Bài viết số 3 lớp 11 đề 4: Những cảm nhận sâu sắc cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu

Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và bài văn mẫu taappj làm văn số 3, viết số 3 lớp 11 đề 4 những cảm nhận sâu sắc của anh chị qua tìm hiểu cuộc đời và thơ văn Nguyến Đình Chiểu.

Nếu trước đó trong Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi đã ca ngợi sức mạnh của những người dân manh lệ thì đến thơ văn Nguyễn Đình Chiểu ông không chỉ ca ngợi mà còn nhìn thấy và đề cao vai trò cũng như sức mạnh của những người nông dân cần lao, cực khổ và ca tụng họ bằng tất cả tấm lòng mình.

Thế nhưng ít ai hiểu được sâu sắc và rõ ràng cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, ông quan niệm ngòi bút là vũ khí chiến đấu, đó cũng chính là kim chỉ nam cho sáng tác sau này của các nhà thơ cách mạng như Tố Hữu và Bác Hồ vĩ đại:
“Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà

Để qua đó thấy được rằng, ông có quan niệm thơ văn rất mới mẻ, tiến bộ và sâu sắc. Vậy thì bạn hiểu thế nào về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu? Hôm nay mình sẽ giúp các bạn làm bài viết số 3 lớp 11 đề 4: Những cảm nhận sâu sắc của anh chị qua tìm hiểu cuộc đời và thơ văn Nguyến Đình Chiểu nhé. với đề bài này các bạn cần phân tích những ảnh hưởng từ quê hương, thời đại đến thơ văn và cuộc đời ông, từ đó nêu cảm nhận sâu sắc của bản thân nhé. mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây nhé.

LẬP DÀN Ý BÀI VĂN : BÀI VIẾT SỐ 3 LỚP 11 ĐỀ 4: NHỮNG CẢM NHẬN SÂU SẮC CUỘC ĐỜI VÀ THƠ VĂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
1.MỞ BÀI:
Giới thiệu tác giả.
Nêu cảm nghĩ bản thân.

2.THÂN BÀI:
Cuộc đời:
  • Sinh năm 1822 mất 1888.
  • Sinh ở Gia Định.
  • 1833, Nguyễn Đình Chiểu ra Huế ăn học.
  • Năm 1849, mẹ ông mất, về lại Bình Dương để chịu tang mẹ. Trên đường đi, ông bị ốm nặng và vì quá thương tiếc cho mẹ nên bị mù cả hai mắt. Từ đó ông chuyển sang học nghề thuốc.
  • Năm 1859, giặc Pháp tràn vào sông Bến Nghé, Nguyễn Đình Chiểu về Cần Giuộc.

Sự nghiệp:
  • Cuộc đời đã ảnh hưởng sâu rộng đến sáng tác Nguyễn Đình Chiểu.
  • Quan niệm thơ văn:
  • Ông coi văn chương là vũ khí chiến đấu.
  • Ông đề cao và ca ngợi những người nông dân, nghĩa sĩ.
  • Phê phán xã hội phong kiến.
  • Đau xót cho và tự hào cho sự hi sinh của người nghĩa sĩ anh dũng.

Các tác phẩm chính:
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Truyện Lục Vân Tiên...

Giá trị thơ văn:
  • Ông đã để lại một khối lượng đồ sổ.
  • Him chỉ nam cho quan niệm: văn chương là vũ khí đánh giặc.
  • Các sáng tác phong phú, ca ngợi người nông dân yêu nước, sự hi sinh của họ.
  • Niềm tự hào và tình yêu với con người, quê hương, đất nước.

3.KẾT BÀI:
Khẳng định giá trị.
Nêu cảm xúc bản thân.

BÀI LÀM BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 LỚP 11 NHỮNG CẢM NHẬN SÂU SẮC CUỘC ĐỜI VÀ THƠ VĂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
Có lẽ ai ai trong chúng ta cũng đều từng nghe câu nói:
“Chở bao nhiêu đoạn huyền không thẳm
Đâm mấy thắng gian bút chẳng tà.”
Vâng đó chính là quan niệm văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu-một ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Việt Nam. Cuộc đời và sự nghiệp văn học đồ sộ của ông đã để lại dấu ấn và những bài học sâu sắc cho mai hậu.

