Bài viết số 5 lớp 10 đề 3: Giới thiệu một ngành thủ công mĩ nghệ, đặc sản, nét văn hóa ẩm thực

Hướng dẫn đề bài giới thiệu một ngành thủ công mĩ nghệ (hoặc môt đặc sản, một nét văn hóa ẩm thực) của địa phương mình bài viết số 5 lớp 10 đề 3 hay nhất có dàn bài và bài làm

“Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ không lớn nổi thành người”. Mỗi người con được sinh ra trên mảnh mất có tên là nơi chốn nhau cắt rốn. Mỗi mảnh đất, mỗi vùng quê, mỗi miền quê đều có những thứ đặc sản khiên mỗi người con khi đi xa đều không thể quên và tự hào bội phần. Đó có thể là bề dày lịch sử hào hùng, là nét văn hóa ẩm thực, là khu du lịch nổi tiếng... Còn quê hương tôi, đất nước tôi thì chiếc nón lá có lẽ đã đi sâu vào đời sống tinh thần của mỗi người dân từ rất lâu. Nón lá - một sản phẩm, món đồ thủ công mĩ nghệ rất đặc trưng của miền đất nơi tôi lớn lên. Trong chương trình Ngữ văn 10 chúng ta thường gặp đề bài giới thiệu một ngành thủ công mĩ nghệ (hoặc một nét đặc sản, một nét văn hóa ẩm thực) của địa phương mình bài viết số 5 lớp 10 đề 3. Dưới đây là dàn ý và bài làm, mong rằng có thể giúp các bạn định hướng đúng cách thức làm bài. Để làm được đề bài này chúng ta cần tìm hiểu, thuyết minh, giới thiệu về chiếc nón lá.

DÀN Ý: GIỚI THIỆU MỘT NGÀNH THỦ CÔNG MĨ NGHỆ (HOẶC MỘT NÉT VĂN HÓA ẨM THỰC) – CHIẾC NÓN LÁ
I.MỞ BÀI
Giới thiệu ngành thủ công mĩ nghệ: NÓN LÁ
II.THÂN BÀI.
  • Nguồn gốc
  • Hình dạng: hình chóp
  • Cấu tạo(đỉnh nón, vành nón, quai nón,...)
  • Cách làm nón lá
  • Vai trò của nón lá trong đời sống vật chất và tinh thần: che nắng, che mưa, làm đẹp cho chị em phụ nữ, là biểu tượng nền văn hóa Việt
III.KẾT BÀI
Khẳng định lại vai trò của nón lá.

BÀI VĂN MẪU BÀI VIẾT SỐ 5 LỚP 10 ĐỀ SỐ 3 GIỚI THIỆU MỘT NGÀNH THỦ CÔNG MĨ NGHỆ HOẶC MỘT NÉT VĂN HÓA ẨM THỰC– CHIẾC NÓN LÁ
“ Sao anh không về thăm em
Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên
Bàn tay xây lá, tay xuyên nón
Mười sáu vành, mười sáu trăng lên.”
Cùng với chiếc áo dài thì chiếc nón lá đi kèm từ lâu đã trở thành một hình ảnh tượng trưng cho nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Trở thành người bạn, người con tinh thần cùng với bà con nhân dân. Chiếc nón lá khắc sâu vào tâm trí mỗi người con Việt dù đi đâu về đâu. Một nét đáng tự hào của con dân đất Việt.
Chiếc nón lá xuất hiện từ rất lâu. Từ khoảng 2500-3000 năm trước công nguyên người ta đã chạm khắc hình ảnh chiếc nón lá trên trống đồng Ngọc Lũ, trống đồng Đông Sơn, trên tháp đồng Đào Định... Xuất hiện với đa dạng các loại nón: nón quai thao, nón thúng... ở Gò Lăng, Quảng Ninh.

Chiếc nón thường, phổ biến có dạng hình chóp hay tù tùy công dụng của mỗi loại nón khác nhau mà người làm sẽ thiết kế khác nhau, thậm chí có những nón rộng bản. Lá được dùng để làm nón thường được xếp trên một cái khung gồm các nan tre nhỏ uốn thành hình vòng cung, được ghim lại bằng sợi chỉ, hoặc các loại dây tơ tằm,..giữ cho lá với khung bền chắc, dẻo dai. Những chiếc nón lá thường được đan bằng các loại lá khác nhau như lá cọ, lá nón, lá buông, rơm, lá cối, lá hồi... Thêm vào đó nón lá thường có dây đeo bằng vải mềm hoặc nhung, lụa để giữ và cố định trên cổ người.

