Bài viết số 3 lớp 8 đề 3: Thuyết minh về đôi dép lốp trong kháng chiến(dép cao su)

Hướng dẫn làm bài viết số 3 lớp 8 đề 3: Thuyết minh về đôi dép lốp. Dân tộc Việt Nam ta đã phải trải qua hai cuộc kháng chiến trường kì, nhiều đau thương mất mát nhưng cũng anh dũng, kiên cường. Nhiều vật dụng thô sơ, mộc mạc, giản dị đã gắn liền với thời kì máu lửa ấy, gợi nhắc chúng ta về những năm tháng gian khó trong lịch sử. Đó là chiếc mũ, chiếc gậy, chiếc võng Trường Sơn đã theo các anh bộ đội cụ Hồ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Trong số những quân trang, quân dụng của người lính, ta cũng không thể nào quên hình ảnh đôi dép lốp giản dị đã băng qua khắp mọi nẻo đường. Đôi dép lốp một thời đã trở thành kỉ niệm không thể phai mờ trong tâm trí những người dân Việt Nam. Đôi dép theo chân Bác Hồ đi đến khắp mọi miền Tổ quốc. Những đồ vật tưởng như nhỏ bé ấy cũng đã góp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn làm bài viết số 3 lớp 8 đề 3: thuyết minh về đôi dép lốp. Hy vọng qua hai viết tham khảo, các bạn sẽ có thêm những ý hay cho mình.

dep-lop-dep-cao-su.jpg

Dép lốp hay còn gọi là dép cao su bây giờ cũng được một số người thích sử dụng vì giá thành khá rẻ và đi rất bền

BÀI VIẾT SỐ 3 LỚP 8 ĐỀ 3: THUYẾT MINH VỀ ĐÔI DÉP LỐP TRONG KHÁNG CHIẾN 1
“Đôi dép đơn sơ đôi dép Bác Hồ
Bác đi từ ở chiến khu Bác về”
Đôi dép lốp là một vật hết sức gần gũi với người dân Việt Nam thuở xưa, đặc biệt là trong hai cuộc kháng chiến gian khổ nhưng hào hùng của dân tộc. Đôi dép lốp còn ghi dấu trong trái tim mỗi chúng ta cùng với hình ảnh Bác Hồ- người cha già, vị lãnh tụ vĩ đại mà giản dị.

Đôi dép lốp còn có tên khác là đôi dép Bình- Trị- Thiên, là một vật dụng quen thuộc, một thứ quân trang quan trọng gắn với anh bộ đội Cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu nước. Nhiều người cho rằng ý tưởng sáng tạo ra đôi dép lốp là của đại tá Hà Văn Lâu nhưng ông cũng thừa nhận mình chỉ vận dụng cách thức những người phu xe dùng mo cau hay ruột xe kéo làm dép.

Đôi dép lốp được tái chế từ săm, lốp ô tô đã hỏng, vừa tiện lợi vừa tiết kiệm. Đôi dép gồm có quai dép và đế dép. Đế dép cắt từ lốp ô tô còn quai dép làm từ săm xe, đều có màu đen. Độ dài của dép phụ thuộc vào kích cỡ của người đi chân to hay bé. Dép gồm có bốn quai giống kiểu xăng đan, quai dép được đo cắt rất khéo, không dày không mỏng. Quai dép được cố định lại bằng cách xuôn qua những lỗ đục là 8 cái khe được rạch trên dép. Vì quai dép dễ tuột nên người đi bao giờ cũng có một díp bằng sắt hay bằng tre để luồn lại quai dép.

Sự tiện lợi và tiết kiệm của đôi dép làm nó trở nên phổ biến trong hai cuộc chiến tranh, trở thành một biểu tượng nổi tiếng của các anh bộ đội cụ Hồ. Đôi dép nhẹ và êm giúp người đi có thể lội nước và bùn một cách dễ dàng, bảo vệ bàn chân lành lặn ngay cả khi giẫm lên mảnh chai hay thép gai, lửa đỏ. Đôi dép đi qua bao vùng miền, cùng các anh trèo đèo lội suối mà vẫn bền chắc như thường, có khi chỉ cần thay quai dép là lại đi được tiếp. Đôi dép như trơ như lì thách thức với thời gian, thể hiện đức tính giản dị, tiết kiệm đáng quý của người lính cách mạng trong tình cảnh đất nước còn đói nghèo, lạc hậu. Đôi dép lốp còn gắn liền với sự giản dị thanh cao của Bác Hồ. Bác đi đôi dép lốp khi thăm hỏi đồng bào, nhân dân. Ngay cả khi ra nước ngoài, gặp các nguyên thủ quốc gia trên thế giới, đôi dép lốp cũng không khi nào tách rời khỏi Bác. Đôi dép lốp đã cùng Bác bôn ba khắp mọi nơi, trở thành một huyền thoại đối với người dân Việt Nam và nhân dân thế giới. Đối với Bác, đôi dép lốp còn có ý nghĩa đặc biệt bởi vì nó in dấu biết bao kỉ niệm, cùng Bác vào sinh ra tử trên con đường dẫn dắt nhân dân ta thoát khỏi kiếp bùn đen nô lệ, từng bước giành lại độc lập, hòa bình, tự chủ cho đất nước.

