Hơn một tháng sau ngày dịch vụ âm nhạc Apple Music được chính thức giới thiệu, Apple mới đây thông báo dịch vụ này đã chạm mốc 11 triệu người dùng thử. Công bố này được Giám đốc Điều hành Apple, Tim Cook, xác nhận trong một cuộc phỏng vấn với tờ USA Today.
Eddy Cue, Phó giám đốc của Apple phụ trách phần mềm và dịch vụ Internet, cho hay “Chúng tôi rất hài lòng với những con số mà Apple Music đạt được”. Eddy Cue cũng cho biết thêm trong số 11 triệu khách hàng, có đến 2 triệu người quyết định lựa chọn gói gia đình với tối đa 6 người và có chi phí là 14.99 đô la Mỹ một tháng (tương đương với khoảng 327 nghìn đồng).
Apple Music được phát hành đến công chúng vào ngày 30 tháng 6 vừa qua. Với gói cá nhân 9.99 đô la Mỹ một tháng (tương đương khoảng 218 nghìn đồng), người dùng có quyền truy cập 30 triệu bài hát, cùng với những tính năng được cải thiện về danh sách chơi nhạc và một kênh ra-đi-ô trực tiếp. Ngoài ra người dùng cũng có cơ hội dùng thử 3 tháng miễn phí. Giả sử tất cả các khách hàng dùng thử này đều chuyển sang khách hàng trả tiền vào tháng 10 năm nay, thì lượng người dùng Apple Music đã ngang bằng một nửa con số đó của Spotify, đối thủ cạnh tranh của Apple Music được thành lập gần 1 thập kỷ trước.
Eddy Cue cũng thông tin thêm tháng 7 vừa qua là một tháng tốt lành cho cửa hàng ứng dụng App Store. Nó đã ghi nhận 1.7 tỷ đô la Mỹ giá trị giao dịch, với điểm sáng là Trung Quốc. Con số này khiến doanh thu mà Apple kiếm được tăng từ mức 25 tỷ đô la Mỹ cuối năm ngoái lên 33 tỷ đô la Mỹ.
Những con số sáng sủa này được đưa ra trong bối cảnh chỉ số chứng khoán của Apple chứng kiến những xu hướng tiêu cực. Nó đã giảm 14% từ ngày 28/4 và mất gần 115 tỷ đô la Mỹ giá trị. Các nhà đầu tư đang lo ngại rằng việc kinh doanh điện thoại thông minh của Apple tại Mỹ sẽ chững lại trong tương lai gần, trong khi viễn cảnh về triển vọng kinh doanh tại Trung Quốc bị đe dọa bởi các đối thủ nặng ký khác đến từ châu Á.
Con số doanh thu 50 tỷ đô la Mỹ mà Apple công bố vào cuối quý vừa rồi đến từ hoạt động kinh doanh phần cứng, điển hình là iPhone và iPad. Trong khi doanh thu từ ứng dụng là thấp hơn con số 50 tỷ này nhiều, thì triển vọng lợi nhuận cho Apple vẫn không bị ảnh hưởng do việc tiêu thụ các thiết bị thông minh cho giải trí, học tập và làm việc không có dấu hiệu đi xuống.
Hoạt động tải nhạc đã khiến iTunes trở thành một cỗ máy kiếm tiền cho Apple và nó vẫn đóng góp 2 phần 3 doanh thu cho dịch vụ âm nhạc. Giới trẻ đang nổi lên như một đối tượng khách hàng đầy tiềm năng bởi lẽ họ thường thích thuê dịch vụ hơn là sở hữu chúng suốt đời.
Nhiều trang thông tin đã dự đoán được tham vọng thống lĩnh thị trường nhạc trực tuyến của Apple, với kỳ vọng 100 triệu người dùng, con số gấp hai lần tổng lượng người dùng của toàn ngành công nghiệp này. Tham vọng này được Apple cân nhắc ngay cả khi hãng gia nhập thị trường nhạc trực tuyến khá muộn so với các đối thủ khác. Được biết vào mùa thu năm nay, Apple sẽ cho ra mắt phiên bản beta thử nghiệm của Apple Music cho người dùng Android, nằm trong lời hứa trước đây của nhà lãnh đạo Tim Cook.
Nhìn chung những phản hồi từ phía người dùng về Apple Music là tích cực, với những phê bình tập trung chủ yếu vào tính năng chứ không phải nội dung. Một số người dùng cũng báo cáo các lỗi về vi phạm bản quyền. Ông Eddy Cue khẳng định “Chúng tôi hiểu rằng một vài người dùng đang gặp vấn đề với Apple Music. Chúng tôi không muốn làm họ thất vọng, và chúng tôi đang tung ra những bản cập nhật nhanh nhất có thể để giải quyết các vấn đề trên”.
