Hướng dẫn Viết bài làm văn số 1 lớp 10 đề 4 nêu cảm nghĩ sâu sắc nhất về một câu chuyện anh chị đã học mà đến nay vẫn không thể nào quên hay nhất có dàn ý và bài làm tham khảo
Từ rất nhiều năm nay, chúng ta đã được học rất nhiều những câu chuyện hay và có ý nghĩa. Nhưng sẽ có những câu chuyện để lại trong lòng chúng ta một kỉ niệm không thể nào quên, đó có thể là một câu chuyện cảm động, dạt dào cảm xúc hay là một câu chuyện hay thể hiện tài năng của người sáng tạo. Bất kể là về một phương diện nào, câu chuyện ấy đã đi sâu vào lòng chúng ta và lưu giữ mãi mãi như những điều đẹp nhất của văn chương vậy. Đã được học một câu chuyện như vây rồi, nếu bắt gặp đề bài “Nêu cảm nghĩ sâu sắc nhất về một câu chuyện anh chị đã học mà đến nay vẫn không thể nào quên” bạn sẽ làm như thế nào. Có lẽ nó đơn giản chỉ là một bài văn nêu cảm nhận và chúng ta đã quá quen thuộc với nó. Nhưng vì lên lớp 10, nên yêu cầu cần cao hơn những lớp khác và ta cần đặt hết tình cảm của bản thân vào đó để bài văn thêm sinh động. Dưới đây là dàn ý và bài làm cho đề này có tính chất tham khảo. Để làm bài này, chúng ta cần giới thiệu câu chuyện cảm động mà chúng ta không thể nào quên, nêu những lí do bằng cách phân tích câu chuyện ấy và chỉ ra điều mình ấn tượng nhất là gì.
DÀN Ý VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1 LỚP 10 ĐỀ 4 NÊU CẢM NGHĨ SÂU SẮC NHẤT VỀ MỘT CÂU CHUYỆN ANH CHỊ ĐÃ HỌC
1. MỞ BÀI
Giới thiệu về câu chuyện cảm động, sâu sắc ấy: Lặng lẽ Sa Pa(Nguyễn Thành Long)
2. THÂN BÀI
Nêu khái quát những ấn tượng của mình về câu chuyện: cốt truyện nhẹ nhàng, nhân vật đáng mến
Phân tích qua về câu chuyện: nhân vật của truyện, hoàn cảnh họ gặp nhau, họ là ai, là những con người như thế nào,…
Qua câu chuyện, học được điều gì về những nhân vật nơi đây: anh thanh niên, ông họa sĩ, cô kĩ sư,…
Câu chuyện để lại những tình cảm gì trong lòng người đọc
Suy nghĩ về những người đang thầm lặng cống hiến cho đất nước từng ngày
Khát khao cống hiến
Tài năng của tác giả Nguyễn Thành Long
3. KẾT BÀI
Cho dù học thêm, đọc thêm nhiều câu chuyện nhưng vẫn không thể quên câu chuyện này.
BÀI LÀM VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1 LỚP 10 ĐỀ 4 NÊU CẢM NGHĨ SÂU SẮC NHẤT VỀ MỘT CÂU CHUYỆN ANH CHỊ ĐÃ HỌC
Là người yêu thứ văn phong nhẹ nhàng, thanh thoát, giàu chất thơ, tôi luôn có ấn tượng tốt với những câu chuyện nhẹ nhàng, để lại trong lòng người đọc nhiều dư vị tha thiết. Trong những câu chuyện như vậy, tôi ấn tượng hơn cả là với truyện ngắn: “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, chính sự nhẹ nhàng, uyển chuyển của giọng thơ và cốt truyện đã tạo cho tôi những cảm giác mới mẻ khi đọc truyện ngắn, khiến tôi không thể nào quên từng chi tiết nhỏ của chuyện.
