh rau dền (Hiện thái thang): rau dền tía 200g. Rửa sạch, nấu canh, Dùng cho các bệnh nhân ung thư cổ tử cung, hội chứng lỵ, u tuyến giáp trạng lành tính.
+ Canh rau dền thịt lợn: rau dền tía 60g, thịt lợn nạc 60g, nấu dạng canh. Dùng cho các bệnh nhân bướu giáp trạng lành tính.
+ Chữa phát ban: rau dền 10g, rễ hoặc lá lức 10g, ké hoa vàng 8g, rễ sắn dây 8g, cỏ mần trầu 8g, dây chiều 8g, rau má 8g, dây giác tía 8g, kinh giới 6g, cam thảo đất 6g, bạc hà 4g, gừng sống 2 lát. Sắc uống. Chữa sốt nóng thời kỳ đầu.
+ Lá dền tía 50g, rửa sạch, thái lát, nấu bỏ bã lấy nước, thêm gạo nếp nấu thành cháo. Ăn trong ngày. Chữa hậu sản (Nam dược thần hiệu).
+ Chữa đau mắt: hạt dền cơm, hạt thảo quyết minh, liều lượng bằng nhau đều 10g. Sắc nước uống. Chữa mắt đau có màng mộng.
+ Canh rau tập tàng: dền cơm 100g, rau dệu 50g, ngọn lá mảnh cộng 50g hay rau đay; nấu với bột canh, bột tôm hay nước cua. Mát gan, thanh nhiệt, kích thích tiêu hoá.
Theo kinh nghiệm dân gian, lấy lá rau dền giã nát, uống nước và bã đắp chữa rắn cắn.
Rễ dền tía và rễ bí ngô với liều lượng bằng nhau, sắc uống chữa chảy máu do sảy thai. Hạt dền cơm 20g chữa tiểu tiện không thông.
Cấm kỵ: Phụ nữ có thai và người hư hàn tiêu chảy dùng hạn chế.

TheoTS. Nguyễn Đức Quang


SKD

Cập nhật những bài viết về ăn gì để mát gan ở bài viết phía dưới...
 
  • Chủ đề
    an gi giai doc mat gan để mát gan
  • Forever Alone

    Em là cô gái nông thôn
    7 loại thực phẩm tốt nhất cho gan

    Chăm sóc gan không có nghĩa là phải thường xuyên “hỏi thăm” bác sĩ. Cách đơn giản nhất chúng ta có thể tự làm là chọn cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh.


    Gan có thể được coi là một cơ quan có chức năng giải độc của cơ thể. Một số các chức năng của gan bao gồm: điều chỉnh lượng chất béo, cân bằng nội tiết tố, và trợ giúp tiêu hóa.
    Gan đồng thời cũng là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể và thực hiện một loạt các nhiệm vụ, vì vậy điều quan trọng là chúng ta phải “chăm sóc” hai lá gan hết sức cẩn thận.
    “Chăm sóc” gan không có nghĩa là phải thường xuyên “hỏi thăm” bác sĩ. Cách đơn giản nhất chúng ta có thể tự làm là chọn cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh. Có một loạt các loại thực phẩm có thể hỗ trợ chức năng gan. Mục sức khỏe chỉ đưa ra 7 loại thực phẩm tiêu biểu dưới đây:
    1. Cà rốt
    Cà rốt nằm trong đầu danh sách bởi nó có nhiều chất beta-carotene. Cà rốt giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và giảm chứng viêm trong cơ thể.

    diendanbaclieu-95487-110504afamilyskgan1.jpg



    Ngoài ra, cà rốt còn là một nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể và dễ ăn uống. Khi chọn các loại thực phẩm làm sạch gan, điều quan trọng là hãy chọn những tươi mới và giàu chất hữu cơ.
    2. Tỏi
    Tỏi giữ vai trò làm sạch và tăng cường máu. Nó chứa một lượng cao allicin và selen, có tác dụng viện trợ làm sạch trong gan, thận. Tỏi có tác dụng tốt đối với gan thận bởi nó kích hoạt các enzym gan và lần lượt đẩy các độc tố ra khỏi gan.

    diendanbaclieu-95487-110504afamilyskgan2.jpg


    3. Chanh
    Chanh là một trong những loại thực phẩm làm sạch gan nhất. Nhiều người thích dùng chanh ở dạng nước ép. Nước chanh có lượng vitamin C cao, đồng thời chứa chất chống oxy hóa, và là một thực phẩm có tính kiềm mạnh.

    diendanbaclieu-95487-110504afamilyskgan3.jpg


    Không chỉ vậy, chanh còn có tác dụng làm sạch túi mật, thận, những vùng tiêu hóa, và phổi. Thêm nước cốt của nửa quả chanh với một cốc nước nóng sẽ giúp cho hệ tiêu hóa tốt hơn.
    4. Các loại rau lá xanh
    Rau lá màu xanh là loại thực phẩm làm sạch tuyệt vời cho gan. Các chất diệp lục vốn có trong rau xanh sẽ làm nhiệm vụ hấp thụ các chất độc ra khỏi dòng máu.

    diendanbaclieu-95487-110504afamilyskgan4.jpg



    Vậy nên đừng bỏ qua các loại rau như rau bina, rau cải, và rau arugula vào chế độ ăn uống của chúng ta. Rau lá xanh cũng là một nguồn chất xơ, và có thể được chế biến theo nhiều cách: nấu chín, làm nước ép…
    5. Rễ củ cải
    Củ cải đường có chứa một hóa chất gọi là betain có công dụng kích thích các tế bào gan. Nó cũng bảo vệ gan và ống mật, và đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn.

