Android Wear là nền tảng dành cho các thiết bị di động mà chủ yếu hướng tới dòng sản phẩm đồng hồ thông minh được phát triển và phân phối bởi Google, đồng thời là sự trả lời mang tính cạnh tranh mạnh mẽ đến từ đối thủ Watch OS trên các thiết bị thuộc hệ thống Apple Watch
Được chính thức ra mắt lần đầu tiên vào năm 2014, đến nay, Android Wear đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong tính năng, giao diện, khả năng hỗ trợ sau vòng 2 năm phát triển, đồng thời nền tảng này sẽ có một bước tiến được coi như cột mốc của mình khi Goolge chính thức quyết định việc phát hành thế hệ tiếp theo Android Wear 2.0 vào đầu năm sau
Dù là một nền tảng thông minh mạnh mẽ, nhưng hầu như không phải ai cũng biết chính xác Android Wear là gì và nó như thế nào, cũng như có những gì để có thể vươn lên thành một sản phẩm thành công khác của Google sau Android. Chính vì thế, mà trong ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau nhìn qua một cách sơ lược về hệ sinh thái hoàn toàn mới dành cho các smartwatch này trên nhiều phương diện gồm cách hoạt động, các tính năng hiện tại, ứng dụng và giao diện của nền tảng
Android Wear – Giao diện người dùng và tính năng
Mặc dù cái tên Android Wear có chút gì liên quan đến Android, thậm chí nhiều người nghĩ rằng đây là một phiên bản Android thực sự chỉ dành cho các thiết bị như smartwatch, thế nhưng trên thực tế, Android Wear lại được thiết kế hoàn toàn khác biệt, trong đó chủ yếu hướng tới việc tối ưu hóa khả năng sử dụng trên dòng thiết bị nhỏ gọn như đồng hồ thay vì một chiếc điện thoại thông thường, bên cạnh việc hỗ trợ sử dụng ở chế độ rảnh tay được tốt hơn
Với Android, rõ ràng trong tất cả mỗi người chúng ta đều biết đây là một nền tảng không có sự thống nhất khi tồn tại song song nhiều phiên bản phát triển khác nhau trải dài từ Android 4.0 đến Android 7.0, bên cạnh việc các nhà sản xuất thiết bị không chỉ dừng lại ở việc sử dụng bộ nhân của nền tảng này, mà còn mang vào những cải tiến, hay tùy biến để trở nên tối ưu hóa cho riêng dòng thiết bị của họ, cộng thêm một giao diện người dùng hoàn toàn khác đã biến Android ngay cả cùng mã phiên bản cũng có sự khác biệt đến mức thật khó để nhận ra, chứ chưa nói đến giữa các bản mã khác nhau. Thế nhưng, Android Wear hoàn toàn ngược lại khi nó không có được sự tự do như thế, và cũng chính vì lí do đó mà tất cả các smartwatch hiện nay dù được tạo nên từ nhà sản xuất nào cũng đều có một cái nhìn tương đồng nhau trong ứng dụng và thiết kế được thống nhất theo đúng cách mà Google tạo ra
Mục đích ban đầu của Android Wear chính là mang đến cho người dùng khả năng truy cập đến một số tính năng đơn giản của những chiếc smartphone đang kết nối đến thiết bị trực tiếp trên cánh tay của họ. Điều này đã mang đến những lợi thế không nhỏ cho người dùng bởi sự tiện lợi khi mà người dùng có thể xem xét nhanh chóng các thông báo hiển thị một cách trực tiếp trên những chiếc smartwatch hay các thông tin cần thiết mà không cần phải lấy smartphone từ trong túi ra như trước đây
Bên cạnh mặt đồng hồ được hiển thị theo đúng tiêu chuẩn mà Google đưa đến cho nền tảng Android Wear của mình, thì với những thao tác vuốt lên hay vuốt xuống trực tiếp trên bề mặt cảm ứng này cũng sẽ thay đổi khả năng tương tác tính năng, khi đó là cho phép theo dõi các thông tin thời tiết, các sự kiện được đánh dấu, hay thông báo từ các ứng dụng tùy thuộc vào cách thiết lập của người dùng trên thiết bị sử dụng nền tảng này
