Bài viết số 1 đề 1 lớp 7: Kể cho bố mẹ em nghe một chuyện lí thú mà em đã gặp ở trường

Hướng dẫn Viết bài văn số 1 đề 1 lớp 7: Kể cho bô mẹ em nghe một chuyện lí thú mà em đã gặp ở trường mở bài thân bài kết bài. Mỗi ngày đến trường là một ngày vui bởi chúng ta không chỉ được học rất nhiều kiến thức bổ ích mà còn có cơ hội gặp được rất nhiều những điều lí thú. Nếu bắt gặp đề bài Kể cho bô mẹ em nghe một chuyện lí thú mà em đã gặp ở trường thì bạn sẽ làm như thế nào? Trong chương trình ngữ văn lớp 7, chúng ta sẽ bắt gặp đề bài Viết bài văn số 1 đề 1 lớp 7: Kể cho bô mẹ em nghe một chuyện lí thú mà em đã gặp ở trường. Bạn sẽ kể chuyện gì và kể câu chuyện đó ra sao. Chuyện lí thú ở trường thì không thiếu nhưng nếu vì thế mà bạn nghĩ đề bài này đơn giản thì không hề đâu nhé. Bạn cần phải kể lại câu chuyện đó làm sao cho hay, cho hấp dẫn không bị nhàm chán. Sau đây là bài làm văn mẫu cho đề bài Viết bài văn số 1 đề 1 lớp 7: Kể cho bô mẹ em nghe một chuyện lí thú mà em đã gặp ở trường. Để làm bài tập này, chúng ta cần giới thiệu câu chuyện, hoàn cảnh kể câu chuyện đó với mẹ, diễn biến câu chuyện, thái độ của bố mẹ khi nghe câu chuyện ấy.

BÀI LÀM 1 VIẾT BÀI VĂN SỐ 1 ĐỀ 1 LỚP 7: KỂ CHO BÔ MẸ EM NGHE MỘT CHUYỆN LÍ THÚ MÀ EM ĐÃ GẶP Ở TRƯỜNG
Gió thu xào xạc thổi. Giờ đang là những ngày đầu thu. Bầu trời cao và trong vắt, mặt trời rót những tia sáng vàng dịu ngọt như mơn trớn lên vạn vật. Tôi thong thả đạp xe từ trường về nhà, trong lòng trào dâng một niềm vui hồ hởi sẽ kể cho mẹ nghe về trận bóng ở trường chiều nay mà tôi được chứng kiến.
-Con chào mẹ!
-Con trai của mẹ về rồi sao? Có mệt không? Mau lại đây uống nước cam đi này!

Tôi vui sướng chạy ùa vào gần mẹ, đón lấy cốc nước cam mát lành, uống một hơi rồi thủ thỉ:
-Mẹ ơi! Hôm nay ở trường con được xem một trận bóng đá thật hay! Để con kể cho mẹ nghe nhé!
Mẹ cười dịu dàng, xoa đầu tôi. Và tôi bắt đầu cái trận bóng kì thú của mình.
Bây giờ mới vào đầu năm học, trường con có tổ chức phong trào thi đấu bóng đá giữa các khối lớp để tìm ra đội vô địch sẽ tay mặt cho toàn trường đi thi đấu với đội bóng của các trường khác mẹ ạ. Hôm nay là ngày khai mạc giải đấu với trận đấu mở màn giữa lớp 9A và lớp 9B. Ngay sau giờ học, sân thể dục đã được trang hoàng với không khí hết sức sôi động. Trên mặt sân, cổ được cát tỉa gọn gàng như một tấm thảm nhung khổng lồ. Xung quanh sân được quây bằng những sợi ruy băng đỏ và trắng để cách biệt khu vực thi đấu và khu vực dành cho cổ động viên. Xa xa , các cầu thủ của các đội chơi trong những trang phục thi đấu khác nhau đang khởi động với bóng. Cả trường đều đổ dồn về phía sân thể dục, reo hò nhộn nhịp tranh luận trước khi buổi lễ khai mặc bắt đầu. Bên cạnh những cổ động viên là những cô cậu học trò chúng con , các thầy cô giáo cũng tỏ ra rất trông mong giải đấu này. Khắp sân trường phủ kín những màu sắc rực rỡ, màu trắng của áo đồng phục học sinh, màu đỏ , màu xanh , màu vàng của cờ , của băng dôn ,…Tiếng trống, tiếng kèn bắt đầu rộn lên huyên náo cùng với tiếng reo vui thích thú của mọi người. Tất cả tạo nên một không khí thật sôi động!

