Bạc Liêu quê tôi

@};-...!
Bạc liêu, vùng đất cực nam tổ quốc thuộc đồng bằng sông cửu long, phía bắc giáp Sóc Trăng, Hậu Giang, phía đông giáp biển, phía nam giáp Cà Mau và Kiên Giang. Từ xừa vùng đất được bồi đấp phù xa qua nhiều thế kỷ này, đã nổi tiếng trù phú phì nhiêu với những cánh đồng lúa xanh ngất ngàn cùng nguồn lợi thủy hải sản vô cùng phong phú, chính vì vậy cư dân người Việt, Hoa và Khơme đã tìm đến đây sinh sống. Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sữ vùng đất Bạc Liêu ngày càng trù phú thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản, thương mại và du lịch.


"Bạc Liêu là xứ cơ cầu
Dưới sông cá chốt, trên bờ tiều Châu
"

Từ xa xưa thì vùng đất này đã tiếp đón rất nhiều lưu dân người Hoa đến sinh sống, cùng với dân cư bản xứ họ đã hình thành những thôm xóm đầu tiên ở tại dòng sông Bạc Liêu nay là
Tp. Bạc Liêu. Họ gọi những xóm nghèo làm nghề hạ bạc ven sông là "Bô Léo" phát âm theo tiếng hán việt "" có nghĩa là "Bạc" và "léo" có nghĩa là "Liêu". Từ đó tên gọi Bạc Liêu đã gắn liền với xứ sở hiền hòa...hiếu khác...


Với hệ thống sông ngòi chằn chịt, mưa thuận gió hòa
Bạc Liêu là xứ sản sinh ra nhiều đại điền chủ nam kỳ lục tỉnh giàu có nổi tiếng cả nước...Đến hôm nay thành phố Bạc Liêu còn có nhiều những công trình, kiến trúc, biệt thự cổ kiểu tây của tầng lớp quý tộc, những đại điền chủ của vùng đất nam bộ với thời thực dân phong kiến ..... Những công trình mang nhiều giá trị lịch sữ văn hóa....đã tạo cho Bạc Liêu một dấu ấn riêng về kiến trúc mà không nơi nào có được....


nha_congtubaclieu1172011_171628.gif

(khu nhà công tử bạc liêu)

Nói đến Bạc Liêu thì nhiều người thường nghỉ ngay đến "Công Tử Bạc Liêu" (hắc công tử), để có một cơ ngơi và danh tiếng như thế cha của cậu ba Huy, là ông Trần Trinh Trạch phải có một quá trình gian khó là đi ở đợ cho một điền chủ ở tại Bạc Liêu. Tại thời điểm thực dân pháp bắt con của những người điền chủ phải theo học những trường pháp , nhưng họ không muốn cho con trai mình đi học cho nên đã ông Trần Trinh Trạch đi học thế. Trong quá trình học ông rất phấn đấu rất bền bỉ, sau khi ông kết hôn cùng con gái của bá hộ Bì, ông cùng với bà đã xây dựng nên một cơ ngơi rất là rộng lớn tại Bạc Liêu. Từ đó ông đã mua thêm đât và xây dựng thêm những công xi rượu , những khu biệt thự để phục vụ cho những quan chức từ pháp về Bạc Liêu. Vồn xuất thân từ nghèo khó ông hội đồng Trần Trinh Trạch sống cần kiệm, trí thú làm ăn nên gia sản ngày càng phát triển.


best_2131549775-2-khong-co-chuyen-cong-tu-bac-lieu-dot-tien.jpeg

Căn biệt thự của công tử bạc liêu và Ông Trần Trinh Huy


Tương truyền bấy giờ toàn tỉnh Bạc Liêu có 13 lô ruộng muối trong đó 11 lô là tài sản của ông Trạch, ông còn làm chủ của 74 sở điền 110.000ha trồng lúa. Vợ chồng ông có 7 người con, 3 trai và 4 gái. 3 người con trai ông Trạch sẵn gia sản kết xù của cha điều mặc sức ăn chơi phung phí....!!! Nổi bật hơn cả là cậu ba Huy tức
Trần Trinh Quy (sau này cậu ba thấy tên Quy không quý phái sang trọng nên đổi thành Huy), người con thứ 3 của hội đồng Trần Trinh Trạch với rất nhiều những giai thoại được truyền cho đến hôm nay.......Cụm nhà Công Tử Bạc Liêu được xây dựng từ năm 1919 do kỷ sư người pháp thiết kế... Vào thời điểm đó căn biệt thự nổi tiếng sang trọng giàu bật nhất nam kỳ. Với nhiều vậy liệu chở từ pháp, không chỉ đẹp về kiến trúc, nội thất và hội đồng Thạch qui tụ vô số đồ gổ, sứ, đồng quí giá...Những bảo vật đó đến nay bị thất lạc, mất mác khá nhiều....do chiến tranh gây loạn và sự tàn phá của thời gian.



ngay-tai-tang-1.jpg
Ngay tại tầng 1 của ngôi biệt thự là phòng thờ của Ông bà hội đồng Trần Trinh Trạch (Cha mẹ đẻ của Công tử Bạc Liêu).
loi-cau-thang.jpg
Lối cầu thang dẫn lên phòng của Công tử Bạc Liêu.
noi-truoc-day.jpg
Nơi trước đây Công tử Bạc Liêu ngồi uống trà và ăn nhậu.
tang-ap-mai.jpg
Tầng áp mái giờ đây không còn là nơi để đồ đạc như xưa.
mot-so-khu-vuc.jpg
Hoàng hôn trầm mặc nơi dinh thự công tử Bạc Liêu.
khu-vuoc-da.jpg
Khu vườn đã được sửa sang để làm nhà hàng ăn uống.
khuon-vien.jpg
Một số khu vực trong khuôn viên ngôi biệt thự giờ đã được tận dụng để kinh doanh dịch vụ cafe.

