ÁN MẠNG TRÊN CHUYẾN TÀU TỐC HÀNH PHƯƠNG ĐÔNG-AGATHA CHRISTIE-Chương 7

CHƯƠNG 7: THI THỂ

Cùng bác sĩ Constantine, Poirot đi sang toa kế, đến khoang của người bị sát hại. Phụ trách toa dùng khóa riêng mở cửa cho họ vào.
Hai người bước vào trong. Poirot quay sang hỏi người đi cùng.
“Khoang này có bị xáo trộn gì không?”
“Không ai đụng chạm gì cả. Tôi đã cẩn thận không làm xê dịch thi thể khi khám nghiệm.”
Poirot gật đầu. ông đưa mắt nhìn quanh.
Điều đầu tiên tác đông lên giác quan là cái lạnh ghê hồn. Cửa sổ được kéo xuống hết cỡ và rèm cửa được vén lên.
“Lạnh quá.” – Poirot nhận xét.
Ông bác sĩ cười tán thành.
“Tôi không muốn đóng cửa sổ.” – Ông nói.
Poirot quan sát cửa sổ một cách kỹ càng.
“Ông có lý đấy.” – Ông kết luận – “Không có ai rời toa theo đường này. Có thể cửa sổ mở là do cố tình gợi ý điều đó, nhưng nếu là vậy thì tuyết đã làm hỏng mục đích của hung thủ.”
Ông quan sát khung cửa sổ thật kỹ lưỡng. Lấy từ túi ra một chiếc hộp nhỏ, ông thổi một ít bột lên khung cửa.
“Hoàn toàn không có dấu tay.” – Ông nói – “Có nghĩa là nó đã được lau sạch. Tốt thôi, nếu như có dấu tay thì chúng cũng chẳng nói lên được điều gì đáng kể. ông Ratchett, người hầu của ông ta hay người phụ trách toa đều có thể để lại dấu tay. Ngày nay, bọn tội phạm thường không mắc những sơ suất kiểu này.”
“Và nếu vậy thì,” – Ông phấn khởi bổ sung – “chúng ta hoàn toàn có thể đóng cửa sổ. Trong này đúng là một cái kho ướp lạnh!”
Nói là làm ngay. Đóng xong cửa sổ, lần đầu tiên ông hướng sự chú ý sang cơ thể bất động sõng soài trên giường ngủ.
Ratchet nằm ngửa. Chiếc áo pyjama lốm đốm những vết ố của ông ta được cởi hết cúc và lộn ngược ra sau.
“Ông thấy đó, tôi cần phải xem nguyên nhân các vết thương.” – Ông bác sĩ giải thích.
Poirot gật đầu. Ông cúi xuống tử thi. Cuối cùng, ông đứng thẳng dậy, khuôn mặt thoáng nhăn nhó.
“Không dễ nhìn chút nào.” – Ông nói – “Ai đó hẳn đã đứng đây đâm ông ta liên tục. Có bao nhiêu vết thương cả thảy?”
“Tôi tìm được mười hai vết. Một, hai vết rất nhẹ, chỉ như những vết xước. Mặt khác, có ít nhất ba vết có thể dây tử vong.”
Có gì đó trong giọng ông bác sĩ khiến Poirot chú ý.
“Đó chính là điều mà tôi cũng đang tự hỏi. Ở đây quả có sự trùng hợp hay không? Còn có mâu thuẩn nào khác không, tương tự như cái mâu thuẫn đã chỉ ra hai người tham gia vào án mạng?”
“Tôi nghĩ là có đấy. Một số vết đâm, như tôi đã nói, cho thấy sự yếu ớt…chúng không đủ lực hay không đủ quyết tâm. Chúng là những vết đâm sượt yếu ớt. Nhưng vết này…và vết này nữa…” – Ông chỉ tay – “những vết này đòi hỏi rất nhiều lực. Chúng cấm rập vào cơ.”
