Hướng dẫn các em hoc sinh làm tập làm văn số 5 lớp 7 đề 2: Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. “Đất nước ta rừng vàng biển bạc”, từ những ngày đầu tiên đi học chúng ta đã được học điều như vậy và có phải vì vậy mà chúng ta ngộ nhận rằng rừng là tài nguyên vô tận không bao giờ cạn kiệt mà chúng ta có thể khai thác tùy ý. Mặt khác chúng ta tin rằng rừng không hề làm ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta nên dù có bảo vệ hay không thì cũng không liên quan đến chúng ta, nếu có suy nghĩ như vậy thì bạn sai hoàn toàn rồi đấy bởi bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Trong chương trình ngữ văn lớp 8, chúng ta sẽ bắt gặp một đề bài đó là viết số 5 lớp 7 đề 2: Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Đây không phải là một đề bài đơn giản đòi hỏi hiểu biết và nhận thức đúng đắn của người viết. Sau đây là bài làm văn mẫu cho đề bài này. Để làm bài tập này, chúng ta cần đưa ra những lập luận rõ ràng để chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
BÀI LÀM 1 BÀI VIẾT SỐ 5 LỚP 7 ĐỀ 2: HÃY CHỨNG MINH RẰNG BẢO VỆ RỪNG LÀ BẢO VỆ CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA
Sự sống của chúng ta được duy trì bởi yếu tố đầu tiên đó là hoạt động hít thở, cụ thể là khí oxi mà cây xanh chính là nguồn cung cấp khí oxi không thể thiếu. Nói đến cây chính là nói đến rừng và đây là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đang trên nguy cơ bị cạn kiệt. Chúng ta cần hiểu rằng: “bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”.
Trước tiên ta phải hiểu rừng nghĩa là gì? Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu. Quần xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn. Giữa quần xã sinh vật và môi trường, các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác.
Đầu tiên, rừng là một quần thể cây xanh mà sự quang hợp của cây xanh góp phần rất quan trọng trong môi trường không khí. Nó không chỉ tạo ra oxi lấy đi khí cacbonic vào ban ngày, giúp duy trì sự sống cho con người mà còn có chức năng điều hòa không khí. Ở nơi có càng nhiều cây xanh thì không khí càng trong lành thoáng mát bởi nhiều oxi và không khí rất sạch. Con người sống ở những nơi như vậy vừa khỏe mạnh, tinh thần sản khoái lại tránh đươc rất nhiều bệnh tật, nhất là bệnh về đường hô hấp. Trong tình trạng nóng lên toàn câu ngày nay cùng với tình trạng ô nhiễm môi trường, rừng lại càng đóng một vai trò quan trọng hết sức bởi nếu chúng ta có thể cải thiện diện tích rừng thì có thể giúp cho không khí trong lành hơn, mát mẻ hơn, dần dàn sẽ loại bỏ được những nguy cơ về bầu khí quyển. Tất nhiên điều này rất nhiều vấn đề liên quan như việc chất thải tăng cao hay khói bụi ô nhiễm nhưng tăng diện tích rừng cũng chính là một trong những giải pháp để khắc phục hậu quả nóng lên toàn cầu.
Trồng rừng còn là để phòng chống nhiều thiên tai bão lũ. Nguyên nhân xói mòn xảy ra cũng chính vì một phần diện tích rừng bị tàn phá không thể giữ đất. Chặt phá rừng không chỉ làm cho nguy cơ lũ lụt tăng mà còn gây nên hạn hán. Cây rừng giữ mạch nước ngầm qua bộ rễ nên có thể ngăn lũ lụt khi có bão, mưa xối xả và đồng thời, khi hạn hán, mạch nước ngầm đó chính là biện pháp giải nguy cho đất.