Mười phút sau, lễ khai mạc diễn ra. Cả sân trường đang sôi nổi ngay lập tức được thay thế bằng một không khí trang trọng. Các cổ động viên đều đã ổn định chỗ ngồi theo vị trí lớp của mình. Dừng trống. Dừng kèn. Các đội bóng tham dự giải đấu đã trang phục chỉnh tề, ngồi ở vị trí trung tâm của sân khấu. Trước khi trận đấu khởi tranh diễn ra sẽ là lễ khai mạc và ra mắt các đội bóng. Thầy hiệu trưởng bước lên, tuyên bố lí do và giới thiệu các đội bóng sẽ tham gia tranh đấu. Cuối cùng, tiếng trống khai mạc mùa giải gióng lên ba hồi, cả sân thể dục rộn lên những tràng pháo tay nhiệt tình và giòn giã, rồi tiếng kèn, tiếng trống ầm ĩ nổi lên, xen giữa những tiếng reo hò cổ vũ.
Trận đấu đầu tiên là trận đấu giữa hai lớp 9A và 9B. Lớp 9A ra sân trong trang phục màu đỏ có lá cờ đỏ sao vàng ở trước ngực. Lớp 9B ra sân trong trang phục màu trắng với những lá cờ nhỏ được in thêu cách điệu trên áo.Trọng tài của trận đấu là thầy giáo dạy thể dục của trường. Nghi thức chào cờ diễn ra thật trang trọng. Con có cảm giác như mình đang được đứng ở sân vận động cấp Quốc Gia và chuẩn bị được theo dõi một trận đấu với tầm cỡ Quốc tế ấy mẹ ạ!Rất tự hào! Sau khi các tuyển thủ hai bên chào nhau, họ cùng đứng nghiêm, tay để lên ngực trái và hát vang Quốc ca Việt Nam. Hình ảnh đó thật đẹp mẹ ạ! Giá mà con có thể một lần được đứng trong hàng tuyển thủ ấy và hát vang bài hát của tổ quốc mình!

Lễ chào cờ kết thúc. Hiệp một trận đấu bắt đầu, Trong hiệp đấu thứ nhất lớp 9A bảo vệ phần sân phía bên trái và lớp 9B bảo vệ phần sân phía bên phải. “Tuýt!” Tiếng còi của trọng tài cất lên tuyên bố bắt đầu trận đấu. Quả bóng tròn lăn những đường đầu tiên trên sân cỏ. “A! Đội áo đỏ đang giữ bóng.” “Không, đội áo trắng sẽ sớm giành lại được bóng thôi”… Khắp sân vận động bắt đầu vang lên những tiếng bình luận, tiếng kèn, tiếng trống vẫn không ngừng giục giã để cổ vũ. Các cầu thủ chơi bóng rất cừ mẹ ạ! Khi có bóng, hậu vệ nhanh chóng truyền bóng cho trung vệ, bằng những kĩ thuật đi bóng lắt léo, tài tình, bóng được chuyền đến chân của tiền đạo. Cả sân vận động như nín thở dõi theo trái bóng trong chân tiền đạo của đội 9B. “Không vào!” tiếng bình luận viên trận đấu vang lên đầy tiếc nuối. Mặc dù đã chơi bóng rất tài bằng cú sút rất căng nhưng trước sự phòng thủ của hàng hậu vệ đối phương, bóng vẫn chưa thể “thủng” lưới đội 9A. Trận đấu vẫn tiếp diễn, có biết bao những pha bóng nảy lửa, đầu nguy hiểm dành cho thủ thành được tạo ra, nhưng cả hai đội đều cản phá bóng rất tốt. Cuộc giao đấu diễn ra thật căng thẳng, hai bên ngang tài ngang sức. Xung quanh sân đấu, tiếng hò la của vận động viên ngày một phấn khích hơn. “Vào!” Tiếng bình luận vên reo lên đầy bất ngờ. Đội bóng 9A vừa ghi bàn vào lưới đỗi phương ở phút thi đấu cuối cùng của hiệp 1 . Đó là pha lập công của tiền đạo mang áo số 13. Với kĩ thuật điêu luyện và tài đánh đầu chớp nhoáng, bóng chạm chân một trung về rồi bay về phía hàng tiền đạo. Tiền đạo áo số 13 đã quan sát tinh tế, lập tức tung người đánh đầu, quả bóng bay vèo về phía khung thành, trước nỗ lực cản phá của thủ môn, làm lưới của đội 9B rung lên. Cả khán đài rộ lên như ong vỡ tổ, tiếng hò reo, tiếng thanh la, trống, mõ vang lên dữ đội. Cả sân trường con như một sân vận động thực thụ. “ Tuýt!” Tiếng còi tạm dừng trận đấu của trọng tài vang lên. Đội bóng 9A đang tạm thời dẫn trước với tỉ số 1-0.