“Theo ông thì đó là vết đâm của một người nam?”
“Chắc chắn.”
“Nữ thì không thể đâm như vậy?”
“Một phụ nữ trẻ, khỏe, lực lưỡng cũng có thể đâm như thế, đặt biệt khi cô ta trong trạng thái xúc động cao độ, nhưng theo thiển kiến riêng của tôi thì điều đó rất ít khả năng.”
Poirot im lặng một lúc.
Ông bác sĩ lo lắng hỏi:
“Ông hiểu ý tôi chứ?”
“Hoàn toàn hiểu.” – Poirot nói – “vấn đều đã bắt đều sáng tỏ một cách tuyệt vời! Tên sát nhân là một người nam rất khỏe, nhưng hắn lại yếu ớt và đó là một người nữ. Người này thuận tay phải và đồng thời cũng thuận tay trái... Ah! C’est rigolo, tout cà (A! Những chuyện này thật là buồn cười)!”
Ông nói bằng một sự giận dữ bột phát.
“Còn nạn nhân...ông ta đã làm gì trong tất cả những chuyện này? Ông ta có la lên không? Có kháng cự, có chống chọi lại không?”
Ông luồn tay dưới gối và lôi ra khẩu súng tự động mà Ratchett đã từng khoe với ông.
“Nạp đầy đạn, ông thấy đấy.” – Ông nói.
Họ quan sát xung quanh. Đồ mặc ban ngày của Ratchett được treo vào móc trên tường. Trên chiếc bàn nhỏ được tão từ nắp đậy bồng rửa tay có nhiều đồ vật! Hàm răng giả nằm trong chiếc ly thủy tinh; một chiếc ly rỗng khác; một chai nước suối; một chiếc vò lớn và một gạt tàn thuốc chứa một đốt xì gà; và một vài mẫu giấy đã được thiêu thành tro; cạnh đó còn có hai que diêm đã đốt.
Ông bác sĩ nhấc chiếc ly rộng lên ngửi.
“Đây là lời giải thích cho việc không phản ứng của nạn nhân.” – Ông nhẹ nhàng nói.
“Rượu à?”
“Vâng.”
Poirot gật đầu. Ông nhặt hai que diêm lên, chăm chú quan sát chúng.
“Ông có manh mối gì chăng?” – Ông bác sĩ nhỏ nhắn háo hức hỏi.
“Hai que diêm này có hình dạng khác nhau. Có một que dẹt hơn que kia. Ông thấy không?”
“Loại này lấy trên tàu,” – Ông bác sĩ nói – “trong vỏ bằng giấy cứng.”
Poirot sờ sẫm các túi của Ratchett. Ông lấy ra một hộp diêm rồi chăm chú so sánh.
“Que diêm dày hơn là do Ratchett đánh.” – Ông nhận xét – “Để xem coi ông ta có giữ hộp diêm dẹp không.”
Nhưng việc lục soát không phát hiện thêm được một hộp diêm nào khác.
Đôi mắt của Poirot lia quanh khoang. Chúng sáng và bén như chim. Có thể nhận thấy rằng không có gì thoát khỏi sự dò xét của ông.
Và một tiếng reo nhỏ, ông cúi xuống sàn, nhặt lên vật gì đó.
Đó là một chiếc khăn tay nhỏ vuông vức, trông rất xinh xắn. “Ông bạn chef de train (trưởng tàu) của chúng ta có lý. Có một phụ nữ tham gia trong vụ này.”
“Và một cách sơ suất, người phụ nữ nảy đã để lại chiếc khăn tay!” – Poirot nói – “Chính xác như những gì thường diễn ra trong sách và trong phim...và để tạo thêm thuận lợi cho chúng ta, chiếc khăn còn có dấu hiệu nhận dạng nữa chớ.”
“Ta quả là may mắn!” – Ông bác sĩ thốt lên.