Vật liệu, cấu tạo nón nhìn tuy đơn sơ nhưng phải đến công đoạn hình thành một chiếc nón ta mới thấy trong đó cả sự tỉ mỉ, khéo tay của người thợ thủ công như thế nào. Đầu tiên là khâu chonh nguyên vật liệu là chọn lá, phơi lá, chọn chỉ. Và lá hay được dùng là lá dừa, lá cọ. Có được chiếc lá dừa thì phải mua từ tận trong nam, được vận chuyển và được làm trước khi chuyển tới nơi là nón. Sau đó, chọn lọc lá để xứ lí nhằm đảm bảo độ bền. Loại lá thứ hai là lá cọ và phải đảm bảo được các yếu tố sau: lá non vừa độ, gân lá phải xanh, màu lá cũng trắng xanh. Nếu không lựa chọn tỉ mỉ thì khi cho ra sản phẩm chiếc nón sẽ không được đẹp như ý.

Tiếp đến là công đoạn sấy khô trên bếp than. Sau đó đem lá mang ra phơi sương từ 2-5 giờ đến khi lá mềm ra. Người thợ thủ công sẽ dùng một búi vải và một miếng gang đặt trên bếp nóng để ủi cho từng chiếc lá được phẳng ra. Với thanh sắt bén gọn những người thợ chuốt từng nan tre sao cho tròn đều có đường kính rất nhỏ. Sau đó uốn nan tre này thành những vòng tròn lớn nhỏ đều được giũa bóng bẩy. Mỗi cái nón sẽ có 16 nan tre đã được uốn vòng như này. Những vòng ấy sẽ được đặt vào một cái khung bằng gỗ hình chóp theo vị trí từ dưới lên từ lớn đến bé. Sau đó người thợ xếp khung, người xếp lá phải khéo và đều tay để những chiếc lá không bị chồng lên nhau hoặc xô lệch.

Sau khi xếp lá cho đều, người ta làm đến công đoạn chằm nón. Nón được chằm bằng những sợi ni lông dẻo dai và săn chắc có màu trong suốt. Đòi hỏi người thợ phải có sự khéo léo đến từng đường kim mũi chỉ để có thể chằm nên những chiếc nón xinh đẹp. Để tăng thêm sự bắt mắt và tính thẩm mĩ, người ta thường phủ lên nón một lớp dầu mỏng làm điểm nhấn, và khiến nón được bền hơn. Đê tạo điểm nhấn cho nón thì đó là quai nón. Quai nón thường được làm bằn lục, nhung, khăn voan với những màu sắc tươi tắn: tím, hồng, đỏ.. tăng độ duyên dáng cho chiếc nón.

Nón có rất nhiều loại và được sản xuất ở rất nhiều làng nghề trên cả nước. Những chiếc nón quai thao duyên dáng xuất hiện trong các lễ hội của người miền bắc, nón bài thơ ở Huế hay những chiếc nón ngựa ở Bình Định... Nổi tiếng với các làng nghề làm nón thì có làng Chuông, làng Phủ Cam (ở Huế),...

Đi dọc mảnh đất hình chữ S thật không khó để bắt gặp hình ảnh những chiếc nón. Chiếc nón giản dị mộc mạc đã đi sâu vào đời sống tinh thần. Hình ảnh chiếc nón lá cũng như phẩm chất người phụ nữ Việt nam vậy. Sự trong trắng tinh khôi, nét mộc mạc giản dị cùng sự thanh tao quyến rũ vẫn hiện rõ nét ở trong từng chiếc nón. Chiếc nón cũng là biểu tượng đặc trưng cho hình ảnh đất nước Việt Nam. Những khách du lịch ngoại quốc đi đến Việt Nam thường ghé mua những chiếc nón lá và tỏ ra rất hứng thú với loại sản vật này của dân tộc ta. Nón lá là cũng là vật minh chứng góp phần khẳng định, củng cố hình ảnh đất nước Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

Để có thể gìn giữ, và sử dụng chiếc nón một cách tốt nhất. Chúng ta cần lưu ý những điều sau. Cần treo nón lên cẩn thận mỗi khi không sử dụng nón, cần phơi nón ra ngoài trời nắng mỗi khi đi mưa gió về. Cũng không nên ngồi lên nón hay dùng nón để quạt... sẽ khiến nón bị méo vành và hỏng rất nhanh.