Cũng giống như thao tác trên các dòng thiết bị smartphone Android, trên Android Wear, việc vuốt qua phải trên một thông báo nào đó cũng sẽ cho phép người dùng thực hiện việc bỏ qua để đến với các thông báo tiếp theo, tuy nhiên, việc thao tác ngược lại về phía bên trái sẽ mở ra nhiều tùy chọn hơn tùy thuộc vào ứng dụng hỗ trợ đang sử dụng, hay theo dõi dự báo thời tiết rõ ràng hơn trong vòng vài ngày sắp tới, cũng như trả lời các tin nhắn thông qua giọng nói…
Phần lớn các thiết bị sử dụng nền tảng Android Wear đơn thuần là hiển thị các thông báo vốn được sao chép trực tiếp từ những thiết bị di động mà bạn vẫn đang sử dụng để kết nối đến. Nhưng bên cạnh đó, nó còn mang đến vài tùy chọn hấp dẫn mang tính cá nhân hơn thế. Chẳng hạn như khi bạn muốn đi du lịch đến một nơi nào đó, Android Wear sẽ tự động thay đổi cài đặt để hiển thị thời tiết ở chính địa điểm đó trong suốt quá trình bạn tham gia trải nghiệm để có một cái nhìn chi tiết hơn thay vì là thời tiết tại nơi mà bạn đang sinh sống
Hay ấn tượng hơn, với bất kì đội tuyển thể thao trong bộ môn nào mà bạn yêu thích, Android Wear cũng sẽ sử dụng nền tảng từ công cụ Google Search để cung cấp gần như đầy đủ tin tức, lịch thi đấu, kết quả theo thời gian thực để chuyển đến cho người dùng trước khi họ kịp nhận ra hôm nay có trận đấu quan trọng nào đó chẳng hạn
Ở trên chỉ đơn thuần là những điểm nhấn chính của Android Wear bên cạnh hàng tá tính năng khác. Và dù nó như thế nào đi nữa, tất cả đều có chung một đặc điểm khi Android Wear giúp người dùng trở nên dễ dàng hơn trong các thao tác thay vì phải làm trực tiếp trên Android trước đây
Android Wear – Khả năng nhận dạng giọng nói
Bên cạnh bất kì một thao tác trược nào trên màn hình thiết bị hay đó đơn giản hơn la thao tám cảm ứng được xem như là cách thức tương tác với Android Wear, thì chúng ta vẫn có thể thấy được sự bổ sung trong khả năng sử dụng mạnh mẽ hơn đến từ chính giọng nói của người dùng
Gần như tất cả các smartwatch Android Wear hiện nay đều thể hiện khả năng đáp ứng cưc kì tốt với các câu lệnh đơn giản chẳng hạn như “Okay Google”. Đối với những câu lệnh đơn giản được thiết lập và nhận dạng, chúng đều được hiển thị một cách đầy đủ trên màn hình trước khi được thực hiện. Điều đó không chỉ giúp người dùng kiểm soát các tính năng một cách hiệu quả hơn, mà còn đồng thời tránh được các sự ảnh hưởng từ các tạp âm bên ngoài, hay đơn giản hơn là việc chọc ghẹo từ những người xung quanh thông qua dòng thiết bị này
Với việc được thiết kế hướng đến sự mạnh mẽ trong khả năng sử dụng rảnh tay, vì thế mà người dùng cũng có rất nhiều cách để đánh thức thiết bị Android Wear đang trong trạng thái nghỉ của mình bên cạnh việc tương tác với nút nguồn như nhấc cánh tay lên hoặc chạm nhẹ vào màn hình thiết bị
Bằng các tính năng được thiết lập sẵn, “Okay Google” là cách thức đơn giản nhất để cung cấp cho người dùng khả năng xem các nội dung trên trình duyệt, hay thay đổi bài hát đang phát, kiểm tra nhịp tim, tạo ghi chú, điều hướng tới một địa điểm mong muốn hay thiết lập báo thức một cách trực tiếp trên thiết bị thay vì làm điều đó với smartphone. Bên cạnh đó, các tính năng bổ sung như gửi tin nhắn văn bản hay email mới được bổ sung đã mở rộng danh sách tính năng hỗ trợ hấp dẫn đến từ một thiết bị nhỏ gọn như thế
Android Wear – Khả năng tương thích
Hiện nay, các phiên bản Android Wear đều có sự tương thích trong khả năng kết nối với những chiếc smartphone sử dụng phiên bản Android 4.3 trở lên. Bên cạnh đó, dù là một dòng thiết bị hướng đến sự hỗ trợ Android nhiều hơn, nhưng điều đó cũng không đồng nghĩa các thiết bị Android Wear không hỗ trợ nền tảng khác, khi chúng ta vẫn thấy sự có mặt của những chiếc iPhone với phiên bản nền tảng iOS 8.2 trở lên trong danh sách thiết bị tương thích của mình
