(Vforum) Ngày 30/04/2020, ASUS chính thức giới thiệu dòng bo mạch chủ Z490 với kiểu dáng bên ngoài mới mẻ, khai thác CPU Intel Core thế hệ thứ 10 cho hiệu năng mạnh hơn, hướng đến các game thủ, những người đam mê công nghệ và các chuyên gia.
Dòng CPU Intel Core thế hệ thứ 10 mới là sự kết hợp của hai yếu tố: số lượng luồng và xung nhịp đơn nhân. Chipset Z490 kết hợp nhiều tùy chọn kết nối tiên tiến với CPU thế hệ mới, bao gồm: bộ điều khiển Wi-Fi controller tích hợp, cổng USB 3.2 Gen 2 phong phú, bộ nhớ Optane và hỗ trợ RAID chipset. Các bo mạch chủ Z490 hiện có thể tối ưu tốc độ của RAM nhanh hơn bất kì thế hệ nào trước đây và tất cả mẫu ROG, ROG Strix, Prime Z490-A và ProArt đều được trang bị công nghệ OptiMem III độc quyền của ASUS.
Extreme là phiên bản cao cấp nhất trong dòng Z490 của ASUS được xem như điểm dừng đầu tiên cho những người dùng sử dụng CPU cao cấp, nhiều card đồ họa, số lượng lớn bộ lưu trữ và thiết bị ngoại vi. Một bộ cuộn cảm hợp kim MicroFine giúp cung cấp năng lượng ổn định cho các chip thế hệ thứ 10. Để duy trì nguồn điện cho các CPU có số lượng nhiều nhân, Extreme sử dụng các chân rắn ProCool trong hai đầu vào chân 8 pin 12V và như một phần của đầu nối ATX.
VRM có kết cấu 16+0 cần có khả năng làm mát như nhau để mang lại hiệu suất bền vững. Vì vậy, Maximus XII Extreme được trang bị sẵn các miếng đệm dẫn nhiệt cao, truyền nhiệt thành một mảng tản nhiệt lớn. Một tấm nhôm nguyên khối giúp tản nhiệt thêm từ bộ lưu trữ NVMe cao cấp trong hai khe M.2. Bo mạch chủ này cũng kết hợp cách tiếp cận thiết kế OptiMem III tiên tiến với cấu trúc liên kết chuỗi daisy mới của dòng bo mạch chủ WS ASUS Z490.
ASUS đặt mục tiêu cung cấp tốc độ xung nhịp 4800 MHz mỗi khi sử dụng trên thế hệ bo mạch chủ mới và tốc độ cao cho những người sẵn sàng khám phá các giới hạn bên ngoài của việc ép xung. Extreme cũng có khả năng tương thích hơn 80% bộ kit DDR4 4600 MHz. Để hỗ trợ các chuyên gia ép xung trong việc trích xuất hiệu năng tối đa từ CPU và RAM của họ, Extreme có màn hình LED và mã POST trên bo mạch bên cạnh các nút khởi động nguồn, khởi động lại và khởi động an toàn.
Các khe cắm M.2 của Extreme Extreme là các công cụ để tạo ra những bản thiết kế, những dự án đồ sộ với dung lượng lưu trữ lớn và nhanh chóng. Hai khe M.2 nằm bên dưới lớp giáp chính ở giữa bo mạch và hai khe khác đi kèm với thẻ DIMM.2 độc quyền bao bọc bộ lưu trữ trên bên trong, giúp tản nhiệt cho hiệu suất ổn định.
Một loạt cổng USB giúp kết nối các thiết bị ngoại vi, bao gồm: cổng USB 3.2 Gen 2x2 Type-C có tốc độ lên tới 20Gbps. Đầu nối đảo ngược tiên tiến được đặt cạnh ba cổng USB 3.2 Gen 2, một loại Type-C và hai Type-A, có tốc độ lên tới 10Gbps. Intel I225-V cung cấp băng thông cơ bản của Ethernet 2,5Gb, trong khi bộ điều khiển Aquantia 10GbE có thể truyền tải hàng ngàn gigabyte dữ liệu trên mạng nhanh hơn so với Gigabit Ethernet cũ. Những người dùng làm việc văn phòng thích kết nối không dây có thể tận dụng Wi-Fi 6 và Bluetooth 5.1.
Apex tiếp tục hành trình phá kỷ lục của mình với PCB sáu lớp được tối ưu hóa ép xung và 16 phase điện cùng nhóm với Maximus XII Extreme. ASUS đã đặt một bộ tản nhiệt lớn lên trên các tụ điện để có thể đảm bảo chúng luôn mát. Để duy trì khả năng phá kỷ lục từ CPU thế hệ thứ 10, Apex bao gồm hai đầu nối nguồn 8 pin ở góc trên cùng bên trái của nó ngoài đầu nối ATX 24 chân tiêu chuẩn.
Thiết kế OptiMem III đặt mức xung RAM lên đến 5000 MHz và hàng loạt cài đặt OC trong firmware cung cấp cho người dùng các công cụ để vượt qua hiệu suất ban đầu. Cổng headers trên Apex bao gồm cả quạt tiêu chuẩn và quạt công suất lớn. Bên cạnh đó, Apex còn được trang bị header cảm biến và điều khiển làm mát bằng chất lỏng. Các điểm đo điện áp nằm dọc theo cạnh phải, kế bên là DIP smowitches để kiểm soát trình tự ép xung. Mã POST và cặp nút FlexKey nằm xoay quanh trung tâm điều khiển trên bo mạch.
Một hệ thống Z490 có thể xem như hoàn hảo khi bao gồm cả khả năng làm mát bằng chất lỏng càng nhiều thành phần càng tốt và Maximus XII Formula là một hình mẫu nổi bật trong đó. Dàn VRM 16+0 phase điện của bo mạch được trang bị block nước CrossChill được thiết kế và phối hợp với hãng tản nhiệt linh kiện EKWB. Hybrid CrossChill EK III là tản nhiệt VRM hiệu suất tốt nhất từ trước đến nay của ASUS và nó có khả năng làm mát lên tới 50 độ C so với tản nhiệt khí tiêu chuẩn.