Đôi dép tưởng chừng như đơn sơ ấy đã trở thành cảm hứng nghệ thuật cho biết bao văn nhạc sĩ. Tố Hữu đã từng viết về đôi dép Bác Hồ:
“"Còn đôi dép cũ, mòn quai gót,
Bác vần thường đi giữa thế gian".
(Theo chân Bác - Tố Hữu)
Bài thơ “Đôi dép Bác Hồ” được nhạc sĩ Văn An phổ nhạc đã đi vào lòng những người dân Việt Nam hơn nửa thế kỉ.

Hiện tại, người ta nhắc đến đôi dép lốp như nhắc về một quá khứ xa xưa, lắm gian truân, khó khăn nhưng cũng thật anh dũng, kiên cường. Đôi dép giản dị mang trong nó cả một thời kì lịch sử hào hùng của dân tộc, gợi nhắc chúng ta về những năm tháng không thể nào quên.
Ngọc

BÀI VIẾT SỐ 2: BÀI VIẾT SỐ 3 LỚP 8 ĐỀ 3:THUYẾT MINH VỀ ĐÔI DÉP LỐP TRONG KHÁNG CHIẾN
Có lẽ trên thế giới chưa có dân tộc nào phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh xâm lược như Việt Nam, và có lẽ chúng ta thực só quyền tự hào về con người Việt Nam trong thời kì kháng chiến. đó là những người dân, người anh hùng vô danh đã góp nên cho đất nước bằng xương máu của mình. Trên bước đường hành quân đầy gian khó nhọc nhằn ấy của mình, để đồng hành cùng các anh chiến sĩ không thể thiếu đôi dép lốp trong kháng chiến.
Nhưng, đã từ lâu qua nhiều áng văn thơ ta thấy được rằng, có những khi dân quân ta đã:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá giữ oai hùm.
Cuộc chiến đấu gian khổ, khó khăn:
“Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh má
Miệng cười buốt giá
Chân không giày.”
Đó là hiện thực khắc nghiệt mà chúng ta không bao giờ có thể quên được, nhưng chiến đấu gian khổ, chiến trường khắc nghiệt ấy vậy nhưng điều kiện sinh hoạt lại thiếu thốn trăm bề, có khi chỉ là miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai. Nhưng những người lính kiên cường không bao giờ đòi hỏi, họ chấp nhận hi sinh như một lẽ tất yếu. Và trong chặng đường hành quân:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời”
ấy người chiến sĩ đã có một người bạn đồng hành giản dị mà chân quý ấy là đôi dép lốp. Có thể nói, một trong những hành trang không thể thiếu của mỗi người lính- đó là đôi dép lốp. Dép lốp là loại dép được làm ra từ những chiếc xăm, lốp. Loại dép này được sử dụng khá phổ biến ở nước ta trong thời kì kháng chiến, khi kinh tế còn nghèo nàn,cuộc sống vật chất còn nhiều thiếu thốn. Những đôi dép lốp được sử dụng phổ biến vào thời kì đó bởi nguyên liệu dễ kiếm, dễ làm, hơn nữa nó còn có độ bền cao. Có thể theo chân những người lính từ dốc này qua đèo nọ mà không bị hỏng. Đôi dép lốp tuy mộc mạc, đơ giản nhưng lại vô cùng tiện ích. Các anh có thể dễ dàng tháo ra hoặc đeo vào chân để iện cho việc hành quân đường trường, bởi nếu đi giày rất dễ những con vắt bám vào chân không thể xử lsi nhanh được, hơn thế sẽ gây mất tời gian thậm chí lạc đoàn tác chiến. có thể nói đôi dép lốp là kỉ vật thiêng liêng, là biểu tượng gắn liền với bước chân người lính năm xưa.

Cách chế tạo những đôi dép lốp cũng khá đơn giản, người ta sẽ cắt một phần của lốp ô tô ra để làm đế dép và phần đế này thường được lấy từ phần chính giữa của chiếc lốp vì nó bằng phẳng, không gây đau, bất tiện cho đôi chân. Phần ngoài của lốp thì được đặt phía dưới, khi di chuyển thì phần này sẽ ma sát với mặt đường.

Để xỏ quai người ta đục trên diềm của đế khoảng từ sáu đến tám cái lỗ nhỏ. Quai của dép lốp thì được cắt ra từ những chiếc săm ô tô cũ, chiều rộng của những chiếc quai này khoảng từ một đến một phẩy năm xen ti mét, chiều dài tùy ý sao cho hợp với đôi chân người đi. Quai được xỏ vào lỗ bằng cách dùng một thanh kim loại nhỏ, giúp luồn dây qua đế một cách dễ dàng, nhanh chóng.

Cuộc sống ngày càng hiện đại, văn minh hơn. Chính vì vậy mà nhiều mẫu mà giày dép đa dạng, sinh động đã được ra đời. Nhưng có lẽ những vật ấy chỉ để phục vụ cho nhu cầu sinh họt hàng ngày, còn đôi dép lốp vượt lên những giá trị vật chất nó còn là một kỉ vật gắn liền với những tháng năm chiến đấu gian khổ mà hào hùng của dân tộc. Vậy nên, hãy biết trân trọng một kỉ vật ấy của một thời gian khó, nó đã làm nên những con người hào hùng, hào hoa. Đó phải chăng cũng là cách để giũ gìn nguồn cội.
 
  • Chủ đề
    bài viết số 3 lớp 8 đề 3 thuyết minh về đôi dép lốp
  • Top