    diendanbaclieu-95487-110504afamilyskgan5.jpg



    Củ cải đường là một nguồn giàu các vitamin và khoáng chất khác nhau. Nó không chỉ giúp làm sạch gan, thận và túi mật, mà còn giúp ổn định lượng đường trong máu.
    6. Cây ké sữa (Milk Thistle)
    Chất chiết xuất từ cây ké sữa có hai công dụng là ngăn ngừa và sửa chữa thiệt hại cho gan. Nó có chứa một chất chống oxy hóa có chức năng ngăn chặn độc tố. Hiện nay đã có những viên ké sữa dạng sẵn rất tiện sử dụng. Loại cây này có thể dùng trong thời gian dài.

    diendanbaclieu-95487-110504afamilyskgan6.jpg


    7. Trà bồ công anh
    Trà bồ công anh có đặc tính chống oxy hóa và là một bộ lọc máu rất tốt. Đã từ lâu, loại thảo dược này được sử dụng nhiều. Rễ bồ công anh kích thích dòng chảy của mật và hoạt động như một chất bổ cho gan. Đó chính là lý do hãy thử thay thế đồ uống hàng ngày của bạn bằng tách cà phê với trà bồ công anh.

    diendanbaclieu-95487-c45110504afamilyskgan7.jpg


    Ngoài ra, chúng ta cũng nên quan tâm tới một trong những phương pháp làm sạch gan quan trọng nhất là uống nhiều nước. Bạn không nhất thiết phải tiêu thụ tất cả các loại thực phẩm bên trên, nhưng ý thức lựa chọn thực phẩm tốt cho cơ thể thì luôn phải được đặt lên hàng đầu
     

    Forever Alone

    Em là cô gái nông thôn
    Món ăn tốt cho gan

    Để gan khỏe mạnh, nên dùng những món ăn có tác dụng làm mát gan, lợi mật, có lợi cho gan.


    diendanbaclieu-95488-397ngosen.jpg
    Dưa hấu​
    Ngó sen (Ảnh: K.Vy)​


    Cà chua
    Cà chua có tác dụng thanh nhiệt giải độc, mát máu, bổ gan, chứa các vitamin A, B1, C, PP, can-xi, phốt pho, sắt... Theo nghiên cứu, cà chua có công dụng phân giải chất béo, trợ giúp cho quá trình tiêu hóa, vitamin C trong cà chua có hiệu quả bảo vệ gan. Vì vậy, người mắc bệnh gan nên dùng cà chua làm hoa quả để ăn, cũng có thể ăn kèm trong bữa ăn thường xuyên. Lưu ý, người có tỳ vị lạnh không nên ăn cà chua sống. Với người viêm gan mạn tính thì dùng 250g cà chua, rửa sạch, thái miếng, thịt bò 100g thái mỏng, xào ăn trong ngày. Món ăn này có tác dụng hỗ trợ trong điều trị và giúp cơ thể nhanh hồi phục.
    Ngó sen
    Ngó sen tươi có công hiệu thanh nhiệt, sinh tân dịch, mát máu, thông ứ. Ngó sen chín có tác dụng kiện tỳ, khai vị, bổ huyết, trị tả. Ngó sen chứa các thành phần tinh bột, protein, aspartic, vitamin C... Người mắc bệnh gan xuất hiện triệu chứng về máu như xuất huyết đường tiêu hóa, hoặc xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng thì có thể uống nước ép ngó sen, có tác dụng cầm máu. Cũng có thể dùng bột ngó sen chế biến thành món canh ăn chính hoặc ăn kèm, có công hiệu kiện tỳ khai vị.
    Cá chạch
    Cá chạch có chứa các thành phần protein, a-xít béo, can-xi, sắt, vitamin B1, B2... Dùng 150g cá chạch nấu canh ăn, có tác dụng bảo vệ gan, lợi mật, thường dùng để hỗ trợ trong chữa bệnh viêm gan mạn tính, hoàng đản, gan tỳ sưng to. Dùng cá chạch thường xuyên có thể trợ giúp trong quá trình chữa bệnh ung thư gan. Cá chạch có công dụng khôi phục chức năng của gan khá nhanh, đối với chức năng của gan thuộc loại viêm gan kéo dài và viêm gan mạn tính, cũng có tác dụng cải thiện rõ rệt.
    Dưa hấu
    Dưa hấu tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, hạ huyết áp, có thể chữa rất nhiều bệnh nhiệt, người xưa gọi là “Thiên nhiên bạch hổ thang”. Hàm lượng đường, vitamin trong dưa hấu rất phong phú, có thể thanh nhiệt lợi thấp, làm cho nhiệt thoát ra ngoài cơ thể thông qua nước tiểu. Chất muối vô cơ trong nước ép dưa hấu và vỏ dưa hấu có tác dụng lợi tiểu; chất đường có tác dụng hạ huyết áp; nó có công dụng chuyển hóa protein người bị viêm gan, là vị thuốc thiên nhiên có tác dụng chữa bệnh viêm gan hữu hiệu.
    Sò huyết
    Sò huyết có công dụng dưỡng âm, tiêu đờm, lại có thể giải rượu, bảo vệ gan. Đồng thời nó là một thực phẩm có tính thanh lọc và bổ sung dinh dưỡng, chứa nhiều protein, nhưng ít chất béo - trong 100g thịt sò chứa 10,8g protein, nhưng chỉ chứa 1,6g chất béo, hàm lượng cholesterol chỉ có 239 mg (bằng 1/7 lòng đỏ trứng gà). Vì vậy nó rất tốt cho người bị gan nhiễm mỡ.
    Theo Quốc Trung

    Thanh niê
     

    Thống kê

    Chủ đề
    101,839
    Bài viết
    469,188
    Thành viên
    340,244
    Thành viên mới nhất
    imperiasignature
    Top