“May hả?” – Poirot hỏi ngược lại.
Có gì trong giọng nói của ông khiến ông bác sĩ ngạc nhiên.
Nhưng trước khi ông kịp hỏi để làm rõ, Poirot đã sụp xuống sàn lần nữa.
Lần này, ông chia ra trong lòng bàn tay một que diêm thông tẩu.
“Nó hẳn là thuộc sở hữu của ông Ratchett?” – Ông bác sĩ gợi ý.
“Trong tất cả các túi của ông ấy khong có chiếc tẩu nào, cũng không có sợi thuốc lẫn túi đựng thuốc.”
“Thế thì đó là một manh mối.”
“Ồ! Dĩ nhiên. Và một lần nữa nó được bỏ lại một cách đầy sơ suất. Lân này là dấu vết của người nam, ông thấy đấy! Không thể than phiền là thiếu manh mối trong vụ này. Ở đây đầy ấp manh mối. Nhân tiện, ông đã làm gì với hung khí rồi?”
“Không thấy hung khí nào cả. Chắc là hung thủ đã đem nó theo.”
“Tại sao nhỉ?” – Poirot đâm chiêu.
“A!” – Ông bác sĩ reo lên. Từ nãy, ông vẫn đang thận trọng lục soát các túi trên bộ pyjama của người chết.
“Tôi bị sót thứ này.” – Ông cho hay – “Tôi cởi cúc áo và lột thẳng ra sau.”
Từ túi ngực, ông lôi ra một chiếc đồng hồ vàng. Vỏ đồng hồ bị đâm méo mó, và kim đồng hồ chỉ một giờ mười lăm phút.
“Ông thấy chưa?” – Constantine hứng chí reo lên – “nó cho ta biết thời gian gây án. Hoàn toàn phù hợp với tính toán của tôi. Tôi đã nói rồi mà: từ nữa đêm đến hai giờ sáng, nhiều khả nang là vào lúc một giờ dù khó nói chính xác được trong chuyện này. Eh bien (Thì đó), đây là sự khẳng định. Một giờ mười lăm phút. Đó chính là thời gian gây án.”
“Có thể lắm. Vâng, rất có thể.”
Ông bác sĩ nhìn ông đầy khúc mắc.
“Ông Poirot, xin ông bỏ lỗi cho tôi, nhưng tôi không hiểu ông lắm.”
“Tôi còn chưa hiểu mình nữa kìa.” – Poirot đáp lời – “Tôi chẳng hiểu gì sất, và như ông đã nhận thây, điều đó làm cho tôi lo lắng.”
Ông thở dài cuối xuống chiếc bàn nhỏ, quan sát mẫu giấy bị đốt thành tro. Ông thì thầm với chính mình:
“Điều mình cần lúc này là một chiếc hộp đựng nón phụ nữ đã lỗi thời.”
Bác sĩ Constantine không sao hiểu nỗi nhận xét này. Và một lần nữa, Poirot không cho ông thời gian để nêu thắc mắc. Mở cánh cửa hành lang, ông gọi ông phụ trách toa.
Phụ trách toa vội vã tới.
“Có bao nhiêu phụ nữ trên toa này?”
Phụ trách toa đếm ngón tay.
“Một, hai, ba...sáu người, thưa ông. Bà người Mỹ, bà Thụy Điển, cô gái người Anh, Bá tước phu nhân Andrenyi và Công chúa Dragomiroff cùng người hầu của bà ấy.”
Poirot ngẫm nghĩ.
“Tất cả họ đều có hộp đựng nón chứ?”
“Vâng, thưa ông.”
“Vậy, ông mang lại cho tôi...để xem nào...hộp đựng nón của bà Thụy Điển và bà người hầu. Hai người này là hy vọng duy nhất. Cứ nói với họ đây là thủ tục hải quan hay bất cứ lý do gì do ông nghĩ ra.”
