Bài viết số 2 lớp 11 đề 3: Nêu cảm nghĩ về nhân cách nhà Nho trong bài Sa hành đoản ca

Hướng dẫn học sinh bài viết số 2 đề 3 lớp 11 nêu cảm nghĩ về nhân cách nhà Nho trong bài “sa hành đoản ca”.
Thời kì trung đại nơi tồn tại những chuẩn mực khắt khe và nghiêm khắc của lễ giáo phong kiến, chính vì thế nhân cách thanh cao, vẻ đẹp của những bậc tao nhân mặc khách, nho sĩ tài tử đều là tấm gương sáng về nhân cách cho thế hệ sau nhìn vào để răn mình. ở nửa đầu thế kỉ XIX, ở Việt Nam Cao Bá Quát là một trong những người nổi tiếng nhất. Nổi tiếng vì học giỏi, vì thơ hay, chữ đẹp, càng nổi tiếng hơn vì tư tưởng tự do phóng khoáng, bản lĩnh kiên cường trước cường quyền, vì lối sống thanh cao mãnh mẽ. người đời thường ca ngợi rằng: Văn như Siêu quát vô tiền hán. Thiên hạ có ba bồ chữ thì ông có một. đặc biệt “Sa hành đoản ca” là một trong những kiệt tác của nhà thơ, trong đó nổi bật lên vẻ đẹp nhân cách của kẻ sĩ trong xã hội lúc bấy giờ. Đó là khát vọng lập công danh chân chính nhưng lại cảm thấy bơ vơ, bế tắc trước đường đời, tách mình ra khỏi vòng luẩn quẩn, tranh đấu của những kẻ thích tìm chốn lao xao. Vậy thì hôm nay mình sẽ giúp các bạn bài viết số 2 đề 3 lớp 11 nhân cách nhà Nho trong “sa hành đoản ca” nhé. mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây.

BÀI VĂN MẪU BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 NHÂN CÁCH NHÀ NHO TRONG “SA HÀNH ĐOẢN CA”
Cao Bá Quát nổi tiếng tiếng vì học giỏi, vì thơ hay, chữ đẹp, càng nổi tiếng hơn vì tư tưởng tự do phóng khoáng, bản lĩnh kiên cường trước cường quyền, vì lối sống thanh cao mãnh mẽ và dường như qua các sáng tác thơ ca của mình, ông thể hiện một cái nhìn riêng, mới mẻ và nhiều chiều về kẻ sĩ đương thời. Mà “Sa hành đoản ca” là một tác phẩm thể hiện rất rõ tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ chưa tìm được lối đi trên đường đời, để từ đó thấy được khát vọng chân chính và nhân cách thanh cao của họ.

Trước hết, trong “Sa hành đoản ca” Cao Bá Quát khắc họa hình ảnh kẻ sĩ hay cũng chính là tác giả trong trạng thái mệt mỏi, kiệt sức, nhọc nhằn trên hành trình tìm kiếm công danh như bao kẻ sĩ khác:
“Bãi cát dài lại bãi cát dài
Đi một bước như lùi một bước
Mặt trời đã lặn chưa dừng được
Lữ khách trên đường nước mắt rơi”.
Bãi cát dài chính là hình ảnh biểu tượng cho con đường khoa cử, công danh của những kẻ sĩ vất vả trên đường đời. Còn những kẻ sĩ, hiện lên đầy mệt nhọc trước thiên nhiên mênh mông, khắc nghiệt như muốn làm trùng gối mòn chân người đi đường. nhưng đó không chỉ dừng lại ở con đường công danh, mà là con đường tìm chân lí, tìm lẽ sống cao quý, con đường ấy nối tiếp nhau dài đến vô tận thậm chí mịt mờ. tâm trạng người đi trên bãi cát “lệ tuôn rơi”, đó là nước mắt đau khổ của một cõi lòng đầy oán hận. và vì thế hình ảnh người đi trên cát là biểu tượng bi phẫn về con người cô độc đi tìm chân lí để tôn thờ giữa cuộc đời. Sang đến những câu thơ tiếp theo tâm trạng của người đi đường đặc biệt là những băn khoăn trăn trở về nhân cách tiếp tục được thổ lộ:
“Không học được tiên ông phép ngủ
Trèo non lội suối giận khôn vơi!
Xưa nay phường danh lợi
Tất tả trên đường đời
Đầu gió hơi men say quán rượu
Người say vô số tỉnh bao người?”
Tâm sự u uất và tâm trạng chán ngán của kẻ đi trên bãi cát bật ra với những lời tự trách mình đầy chau chát “không học được tiên ông phép ngủ”. tác gải tự cảm thấy giận mình vì không có khả năng như người xưa, không thể thờ ơ trước sự đời mà phải tự mình hành hạ thân xác theo đuổi công danh. Nhưng nhắc đến tích xưa cũng biểu hiện cho một vẻ đẹp trong nhân cách kẻ sĩ, đó là khát khao giải thoát khỏi con đường theo đuổi danh lợi tầm thường mệt mỏi, chán ngán và bế tắc. Lời tự trách chua chát pha chút tự trào chính là lời từ chối một lối sống hèn nhát của kẻ sĩ đầy kiêu hãnh. Bên cạnh đó còn là thái độ khinh bỉ, sụ chán ghét của Cao Bá Quát đối với phường danh lợi. dường như nhà thơ muốn đứng cao hơn hạng người ấy, muốn thoát ra khỏi con đường quan thuộc mà bế tắc ấy nhưng chưa biết tìm lối rẽ về đâu. Tác giả chua xót nhận ra, không ai cùng mình đi trên con đường cát bụi mờ mịt kia, đều bị rơi vào bả công danh, nên thấy thật cô độc. Đến những câu thơ cuối khát vọng sống của kẽ sĩ càng được bộc lỗ rõ:
Bãi cát dài lại bãi cát dài ơi
Tính sao đây đường bằng mù mịt
Đường ghê rợ còn nhiều đâu ít
Hãy nghe ta hát khúc đường cùng
Phía Bắc núi Bắc núi muôn trùng
Phía nam núi Nam sóng dào dạt
Anh đứng làm chi trên bãi cát”.
Những câu hỏi dồn dập, đó thể hiện sự mâu thuẫn trong tâm trí người đi đường giữa khát vọng sống đẹp với hiện thực đen tối mờ mịt, giữa khát vọng xông pha trên con đường tìm lí tưởng với cầu an, hưởng lạc. Nhưng đấy cũng chính là bàn đạp tư tưởng cho những hành động về sau của nhà thơ. Để từ đó thấy được khát vọng sống cao đẹp, khát vọng cống hiến vượt ngưỡng của những kẻ sĩ chân chính.

“Sa hành đoản ca” của Cao Bá Quát đã khắc hạo chân thực sinh động vẻ đẹp của những kẻ sĩ thờ đại lúc bấy giờ, với nhân cách thanh ao, khát vọng tốt đẹp nhưng lại bị bơ vơ, bế tắc trước thời cuộc, đặt ra nhiều câu hỏi về hội lúc bấy giờ cho người đọc muôn đời.
 
  • Chủ đề
    cao ba quat sa hành đoản ca
  • Thống kê

    Chủ đề
    100,580
    Bài viết
    467,302
    Thành viên
    339,804
    Thành viên mới nhất
    12sunwinwin
    Top