Một màn hình hiển thị mã POST và các nút nguồn, khởi động lại được đặt ở góc trên bên phải của bo mạch giúp đơn giản để bật nguồn và kiểm tra hệ thống trước khi lắp đặt hệ thống làm mát bằng chất lỏng. Hai khe M.2 nằm bên dưới giáp tản nhiệt ở mặt trước của bo mạch và một khe xung quanh mặt sau, tất cả có thể định điều chỉnh cấu hình để chạy RAID đảm bảo hiệu suất lưu trữ song song tối đa.
Formula được trang bị cổng Ethernet 10Gb và 2.5Gb, kết nối Wi-Fi 6 và Bluetooth 5.1 và đủ các cổng USB cho toàn bộ thiết bị ngoại vi tiêu chuẩn. Người dùng cũng có thể sử dụng công nghệ làm mát AI-Cooling và AI Networking với công nghệ GameFirst VI. Lặp lại ở dòng Z490, Hero tiếp tục kế thừa hiệu năng cân bằng của người tiền nhiệm với thiết kế cân bằng sẵn sàng cho nhu cầu của CPU thế hệ thứ 10. Với VRM kết cấu 14+2 cùng Ba thiết bị lưu trữ NVMe có thể cắm trực tiếp vào bo mạch, bên dưới ba tản nhiệt riêng biệt.
Hero này có cổng Ethernet 5Gb, bộ chuyển đổi Intel Wi-Fi 6 và cổng Gigabit Ethernet bổ sung. AI Overclocking có thể tìm ra các xung nhịp và cài đặt điện áp tốt nhất cho CPU của bạn chỉ bằng một nút bấm, trong khi thiết kế OptiMem III của chúng tôi mang đến xung nhịp RAM lên đến 4800 MHz. Các điểm nhấn LED RGB được đặt một cách tinh tế vào thiết kế đen huyền bí tổng thể của Hero. Người dùng có thể tuỳ chỉnh theo phong cách riêng của riêng họ với Aura Sync và các chủ đề LED RGB.
Các bo mạch dòng Maximus XII được định hình để trở thành biểu tượng của dòng Z490 của Asus. Với công nghệ hiện đại và thiết kế tối ưu, các kỹ sư ASUS đã sắp đặt toàn bộ những cổng kết nối, bộ điều khiển và tản nhiệt để vừa vặn với PCB của bo mạch. Gia đình ROG Strix cũng được thừa hưởng những ưu việt đó, cung cấp cho các game thủ mọi thứ họ cần để có thể tối ưu được khả năng của mình.
AI Overclocking cung cấp cho người dùng bo mạch chủ ROG Strix một cách để đẩy khả năng của CPU vượt qua hiệu suất ban đầu. Công nghệ làm mát tự động AI Cooling tìm kiếm sự cân bằng tốt nhất giữa tiếng ồn và làm mát. AI Networking với GameFirst VI đảm bảo ping của bạn luôn thấp nhất có thể, ngay cả khi đang tải tập tin ở chế độ nền. SupremeFX trên các dòng bo mạch ROG Strix được tích hợp op-amps kép, kết hợp trở kháng và giả lập DTS Sound Unbound 3D.
Strix-E có kết cấu tụ điện 14 + 2 và Strix-F với kết cấu 12 + 2 sẵn sàng để khởi động VRM một cách trơn thu trên cả hai bo mạch chủ. Tản nhiệt chính được đặt nằm trên các tụ điện kết hợp với một ống dẫn nhiệt và một tấm tản nhiệt thứ cấp làm mát chipset Z490. Đầu nối nguồn phụ ProCool II và PCB sáu lớp đảm bảo nguồn điện ổn định trên cả hai bo mạch.
Để tăng độ ổn định khi ép xung, ROG Strix Z490-E Gaming sở hữu một quạt tùy chọn có thể gắn vào tản nhiệt VRM với tùy chọn sử dụng AI Overcloking nếu cần. Bốn khe DIMM trên cả hai bo mạch sử dụng cấu trúc liên kết chuỗi daisy cho khả năng đạt được tần số cao nhất và có thể điều khiển RAM ở tốc độ 4600 MHz trở lên.
Tốc độ Ethernet cơ bản cho ROG Strix đạt 2,5Gb nhờ bộ điều khiển Intel I225-V mới. Strix-E cũng có kết nối Wi-Fi 6 và Bluetooth tích hợp, trong khi Strix-F có thể sử dụng khe M.2 E để sử dụng mô-đun Wi-Fi tùy chọn. Các ổ SSD NVMe tốc độ có thể sử dụng một trong hai khe cắm có sẵn và cả hai khe cắm đó đều được che chắn bởi các tản nhiệt để đảm bảo hiệu suất ổn định.
Một loạt cổng USB ở bảng điều khiển phía sau, trong khi các chân cắm bên trong xử lý nhiều hơn, bao gồm cả đầu nối Type-C mặt trước USB 3.2 Gen 2 trên ROG Strix Z490-E. Nếu người dùng hiện tại hoặc tương lai cần kết nối Thunderbolt 3 và băng thông 40 Gbps, họ có thể cài đặt card ThunderboltEX 3-TR.
PCB nhỏ gọn được cấu tạo 8 lớp cho tính toàn vẹn tín hiệu và đạt hiệu quả tản nhiệt thụ động, ROG STRIX Z490-I Gaming có VRM kết cấu 8 + 2 với khả năng làm mát chủ động để ép xung trong các trường hợp bị giới hạn không gian.