Trong một vài tháng tới khi mà giai đoạn thử nghiệm 3 tháng miễn phí đầu tiên đã hết, Apple sẽ thực hiện một chiến dịch truyền thông quy mô lớn để quảng cáo cho Apple Music. Những quảng cáo trên ra-đi-ô, TV hay Internet này sẽ nhấn mạnh khả năng của Apple Music trong việc kết nối người dùng với các nghệ sỹ đã và đang thành danh.
Jimmy Iovine là chuyên gia thu âm và nhà đồng sáng lập Beats Electronics. Khi công ty này bị mua lại bởi Apple vào năm ngoái với giá 3 tỷ đô la Mỹ, ông đã trở thành nhân viên cho Apple. Jimmy cho hay về Apple Music “Thứ mà chúng tôi đang hướng đến không chỉ là công nghệ, mà nó là sự giải trí và trải nghiệm cho người dùng”. Tuy nhiên mặc dù bị ấn tượng về con số tăng trưởng của Apple Music, Jimmy dự đoán dịch vụ này sẽ còn gặp nhiều thử thách.
Ông giải thích về nỗi lo lắng này “Đối với nhiều khách hàng ngoài nước Mỹ (Apple Music có mặt tại 100 quốc gia), thì bạn vẫn cần nói rõ Apple Music là gì và nó hoạt động như thế nào. Đối với những người không bao giờ có thói quen trả phí cho dịch vụ âm nhạc, bạn cần thuyết phục Apple Music sẽ thay đổi cuộc sống của họ như thế nào. Và cuối cùng, tôi tin rằng có nhiều người chưa sử dụng Apple Music mặc dù hiểu được giá trị của nó”.
Mặc dù vậy Jimmy Iovine vẫn hy vọng Apple sẽ phát triển được mảng kinh doanh âm nhạc của mình và tạo ra một hiện tượng như Steve Jobs đã từng làm với iTunes vào năm 2003. “Đây không chỉ là công việc cung cấp các ca khúc đến khách hàng, mà nó còn là nhiệm vụ xây dựng một cộng đồng. Về phía các nghệ sỹ, cuối cùng họ đã có được công cụ để tiếp cận với người hâm mộ của mình”.
Eddy Cue, Phó giám đốc của Apple phụ trách phần mềm và dịch vụ Internet, cho hay “Chúng tôi rất hài lòng với những con số mà Apple Music đạt được”. Eddy Cue cũng cho biết thêm trong số 11 triệu khách hàng, có đến 2 triệu người quyết định lựa chọn gói gia đình với tối đa 6 người và có chi phí là 14.99 đô la Mỹ một tháng (tương đương với khoảng 327 nghìn đồng).
Apple Music được phát hành đến công chúng vào ngày 30 tháng 6 vừa qua. Với gói cá nhân 9.99 đô la Mỹ một tháng (tương đương khoảng 218 nghìn đồng), người dùng có quyền truy cập 30 triệu bài hát, cùng với những tính năng được cải thiện về danh sách chơi nhạc và một kênh ra-đi-ô trực tiếp. Ngoài ra người dùng cũng có cơ hội dùng thử 3 tháng miễn phí. Giả sử tất cả các khách hàng dùng thử này đều chuyển sang khách hàng trả tiền vào tháng 10 năm nay, thì lượng người dùng Apple Music đã ngang bằng một nửa con số đó của Spotify, đối thủ cạnh tranh của Apple Music được thành lập gần 1 thập kỷ trước.
Eddy Cue cũng thông tin thêm tháng 7 vừa qua là một tháng tốt lành cho cửa hàng ứng dụng App Store. Nó đã ghi nhận 1.7 tỷ đô la Mỹ giá trị giao dịch, với điểm sáng là Trung Quốc. Con số này khiến doanh thu mà Apple kiếm được tăng từ mức 25 tỷ đô la Mỹ cuối năm ngoái lên 33 tỷ đô la Mỹ.
Những con số sáng sủa này được đưa ra trong bối cảnh chỉ số chứng khoán của Apple chứng kiến những xu hướng tiêu cực. Nó đã giảm 14% từ ngày 28/4 và mất gần 115 tỷ đô la Mỹ giá trị. Các nhà đầu tư đang lo ngại rằng việc kinh doanh điện thoại thông minh của Apple tại Mỹ sẽ chững lại trong tương lai gần, trong khi viễn cảnh về triển vọng kinh doanh tại Trung Quốc bị đe dọa bởi các đối thủ nặng ký khác đến từ châu Á.