Cuộc sống hiện đại phát triển gắn liền với những chiếc xe náy, ô tô, những chiếc nón bảo hiểm. Nhưng chúng ta hy vọng chiếc nón lá vẫn sống mãi với dân tộc Việt Nam. Mỗi người Việt xa xứ, xa quê đều vẫn khắc cốt ghi tâm hình ảnh của quê hương với những chiếc nón lá bình dị, đoan trang, duyên dáng, đơn sơ.
Oanh

BÀI LÀM 2 BÀI VIẾT SỐ 5 LỚP 10 ĐỀ 3 THUYẾT MINH VỀ MỘT NÉT VĂN HÓA ẨM THỰC Ở ĐỊA PHƯƠNG EM
Mỗi vùng miền, mỗi địa phương đều có những nét văn hóa, ẩm thực và những giá trị lịch sử làm nên dấu ấn trong lòng du khách thập phương. Đó là bản sắc của vùng miền mà rộng hơn nữa là làm nên bản sắc cho cả một dân tộc. Hôm nay, mình sẽ giới thiệu với các bạn một nét ẩm thực văn hóa đặc sắc của đất nước cũng như dân tộc mình đó là “bánh chưng”.

Bánh chưng” có từ thời Hùng Vương và Lang Liêu là người đã làm ra chiếc bánh chưng đầu tiên. Nó có nghĩa là mặt đất. bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong những dịp tết, đó là nét đẹp trong văn hóa cổ truyền của địa phương cũng như dân tộc ta. Cách làm bánh chưng cũng không mấy phức tạp. Trước hết nguyên liệu làm bánh chưng cần có lá dong, thịt mỡ, đỗ xanh và gạo nếp. Về gia vị chúng ta cần một chút hạt tiêu và hành khô thái lát mỏng rắc vào thịt để thêm vị đặm đà và mới lạ. cách gói bánh chưng như sau. Trước hết dùng khuôn hình vuông kích thước chiều dài khoảng 15-20cm là vừa, tùy vào sự lựa chọn của gia đình bạn. đầu tiên bạn xếp lá dong theo hình chữ thập, rồi xếp 4 góc của khuôn bánh những chiếc lá dong để khỏi rơi nhân. Sau đó, đổ một lớp gạo nếp vừa đủ, sau khi đổ gạo nếp ta đổ một lớp đỗ xanh và cho thịt lên trên, rồi lại thêm một lớp đỗ, lớp gạo tiếp rồi gấp 4 mép của bốn lá ở góc khuôn bào, sau đó luồn khuôn qua cánh tay và dùng lạt mềm buộc chặt. bật mí với các bạn nếu các bạn muốn bánh trông xanh và dền có thể giã lá giềng trước rồi trộn đều vào gạo nếp. Luộc bánh chưng cần thời gian khoảng từ 6-8 tiếng đồng hồ, làm sao để bánh nhừ và dền. những dịp tết đến, xuân về cảm giác được ngồi gần nồi bánh chưng sôi và ngọn lửa nồng ấm thật tuyệt vời và hạnh phúc cảm giác gia đình trở nên gắn kết và thiêng liêng hơn. Sau khi vớt bánh, dùng khăn nhúng nước lã rửa sạch bên ngoài bánh. Tìm chỗ thoáng mát trong nhà, xếp bánh ra rồi đặt 1 tấm ván lên trên. Tiếp đó cho thêm chậu nước hoặc vật nặng đè lên trên tấm ván để bánh được săn, chắc. Khi bánh nguội hoàn toàn là có thể cắt bánh đem thắp hương trên mâm cỗ ngày Tết rồi. Bánh chưng đã trở thành một trong những nét đặc trung riêng của Việt Nam, đó là bản sắc dân tộc làm nên nét hấp dẫn riêng đối với du khách muốn khám phá ẩm thực Việt Nam. Chúng ta tự hào vì có bánh chúng làm nên giá tri truyền thống trong những dịp tết đến xuân về. Nó gợi nhớ quê hương và những hương vị nồng hậu và dân giã của quê hương.

Bánh chưng đã trở thành hương vị quen thuộc không thể thiếu trong gia đình mỗi người Việt Nam ta trong dịp tết đến, xuân về. Nó gợi về truyền thống văn hóa và những giá trị lịch sử, văn hóa thiêng liêng của cha ông một thuở, làm nên bản sắc và giá trị riêng trong nề văn hóa lâu đời của dân tộc.

Hy vọng qua 2 bài văn mẫu của bài viết số 5 lớp 10 ở trên các bạn sẽ có nhiều ý hay để tự viết cho mình 1 bài văn đúng với yêu cầu đề bài phù hợp với địa phương của mình nhé. Tham khảo thêm các đề khác của bài viết số 10 trong mục văn mẫu của vfo.vn
 
  • Chủ đề
    ẩm thực bai viet so 5 dac san thu cong my nghe thuyet minh van lop 10 văn mẫu
  • Top