Phải nói rằng mỗi chi tiết trong truyện đều để lại ấn tượng tốt đẹp cho tôi, mỗi nhân vật đều tác động mạnh mẽ đến tôi và từng lời văn như đánh thức tôi. Đó là một câu chuyện nhẹ nhàng từ lời văn đến cốt truyện. Nếu nói về tình tiết, quả thực không có gì, chỉ đơn giản là cuộc gặp gỡ tình cờ đầy ý vị của ba con người: ông họa sĩ già nghỉ hưu, cô kĩ sư trẻ đi tình nguyện và chàng thanh niên làm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn, họ gặp gỡ tình cờ và nhận được của nhau những tình cảm nồng thắm qua cách ứng xử và lĩnh hội ở nhau mọi nhiệt huyết tuyệt vời của những con người tuyệt vời. Nhân vật ở đây cũng giống như cái tên truyện vậy, họ “lặng lẽ” đúng nghĩa nhưng là sự lặng lẽ giấu mình. Giống như cách tác giả gọi họ không bằng tên riêng và chưa bao giờ đề cặp đến cái tên ấy, họ được gọi bằng tên nghề nghiệp và họ như lẫn vào cộng đồng người. Nhưng đó chỉ giống như một sự khiêm tốn, không ưu cái ồn ào hào nhoáng bên ngoài y như sư lặng lẽ, yên tĩnh của đỉnh Yên Sơn cao chót vót. Nhưng phải lên Yên Sơn, sống ở trên đó như anh thanh niên mới nhận thấy sự dữ dội của những trận tuyết và gió đêm, mới thấy ự lợi hại và động đậy mãnh liệt của thiên nhiên đất trời. Và chúng ta phải “gặp gỡ” những con người ấy mới thấy được nồng nàn nhiệt huyết bên trong của họ, sự sôi động có bao giờ lặng lẽ trong con người họ, nó chảy xiết như một dòng sông tiếp nhựa sống cho cuộc đời họ. Lí tưởng của họ gắn liền với cả nước, gắn với nhân dân, gắn với làm việc và cống hiến. Anh thanh niên có lẽ là người biểu thị rõ hơn cả những phương diện này, anh sống trên đỉnh núi Yên Sơn một mình để làm công tác khí tượng, một cuộc sống vắng người nhưng anh tự làm mình bớt cô đơn với những quyển sách và công việc như nuôi gà, trồng rau,… Nếu để miêu tả công việc của anh, ai cũng sẽ cho đó là một công việc vất vả, tuy có nhiều nhàn rỗi nhưng tinh thần trách nhiệm khi làm việc thì rất cao và đôi khi chịu rét mướt. Ấy vậy mà anh vui vẻ nói về công việc mình đã tình nguyện lên để làm, anh yêu công việc ấy, bởi đó là công việc giúp đỡ cho bà con dân mình. Anh niềm nở, anh hiếu khách, anh khiêm tốn và thật thà. Cứ nghe cách anh nói chuyện về những người anh biết bằng giọng thán phục, ta đủ nhận ra sự khiêm tốn ở người thanh niên khiến người ta yêu mến và nể phục. Đọc đến những dòng như vậy, ta đâu thể không thấm thía sâu sắc về trách nhiệm cống hiến của thanh niên thời đại mới! Rồi đâu chỉ có anh, ông họa sĩ đã cống hiến cả đời mình nhưng vẫn khôn nguôi mong muốn xây dựng thêm nhiều tác phẩm đẹp đẽ cống hiến cho đời, cô kĩ sư tình nguyện nhìn anh mà muốn cống hiến như anh và thấy mình đáng sống khi được cống hiến. Ba con người ấy ở hai thế hệ, những công việc khác nhau, từ những nơi khác nhau, họ mới chỉ quen nhau trong vài tiếng mà truyền cho nhau những cảm hứng nhiệt huyết khó tả, và chính họ cũng truyền cảm hứng cho biết bao nhiêu người.
Cốt truyện nhẹ nhành, tinh tế, giọng văn của Nguyễn Thành Long cũng nhẹ nhàng, bàng bạc giàu chất thơ gợi cho người ta những tình cảm hết sức nhẹ nhàng nhưng dư va mãi đến ngày sau. Những con người bé nhỏ, có vẻ hết sức bình thường giữa Sa Pa lặng lẽ mà trở nên phi thường, nhắc nhở tôi sâu sắc về hai chữ: “cống hiến:” mà tôi tin mình không thể quên.
Cuộc gặp gỡ của họ ngắn ngủi có lẽ cũng chìm vào bao la bão tuyết Sa Pa nhưng còn chìm mãi vào tim người đọc, để đến lúc cần thiết lại nổi lên như những lười nhắc nhở nhẹ nhàng về trách nhiệm công dân và sự cống hiến, thúc giục người ta hành động đúng nghĩa, yêu thương những con người nhỏ bé của quê hương đất nước mình đã tạo nên những điều vĩ đại, lớn lao.