Rừng cho ta nhiều gỗ quý để thực hiện nhiều nhu cầu của con người như làm nhà, làm đồ dùng,… Chúng ta vì thế mà khai thác quá mức khiến nó ngày càn cạn kiệt, đến một lúc nào đó, khi nó không còn, con người sẽ rơi vào tình trạng thiếu nhiên liệu trầm trọng và không biết phải kiếm ở đâu. Ngoài ra, rừng còn là nơi trú ngụ của nhiều động vật quý hiếm, là nơ sinh trưởng của nhiều câu thuốc quý, thảo mộc chữa bệnh. Có rừng ta mới có các loại thuốc để trị các căn bệnh mà con người mắc phải.
Đem lại nhiều lợi ích cho con người như vậy nhưng con người chúng ta lại không biết quý trọng nó. Chúng ta đang không chỉ khai thác bừa bãi mặc kệ sự đau đớn và cạn kiệt từng ngày của rừng cây mà còn chỉ với một mồi lửa đã khiến cho những khu rừng phải mất hàn trăm năm mới hình thành cháy rụi sau vài ngày. Đó là lí do con người càng ích kỉ thì ngày càng hứng chịu nhiều sự phẫn nộ của mẹ thiên nhiên. Chúng ta cần hiểu tầm trang trọng của rừng để biết cân nhắc khai thác hợp lí cũng như bảo vệ đúng cách đồng thời nâng cao ý thức tái tạo diện tích rừng để trả lại bình yên cho thiên nhiên cũng như xây dựng bình yên cho chính con người chúng ta.
Hãy nên ghi nhớ một điều rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta và vì thế phá hoại rừng chính là hành động phá hủy cuộc sống con người.
Vy - vfo.vn
Tình trạng chặt phá rừng ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đã gây hệ lụy rất nghiêm trọng khi mà thiên tai bão lu ô nhiễm môi trường bệnh tật ngày càng nghiêm trọng trái đất ngày càng mất cân bằng
BÀI VĂN MẪU 2 BÀI VIẾT SỐ 5 LỚP 7 ĐỀ 2: HÃY CHỨNG MINH RẰNG BẢO VỆ RỪNG LÀ BẢO VỆ CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm nhiều quần thể động vật, thực vật rừng, vi sinh vật rừng tập trung trên một diện tích nhất định, có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Rừng có vai trò quan trọng và duy nhất đối với tự nhiên và sự sống của con người trên Trái Đất.
Nếu như căn nhà của chúng ta là những sản phẩm kiến trúc bền vững và xinh đẹp của trí tuệ và lao động con người thì rừng chính là “mái nhà” nguyên sơ và kì diệu mà tạo hóa ban tặng cho những loài động thực vật. Bạn có bao giờ tự hỏi, nếu không có rừng thì những chúa sơn lâm, những anh báo tinh anh, những gia đình nhà gấu trúc xinh xinh sẽ đi đâu về đâu? Không những thế, ngôi nhà nào mà chẳng cung cấp cho những người sinh sống trong đó đồ ăn và thức uống. Rừng không chỉ là nơi trú ngụ của muôn loài động thực vật, mà còn là nguồn cung cấp thức ăn dồi dào và phong phú. Nếu không có rừng , rất nhiều loài sinh vật sẽ giảm số lượng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.