Các khe cắm bộ nhớ của Z490-I cung cấp khả năng ép xung cao hơn với bộ RAM rất nhanh. Khoảng cách ngắn đến CPU vốn có của tiêu chuẩn Mini-ITX đồng nghĩ với việc người dùng có thể tự tay đẩy mức xung nhịp lên 4800 MHz và hơn thế nữa. Người dùng sẽ ngạc nhiên khi thấy Z490-I có thể sử dụng hai thiết bị M.2 giống như những người anh em lớn hơn của nó, cả hai đều được đặt bên dưới tản nhiệt. Mặc dù có kích thước nhỏ, nhưng bo mạch này được trang bị 13 cổng USB bao gồm chân cắm bên trong lẫn bên ngoài, ba cổng Type-A và đầu nối Type-C USB 3.2 Gen 2 ở mặt sau.
Z490-H có các tấm tản nhiệt lớn bao gồm chipset và các kết cấu tụ điện 12 + 2 VRM, biến bo mạch này trở thành một ngôi nhà hoàn hảo cho bất kỳ con chip nào trong gia đình Gen Core thứ 10. Các khe cắm thẻ bộ nhớ DIMM nhanh như 4600 MHz.
Ba khe cắm PCIe chính đi kèm được gia cố kim loại SafeSlot để tăng độ bền nếu bạn cần di chuyển một hệ thống có nhiều card đồ họa hoặc thẻ mở rộng kết nối. Một trong hai khe M.2 được đặt lên trên một tản nhiệt chuyên dụng và khe cắm phím M.2 E thứ ba cũng có thể sử dụng được mô-đun Wi-Fi 6 tùy chọn.
Công nghệ ép xung AIOverclocking và AI Networking cho phép người dùng nâng cả hiệu suất xử lý và chơi game lên tầm cao mới trên Z490-H và nó vẫn mát nhờ sáu đầu quạt, chân cắm tản nhiệt AIO chuyên dụng và đầu vào cảm biến nhiệt. AI Cooling luôn sẵn sàng để kiểm soát độ ồn trong quá trình hoạt động mạnh. Aura Sync và chân cắm RGB LED cho phép người dùng mở rộng phong cách của mình từ bo mạch cho đến không gian bên ngoài.
Từ vỏ case, card đồ họa, tản nhiệt AIO, PSU cho đến thiết bị ngoại vi màu trắng đã cung cấp thêm cho người dùng một sự lựa chọn khác thay vì đen và xám. ASUS thực sự đã làm tất cả những điều trên và Z490-A được trang bị lớp vỏ màu trắng bảnh bao để trông thật đặc biệt dưới màu sắc của dải đèn LED RGB. Kết cấu VRM 12+2 mạnh mẽ cùng tản nhiệt lớn cho phép bo mạch chủ khai thác hết tiềm năng của CPU. Bên cạnh vẻ ngoài băng giá của nó, model này khá giống với Strix Z490-H ở trên. Lựa chọn cổng USB phía sau được điều chỉnh một chút và đầu nối USB Type-C ở mặt trước sẽ trở lại.
ROG Strix Z490-G Gaming phục vụ những người đam mê microATX với các tính năng thân thiện cho việc chơi game và giải trí. Dù được thiết kế với PCB nhỏ hơn so với người anh em ATX của mình, Z490-G Gaming vẫn được trang bị kết cấu VRM 12 + 2 để tận dụng tối đa khả năng ép xung thông qua AI Overclocking và bốn khe DIMM cho phép người dùng chọn xung nhịp hoặc lưu lượng.
Cổng Ethernet 2,5Gb cho phép các gói dữ liệu trên Z490-G truyền tải nhanh hơn gấp đôi so với bộ điều khiển Gigabit Ethernet cũ và kết nối Wi-Fi 6 tùy chọn cho phép bo mạch này thừa hưởng tất cả các lợi thế của chuẩn không dây thế hệ mới khi được kết nối với bộ định tuyến tương thích. Hai khe cắm PCIe x16 và khe cắm PCIe x1, tất cả đều chạy ở tốc độ Gen 3, cung cấp nhiều vị trí cho thẻ mở rộng, trong khi hai khe M.2 cung cấp không gian để lưu trữ NVMe tốc độ cao. Tản nhiệt trên khe M.2 giữ cho SSD luôn mát trong trạng thái tải liên tục.
PCB của bo mạch TUF có sáu lớp để tản nhiệt và ổn định tín hiệu, VRM đã được trang bị kết cấu 12 + 2 với các thành phần tích hợp DrMOS. Tụ điện TUF với khả năng chịu nhiệt tốt và đầu vào nguồn phụ lõi rắn ProCool bổ sung cho mạch điện chính. Hai khe cắm PCIe x16 nằm giữa bo mạch và một sử dụng thiết kế gia cố kim loại ASUS ASUS SafeSlot để yên tâm hơn khi người dùng sử dụng card đồ họa có trọng lượng nặng hoặc vận chuyển máy liên tục. Hai khe cắm M.2 nhường chỗ cho hai ổ SSD NVMe và một trong số chúng được bao phủ bởi một tản nhiệt khá lớn để giữ cho nhiệt độ luôn ở mức lý tưởng ngay cả khi một hệ thống đang truyền tải nhiều dữ liệu.
Bảng điều khiển I/O phía sau bao gồm các cổng USB 3.2 Gen 2 ở cả hai loại Type-A và Type-C, và ASUS đã thêm một chân cắm Gen 2 ở mặt trước để nối với các trường hợp cần thiết. Chân cắm Thunderbolt 3 trên bo mạch cho phép người dùng thêm thẻ ThunderboltEX 3-TR nếu họ cần băng thông cho công việc âm thanh và video.
Bộ điều khiển Gigabit Ethernet ở phía sau được điều khiển bởi một con chip Intel và nó được bảo vệ với mạch TUF LanGuard. Phiên bản hỗ trợ Wi-Fi của TUF Gaming Z490-Plus cung cấp kết nối Wi-Fi 6 và Bluetooth 5.1 cho kết nối không dây. Âm thanh trên bo mạch Z490-Plus, Realtek S1200A hỗ trợ giả lập âm thanh vòm DTS Custom, tăng cường không gian âm thanh tùy thuộc vào loại game người dùng đang chơi (như tựa game FPS, đua xe hoặc MOBA). Hai dải LED RGB chạy dọc phía bên phải có thể được điều chỉnh bằng phần mềm Aura Sync và ba dải trên bo mạch, bao gồm chân cắm Gen 2, cho phép người dùng tuỳ biến theo sở thích.