Con số doanh thu 50 tỷ đô la Mỹ mà Apple công bố vào cuối quý vừa rồi đến từ hoạt động kinh doanh phần cứng, điển hình là iPhone và iPad. Trong khi doanh thu từ ứng dụng là thấp hơn con số 50 tỷ này nhiều, thì triển vọng lợi nhuận cho Apple vẫn không bị ảnh hưởng do việc tiêu thụ các thiết bị thông minh cho giải trí, học tập và làm việc không có dấu hiệu đi xuống.
Hoạt động tải nhạc đã khiến iTunes trở thành một cỗ máy kiếm tiền cho Apple và nó vẫn đóng góp 2 phần 3 doanh thu cho dịch vụ âm nhạc. Giới trẻ đang nổi lên như một đối tượng khách hàng đầy tiềm năng bởi lẽ họ thường thích thuê dịch vụ hơn là sở hữu chúng suốt đời.
Nhiều trang thông tin đã dự đoán được tham vọng thống lĩnh thị trường nhạc trực tuyến của Apple, với kỳ vọng 100 triệu người dùng, con số gấp hai lần tổng lượng người dùng của toàn ngành công nghiệp này. Tham vọng này được Apple cân nhắc ngay cả khi hãng gia nhập thị trường nhạc trực tuyến khá muộn so với các đối thủ khác. Được biết vào mùa thu năm nay, Apple sẽ cho ra mắt phiên bản beta thử nghiệm của Apple Music cho người dùng Android, nằm trong lời hứa trước đây của nhà lãnh đạo Tim Cook.
Nhìn chung những phản hồi từ phía người dùng về Apple Music là tích cực, với những phê bình tập trung chủ yếu vào tính năng chứ không phải nội dung. Một số người dùng cũng báo cáo các lỗi về vi phạm bản quyền. Ông Eddy Cue khẳng định “Chúng tôi hiểu rằng một vài người dùng đang gặp vấn đề với Apple Music. Chúng tôi không muốn làm họ thất vọng, và chúng tôi đang tung ra những bản cập nhật nhanh nhất có thể để giải quyết các vấn đề trên”.
Trong một vài tháng tới khi mà giai đoạn thử nghiệm 3 tháng miễn phí đầu tiên đã hết, Apple sẽ thực hiện một chiến dịch truyền thông quy mô lớn để quảng cáo cho Apple Music. Những quảng cáo trên ra-đi-ô, TV hay Internet này sẽ nhấn mạnh khả năng của Apple Music trong việc kết nối người dùng với các nghệ sỹ đã và đang thành danh.
Jimmy Iovine là chuyên gia thu âm và nhà đồng sáng lập Beats Electronics. Khi công ty này bị mua lại bởi Apple vào năm ngoái với giá 3 tỷ đô la Mỹ, ông đã trở thành nhân viên cho Apple. Jimmy cho hay về Apple Music “Thứ mà chúng tôi đang hướng đến không chỉ là công nghệ, mà nó là sự giải trí và trải nghiệm cho người dùng”. Tuy nhiên mặc dù bị ấn tượng về con số tăng trưởng của Apple Music, Jimmy dự đoán dịch vụ này sẽ còn gặp nhiều thử thách.
Ông giải thích về nỗi lo lắng này “Đối với nhiều khách hàng ngoài nước Mỹ (Apple Music có mặt tại 100 quốc gia), thì bạn vẫn cần nói rõ Apple Music là gì và nó hoạt động như thế nào. Đối với những người không bao giờ có thói quen trả phí cho dịch vụ âm nhạc, bạn cần thuyết phục Apple Music sẽ thay đổi cuộc sống của họ như thế nào. Và cuối cùng, tôi tin rằng có nhiều người chưa sử dụng Apple Music mặc dù hiểu được giá trị của nó”.
Mặc dù vậy Jimmy Iovine vẫn hy vọng Apple sẽ phát triển được mảng kinh doanh âm nhạc của mình và tạo ra một hiện tượng như Steve Jobs đã từng làm với iTunes vào năm 2003. “Đây không chỉ là công việc cung cấp các ca khúc đến khách hàng, mà nó còn là nhiệm vụ xây dựng một cộng đồng. Về phía các nghệ sỹ, cuối cùng họ đã có được công cụ để tiếp cận với người hâm mộ của mình”.
Nguyễn Mai Đức (theo USA Today)