Chắc hẳn ai cũng từng nghe qua câu nói “ Rừng là lá phối xanh của Trái Đất”. Vậy tại sao chúng ta lại ví von rừng với lá phổi? Phổi là một bộ phận quan trọng trong hệ hô hấp của con người và một số loài động vật bậc cao, nó giúp cho cơ thể sống hấp thu dưỡng khí và lọc thải thán khí. Rừng cũng có một vai trò thiết yếu như thế. Bởi lẽ nhắc đến rừng là nhắc đến những hàng cây xanh bát ngát vô tận, những tán lá xanh um tùm như chiếc ô khổng lồ che phủ mặt đất. Rừng cây cung cấp nguồn oxi vô tận cho sự sống và hấp thụ một trữ lượng lớn khí cacbonic được thải ra. Rừng là “vệ sĩ” của giới tự nhiên, là trụ cột đảm bảo cân bằng sinh thái. Nó có thể duy trì sự cân bằng lượng oxy và cacbonnic trong không khí, giảm nhẹ ảnh hưởng của các chất thải, khí độc gây nên ô nhiễm, làm trong sạch môi trường, vì vậy nên nó được xem là “Lá phổi của Trái đất”. Lượng oxy trong không khí có vai trò rất lớn đối với đời sống của mọi sinh vật trên Trái đất. Chúng ta có thể nhịn ăn, nhịn uống nhưng không thể ngừng hô hấp. Hầu hết lượng oxy trên Trái đất này được sinh ra nhờ vào thực vật xanh trong rừng. Trong quá trình quang hợp, những thực vật này đã hút khí cacbonic và thải ra khí oxy. Tuy nhiên, những thực vật cũng cần phải hô hấp, nhưng dưới sự chiếu xạ của ánh nắng, tác dụng quang hợp của chúng phải lớn gấp 20 lần so với tác dụng hô hấp. Vì vậy mọi người gọi thực vật xanh là “Nhà máy sản xuất thiên nhiên” của oxy. Cây cối thông qua quá trình quang hợp đã hút lượng khí cacbonic và thải ra môi trường lượng khí oxy. Nhờ đó mà con người và sinh vật mới có thể duy trì được sự sống của mình, khí hậu mới được ổn định. Có người làm một phép tính, cây dẻ cao 33 mét có khoảng 110 nghìn lá. Diện tích là 340m2. Một khu rừng có khoảng hơn 10 triệu cây thì diện tích lá cây che phủ là rất lớn, khả năng quang hợp cao. Mỗi một năm, hệ thực vật trên Trái đất nhận 400 tỷ tấn cacbonic và thải ra 200 tỷ tấn oxy. Như vậy cho thấy nếu không có rừng, con người cũng như hệ sinh vật sẽ chẳng thể tồn tại được. Rừng giữ vai trò lớn trong việc làm sạch hóa bầu không khí. Những thực vật rừng có khẩ năng loại trừ toàn bộ những khí thải độc hại như: SO2, HF, CL,… Rừng cũng là máy hút bụi khổng lồ của con người. Do trên mỗi phiến lá có một lớp lông dày nên nó có thể chặn lại những chất gây ô nhiễm, lọc và hấp thụ lại chúng làm trong sạch môi trường. Các nhà khoa học đưa ra số liệu: trung bình 1 năm, cứ 15 mẫu đất trồng cây tùng có thể loại trừ được 36 tấn khói bụi trong không khí, 1 m2 cây phù du có thể ngăn được 3,39 tấn bụi thải. Trong rừng cành và lá cây tương đối rậm rạp um tùm nên làm giảm sức gió. Do vậy nên số bụi thải công nghiệp trong không khí đã bị giữ lại gần hết, sau một trận mưa lớn, số bụi còn lại được trở về với đất, nhờ vậy mà không khí được trong lành và mát mẻ hơn. Lá cây sau khi được sạch bụi lại tiếp tục quá trình giữ bụi và chu trình làm sạch không khí mới được bắt đầu.
Bên cạnh đó, rừng còn là nơi cung cấp nguyên liệu phục vụ đời sống con người, đặc biệt là nguồn thảo mộc vô tận cho ngành nghiên cứu dược liệu, y dược, … Rừng ẩn chứa nhiều loài thảo dược quý.
Rừng cây có vai trò to lớn đối với con người và sự sống trên Trái Đất là thế, nhưng hiện trạng phá rừng hiện nay cho thấy con người đang dần quên lãng những vai trò thiết yếu của rừng hoặc đắm chìm trong những suy nghĩ ảo tưởng về sự trường tồn bất diệt của rừng cây trước sự tàn phá đáng trách của con người.
