Bài viết số 5 lớp 8 đề 1: Giới thiệu về đồ dùng học tập hoặc trong sinh hoạt - Cặp sách, phích nước

Hướng dẫn đề bài giới thiệu về đồ dùng học tập hoặc trong sinh hoạt.
Trên con đường cấp sách đến trường của mỗi người học sinh. Quãng thời gian ấy chúng ta trở nên đẹp đẽ nhất khi ở đó có thầy cô, bè bạn, những kỉ niệm vui buồn bên nhau. Và đôi khi đó chỉ là những thứ nhỏ nhặt nhất cũng góp nên thời thanh xuân đẹp đẽ nhất như chiếc thước, cây bút hay đồ dùng học tập. Những đồ vật nhỏ bé, gần gũi ấy đã theo ta suốt quãng đời học sinh, đồng hành cùng ta trên con đường tiếp cận tri thức. Không có chúng, việc học tập sẽ trở nên khó khăn gấp bội. Chúng thực sự là những người bạn hữu ích không thể thay thế. Trong chương trình Ngữ văn 8 chúng ta thường gặp đề bài Giới thiệu về đồ dùng học tập hoặc trong sinh hoạt. Sau đây là bài làm chi tiết về bài viết số 5 lớp 8 đề 1: Giới thiệu về đồ dùng học tập hoặc trong sinh hoạt của chúng tôi, mong có thể giúp các bạn học sinh định hướng làm bài một cách hiệu quả nhất, có thêm những ý hay cho bài viết của mình

gioi-thieu-ve-do-dung-hoc-tap-hoac-trong-sinh-hoat-cap-sach.jpg

cặp sách là đồ dùng học tập quen thuộc của nhiều bạn học sinh

BÀI LÀM BÀI VIẾT SỐ 5 LỚP 8 ĐỀ 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP HOẶC TRONG SINH HOẠT - THUYẾT MINH VỀ CHIẾC CẶP SÁCH
"Mỗi ngày đến trường là một ngày vui". Thật đúng vậy! Trên con đường bút nghiên thành tài mỗi người đều có hình ảnh về người thầy, bè bạn... Và với tôi đó còn là chiếc cặp sách như người bạn đồng hành không thể thiếu đối với tôi và mỗi người học trò.

Về nguồn gốc của chiếc cặp sách dường như không ai biết rõ ràng. Ngay từ ngày xưa khi nên giáo dục đặt những bước đầu thì đã có yêu cầu về việc mang, cầm những đồ dùng như sách vở, bút cọ....nên ông cha ta đã thiết kế ra những chiếc túi vải thô sơ để chứa. Nhưng những chiếc cặp sách bằng vải thô xuất hiện như ngày nay thì xuất hiện vào năm 1988 do một người Mỹ thiết kế và đã được sử rộng phổ biến rộng rãi cho đến tận ngày nay.

Chiếc cặp sách có cấu tạo rất đơn giản, bao gồm hai phần trong và phần ngoài. Bên ngoài cặp được cấu tạo từ các bộ phận rất đơn giản: quai cặp, khoá cặp, day đeo vai. Tuỳ từng loại mà có thêm cả nắp cặp, hay quai đeo nhiều kiểu. Bên trong cặp được thiết kế và bao gồm phức tạp hơn bên ngoài cặp. Tuỳ từng loại cặp mà có thiết kế khâc nhau. Những chiếc cặp dành cho học dinh tiểu học thì bên trong sẽ có khoảng từ 3-4 ngăn để đựng đồ dùng. Bên ngoài thường có nắp cặp được làm từ tấm nhựa mê ka có hình thù bắt mắt. Màu sắc đi kèm thường rất thu hút trẻ con: hồng, cam, đỏ với các hình thù hoạt hình : siêu nhân, công chúa, doremon...... Hai bên hông cũng có hai chiếc túi nhỏ để đựng nước hay vật dụng bé xinh. Day cặp là dây đeo lưng nhằm cho các em học sinh dễ dàng chạy nhảy nô nghịch. Đối với chiếc cặp cho học sinh trung học thì màu phổ biến là đen, thiết kế khá đơn giản. Ngăn đựng đồ có vẻ nhiều hơn, có sức chứa to và lớn hơn do nhu cầu mang đựng trong bậc cấp học cao lên. Dây đeo cặp được thiết kế đeo chéo vai, với hai bên được mắc ở bên hông cặp, rất tiện lợi di chuyển, mang cầm.

Cặp sách học sinh thường được may từ những loại vải thô, rất cứng, chắc để tăng độ bền cho cặp. Xã hội phát triển hiện đại, nhu cầu về thẩm mĩ cũng ngày một tăng, vì vậy mà có những chiếc cặp sách khá đắt tiền bởi chúng được thiết kế đặt may một cách rất công phu, được gia công rất kĩ lưỡng với nguồn vải chất lượng. Thêm đó thiết kế màu sắc hình thù để bắt mắt cũng là một trong những cách thu hút khách của các nhà sản xuất.