Nguyễn Đình Chiểu tên tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ(1882-1888). Ông sinh tại quê mẹ làng Tân Thới, phủ Tân Bình huyện Bình Dương tỉnh Gia Định. Năm 1833 ông được cha đưa ra Huế học, nhờ đó ông đã có điều kiện tiếp thu một cách bài bản kiến thức. Đến năm 1849 ông chuẩn bị ra thi tiếp tú tài thì nghe tin mẹ mất, trên đường về vì quê thương tiếc người mẹ quá cố mà khóc thương dẫn đến đôi mắt ông bị mù. Qua đây có thể thấy được tấm lòng hiếu thảo mênh mông của Nguyễn Đình Chiểu, tuy bị mù những trái tim nhân đạo chính là đôi mắt sáng của các sáng tác của ông. Sau đó ông làm nghề dạy học và bán thuốc, đồng thời tham gia kháng chiến cùng với nhân dân, chính vì thế ông đã có những tình cảm sâu nặng và tha thiết gắn bó với đời sống của những người dân manh lệ, nên những trang văn, trang thơ của ông thấm đẫm tinh thần nhân văn, nhân đạo cao cả bằng việc ngợi ca và trân trọng sức mạnh của người nông dân và xót thương cho sự hi sinh của họ. Ông mất năm 1888 vì khi giặc Pháp chiếm nốt 3 tỉnh miền Tấy, ông tỏ thái độ không hợp tác, buồn rầu đau ốm ông đã qua đời.

Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đều chan chứa một tấm lòng yêu nước tha thiết, bỏng cháy gắn với những niềm căm phận về chế độ cũ. Ông là nhà thơ có quan niệm văn chương nhất quán. Ông chủ trương dùng văn chương biểu hiện đạo lý và chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa. Nói khác hơn, ông làm thơ là để "chở đạo, sửa đời và dạy người". Vì vậy, mỗi vần thơ của ông đều ngụ ý khen chê công bằng, rạch ròi, và đều bộc lộ một tấm lòng thương dân, yêu nước của ông:
“Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ bầy chim dáo dác bay.”
những câu thơ chan chứa một sự xót xa sâu sắc đến quặn thắt cho số phận của những người dân đen tội nghiệp. Đòng thời bày tỏ lòng căm phẫn xót xa với kẻ thù xâm lược đã giày xéo lên mảnh đất của dân tộc. nhưng cao hơn cả tấm lòng nhân đạo, là một sự khắc khoải khôn nguôi:
“Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,
Nỡ để dân đen mắc nạn này?”
không chỉn vậy, qua các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu ông còn bày tỏ quan niệm của mình về những đạo lí tốt đẹp của dân tộc: Coi trọng tình nghĩa giữa người với người: tình cha con, mẹ con, tình nghĩa vợ chồng, bè bạn, tình yêu thương, cưu mang, đùm bọc những người gặp khó khăn, hoạn nạn. Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy (Vân Tiên đánh cướp, Hớn Minh bẻ giò Đặng Sinh). Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuốc đời thông qua kết thúc có hậu của tác phẩm là thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà. Các quan điểm này đã được thể hiện rất rõ trong các truyện như Lục Vân Tiên. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu rất đồ sộ. nhưng có thể thấy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu nổi bật một số nét sau: Ông thường dùng chữ Nôm, và bằng ngôn ngữ nghệ thuật bình dị, giàu sức gợi cảm, khiến cho tác phẩm của ông có sức thu hút mạnh mẽ người đọc, nhất là đối với nhân dân miền Nam. Ông là nhà thơ đầu tiên xây dựng thành công hình ảnh những người nông dân trong văn học Việt, đắp tô tượng đài vĩnh cửu về người anh hùng Nam Bộ tiên phong trong công cuộc chống thực dân Pháp xâm lược. Ông đề cao tư tưởng Nho gia, xem ra có vẻ bảo thủ. Song điều đáng chú ý là các tư tưởng ấy mang nội dung đạo nghĩa nhân dân, gắn chặt với ý thức trách nhiệm đối với vận mệnh của đất nước, do đó có một ý nghĩa xã hội to lớn, khởi đầu cho một thời đại văn chương sử thi mới sau này.

Như vậy có thể thấy được rằng, Nguyễn Đình Chiều là một nhà Nho tiết tháo, sống theo đạo nghĩa của nhân dân. Ông không chỉ là người con có hiếu, người thầy mẫu mực, người chiến sĩ yêu nước mà còn là một cây bút có công lớn trong việc viết văn tuyên truyền cổ vũ chiến đấu.
 
  • Chủ đề
    bai viet so 3 cam nhan nguyễn đình chiểu văn lớp 11
  • Top