Dù vậy, con số thiết bị này không thực sự nhiều khi chỉ dừng lại ở những cái tên chủ yếu hiện nay như Asus ZenWatch 2 Huawei Watch, Fossil Q Founder, LG Watch Urbane, Moto 360 (2015), Moto 360 phiên bản dành cho nữ, Moto 360 Sport và Tag Heuer với các tính năng vẫn còn sự hạn chế dù không nhiều khi so sánh với chính nền tảng gốc Android, chẳng hạn như chính các thông báo vẫn có sự thông báo đầy đủ nhưng khả năng tương tác là không hề có…
Thế nhưng điều đó không hoàn toàn đáng buồn khi mà nếu nhìn sự việc một cách rõ ràng hơn, đó lại là sự hứa hẹn trong khả năng tương thích trong thời gian tới khi mà những chiếc Android Wear sẽ mang đến những trải nghiệm tương đương trên cả Android và iOS để có thể trở thành một đối trọng cạnh tranh với Apple Watch với Watch OS đúng như mục tiêu ban đầu mà Google đưa ra dành cho hệ sinh thái hoàn toàn mới lạ này của mình
Việc tích hợp GPS trên những thiết bị Android Wear mở ra khả năng sử dụng trong quá trình luyện tập thể thao bằng các bài tập chạy hay đi bộ xung quanh nhưng vẫn đảm bảo khả năng theo dõi mạnh mẽ mà không cần trực tiếp mang theo một smartphone nào đi kèm, hay Wi-Fi cho phép mở ra khả năng tương tác mạnh mẽ hơn với các tính năng tích hợp trên đó. Nhưng rõ ràng, nó vẫn có gì đó gọi là hạn chế khi chỉ phần nào đáp ứng chứ không thể thay thế hoàn toàn việc sử dụng của những chiếc smartphone trong nhiều tính năng khác nhau, ít nhất là ở thời điểm hiện tại
Nhưng với Android Wear 2.0 sắp tới, đó là sự hứa hẹn mạnh mẽ trong việc đáp ứng các nhu cầu kể trên khi có thể giúp smartwatch hoạt động một cách độc lập hơn, bên cạnh đó, với định hướng trong việc tích hợp dữ liệu di động trực tiếp lên thiết bị sẽ mở ra tương lai mà người dùng có thể gọi điện thoại trên những chiếc đồng hồ nhanh chóng trong trường hợp chiếc smartphone của bạn rơi vào trạng thái hết pin hay mất nguồn vì bất kì một lí do nào đó
Android Wear – Dòng thiết bị hiện nay
Mặc dù về cơ bản, Android Wear chỉ là phần mềm hỗ trợ cho đồng hồ thông minh, nhưng với sự phát triển của mình, Android Wear đã thực sự mở ra một thị trường mà các smartwatch trở nên phong phú và đa dạng trong sản phẩm không kém phần hấp dẫn với smartphone ở thời điểm hiện tại, từ những thiết bị sử dụng thiết kế vuông vắn góc cạnh cho bề mặt đến những mặt tròn truyền thống, cũng như những sản phẩm mạnh mẽ trong kiểu dáng xuất hiện bên cạnh những thiết bị hướng đến nhu cầu thời trang cao cấp của người dùng…
Tính đến thời điểm hiện tại, phải nói là rất khó để có thể lựa chọn ra đâu là cái tên xứng đáng nhất để trở thành ngôi vương khi mỗi sản phẩm được đưa ra thị trường lại có những ưu điểm và nhược điểm riêng của mình, nhưng nếu nói về điểm nhấn trên phân khúc hoàn toàn mới mẻ này, chúng ta có thể nhắc đến sự có mặt của Moto 360 (2015) mang đậm tính thời trang trong cái nhìn bên ngoài trên thiết kế cao cấp từ khng nhôm cứng cáp, hay Asus ZenWatch 2 mang đến những giá trị tuyệt vời trên thiết kế có phần vuông vắn, cũng như Sony SmartWatch 3 với việc tích hợp mạnh mẽ trong hệ thống GPS dành cho những ai yêu thích việc hoạt động thể thao ngoài trời…
Android Wear – Ứng dụng hỗ trợ