Sau mười lăm phút giả lao, hiệp hai của trận đấu bắt đầu. Lại ba mươi phút trôi qua trong gay cấn và kịch tính. Đội bóng 9B trong một quả đá phạt đã ghi được bàn thắng, nâng tỉ số lên 1-1. Hai bên vẫn giao tranh quyết liệt. Sau cùng, lại bằng pha lập công của tiền đạo mang áo số 13 của đội, tỉ số được nâng lên la 2-1 với phần ưu thế thuộc về đội bóng áo đỏ. Những phút cuối của trận đấu diễn ra đầy kịch tính, cả hai bên đều ráo riết, bên muốn cân bằng tỉ số, bên muốn nới rộng khoảng cách tỉ số. Sau ba mươi phút thi đấu quyết liệt và đầy nỗ lực , tiếng còi kết thúc trận đấu vang lên. Phần thắng thuộc về đội 9A . Và đội 9B dù không dẫn trước về tỉ số nhưng cũng được đánh giá rất cao về tinh thần chiến đấu và khả năng kí thuật. Tiếng trống, kèn lại rộn lên, cổ động viên của đội bóng 9A hát vang bài ca chiến thắng, chung vui với các “cầu thủ” nhỏ .Cổ động viên của đội 9B thì ra về với phần hơi tiếc nuối nhưng vẫn hò reo và ngợi ca tinh thần chiến đấu của các “cầu thủ” đội mình…
-Thôi nào ông cụ non của mẹ ơi! – Mẹ tôi cười hiền dịu xoa đầu tôi. – Con có vẻ rất say sưa với trận đấu nhỉ?
-Vâng! Đó thật sự là một trận đấu rất hay, cho con rất nhiều cảm xúc. Mẹ không thấy thế sao?
-Mẹ có! Mẹ có! Đương nhiên là mẹ tin đó là trận đấu rất hay rồi! Mẹ có thể nhìn thấy điều đó qua lời kể say sưa của con

Mẹ ôm tôi vào lòng, âu yếm nói
-Mẹ! Con muốn một ngày cũng được đứng trên sân và chơi bóng như anh tiền đạo áo số 13 ấy!- Tôi tinh nghịch nói
-Ồ tốt thôi con trai yêu của mẹ, mẹ tin con sẽ làm được nếu con thật sự yêu thích bóng đá và chăm chỉ tập luyện. Mẹ sẽ luôn ủng hộ con, con yêu!

Tôi sung sướng ôm trầm lấy mẹ và tự vẽ lên trong đầu những dự định tương lai của mình với trái bóng và thầm cảm ơn chính trận đấu ở trường ngày hôm nay đã mở đường cho tôi tìm thấy đam mê của mình.
than-em-nhu.jpg

Ở trường học bạn sẽ có rất nhiều những kỷ niệm, nhiều câu chuyện lý thú có thể gắn bỏ với mình rất lâu không thể quên được đó cũng là đặc trưng của thời học sinh tuổi học trò

BÀI LÀM 2 VIẾT BÀI VĂN SỐ 1 ĐỀ 1 LỚP 7: KỂ CHO BÔ MẸ EM NGHE MỘT CHUYỆN LÍ THÚ MÀ EM ĐÃ GẶP Ở TRƯỜNG
Như thường lệ, trong bữa cơm tối, mọi người trong gia đình tôi kể cho nhau nghe về ngay hôm đó của mình. Khi thì mẹ kể chuyện cơ quan, khi thì bố lại kể về một anh bộ đội hài hước trong đơn vị của bố. Và hôm nay, tôi kể cho bố mẹ về buổi diễn kịch lí thú ở lớp tôi.