Xem thêm: Bài viết số 1 lớp 10 đề 2: Nêu cảm nghĩ sâu sắc nhất về một câu chuyện đã học - Chuyện người con gái Nam Xương
Từ rất nhiều năm nay, chúng ta đã được học rất nhiều những câu chuyện hay và có ý nghĩa. Nhưng sẽ có những câu chuyện để lại trong lòng chúng ta một kỉ niệm không thể nào quên, đó có thể là một câu chuyện cảm động, dạt dào cảm xúc hay là một câu chuyện hay thể hiện tài năng của người sáng tạo. Bất kể là về một phương diện nào, câu chuyện ấy đã đi sâu vào lòng chúng ta và lưu giữ mãi mãi như những điều đẹp nhất của văn chương vậy. Đã được học một câu chuyện như vây rồi, nếu bắt gặp đề bài “Nêu cảm nghĩ sâu sắc nhất về một câu chuyện anh chị đã học mà đến nay vẫn không thể nào quên” bạn sẽ làm như thế nào. Có lẽ nó đơn giản chỉ là một bài văn nêu cảm nhận và chúng ta đã quá quen thuộc với nó. Nhưng vì lên lớp 10, nên yêu cầu cần cao hơn những lớp khác và ta cần đặt hết tình cảm của bản thân vào đó để bài văn thêm sinh động. Dưới đây là dàn ý và bài làm cho đề này có tính chất tham khảo. Để làm bài này, chúng ta cần giới thiệu câu chuyện cảm động mà chúng ta không thể nào quên, nêu những lí do bằng cách phân tích câu chuyện ấy và chỉ ra điều mình ấn tượng nhất là gì.
DÀN Ý VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1 LỚP 10 ĐỀ 4 NÊU CẢM NGHĨ SÂU SẮC NHẤT VỀ MỘT CÂU CHUYỆN ANH CHỊ ĐÃ HỌC
1. MỞ BÀI
Giới thiệu về câu chuyện cảm động, sâu sắc ấy: Lặng lẽ Sa Pa(Nguyễn Thành Long)
2. THÂN BÀI
Nêu khái quát những ấn tượng của mình về câu chuyện: cốt truyện nhẹ nhàng, nhân vật đáng mến
Phân tích qua về câu chuyện: nhân vật của truyện, hoàn cảnh họ gặp nhau, họ là ai, là những con người như thế nào,…
Qua câu chuyện, học được điều gì về những nhân vật nơi đây: anh thanh niên, ông họa sĩ, cô kĩ sư,…
Câu chuyện để lại những tình cảm gì trong lòng người đọc
Suy nghĩ về những người đang thầm lặng cống hiến cho đất nước từng ngày
Khát khao cống hiến
Tài năng của tác giả Nguyễn Thành Long
3. KẾT BÀI
Cho dù học thêm, đọc thêm nhiều câu chuyện nhưng vẫn không thể quên câu chuyện này.
BÀI LÀM VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1 LỚP 10 ĐỀ 4 NÊU CẢM NGHĨ SÂU SẮC NHẤT VỀ MỘT CÂU CHUYỆN ANH CHỊ ĐÃ HỌC
Là người yêu thứ văn phong nhẹ nhàng, thanh thoát, giàu chất thơ, tôi luôn có ấn tượng tốt với những câu chuyện nhẹ nhàng, để lại trong lòng người đọc nhiều dư vị tha thiết. Trong những câu chuyện như vậy, tôi ấn tượng hơn cả là với truyện ngắn: “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, chính sự nhẹ nhàng, uyển chuyển của giọng thơ và cốt truyện đã tạo cho tôi những cảm giác mới mẻ khi đọc truyện ngắn, khiến tôi không thể nào quên từng chi tiết nhỏ của chuyện.