Biển Bạc Liêu đây là địa chỉ du lịch lý thú về quê hương Bạc Liêu. Điều đặc biệt ở biển Bạc Liêu không có biển xanh, cát trắng mà biển Bạc Liêu là biển "bùn" và nước củng rất là đục.


B%E1%BA%A1c%20Li%C3%AAu%203.JPG

Vùng đất ven biển Bạc Liêu được phù sa bồi đấp quanh năm, đất bồi đến đâu người dân trồng rừng đến đó... Rừng Bạc Liêu chủ yếu là rừng ngập mặn có năng suất sinh học và giá trị phòng hộ, bảo vệ mội trường phát triển kinh tế. Du khách có thể bơi xuồng len lỏi vào những cánh rừng phòng hộ để câu cá đổ đó, bắt tôm. Các khu bảo tồn thiên nhiên "sân chim Bạc Liêu", "vườn cò Phước Long", "vườn cò Đông Hải"


B%E1%BA%A1c%20Li%C3%AAu%201.jpg

Sân chim Bạc Liêu là khu rừng ngập mặn ven biển, sân chim Bạc Liêu có hơn 78 loài với trên 60.000 còn. Trong đó có nhiều loại chim quý được ghi vào sách đỏ của Việt Nam và thế giới....như: Văn sen, điên điển, quấm trắng, quấm đen, vạc, cò ngà....


vuonchim.jpg



VUON_CHIM_BAC_LIEU_1281234826.jpg

Bạc Liêu là nơi hội tụ nhiều dòng văn hóa Kinh, Hoa, Khơme chính sự cộng cư và giao thoa văn hóa đã tạo cho Bạc Liêu một diện mạo văn hóa riêng biệt.
Người dân Bạc Liêu có tụ thờ cúng phật bà quan âm còn gọi là phật bà Nam Hải... Tượng phật cao 10m hướng mặt ra biển đông có giá trị tâm linh rất lớn...!!!


17172872.jpg

phật bà nam hải ở Bạc Liêu


Từ tính ngưỡng của ngư dân tục thờ mẹ Nam Hải trở thành nét sinh hoạt tính ngưỡng rất độc đáo của người dân xứ Bạc. Vào ngày 23, 24 tháng 3 âm lịch hằng năm người dân Bạc Liêu tổ chức lễ vía bà với sự tham đông đảo của phật tử và nhân dân trong và ngoài tỉnh đến hành hương cúng viếng.


PHAT+BA+NAM+HAI+NHA+MAT.jpg

(phật tử vía bà vào ngày chính lễ)

Bạc Liêu là quê hương của phong trào đờn ca tài tử...trong suốt chiều dài lịch sữ...hình thành và phát triển bộ môn nghệ thuật độc đáo này. Nơi đây đã từng sản sinh ra nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ tiền bối. Từng cho ra đời những bản đời, những bài ca bất hủ cho đờn ca tài tử, từng gây vựng thành phong trào sáng tác thật hùng hậu...Những lời ca ngọt ngào, khúc hát phương nam quen thuộc...


ImageView.aspx

(Nhạc sĩ Cao Văn Lầu năm 1960. ảnh tư liệu)

Tác giã của "Dạ cổ hoài lang" cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu bài hát ra rồi liên quan đến cuộc đời hôn nhân của cố nhạc sĩ. Do 2 (cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu và vợ của cố nhạc sĩ) người sống chung với nhau 3 năm mà không có con, theo hà khắc phong kiến thời xưa gọi là "Tam niên vô tự bất thành thê".. sống chung với nhau 3 năm mà không có con thì sẽ không được công nhận là vợ chồng của với nhau...Mẹ chồng đã khắc khe với nàng dâu và đã chia rẻ mối tình giữa cố nhạc sĩ và vợ cố nhạc sĩ....Trong khoản thời gian 2 người xa cách với nhau, bên vợ tạo điều kiện cho 2 người gặp gở với nhau...nhưng phải lén lúc. Chính nổi nhớ nhung chồng xa vợ, vợ xa chồng...trong nỗi nhớ nhung đó...thôi thúc ông sáng tác được "Dạ cổ hoài lang"
(Dạ = đêm, Cổ = trống, hoài = nhớ mong chờ đợi, lang = chồng --> Đêm nghe tiếng trống nhớ chồng).
Được xem là cha đẻ của bản vọng cổ, Dạ cổ hoài lang không chỉ là nổi niềm riêng của người nhạc sĩ tài hoa Cao Văn Lầu mà còn chất chứa nhiều nổi buồn, vui và hy vọng....của người con phương nam những năm đầu thế kỷ 20. Chính vì vậy sau khi ra đời "dạ cổ hoài lang" nhanh chóng được người mộ điệu đón nhận nồng nhiệt...trở thành bài ca chính thống, mang lại sức sống mới cho sàn diễn.


2005-05-14_084636_dacohoailang.gif
"Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn
Có gì đâu là chuyện lạ
Bở tình yêu làm đất lạ hóa quê hương"
Người Con Xứ Bạc
 

Thống kê

Chủ đề
102,139
Bài viết
469,717
Thành viên
340,376
Thành viên mới nhất
remy
Top