ProArt Z490-Creator 10G gói gọn mọi thứ mà một nhà sáng tạo hoặc nhà phát triển chuyên nghiệp cần, và điều không thể thiếu đó là khả năng kết nối. Bảng điều khiển I/O trên ProArt Z490-Creator là một trong những bảng điều khiển có tộc độ cao nhất. Nó bao gồm hai đầu nối Thunderbolt 3 Type-C có khả năng đẩy tốc độ lên tới 40 Gbps, được cung cấp bởi bộ điều khiển Intel Titan Ridge thế hệ mới nhất.
Tất cả các tính năng Thunderbolt thông thường đều được hỗ trợ: kết nối ngoại vi tốc độ cao, kết nối nhiều thiết bị (trên tổng số 12 thiết bị) và tín hiệu video DisplayPort 1.4. Hai đầu vào DisplayPort nằm cạnh các cổng USB-C hỗ trợ Thunderbolt để người dùng có thể chuyển kênh đầu ra hiển thị từ một card đồ họa rời sang cáp Thunderbolt 3.
Bốn cổng kết nối USB 3.2 Gen 2 Type-A (mỗi cổng chạy với tốc độ tối đa 10 Gbps) và hai cổng USB 3.2 Gen 1 Type-A (chạy ở tốc độ tối đa 5 Gbps) cũng phù hợp với bảng điều khiển phía sau. Bộ điều khiển Ethernet 2,5Gbps bên cạnh các cổng USB được bổ sung bởi card Ethernet 10Gbps mạnh mẽ có sẵn trong hộp. Người dùng chỉ cần một thời gian ngắn để chuyển nhiều terabyte đến máy chủ trung tâm hoặc thiết bị lưu trữ khác.
Dù ProArt Z490-Creator 10G có nhiều cổng trích xuất nhưng hầu hết các nghệ sĩ 3D, video editor hoặc nhà phát triển game có thể sẽ dựa vào một card đồ họa rời hoặc nhiều hơn một. Ba khe cắm PCIe x16 cho phép người dùng cài đặt tối đa ba card đồ họa theo cấu trúc liên kết PCE x8-x8-x4.
Dưới các tấm tản nhiệt, người dùng sẽ tìm thấy kết cấu tụ điện 12 + 2 pha với mạch tích hợp DrMOS mang lại nền tảng vững chắc cho CPU thế hệ thứ 10, PCB sáu lớp cải thiện khả năng làm mát thụ động. Các khe DIMM có thể tạo xung nhịp cho các cặp RAM DDR4 tương thích lên đến 4600 MHz và dung lượng lên tới 128GB bộ nhớ.
Hai khe cắm M.2 trên bo mạch chủ trên Prime Z490-A đều có kích thước 110mm. Kết nối mạng đi kèm với một cổng Ethernet 2,5 Gigabit. Nếu người dùng ưu tiên lựa chọn không dây, thì chỉ cần cài đặt mô-đun WiFi tương thích CNVi trong khe khóa E.2 M.2. Prime Z490-A cũng bao gồm một chân cắm dành riêng cho thẻ mở rộng Thunderbolt 3 trong trường hợp cần thiết.
Aura Sync có thể điều chỉnh ánh sáng tích hợp và tuỳ chỉnh bất kỳ dải LED nào bạn muốn. Hai trong số đó là các chân cắm Gen 2. Bộ giải mã âm thanh trên Z490-A là chip Realtek S1220A với tỷ lệ chống nhiễu tín hiệu 120dB. Phần cứng cao cấp hỗ trợ cho DTS: X Ultra, cung cấp âm thanh 3D chính xác cho xem phim và chơi game.
Thiết kế VRM 10 + 1, hỗ trợ RAM 4600 MHz, bo mạch chủ này có thể đáp ứng mọi yêu cầu từ người dùng. Hai khe cắm M.2 cũng có thể được xem là đủ và tiện lợi nhưng bốn cổng SATA dành chỗ cho bất kỳ bộ lưu trữ lớn nào người dùng có thể cần. ASUS cũng đã trang bị một E-key slot cho card Wi-Fi, cũng như chân cắm Thunderbolt 3 để sử dụng với thẻ mở rộng ASUS ThunderboltEX 3-TR.
Khe cắm PCIe x16 chính sử dụng cấu trúc gia cố kim loại SafeSlot Core + của ASUS để bảo vệ các card đồ họa nặng nếu người dùng cần di chuyển máy tính của họ. Ngoài ra còn có một loạt dải LED trên bo mạch có thể được tăng cường bằng ba chân cắm đèn LED RGB Gen 2. Bộ điều khiển Gigabit Ethernet Realtek và bộ giải mã âm thanh ALC887.
Độ ổn định, giá cả phải chăng và một vẻ ngoài nhỏ gọn là các khía cạnh quan trọng của một máy tính dùng để làm việc. Thiết kế tụ điện 8 + 1 DrMOS cho VRM đảm bảo nguồn điện ổn định và tản nhiệt trên bo mạch, đảm bảo rằng Prime Z490M-Plus giữ cho CPU thế hệ thứ 10 hoạt động một cách trơn tru. Xung nhịp bộ nhớ lên đến 4400 MHz cung cấp cho bạn nhiều tùy chọn. Bộ điều khiển Intel Gigabit Ethernet cùng với cổng USB 3.2 Gen 2 ở cả hai định dạng Type-A và Type-C. Năm cổng SATA trên bo mạch xử lý lưu trữ số lượng lớn và hai khe cắm M.2 sẵn sàng cho các thiết bị lưu trữ NVMe. Bảng I/O phía sau chứa ba đầu ra video (DisplayPort, HDMI và DVI) để sẵn sàng truy cập vào đầu ra từ đồ họa trên bo mạch Intel.