“Được thôi, thưa ông. Cả hai bà đó đều không ở khoang của mình lúc này.”
“Thế thì nhanh lên.”
Phụ trách toa rời đi. Ông trở lại với chiệc hộp nón. Poirot mở hộp của bà người hầu ra rồi để sang một bên. Rồi ông mở hộp của bà Thụy Điển, khẽ reo lên hài lòng. Cẩn thận nhấc chiếc nón ra, ông để lộ một mô nón bằng lười sắt.
“A, cái ta cần đây rồi. Khoảng mười lăm năm trước đây, người ta làm hộp nón như thế này. Người ta xiên que kẹp qua chiếc nón đính vào cái mô bằng lưới sắt này dây.”
Trong lúc nói, ông khéo léo gỡ ra hai trong số các que kẹp. Xong, ông đóng hộp nón lại và dặn phụ trách toa trả cả hai hộp về chỗ cũ.
Khi cửa đã khép lại, ông quay sang ông bác sĩ.
“Ông thấy chưa, bác sĩ thân mến, tôi không phải loại người chỉ trông cậy và các quy trình chuyên môn. Tôi tìm những yếu tố tâm lý chứ không phải là dấu vân tay hay tàn thuốc lá. Nhưng trong trường hợp này, tôi rất hoan nghênh một sự trợ giúp khoa học nho nhỏ. Khoang này chứa đầy những manh mối, nhưng liệu tôi có thể biết chắc những manh mối ấy có là thật như vẻ ngoài của chúng hay không?”
“Tôi không hiểu ông lắm, ông Poirot ạ.”
“Thôi được, tôi sẽ cho ông một ví dụ: ta tìm được một chiếc khăn tay nữ. Một người nữ đã đánh rơi nó ư? Hay là một người nam, kẻ gây tội ác, đã tự nhủ ‘ta sẽ làm cho giống như một vụ án mạng do nữ là thủ phạm. Ta sẽ đâm kẻ thù nhiều nhát dao hơn mức cần thiết, cố tình làm cho một số nhát có vẻ yếu ớt và không hiệu quả, rồi ta sẽ bỏ lại chiếc khăn tay mà ai cũng có thể phát hiện.’ Đó là một khả năng. Nhưng cũng có một khả năng khác. Liệu có phải một người nữ đã giết ông ấy và cố tình bỏ lại một chiếc que thông tẩu để vụ án mạng trông giống như một tác phẩm của nam giới? Hay liệu chúng ta nghiêm túc không khi giả định rằng cả hai người ấy – một nam, một nữ - tham gia vụ này một cách riêng rẽ, và cả hai đều sơ suất đến mức bỏ lại manh mối có thể tiết lộ họ? Sự trùng hợp hay là hơi quá mức!”
“Nhưng chuyện hộp nón thì đến từ đâu?” – Ông bác sĩ hỏi, vẫn chưa hết bối rối.
“À! Tôi cũng sắp nói đến đó. Như tôi đã nói, những manh mối này, chiếc đồng hồ bị chết lúc một giờ mười lăm, chiếc khăn tay, que thông tẩu, chúng có thể thật nhưng cũng có thể là giả. Về điều này, tôi chưa thể nói được. Nhưng có một manh mối mà tôi tin là không ngụy tạo, mặc dù một lần nữa nó cũng có thể sai. Tôi muốn nói đến que diêm quẹt, ông bác sĩ ạ. Tôi tin là que diêm này do hung thủ sữ dụng chứ không phải ông Ratchett. Nó được dùng để đốt một tờ giấy ghi chú là hẳn phải chứa đựng một điều gì đó, một sai lầm, một sơ suất, có thể giúp lần tới hung thủ. Tôi đang cố hết sức phục hồi lại điều được ghi trên đó.”
Ông ra khỏi khoang rồi một lát sau trở lại với một chai đèn còn và một cặp kẹp uốn ria.