Khi nhắc đến vấn đề ứng dụng, phải nói là Android Wear thực sự là một thị trường tiềm năng khi mà mới chỉ ra mắt trong vòng khoảng 2 năm, nhưng số lượng lựa chọn mà Google cung cấp thông qua chính hệ thống Google Play Store dành cho nền tảng này không hề nhỏ được tăng trưởng một cách đồng đều để khiến bạn phải mất một khoản thời gian không hề nhỏ để trải nghiệm hết trong thời điểm hiện tại, chứ chưa kể đến sự có mặt của các bên thứ ba góp mặt trong quá trình phát triển nền tảng này, đó có thể là Spotify, Citymapper, Duolingo, Tinder, Uber, Evernote, Google Music, Hangouts, Google Maps và Google Translate…
Với Spotify, người dùng có thể sử dụng chiếc smartwatch của mình trong việc chuyển bài hát hoặc tạm dừng nội dung đang phát trên smartphone một cách nhanh chóng, hay Google Maps sẽ đưa ra những tính năng liên quan đến việc hướng dẫn điều hướng tới một địa điểm như thế nào, trong khi đó Tinder lại đề nghị những trải nghiệm về thao tác đầy tính thú vị không hề thua kém gì việc tương tác ngay trên chính smartphone sử dụng chính ứng dụng này
Dù vậy, smartwatch không mang đến quá nhiều sự lựa chọn trong khả năng lưu trữ khi bạn có hàng tá ứng dụng mong muốn đi nữa. Với 4GB bộ nhớ, smartwatch rất nhanh chóng rơi vào trạng thái đầy bộ nhớ khi mà con số đó vừa phải chia sẻ cho nền tảng, vừa là dữ liệu, cũng như các ứng dụng. Vì thế, thay vì cố gắng đem hết tất cả những gì bạn yêu thích lên thiết bị này, hãy sử dụng một cách có chọn lọc các tính năng được cho là cần thiết nhất tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của bản thân
Android Wear – Bề mặt thiết bị
Đương nhiên với việc là một thiết bị đồng hồ, vì thế mà những sản phẩm sử dụng Android Wear đều chú trọng rất nhiều trong cách hiển thị trên bề mặt thiết bị của mình. Với hàng tá những sự lựa chọn trong các tiêu chí khác nhau trên cùng một dòng sản phẩm, nhưng điều đó không hề làm khó Google trong khả năng hỗ trợ một cách hoàn toàn mạnh mẽ gần như toàn bộ
Android Wear có thể là một chiếc smartwatch sử dụng hệ thống đồng hồ số hay kim truyền thống, với các thương hiệu khác nhau, và kích thước cũng có sự thay đổi trong từng sản phẩm bên cạnh đặc trưng cơ bản về hình dạng khi đó có thể là một thiết kế vuông vắn hay nhẹ nhàng với khuôn tròn
Không những chỉ đem đến khả năng hiển thị ở mức cơ bản, Android Wear 2.0 còn hứa hẹn cải thiện sự hữu dụng của chính bề mặt này trong lần ra mắt sắp tới, với việc mang đến nhiều thông tin hơn từ thời lượng pin sử dụng, đến các sự kiện hiển thị hay công việc cần làm trong ngày…
Android Wear 2.0 – Thời điểm ra mắt và khả năng tương thích
Như đã nói, Android Wear 2.0 là phiên bản tiếp theo trong hệ sinh thái Android Wear của Google sẽ được tung ra trong năm 2016 thông qua hệ thống OTA. Khác với những thiết bị smartphone, với sự đồng nhất trong nền tảng Android Wear, vì thế mà hầu như tất cả các thiết bị smartwatch sử dụng phiên bản trước đó của Android Wear đều sẽ được cung cấp tùy chọn nâng cấp lên phiên bản mới hơn trong cùng một thời điểm khi mà nền tảng này được chính thức ra mắt và cho phép cập nhật từ Google
Hầu như các thiết bị smartwatch vốn sử dụng Android Wear trước đây đều có thể tương thích với Android Wear 2.0. Dù vậy, điều đó không hoàn toàn là tất cả thiết bị đều nhận được bản cập nhật trong lần này, khi với một số hạn chế, nên vẫn còn đó khả năng bỏ ngỏ chẳng hạn như LG G Watch và Moto 360 (2014)…
Android Wear 2.0 – Widgets
Cũng giống như Android, Android Wear 2.0 cũng hứa hẹn trong hệ thống widgets hiển thị với khả năng tùy chỉnh mạnh mẽ trong tính năng hiển thị với 3 widget khác nhau được lựa chọn từ số các ứng dụng có mặt trên chiếc smartwatch mà người dùng cài đặt lên thiết bị của mình