Nguồn: Asus
Dòng CPU Intel Core thế hệ thứ 10 mới là sự kết hợp của hai yếu tố: số lượng luồng và xung nhịp đơn nhân. Chipset Z490 kết hợp nhiều tùy chọn kết nối tiên tiến với CPU thế hệ mới, bao gồm: bộ điều khiển Wi-Fi controller tích hợp, cổng USB 3.2 Gen 2 phong phú, bộ nhớ Optane và hỗ trợ RAID chipset. Các bo mạch chủ Z490 hiện có thể tối ưu tốc độ của RAM nhanh hơn bất kì thế hệ nào trước đây và tất cả mẫu ROG, ROG Strix, Prime Z490-A và ProArt đều được trang bị công nghệ OptiMem III độc quyền của ASUS.
Extreme là phiên bản cao cấp nhất trong dòng Z490 của ASUS được xem như điểm dừng đầu tiên cho những người dùng sử dụng CPU cao cấp, nhiều card đồ họa, số lượng lớn bộ lưu trữ và thiết bị ngoại vi. Một bộ cuộn cảm hợp kim MicroFine giúp cung cấp năng lượng ổn định cho các chip thế hệ thứ 10. Để duy trì nguồn điện cho các CPU có số lượng nhiều nhân, Extreme sử dụng các chân rắn ProCool trong hai đầu vào chân 8 pin 12V và như một phần của đầu nối ATX.
VRM có kết cấu 16+0 cần có khả năng làm mát như nhau để mang lại hiệu suất bền vững. Vì vậy, Maximus XII Extreme được trang bị sẵn các miếng đệm dẫn nhiệt cao, truyền nhiệt thành một mảng tản nhiệt lớn. Một tấm nhôm nguyên khối giúp tản nhiệt thêm từ bộ lưu trữ NVMe cao cấp trong hai khe M.2. Bo mạch chủ này cũng kết hợp cách tiếp cận thiết kế OptiMem III tiên tiến với cấu trúc liên kết chuỗi daisy mới của dòng bo mạch chủ WS ASUS Z490.
ASUS đặt mục tiêu cung cấp tốc độ xung nhịp 4800 MHz mỗi khi sử dụng trên thế hệ bo mạch chủ mới và tốc độ cao cho những người sẵn sàng khám phá các giới hạn bên ngoài của việc ép xung. Extreme cũng có khả năng tương thích hơn 80% bộ kit DDR4 4600 MHz. Để hỗ trợ các chuyên gia ép xung trong việc trích xuất hiệu năng tối đa từ CPU và RAM của họ, Extreme có màn hình LED và mã POST trên bo mạch bên cạnh các nút khởi động nguồn, khởi động lại và khởi động an toàn.
Các khe cắm M.2 của Extreme Extreme là các công cụ để tạo ra những bản thiết kế, những dự án đồ sộ với dung lượng lưu trữ lớn và nhanh chóng. Hai khe M.2 nằm bên dưới lớp giáp chính ở giữa bo mạch và hai khe khác đi kèm với thẻ DIMM.2 độc quyền bao bọc bộ lưu trữ trên bên trong, giúp tản nhiệt cho hiệu suất ổn định.
Một loạt cổng USB giúp kết nối các thiết bị ngoại vi, bao gồm: cổng USB 3.2 Gen 2x2 Type-C có tốc độ lên tới 20Gbps. Đầu nối đảo ngược tiên tiến được đặt cạnh ba cổng USB 3.2 Gen 2, một loại Type-C và hai Type-A, có tốc độ lên tới 10Gbps. Intel I225-V cung cấp băng thông cơ bản của Ethernet 2,5Gb, trong khi bộ điều khiển Aquantia 10GbE có thể truyền tải hàng ngàn gigabyte dữ liệu trên mạng nhanh hơn so với Gigabit Ethernet cũ. Những người dùng làm việc văn phòng thích kết nối không dây có thể tận dụng Wi-Fi 6 và Bluetooth 5.1.
Apex tiếp tục hành trình phá kỷ lục của mình với PCB sáu lớp được tối ưu hóa ép xung và 16 phase điện cùng nhóm với Maximus XII Extreme. ASUS đã đặt một bộ tản nhiệt lớn lên trên các tụ điện để có thể đảm bảo chúng luôn mát. Để duy trì khả năng phá kỷ lục từ CPU thế hệ thứ 10, Apex bao gồm hai đầu nối nguồn 8 pin ở góc trên cùng bên trái của nó ngoài đầu nối ATX 24 chân tiêu chuẩn.
Thiết kế OptiMem III đặt mức xung RAM lên đến 5000 MHz và hàng loạt cài đặt OC trong firmware cung cấp cho người dùng các công cụ để vượt qua hiệu suất ban đầu. Cổng headers trên Apex bao gồm cả quạt tiêu chuẩn và quạt công suất lớn. Bên cạnh đó, Apex còn được trang bị header cảm biến và điều khiển làm mát bằng chất lỏng. Các điểm đo điện áp nằm dọc theo cạnh phải, kế bên là DIP smowitches để kiểm soát trình tự ép xung. Mã POST và cặp nút FlexKey nằm xoay quanh trung tâm điều khiển trên bo mạch.
Một hệ thống Z490 có thể xem như hoàn hảo khi bao gồm cả khả năng làm mát bằng chất lỏng càng nhiều thành phần càng tốt và Maximus XII Formula là một hình mẫu nổi bật trong đó. Dàn VRM 16+0 phase điện của bo mạch được trang bị block nước CrossChill được thiết kế và phối hợp với hãng tản nhiệt linh kiện EKWB. Hybrid CrossChill EK III là tản nhiệt VRM hiệu suất tốt nhất từ trước đến nay của ASUS và nó có khả năng làm mát lên tới 50 độ C so với tản nhiệt khí tiêu chuẩn.