Vì sắp đến lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, cô giáo chủ nhiệm lớp con tổ chức cuộc thi có tên gọi là” Sân khấu hóa các tác phẩm văn học” để tính thành tích thi đua chào mừng ngày Nhà Giáo giữa các tổ. Hôm nay là ngày các “ diễn viên” nghiệp dư lên sân khấu. Có ba vở kịch được trình diễn, nhưng trong số đó con đặc biệt ấn tượng với vở “ Người đầy tớ của ông Giô-li-cơ” hay “Kể đần độn nhất không phải là kẻ mà người ta tưởng” của các bạn tổ 2 được trích từ tiểu thuyết “ Không gia đình” của nhà văn Hector Malot. Vở kịch đã để lại cho cả lớp và cô giáo những ấn tượng sâu sắc.

Nội dung vở kịch là như thế này: Cho tới nay, ông Giô-li-cơ có một người đầy tớ rất vừa ý ông, đó la Ca-pi. Nhưng mà ca-pi già rồi. Mặt khác ông Giô-li-cơ cũng muốn mượn một người đầy tớ mới. Ca-pi nhận tìm cho ông một người. Nhưng mà nó không tìm cho ông một con chó khác để nối nghiệp nó, nó tìm một thằng bé con tên là Rê-mi. Vở kịch được dựng nguyên văn so với kịch bản trong tác phẩm. Nội dung ban đầu của nó đã là một tình huống gây cười nhưng qua sự hóa thân của các bạn nó còn trở nên thú vị hơn rất nhiều.
Tình huống của câu chuyện diễn ra trong một phòng ăn ở căn nhà của ông Giô-li-cơ. Ông Giô-li-cơ mặc một bộ quân phục Anh với những huy chương phẩm hàm lấp lánh trên vai. Người đầy tớ già trung thành Ca-pi thì đang giới thiệu thằng bé Rê-mi với ông chủ đáng kính của mình. Còn chú bé Rê-mi ngốc nghếch từ nhà quê lên thì loay hoay với thử thách dọn bàn ăn của ông chủ Giô-li-cơ.

Từ khi người dẫn chương trình giới thiệu vở kịch, cả lớp đã rộn lên những tiếng cười khúc khích. Chắc hẳn các bạn cũng giống con, đang tưởng tượng xem các bạn tổ 2 sẽ diễn vai chú khỉ và chú chó như thế nào đây. Vì ông Giô-li-cơ trong vở kịch là một chú khỉ, còn Ca-pi, như con đã nói, là một con chó.

Dàn diễn viên bước ra, dưới con mắt nhìn đầy thích thú của các chư vị khán giả và cô giáo. Bạn Thắng với cái dáng nhỏ thó và nhanh nhảu có lẽ được phân vai làm ông chủ Giô-li-cơ với một bộ quân phục tuyệt đẹp trên người. Khán giả còn dễ dàng nhận ra điều ấy vì trên đầu bạn đội một chiếc mặt nạ lông khỉ. Chỉ nhìn qua thôi đã khiến cho cả lớp được một trận cười thỏa thích vì sự hóa trang của diễn viên. Bên cạnh chắc có lẽ là bạn Hiếu với bộ quần áo hóa trang thành một chú chó với bộ lông màu trắng đẹp đẽ. Cuối cùng là bạn Huy vào vai Rê-mi đần độn với phục trang là chiếc quần nhung bị cắt ngắn đến đầu gối, từ đầu gối trở xuống quấn dây ruy- băng đỏ y chang nhân vật Rê-mi trong truyện. Sau lời giới thiệu của người dẫn chuyện, vở kịch bắt đầu trong sự tòm mò và háo hức của các “ chư vị khán giả”.