Theo báo cáo năm 2005 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) thì Việt Nam là nước có tỷ lệ phá rừng nguyên sinh cao thứ 2 trên thế giới chỉ sau Nigieria. Vì lợi ích trước mắt, vì nhu cầu mưu sinh mà nhiều người dân đã chặt phá rừng trái phép, người đốt rừng làm rẫy, kẻ mặc áo lâm tặc khai thác gỗ rừng bừa bãi,… dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Theo một tờ báo về môi trường cho biết, rừng Trường Sơn bị khai tác đến kiệt quệ dẫn đến hậu quả là những cơn lũ sẽ dễ đàng đổ về hạ nguồn, hồ thủy điện đầy nước dẫn đến phải xả nước. Khiến người dân đồng bằng phải chịu cảnh ngập lụt. Một điểm nóng về chặt phá rừng nữa là tây nguyên. Riêng tỉnh Đắc Lắc trong 5 năm (2009 – 2014) đã phát hiện hơn 10.000 vụ chặt phá rừng (tức bình quân 1 ngày có 5, 6 vụ). Diện tích đất rừng bị lấn chiếm là 26.500 ha, nhưng mới chỉ trồng lại 2.000 ha rừng… Khi rừng bị tàn phá, diện tích đất được che phủ giảm xuống, mưa lớn sẽ gây sói mòn, sạt lở đất, đe dọa đến đời sống của con người. Chặt phá rừng đầu nguồn còn là nguyên nhân dẫn đến suy giảm nguồn nước và những thảm họa thiên tai đối với sự sống con người… Vậy chẳng phải chặt phá rừng cũng giống như đang gián tiếp vung lưỡi rìu từng chút từng chút chặt đứt sự sống của chính mình?
Là một công dân toàn cầu, mỗi chúng ta cần phải có trách nhiệm đối với tài nguyên thiên nhiên nói riêng và rừng nói chung. Ngay bây giờ, để cứu lấy sự sống mà chúng ta đã vô tình trao nó vào vòng tay của tử thần, mỗi người dân cần có nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm ảnh hưởng của rừng cây đối với sự sống trên Trái Đất. Mỗi quốc gia, dân tộc cần có những biện pháp ngăn chặn và kỉ luật những hành vi khai thác rừng bừa bãi, đồng thời tuyên truyền, giáo dục, nâng cao hiểu biết cho người dân.
Là người Việt Nam, hãy hành động để còn được tự hào hát mãi câu ca “ Việt Nam rừng vàng biển bạc”
Bích Ngọc - vfo.vn
BÀI LÀM 1 BÀI VIẾT SỐ 5 LỚP 7 ĐỀ 2: HÃY CHỨNG MINH RẰNG BẢO VỆ RỪNG LÀ BẢO VỆ CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA
Sự sống của chúng ta được duy trì bởi yếu tố đầu tiên đó là hoạt động hít thở, cụ thể là khí oxi mà cây xanh chính là nguồn cung cấp khí oxi không thể thiếu. Nói đến cây chính là nói đến rừng và đây là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đang trên nguy cơ bị cạn kiệt. Chúng ta cần hiểu rằng: “bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”.
Trước tiên ta phải hiểu rừng nghĩa là gì? Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu. Quần xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn. Giữa quần xã sinh vật và môi trường, các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác.