Một màn hình hiển thị mã POST và các nút nguồn, khởi động lại được đặt ở góc trên bên phải của bo mạch giúp đơn giản để bật nguồn và kiểm tra hệ thống trước khi lắp đặt hệ thống làm mát bằng chất lỏng. Hai khe M.2 nằm bên dưới giáp tản nhiệt ở mặt trước của bo mạch và một khe xung quanh mặt sau, tất cả có thể định điều chỉnh cấu hình để chạy RAID đảm bảo hiệu suất lưu trữ song song tối đa.
Formula được trang bị cổng Ethernet 10Gb và 2.5Gb, kết nối Wi-Fi 6 và Bluetooth 5.1 và đủ các cổng USB cho toàn bộ thiết bị ngoại vi tiêu chuẩn. Người dùng cũng có thể sử dụng công nghệ làm mát AI-Cooling và AI Networking với công nghệ GameFirst VI. Lặp lại ở dòng Z490, Hero tiếp tục kế thừa hiệu năng cân bằng của người tiền nhiệm với thiết kế cân bằng sẵn sàng cho nhu cầu của CPU thế hệ thứ 10. Với VRM kết cấu 14+2 cùng Ba thiết bị lưu trữ NVMe có thể cắm trực tiếp vào bo mạch, bên dưới ba tản nhiệt riêng biệt.
Hero này có cổng Ethernet 5Gb, bộ chuyển đổi Intel Wi-Fi 6 và cổng Gigabit Ethernet bổ sung. AI Overclocking có thể tìm ra các xung nhịp và cài đặt điện áp tốt nhất cho CPU của bạn chỉ bằng một nút bấm, trong khi thiết kế OptiMem III của chúng tôi mang đến xung nhịp RAM lên đến 4800 MHz. Các điểm nhấn LED RGB được đặt một cách tinh tế vào thiết kế đen huyền bí tổng thể của Hero. Người dùng có thể tuỳ chỉnh theo phong cách riêng của riêng họ với Aura Sync và các chủ đề LED RGB.
Các bo mạch dòng Maximus XII được định hình để trở thành biểu tượng của dòng Z490 của Asus. Với công nghệ hiện đại và thiết kế tối ưu, các kỹ sư ASUS đã sắp đặt toàn bộ những cổng kết nối, bộ điều khiển và tản nhiệt để vừa vặn với PCB của bo mạch. Gia đình ROG Strix cũng được thừa hưởng những ưu việt đó, cung cấp cho các game thủ mọi thứ họ cần để có thể tối ưu được khả năng của mình.
AI Overclocking cung cấp cho người dùng bo mạch chủ ROG Strix một cách để đẩy khả năng của CPU vượt qua hiệu suất ban đầu. Công nghệ làm mát tự động AI Cooling tìm kiếm sự cân bằng tốt nhất giữa tiếng ồn và làm mát. AI Networking với GameFirst VI đảm bảo ping của bạn luôn thấp nhất có thể, ngay cả khi đang tải tập tin ở chế độ nền. SupremeFX trên các dòng bo mạch ROG Strix được tích hợp op-amps kép, kết hợp trở kháng và giả lập DTS Sound Unbound 3D.
Strix-E có kết cấu tụ điện 14 + 2 và Strix-F với kết cấu 12 + 2 sẵn sàng để khởi động VRM một cách trơn thu trên cả hai bo mạch chủ. Tản nhiệt chính được đặt nằm trên các tụ điện kết hợp với một ống dẫn nhiệt và một tấm tản nhiệt thứ cấp làm mát chipset Z490. Đầu nối nguồn phụ ProCool II và PCB sáu lớp đảm bảo nguồn điện ổn định trên cả hai bo mạch.
Để tăng độ ổn định khi ép xung, ROG Strix Z490-E Gaming sở hữu một quạt tùy chọn có thể gắn vào tản nhiệt VRM với tùy chọn sử dụng AI Overcloking nếu cần. Bốn khe DIMM trên cả hai bo mạch sử dụng cấu trúc liên kết chuỗi daisy cho khả năng đạt được tần số cao nhất và có thể điều khiển RAM ở tốc độ 4600 MHz trở lên.
Tốc độ Ethernet cơ bản cho ROG Strix đạt 2,5Gb nhờ bộ điều khiển Intel I225-V mới. Strix-E cũng có kết nối Wi-Fi 6 và Bluetooth tích hợp, trong khi Strix-F có thể sử dụng khe M.2 E để sử dụng mô-đun Wi-Fi tùy chọn. Các ổ SSD NVMe tốc độ có thể sử dụng một trong hai khe cắm có sẵn và cả hai khe cắm đó đều được che chắn bởi các tản nhiệt để đảm bảo hiệu suất ổn định.
Một loạt cổng USB ở bảng điều khiển phía sau, trong khi các chân cắm bên trong xử lý nhiều hơn, bao gồm cả đầu nối Type-C mặt trước USB 3.2 Gen 2 trên ROG Strix Z490-E. Nếu người dùng hiện tại hoặc tương lai cần kết nối Thunderbolt 3 và băng thông 40 Gbps, họ có thể cài đặt card ThunderboltEX 3-TR.
PCB nhỏ gọn được cấu tạo 8 lớp cho tính toàn vẹn tín hiệu và đạt hiệu quả tản nhiệt thụ động, ROG STRIX Z490-I Gaming có VRM kết cấu 8 + 2 với khả năng làm mát chủ động để ép xung trong các trường hợp bị giới hạn không gian.
Các khe cắm bộ nhớ của Z490-I cung cấp khả năng ép xung cao hơn với bộ RAM rất nhanh. Khoảng cách ngắn đến CPU vốn có của tiêu chuẩn Mini-ITX đồng nghĩ với việc người dùng có thể tự tay đẩy mức xung nhịp lên 4800 MHz và hơn thế nữa. Người dùng sẽ ngạc nhiên khi thấy Z490-I có thể sử dụng hai thiết bị M.2 giống như những người anh em lớn hơn của nó, cả hai đều được đặt bên dưới tản nhiệt. Mặc dù có kích thước nhỏ, nhưng bo mạch này được trang bị 13 cổng USB bao gồm chân cắm bên trong lẫn bên ngoài, ba cổng Type-A và đầu nối Type-C USB 3.2 Gen 2 ở mặt sau.