“Ôi kìa, nhìn thằng Thắng nó có giống con khỉ chưa kìa?” “ Ông Giô-li-cơ này thật sự rất giống với ông Giô-li-cơ trong tưởng tượng của tớ nha!”. Những tiếng bình luận nhỏ to nổi lên.
Quả thực,” diễn viên” đóng vai ông Giô-li-cơ diễn rất đạt. Với dáng đi khom khom, loắt choắt, ông Giô-li-cơ chắp hai tay ra sau, đi đi lại lại. Thỉnh thoảng, hình như để nhắc cho chư vị khán giả mình là một chú khỉ, Thắng còn làm một vài động tác gãy đầu gãi tai làm cả lớp cười phá lên. Điệu bộ, nét mặt và cử chỉ của Thắng khiến cho khán giả có cảm giác như mình đang được xem một ông Giô-li-cơ thực thụ chứ không phải là một ông Giô-li-cơ giả bằng người.

Tiếp theo là đến sự xuất hiện của người đầy tớ trung thành ca-pi. Đến đây, người dẫn chuyện thêm vào là Ca-pi là một chú chó ở gánh xiếc được ông Giô-li-cơ thuê làm đầy tớ, vì thế Ca-pi có khả năng đi bằng hai chân. Khắp lớp học vang lên những tràng cười sảng khoái. Người đầy tớ trung thành Ca-pi bước ra, đến gần ông chủ Giô-li-cơ, ánh mắt và điệu bộ cung kính tỏ rõ nó là một người đầy tớ trung thành. Sau một hồi trao dổi với nhau bằng “ngôn ngữ riêng”, ông Giô-li-cơ đứng hai tay khoanh trước ngực, điệu bộ thảnh thơi và có phần kiêu căng chờ đợi, người đầy tớ Ca-pi vào trong sân khấu, đẫn theo một cậu bé chính là Rê-mi đần độn. Ông chủ Giô-li-cơ đi quanh người đầy tớ mới một vòng, xem xét tỉ mỉ từ đầu đến chân cái thằng bé Rê-mi, vẻ mặt ông tỏ ra chẳng lấy gì làm hài lòng cả. Thế rồi, ông lắc đầu lắc tai đắn đo suy nghĩ, cuối cùng quyết định thử thách người đầy tớ là con người này bằng công việc bày bàn ăn.Một loạt những diễn xuất rất nhập vai của bạn Thắng đóng vai chú khỉ Giô-li-cơ không chỉ đem đến những tiếng cười cho “ khán giả” phía dưới mà còn khiến mọi người thốt lên đầy thán phục. Còn về chú bế rê-mi đần độn thì cũng hài hước không kém. Thử thách của ông Giô-li-cơ là bày bàn ăn. Trên bàn có mấy cái đĩa, một cái cốc, một con dao,một cái nĩa và những con dao trắng tinh. Rê-mi đứng trước bàn ăn, vẻ mặt ngơ ngác và lúng túng. Hắn đứng sững, hai tay giơ ra, người chồm tới trước, mồm há hốc, không biết nên bắt đầu làm gì. Các “chư vị khán giả” lại được dịp cười phá lên.

Vở kịch diễn ra trong hai mươi phút và kết thúc trong sự đần độn của Rê-mi trước thử thách dọn bàn ăn của ông Giô-li-cơ và gương mặt đắc thắng của con khỉ láu lỉnh. Các chư vị khán giả đã được xem một vở hài kịch mãn nhãn với sự diễn xuất tài ba của các “ diễn viên”. Tiếng vỗ tay vang lên không ngớt và các diễn viên thì nở nụ cười thật tươi sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình và đem niềm vui đến cho các vị khán giả. Sau cùng, cô giáo bước lên trước, tóm tắt lại nội dung tư tưởng của vở kịch mà tác giả muốn truyền tải và khen ngợi các “ diễn viên” tài năng. Trung cuộc, chiến thắng cuộc thi thuộc về tổ 2 với sự nhất trí tuyệt đối của các khán giả.

Khi tôi kết thúc câu chuyện cũng là lúc cả nhà dùng cơm xong. Cả bố và mẹ đều khen ngợi các “diễn viên” lớp tôi và nhắc nhở tôi phải biết học tập các bạn để có những hoạt động bổ ích và tạo ra niềm vui cho mọi người.
 
  • Chủ đề
    bài viết số 1 đề 1 lớp 7
  • Top