“Tôi dùng thứ này cho râu của tôi.” – Ông nói về cặp kẹp.
Ông bắc sĩ quan sát Poirot đầy hiếu kỳ. Nhà thám tử trải hai cây kẹp ra rồi cẩn thận lấy một cây kẹp vào tờ giấy hóa tro. Ông lấy cây kia kẹp vào một đầu tờ giấy, rồi giữ cho liền lạc, đưa tất cả ra dưới ngọn đèn cồn.
“Đây là một việc rất thủ công.” – Ông nói vọng ra sau – “Hy vọng là ta đạt được mục đích.”
Ông bác sĩ chăm chú nhìn ông làm việc. Đôi kẹp bằng kim loại bắt đầu nóng đò lên. Bất chợt, ông thấy những dòng chữ mờ nhạt. Những từ ngữ hiện lên chậm chạp – những từ ngữ của lửa.
Đó là một mẫu giấy rất nhỏ. Chỉ có ba từ hoàn chỉnh và một phần của từ thứ tư.
“...nh bé Daisy Armstrong.”
“A!” – Poirot reo lớn.
“Ông phát hiện ra điều gì hả?” – Ông bác sĩ hỏi.
Đôi mắt Poirot rực sáng. Ông cẩn thận đặt hai cây kẹp xuống.
Phải.” – Ông trả lời – “Tôi đã biết tên thân mật của người chết. Tôi còn biết vì sao ông ấy rời nước Mỹ.”
“Tên ông ta là gì vậy?”
“Cassetti.”
“Cassetti.: - Canstantine nhíu mày – “Nó nhắc tôi về điều gí đó. Cách đây vài năm. Tôi chịu, không thể nhớ nỗi..Nó liên quan đến một vụ án mở Mỹ, đúng không ạ?”
“Đúng rồi,” – Poirot xác nhận – “một vụ án ở Mỹ.”
Tiếp sau đó, Poirot có vẻ như không sẵn sàng để nói chuyện cởi mở. Ông nhìn quanh quất trong khi nói:
“Tôi sẽ nói chuyện này sau nhé. Trước hết ta hảy rà lại xem có điều gì còn bỏ sót nữa không đã.”
Nhanh chóng và khéo léo, ông soát lại lần nữa tất cà các túi của người chết, nhưng không có gì đáng quan tâm. Ông thử mở cánh cửa thông sang khoang bên cạnh, nhưng nó đã khóa từ phía bên kia.
“Có một điều tôi không hiểu.” – bác sĩ Constantine nói – “nếu hung thủ không thoát ra lối cửa sổ, cánh cửa thông khoang lại khóa từ bên kia, còn cửa ra hành lang thì không những khóa từ bên trong mà còn được mọc xích thì thử hỏi làm cách nào hung thủ trón thoát khỏi khoang?”
“Đó là câu hỏi mà khán giả thường đặt ra khi diễn viên bị trói cả hai tay lẫn chân, nhốt trong buồng kín...và đột nhiên biến mất.”
“Ý ông là...”
“Ý tôi là,” – Poirot giải thích – “nếu hung thủ muốn chúng ta tin hắn trốn theo đường cửa sổ thì dĩ nhiên hắn phải làm sao đó để hai lối kia có vẻ như không thể được. Giống như người diễn viên biến mất trong phòng kín, đó là một thủ thuật. Việc của chúng ta là tìm ra thủ thuật đó được tiến hành như thế nào.”
Ông chốt lại cánh cửa thông khoang từ phía bên họ.
“Trong trường hợp đó thì,” – Ông nói – “Bà Hubbard xuất sắc của chúng ta sẽ rất quan tâm đến việc thu thập những tình tiết nóng bỏng của vụ án để viết thư cho con gái.”
Ông nhìn quanh lần nữa.
“Chẳng còn gì để làm ở đây cả, tôi nghĩ vậy. Nào, chúng ta hãy gặp lại ông Bouc.”
 
Top