Z490-H có các tấm tản nhiệt lớn bao gồm chipset và các kết cấu tụ điện 12 + 2 VRM, biến bo mạch này trở thành một ngôi nhà hoàn hảo cho bất kỳ con chip nào trong gia đình Gen Core thứ 10. Các khe cắm thẻ bộ nhớ DIMM nhanh như 4600 MHz.
Ba khe cắm PCIe chính đi kèm được gia cố kim loại SafeSlot để tăng độ bền nếu bạn cần di chuyển một hệ thống có nhiều card đồ họa hoặc thẻ mở rộng kết nối. Một trong hai khe M.2 được đặt lên trên một tản nhiệt chuyên dụng và khe cắm phím M.2 E thứ ba cũng có thể sử dụng được mô-đun Wi-Fi 6 tùy chọn.
Công nghệ ép xung AIOverclocking và AI Networking cho phép người dùng nâng cả hiệu suất xử lý và chơi game lên tầm cao mới trên Z490-H và nó vẫn mát nhờ sáu đầu quạt, chân cắm tản nhiệt AIO chuyên dụng và đầu vào cảm biến nhiệt. AI Cooling luôn sẵn sàng để kiểm soát độ ồn trong quá trình hoạt động mạnh. Aura Sync và chân cắm RGB LED cho phép người dùng mở rộng phong cách của mình từ bo mạch cho đến không gian bên ngoài.
Từ vỏ case, card đồ họa, tản nhiệt AIO, PSU cho đến thiết bị ngoại vi màu trắng đã cung cấp thêm cho người dùng một sự lựa chọn khác thay vì đen và xám. ASUS thực sự đã làm tất cả những điều trên và Z490-A được trang bị lớp vỏ màu trắng bảnh bao để trông thật đặc biệt dưới màu sắc của dải đèn LED RGB. Kết cấu VRM 12+2 mạnh mẽ cùng tản nhiệt lớn cho phép bo mạch chủ khai thác hết tiềm năng của CPU. Bên cạnh vẻ ngoài băng giá của nó, model này khá giống với Strix Z490-H ở trên. Lựa chọn cổng USB phía sau được điều chỉnh một chút và đầu nối USB Type-C ở mặt trước sẽ trở lại.
ROG Strix Z490-G Gaming phục vụ những người đam mê microATX với các tính năng thân thiện cho việc chơi game và giải trí. Dù được thiết kế với PCB nhỏ hơn so với người anh em ATX của mình, Z490-G Gaming vẫn được trang bị kết cấu VRM 12 + 2 để tận dụng tối đa khả năng ép xung thông qua AI Overclocking và bốn khe DIMM cho phép người dùng chọn xung nhịp hoặc lưu lượng.
Cổng Ethernet 2,5Gb cho phép các gói dữ liệu trên Z490-G truyền tải nhanh hơn gấp đôi so với bộ điều khiển Gigabit Ethernet cũ và kết nối Wi-Fi 6 tùy chọn cho phép bo mạch này thừa hưởng tất cả các lợi thế của chuẩn không dây thế hệ mới khi được kết nối với bộ định tuyến tương thích. Hai khe cắm PCIe x16 và khe cắm PCIe x1, tất cả đều chạy ở tốc độ Gen 3, cung cấp nhiều vị trí cho thẻ mở rộng, trong khi hai khe M.2 cung cấp không gian để lưu trữ NVMe tốc độ cao. Tản nhiệt trên khe M.2 giữ cho SSD luôn mát trong trạng thái tải liên tục.
PCB của bo mạch TUF có sáu lớp để tản nhiệt và ổn định tín hiệu, VRM đã được trang bị kết cấu 12 + 2 với các thành phần tích hợp DrMOS. Tụ điện TUF với khả năng chịu nhiệt tốt và đầu vào nguồn phụ lõi rắn ProCool bổ sung cho mạch điện chính. Hai khe cắm PCIe x16 nằm giữa bo mạch và một sử dụng thiết kế gia cố kim loại ASUS ASUS SafeSlot để yên tâm hơn khi người dùng sử dụng card đồ họa có trọng lượng nặng hoặc vận chuyển máy liên tục. Hai khe cắm M.2 nhường chỗ cho hai ổ SSD NVMe và một trong số chúng được bao phủ bởi một tản nhiệt khá lớn để giữ cho nhiệt độ luôn ở mức lý tưởng ngay cả khi một hệ thống đang truyền tải nhiều dữ liệu.
Bảng điều khiển I/O phía sau bao gồm các cổng USB 3.2 Gen 2 ở cả hai loại Type-A và Type-C, và ASUS đã thêm một chân cắm Gen 2 ở mặt trước để nối với các trường hợp cần thiết. Chân cắm Thunderbolt 3 trên bo mạch cho phép người dùng thêm thẻ ThunderboltEX 3-TR nếu họ cần băng thông cho công việc âm thanh và video.
Bộ điều khiển Gigabit Ethernet ở phía sau được điều khiển bởi một con chip Intel và nó được bảo vệ với mạch TUF LanGuard. Phiên bản hỗ trợ Wi-Fi của TUF Gaming Z490-Plus cung cấp kết nối Wi-Fi 6 và Bluetooth 5.1 cho kết nối không dây. Âm thanh trên bo mạch Z490-Plus, Realtek S1200A hỗ trợ giả lập âm thanh vòm DTS Custom, tăng cường không gian âm thanh tùy thuộc vào loại game người dùng đang chơi (như tựa game FPS, đua xe hoặc MOBA). Hai dải LED RGB chạy dọc phía bên phải có thể được điều chỉnh bằng phần mềm Aura Sync và ba dải trên bo mạch, bao gồm chân cắm Gen 2, cho phép người dùng tuỳ biến theo sở thích.