Phải nói rằng mỗi chi tiết trong truyện đều để lại ấn tượng tốt đẹp cho tôi, mỗi nhân vật đều tác động mạnh mẽ đến tôi và từng lời văn như đánh thức tôi. Đó là một câu chuyện nhẹ nhàng từ lời văn đến cốt truyện. Nếu nói về tình tiết, quả thực không có gì, chỉ đơn giản là cuộc gặp gỡ tình cờ đầy ý vị của ba con người: ông họa sĩ già nghỉ hưu, cô kĩ sư trẻ đi tình nguyện và chàng thanh niên làm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn, họ gặp gỡ tình cờ và nhận được của nhau những tình cảm nồng thắm qua cách ứng xử và lĩnh hội ở nhau mọi nhiệt huyết tuyệt vời của những con người tuyệt vời. Nhân vật ở đây cũng giống như cái tên truyện vậy, họ “lặng lẽ” đúng nghĩa nhưng là sự lặng lẽ giấu mình. Giống như cách tác giả gọi họ không bằng tên riêng và chưa bao giờ đề cặp đến cái tên ấy, họ được gọi bằng tên nghề nghiệp và họ như lẫn vào cộng đồng người. Nhưng đó chỉ giống như một sự khiêm tốn, không ưu cái ồn ào hào nhoáng bên ngoài y như sư lặng lẽ, yên tĩnh của đỉnh Yên Sơn cao chót vót. Nhưng phải lên Yên Sơn, sống ở trên đó như anh thanh niên mới nhận thấy sự dữ dội của những trận tuyết và gió đêm, mới thấy ự lợi hại và động đậy mãnh liệt của thiên nhiên đất trời. Và chúng ta phải “gặp gỡ” những con người ấy mới thấy được nồng nàn nhiệt huyết bên trong của họ, sự sôi động có bao giờ lặng lẽ trong con người họ, nó chảy xiết như một dòng sông tiếp nhựa sống cho cuộc đời họ. Lí tưởng của họ gắn liền với cả nước, gắn với nhân dân, gắn với làm việc và cống hiến. Anh thanh niên có lẽ là người biểu thị rõ hơn cả những phương diện này, anh sống trên đỉnh núi Yên Sơn một mình để làm công tác khí tượng, một cuộc sống vắng người nhưng anh tự làm mình bớt cô đơn với những quyển sách và công việc như nuôi gà, trồng rau,… Nếu để miêu tả công việc của anh, ai cũng sẽ cho đó là một công việc vất vả, tuy có nhiều nhàn rỗi nhưng tinh thần trách nhiệm khi làm việc thì rất cao và đôi khi chịu rét mướt. Ấy vậy mà anh vui vẻ nói về công việc mình đã tình nguyện lên để làm, anh yêu công việc ấy, bởi đó là công việc giúp đỡ cho bà con dân mình. Anh niềm nở, anh hiếu khách, anh khiêm tốn và thật thà. Cứ nghe cách anh nói chuyện về những người anh biết bằng giọng thán phục, ta đủ nhận ra sự khiêm tốn ở người thanh niên khiến người ta yêu mến và nể phục. Đọc đến những dòng như vậy, ta đâu thể không thấm thía sâu sắc về trách nhiệm cống hiến của thanh niên thời đại mới! Rồi đâu chỉ có anh, ông họa sĩ đã cống hiến cả đời mình nhưng vẫn khôn nguôi mong muốn xây dựng thêm nhiều tác phẩm đẹp đẽ cống hiến cho đời, cô kĩ sư tình nguyện nhìn anh mà muốn cống hiến như anh và thấy mình đáng sống khi được cống hiến. Ba con người ấy ở hai thế hệ, những công việc khác nhau, từ những nơi khác nhau, họ mới chỉ quen nhau trong vài tiếng mà truyền cho nhau những cảm hứng nhiệt huyết khó tả, và chính họ cũng truyền cảm hứng cho biết bao nhiêu người.
Cốt truyện nhẹ nhành, tinh tế, giọng văn của Nguyễn Thành Long cũng nhẹ nhàng, bàng bạc giàu chất thơ gợi cho người ta những tình cảm hết sức nhẹ nhàng nhưng dư va mãi đến ngày sau. Những con người bé nhỏ, có vẻ hết sức bình thường giữa Sa Pa lặng lẽ mà trở nên phi thường, nhắc nhở tôi sâu sắc về hai chữ: “cống hiến:” mà tôi tin mình không thể quên.
Cuộc gặp gỡ của họ ngắn ngủi có lẽ cũng chìm vào bao la bão tuyết Sa Pa nhưng còn chìm mãi vào tim người đọc, để đến lúc cần thiết lại nổi lên như những lười nhắc nhở nhẹ nhàng về trách nhiệm công dân và sự cống hiến, thúc giục người ta hành động đúng nghĩa, yêu thương những con người nhỏ bé của quê hương đất nước mình đã tạo nên những điều vĩ đại, lớn lao.
Xem thêm: Bài viết số 1 lớp 10 đề 2: Nêu cảm nghĩ sâu sắc nhất về một câu chuyện đã học - Chuyện người con gái Nam Xương
- Chủ đề
- bai viet so 1 de 2 lop 10 van lop 10 văn mẫu