Đầu tiên, rừng là một quần thể cây xanh mà sự quang hợp của cây xanh góp phần rất quan trọng trong môi trường không khí. Nó không chỉ tạo ra oxi lấy đi khí cacbonic vào ban ngày, giúp duy trì sự sống cho con người mà còn có chức năng điều hòa không khí. Ở nơi có càng nhiều cây xanh thì không khí càng trong lành thoáng mát bởi nhiều oxi và không khí rất sạch. Con người sống ở những nơi như vậy vừa khỏe mạnh, tinh thần sản khoái lại tránh đươc rất nhiều bệnh tật, nhất là bệnh về đường hô hấp. Trong tình trạng nóng lên toàn câu ngày nay cùng với tình trạng ô nhiễm môi trường, rừng lại càng đóng một vai trò quan trọng hết sức bởi nếu chúng ta có thể cải thiện diện tích rừng thì có thể giúp cho không khí trong lành hơn, mát mẻ hơn, dần dàn sẽ loại bỏ được những nguy cơ về bầu khí quyển. Tất nhiên điều này rất nhiều vấn đề liên quan như việc chất thải tăng cao hay khói bụi ô nhiễm nhưng tăng diện tích rừng cũng chính là một trong những giải pháp để khắc phục hậu quả nóng lên toàn cầu.
Trồng rừng còn là để phòng chống nhiều thiên tai bão lũ. Nguyên nhân xói mòn xảy ra cũng chính vì một phần diện tích rừng bị tàn phá không thể giữ đất. Chặt phá rừng không chỉ làm cho nguy cơ lũ lụt tăng mà còn gây nên hạn hán. Cây rừng giữ mạch nước ngầm qua bộ rễ nên có thể ngăn lũ lụt khi có bão, mưa xối xả và đồng thời, khi hạn hán, mạch nước ngầm đó chính là biện pháp giải nguy cho đất.
Rừng cho ta nhiều gỗ quý để thực hiện nhiều nhu cầu của con người như làm nhà, làm đồ dùng,… Chúng ta vì thế mà khai thác quá mức khiến nó ngày càn cạn kiệt, đến một lúc nào đó, khi nó không còn, con người sẽ rơi vào tình trạng thiếu nhiên liệu trầm trọng và không biết phải kiếm ở đâu. Ngoài ra, rừng còn là nơi trú ngụ của nhiều động vật quý hiếm, là nơ sinh trưởng của nhiều câu thuốc quý, thảo mộc chữa bệnh. Có rừng ta mới có các loại thuốc để trị các căn bệnh mà con người mắc phải.
Đem lại nhiều lợi ích cho con người như vậy nhưng con người chúng ta lại không biết quý trọng nó. Chúng ta đang không chỉ khai thác bừa bãi mặc kệ sự đau đớn và cạn kiệt từng ngày của rừng cây mà còn chỉ với một mồi lửa đã khiến cho những khu rừng phải mất hàn trăm năm mới hình thành cháy rụi sau vài ngày. Đó là lí do con người càng ích kỉ thì ngày càng hứng chịu nhiều sự phẫn nộ của mẹ thiên nhiên. Chúng ta cần hiểu tầm trang trọng của rừng để biết cân nhắc khai thác hợp lí cũng như bảo vệ đúng cách đồng thời nâng cao ý thức tái tạo diện tích rừng để trả lại bình yên cho thiên nhiên cũng như xây dựng bình yên cho chính con người chúng ta.
Hãy nên ghi nhớ một điều rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta và vì thế phá hoại rừng chính là hành động phá hủy cuộc sống con người.
Vy - vfo.vn
Tình trạng chặt phá rừng ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đã gây hệ lụy rất nghiêm trọng khi mà thiên tai bão lu ô nhiễm môi trường bệnh tật ngày càng nghiêm trọng trái đất ngày càng mất cân bằng
BÀI VĂN MẪU 2 BÀI VIẾT SỐ 5 LỚP 7 ĐỀ 2: HÃY CHỨNG MINH RẰNG BẢO VỆ RỪNG LÀ BẢO VỆ CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm nhiều quần thể động vật, thực vật rừng, vi sinh vật rừng tập trung trên một diện tích nhất định, có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Rừng có vai trò quan trọng và duy nhất đối với tự nhiên và sự sống của con người trên Trái Đất.