Điều đó đồng nghĩa với những thiết bị sử dụng bề mặt analog trên hệ thống kim của mình, người dùng có thể sử dụng các widget trong việc hiển thị ngày tháng, thông tin chứng khoán, số bước đã đi trong ngày, hay các ghi chú một cách dễ dàng được thiết lập để xen lẫn trên bề mặt thiết bị một cách vô cùng thông minh
Mặc dù trong những phiên bản thử nghiệm dưới dạng Developer Preview, không phải bất kì nào cũng đều hỗ trợ tính năng này, nhưng điều đó cũng không đồng nghĩa việc thiếu hụt tính năng này trong lần ra mắt chính thức bởi nó là một trong số những tính năng trọng tâm mà Google mong muốn mang lên nền tảng của mình để phục vụ tốt hơn nhu cầu sử dụng cho người dùng của họ
Bên cạnh việc hiển thị nhanh chóng các thông tin trên các widget, thế nhưng nếu người dùng có nhu cầu về thông tin cặn kẽ hơn, bằng một cú chạm trực tiếp trên các widget, thiết bị sẽ tự động điều hướng đến ứng dụng tương ứng trên màn hình để người dùng tương tác
Không những thế, giao diện người dùng cũng có nhiều sự nâng cấp khác dù không quá lớn, khi chỉ là một màu sắc được cải thiện, hay chủ đề lấy gam màu tối làm chủ đạo để cải thiện thời lượng pin sử dụng tốt hơn hay đơn thuần là phục vụ cho sở thích cơ bản của người dùng
Android Wear 2.0 – Những tính năng khác
Với Android Wear 2.0, một trong những nâng cấp khác gây chú ý cho người dùng chính là việc tích hợp khả năng trả lời thông minh bên cạnh việc nâng cao trải nghiệm trong hệ thống nhận dạng chữ viết của ngươi dùng. Hệ thống trả lời thông minh (Smart Replies) được hỗ trợ bởi Google Assistant, cho phép người dùng có một cái nhìn nhanh chóng trong những câu trả lời được thiết lập sẵn để người dùng có thể nhanh chóng chọn lựa và gửi chúng đến người mà mình mong muốn trong những cuộc gọi nhỡ, hay là các tin nhắn kí tự được gửi đến
Bên cạnh đó, người dùng có thể nhanh chóng vẽ các kí tự hay số lên màn hình để soạn thảo nội dung một cách nhanh chóng để gửi đi. Tính năng này thực sự hữu ích và nhanh chóng nếu như bạn không cần một cái gì đó quá dài, còn không, điều này sẽ gây ra đôi chút khó chịu trong sự quản lý những gì mình đã soạn thảo trước đó
Đương nhiên để có thể sử dụng tính năng này một cách hoàn hảo, việc nhận dạng kí tự được nhập vào bằng tay là điều không thể thiếu trên Android Wear 2.0, và trên thực tế, tính năng này có một màn thể hiện ấn tượng với độ chính xác cao trong quá trình thử nghiệm dù nó hiện tại chỉ là một phiên bản Developer Preview
Điểm nhấn kế tiếp mà Android Wear 2.0 mang đến cho người dùng chính là hỗ trợ các thao tác cảm ứng trên các ứng dụng thứ 3, dù rằng ở thời điểm hiện tại, chưa biết chính xác rằng nền tảng này sẽ hỗ trợ toàn bộ các gói ứng dụng, hay chỉ là một phần trong số đó
Ngoài ra, Android Wear 2.0 sẽ mang đến khả năng truy cập đến các kết nối không dây một cách trực tiếp, bao gồm Bluetooth, Wi-Fi hay dữ liệu di động để biến smartwatch sử dụng nền tảng này trở thành một thiết bị hoạt động độc lập mà không còn quá phụ thuộc vào smartphone như thời kì trước đây, cũng như mở ra một tương lai mà người dùng sử dụng smartwatch để thực hiện các cuộc gọi một cách nhanh chóng và tiện lợi
Việc theo dõi khả năng tập thể dục cũng được hứa hẹn trong khả năng nâng cấp trên phiên bản này, với các ứng dụng có thể tương tác với nhau và chia sẻ thông tin một cách hiệu quả nhằm mang đến một cái nhìn toàn cảnh về các hoạt động được thực hiện bởi người dùng của mình. Chẳng hạn như việc theo dõi số lượng calo đã tiêu hao trong một ứng dụng, nhưng lại xem bản kê chi tiết hơn trong cùng một ứng dụng khác, với tất cả các dữ liệu được cung cấp từ Google Fit
Theo TechRadar