ProArt Z490-Creator 10G gói gọn mọi thứ mà một nhà sáng tạo hoặc nhà phát triển chuyên nghiệp cần, và điều không thể thiếu đó là khả năng kết nối. Bảng điều khiển I/O trên ProArt Z490-Creator là một trong những bảng điều khiển có tộc độ cao nhất. Nó bao gồm hai đầu nối Thunderbolt 3 Type-C có khả năng đẩy tốc độ lên tới 40 Gbps, được cung cấp bởi bộ điều khiển Intel Titan Ridge thế hệ mới nhất.
Tất cả các tính năng Thunderbolt thông thường đều được hỗ trợ: kết nối ngoại vi tốc độ cao, kết nối nhiều thiết bị (trên tổng số 12 thiết bị) và tín hiệu video DisplayPort 1.4. Hai đầu vào DisplayPort nằm cạnh các cổng USB-C hỗ trợ Thunderbolt để người dùng có thể chuyển kênh đầu ra hiển thị từ một card đồ họa rời sang cáp Thunderbolt 3.
Bốn cổng kết nối USB 3.2 Gen 2 Type-A (mỗi cổng chạy với tốc độ tối đa 10 Gbps) và hai cổng USB 3.2 Gen 1 Type-A (chạy ở tốc độ tối đa 5 Gbps) cũng phù hợp với bảng điều khiển phía sau. Bộ điều khiển Ethernet 2,5Gbps bên cạnh các cổng USB được bổ sung bởi card Ethernet 10Gbps mạnh mẽ có sẵn trong hộp. Người dùng chỉ cần một thời gian ngắn để chuyển nhiều terabyte đến máy chủ trung tâm hoặc thiết bị lưu trữ khác.
Dù ProArt Z490-Creator 10G có nhiều cổng trích xuất nhưng hầu hết các nghệ sĩ 3D, video editor hoặc nhà phát triển game có thể sẽ dựa vào một card đồ họa rời hoặc nhiều hơn một. Ba khe cắm PCIe x16 cho phép người dùng cài đặt tối đa ba card đồ họa theo cấu trúc liên kết PCE x8-x8-x4.
Dưới các tấm tản nhiệt, người dùng sẽ tìm thấy kết cấu tụ điện 12 + 2 pha với mạch tích hợp DrMOS mang lại nền tảng vững chắc cho CPU thế hệ thứ 10, PCB sáu lớp cải thiện khả năng làm mát thụ động. Các khe DIMM có thể tạo xung nhịp cho các cặp RAM DDR4 tương thích lên đến 4600 MHz và dung lượng lên tới 128GB bộ nhớ.
Hai khe cắm M.2 trên bo mạch chủ trên Prime Z490-A đều có kích thước 110mm. Kết nối mạng đi kèm với một cổng Ethernet 2,5 Gigabit. Nếu người dùng ưu tiên lựa chọn không dây, thì chỉ cần cài đặt mô-đun WiFi tương thích CNVi trong khe khóa E.2 M.2. Prime Z490-A cũng bao gồm một chân cắm dành riêng cho thẻ mở rộng Thunderbolt 3 trong trường hợp cần thiết.
Aura Sync có thể điều chỉnh ánh sáng tích hợp và tuỳ chỉnh bất kỳ dải LED nào bạn muốn. Hai trong số đó là các chân cắm Gen 2. Bộ giải mã âm thanh trên Z490-A là chip Realtek S1220A với tỷ lệ chống nhiễu tín hiệu 120dB. Phần cứng cao cấp hỗ trợ cho DTS: X Ultra, cung cấp âm thanh 3D chính xác cho xem phim và chơi game.
Thiết kế VRM 10 + 1, hỗ trợ RAM 4600 MHz, bo mạch chủ này có thể đáp ứng mọi yêu cầu từ người dùng. Hai khe cắm M.2 cũng có thể được xem là đủ và tiện lợi nhưng bốn cổng SATA dành chỗ cho bất kỳ bộ lưu trữ lớn nào người dùng có thể cần. ASUS cũng đã trang bị một E-key slot cho card Wi-Fi, cũng như chân cắm Thunderbolt 3 để sử dụng với thẻ mở rộng ASUS ThunderboltEX 3-TR.
Khe cắm PCIe x16 chính sử dụng cấu trúc gia cố kim loại SafeSlot Core + của ASUS để bảo vệ các card đồ họa nặng nếu người dùng cần di chuyển máy tính của họ. Ngoài ra còn có một loạt dải LED trên bo mạch có thể được tăng cường bằng ba chân cắm đèn LED RGB Gen 2. Bộ điều khiển Gigabit Ethernet Realtek và bộ giải mã âm thanh ALC887.
Độ ổn định, giá cả phải chăng và một vẻ ngoài nhỏ gọn là các khía cạnh quan trọng của một máy tính dùng để làm việc. Thiết kế tụ điện 8 + 1 DrMOS cho VRM đảm bảo nguồn điện ổn định và tản nhiệt trên bo mạch, đảm bảo rằng Prime Z490M-Plus giữ cho CPU thế hệ thứ 10 hoạt động một cách trơn tru. Xung nhịp bộ nhớ lên đến 4400 MHz cung cấp cho bạn nhiều tùy chọn. Bộ điều khiển Intel Gigabit Ethernet cùng với cổng USB 3.2 Gen 2 ở cả hai định dạng Type-A và Type-C. Năm cổng SATA trên bo mạch xử lý lưu trữ số lượng lớn và hai khe cắm M.2 sẵn sàng cho các thiết bị lưu trữ NVMe. Bảng I/O phía sau chứa ba đầu ra video (DisplayPort, HDMI và DVI) để sẵn sàng truy cập vào đầu ra từ đồ họa trên bo mạch Intel.
Nguồn: Asus
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
- Chủ đề
- asus bo mach chu intel thế hệ thứ 10 z490