Nếu như căn nhà của chúng ta là những sản phẩm kiến trúc bền vững và xinh đẹp của trí tuệ và lao động con người thì rừng chính là “mái nhà” nguyên sơ và kì diệu mà tạo hóa ban tặng cho những loài động thực vật. Bạn có bao giờ tự hỏi, nếu không có rừng thì những chúa sơn lâm, những anh báo tinh anh, những gia đình nhà gấu trúc xinh xinh sẽ đi đâu về đâu? Không những thế, ngôi nhà nào mà chẳng cung cấp cho những người sinh sống trong đó đồ ăn và thức uống. Rừng không chỉ là nơi trú ngụ của muôn loài động thực vật, mà còn là nguồn cung cấp thức ăn dồi dào và phong phú. Nếu không có rừng , rất nhiều loài sinh vật sẽ giảm số lượng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.
Chắc hẳn ai cũng từng nghe qua câu nói “ Rừng là lá phối xanh của Trái Đất”. Vậy tại sao chúng ta lại ví von rừng với lá phổi? Phổi là một bộ phận quan trọng trong hệ hô hấp của con người và một số loài động vật bậc cao, nó giúp cho cơ thể sống hấp thu dưỡng khí và lọc thải thán khí. Rừng cũng có một vai trò thiết yếu như thế. Bởi lẽ nhắc đến rừng là nhắc đến những hàng cây xanh bát ngát vô tận, những tán lá xanh um tùm như chiếc ô khổng lồ che phủ mặt đất. Rừng cây cung cấp nguồn oxi vô tận cho sự sống và hấp thụ một trữ lượng lớn khí cacbonic được thải ra. Rừng là “vệ sĩ” của giới tự nhiên, là trụ cột đảm bảo cân bằng sinh thái. Nó có thể duy trì sự cân bằng lượng oxy và cacbonnic trong không khí, giảm nhẹ ảnh hưởng của các chất thải, khí độc gây nên ô nhiễm, làm trong sạch môi trường, vì vậy nên nó được xem là “Lá phổi của Trái đất”. Lượng oxy trong không khí có vai trò rất lớn đối với đời sống của mọi sinh vật trên Trái đất. Chúng ta có thể nhịn ăn, nhịn uống nhưng không thể ngừng hô hấp. Hầu hết lượng oxy trên Trái đất này được sinh ra nhờ vào thực vật xanh trong rừng. Trong quá trình quang hợp, những thực vật này đã hút khí cacbonic và thải ra khí oxy. Tuy nhiên, những thực vật cũng cần phải hô hấp, nhưng dưới sự chiếu xạ của ánh nắng, tác dụng quang hợp của chúng phải lớn gấp 20 lần so với tác dụng hô hấp. Vì vậy mọi người gọi thực vật xanh là “Nhà máy sản xuất thiên nhiên” của oxy. Cây cối thông qua quá trình quang hợp đã hút lượng khí cacbonic và thải ra môi trường lượng khí oxy. Nhờ đó mà con người và sinh vật mới có thể duy trì được sự sống của mình, khí hậu mới được ổn định. Có người làm một phép tính, cây dẻ cao 33 mét có khoảng 110 nghìn lá. Diện tích là 340m2. Một khu rừng có khoảng hơn 10 triệu cây thì diện tích lá cây che phủ là rất lớn, khả năng quang hợp cao. Mỗi một năm, hệ thực vật trên Trái đất nhận 400 tỷ tấn cacbonic và thải ra 200 tỷ tấn oxy. Như vậy cho thấy nếu không có rừng, con người cũng như hệ sinh vật sẽ chẳng thể tồn tại được. Rừng giữ vai trò lớn trong việc làm sạch hóa bầu không khí. Những thực vật rừng có khẩ năng loại trừ toàn bộ những khí thải độc hại như: SO2, HF, CL,… Rừng cũng là máy hút bụi khổng lồ của con người. Do trên mỗi phiến lá có một lớp lông dày nên nó có thể chặn lại những chất gây ô nhiễm, lọc và hấp thụ lại chúng làm trong sạch môi trường. Các nhà khoa học đưa ra số liệu: trung bình 1 năm, cứ 15 mẫu đất trồng cây tùng có thể loại trừ được 36 tấn khói bụi trong không khí, 1 m2 cây phù du có thể ngăn được 3,39 tấn bụi thải. Trong rừng cành và lá cây tương đối rậm rạp um tùm nên làm giảm sức gió. Do vậy nên số bụi thải công nghiệp trong không khí đã bị giữ lại gần hết, sau một trận mưa lớn, số bụi còn lại được trở về với đất, nhờ vậy mà không khí được trong lành và mát mẻ hơn. Lá cây sau khi được sạch bụi lại tiếp tục quá trình giữ bụi và chu trình làm sạch không khí mới được bắt đầu.
Bên cạnh đó, rừng còn là nơi cung cấp nguyên liệu phục vụ đời sống con người, đặc biệt là nguồn thảo mộc vô tận cho ngành nghiên cứu dược liệu, y dược, … Rừng ẩn chứa nhiều loài thảo dược quý.
Rừng cây có vai trò to lớn đối với con người và sự sống trên Trái Đất là thế, nhưng hiện trạng phá rừng hiện nay cho thấy con người đang dần quên lãng những vai trò thiết yếu của rừng hoặc đắm chìm trong những suy nghĩ ảo tưởng về sự trường tồn bất diệt của rừng cây trước sự tàn phá đáng trách của con người.
Theo báo cáo năm 2005 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) thì Việt Nam là nước có tỷ lệ phá rừng nguyên sinh cao thứ 2 trên thế giới chỉ sau Nigieria. Vì lợi ích trước mắt, vì nhu cầu mưu sinh mà nhiều người dân đã chặt phá rừng trái phép, người đốt rừng làm rẫy, kẻ mặc áo lâm tặc khai thác gỗ rừng bừa bãi,… dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Theo một tờ báo về môi trường cho biết, rừng Trường Sơn bị khai tác đến kiệt quệ dẫn đến hậu quả là những cơn lũ sẽ dễ đàng đổ về hạ nguồn, hồ thủy điện đầy nước dẫn đến phải xả nước. Khiến người dân đồng bằng phải chịu cảnh ngập lụt. Một điểm nóng về chặt phá rừng nữa là tây nguyên. Riêng tỉnh Đắc Lắc trong 5 năm (2009 – 2014) đã phát hiện hơn 10.000 vụ chặt phá rừng (tức bình quân 1 ngày có 5, 6 vụ). Diện tích đất rừng bị lấn chiếm là 26.500 ha, nhưng mới chỉ trồng lại 2.000 ha rừng… Khi rừng bị tàn phá, diện tích đất được che phủ giảm xuống, mưa lớn sẽ gây sói mòn, sạt lở đất, đe dọa đến đời sống của con người. Chặt phá rừng đầu nguồn còn là nguyên nhân dẫn đến suy giảm nguồn nước và những thảm họa thiên tai đối với sự sống con người… Vậy chẳng phải chặt phá rừng cũng giống như đang gián tiếp vung lưỡi rìu từng chút từng chút chặt đứt sự sống của chính mình?
Là một công dân toàn cầu, mỗi chúng ta cần phải có trách nhiệm đối với tài nguyên thiên nhiên nói riêng và rừng nói chung. Ngay bây giờ, để cứu lấy sự sống mà chúng ta đã vô tình trao nó vào vòng tay của tử thần, mỗi người dân cần có nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm ảnh hưởng của rừng cây đối với sự sống trên Trái Đất. Mỗi quốc gia, dân tộc cần có những biện pháp ngăn chặn và kỉ luật những hành vi khai thác rừng bừa bãi, đồng thời tuyên truyền, giáo dục, nâng cao hiểu biết cho người dân.
Là người Việt Nam, hãy hành động để còn được tự hào hát mãi câu ca “ Việt Nam rừng vàng biển bạc”
Bích Ngọc - vfo.vn