Trên thị trường hiện nay, một chiếc cặp dành cho học sinh có giá tiền dao động từ 150-200 nghìn VNĐ. Tuỳ từng loại với mẫu mã khác nhau, nơi sản xuất khác nhau, chất liệu khác nhau mà có giá cả chênh lệch nhau nhiều hay ít. Tuy nhiên để có một chiếc cặp ưng ý theo ý muốn thì tốt nhất hãy mua loại bình dân trở lên.

Để giữ chiếc cặp của mình được sử dụng bền lâu thì chúng ta nên vệ sinh thường xuyên. Tránh vứt cặp lăn lóc, ném mạnh hay mang ra làm đồ để nô nghịch. Cần biết tránh để rách, mục chỉ hay để bẩn. Các cụ thường nói " Của bền tại người" vù vậy ta phải biết tự ý thức về đồ dùng học tập của mình.
Chiếc cặp học sinh giờ đây không chỉ đơn thuần là đồ dùng học tập đơn thuần chứa đựng mà nó còn là người bạn đồng hành thân thiết trên con đường học tập của mỗi người học sinh. Hãy biết trân trọng chiếc cặp như là nâng ý thức của mình trên bước đường học tập.

BÀI VIẾT SỐ 5 LỚP 8 ĐỀ 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP HOẶC TRONG SINH HOẠT - THUYẾT MINH VỀ BÌNH THỦY, PHÍCH NƯỚC
Chiếc phích nước có lẽ là một đồ dùng quen thuộc có thể tìm thấy trong bất kì gia đình nào. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ về vật dụng luôn gắn bó với ta trong cuộc sống hằng ngày này.

Phích nước hay còn gọi là bình thủy, là một vật dùng để đựng nước sôi hoặc nước ấm. Phích nước được phát minh bởi một nhà vật lí người Anh năm 1892. Ông đã cải tiến từ thùng nhiệt lượng kế của Newton và từ đó chúng ta có chiếc phích nước ngày nay.

Phích nước gồm có hai phần chính là ruột và vỏ. Vỏ phích hình trụ, chiều cao và kích thước khá phong phú, đa dạng, tùy vào nhu cầu của người sử dụng. Vỏ có thể làm bằng nhựa hoặc kim loại, thường được trang trí thêm hoa văn trên thân phích. Đi kèm với vỏ phích là nắp phích. Nút phích có hai loại, loại nút có ren tương ứng với phích nhựa và nút gỗ tương ứng với phích kim loại. Nút phích giúp nước bên trong không truyền nhiệt ra ngoài và không bị trào. Nắp phích bảo vệ nút phích, ngăn cho trẻ em không làm đổ nước và còn có thể dùng làm cốc uống nước. Ngoài ra còn có quai phích ở bên trên giúp cho việc di chuyển dễ dàng hơn, quai cầm ở dưới thì tiện cho việc rót nước. Đế phích hình tròn, nằm ở dưới cùng, là bộ phận giữ cho phích đứng vững và bảo vệ ruột phích. Hiện nay, công nghiệp phát triển, người ta ưa chuộng vỏ phích làm bằng nhựa vì vừa rẻ lại bền. Phần ruột phích làm từ thủy tinh tráng bạc, có tác dụng giữ nhiệt. Môi trường chân không giữa hai lớp thủy tinh giúp nước có thể giữ nhiệt ở mức tối đa nhất. Trong 6 tiếng đồng hồ, nước từ 100 độ C còn giữ được 70 độ C.

Chiếc phích nước rất hữu ích để ta giữ nước sôi khỏi nguội. Nước giữ trong phích thường dùng để pha trà, pha cà phê hoặc pha mì ăn liền. Sáng sớm, các cụ già dùng nước nóng pha trà, vừa thưởng thức vừa trò chuyện. Khách đến nhà thì đã có sẵn nước trong phích, không phải đốt than thổi lò để đun. Với những người bận rộn, nước sôi lúc nào cũng sẵn sàng trong phích để pha mì, phở. Thế mới thấy chiếc phích nước tiện dụng đến mức nào.

Khi sử dụng phích nước, lúc mở nắp rót nước vào và dùng xong ta nên đập ngay nắp lại để tránh bốc hơi nhiệt. Muốn phích giữ được nước nóng lâu hơn, ta không nên rót đầy mà chừa lại một khoảng trống giữa nước sôi và nắp phích để cách nhiệt. Nếu rót đầy nước sôi, nhiệt sẽ dễ truyền ra vỏ phích. Khi mới mua phích về, ta chỉ nên rót nước từ 50- 60 độ C, rót ngay nước sôi sẽ dễ làm vỡ phích. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất nên khi mua ta cần chú ý xem xét kĩ, tháo đáy phích kiểm tra xem núm thủy ngân có còn nguyên vẹn không. Nếu ruột phích bị hỏng, ta chỉ cần thay cái mới là lại có thể tiếp tục sử dụng.

Để phích được lâu bền, trước lần sử dụng đầu tiên, ta cần tráng rửa sạch phích. Lúc rót nước thì nên rót từ từ để ruột thích nghi với nhiệt độ cao. Ngoài ra, ta có thể đóng thêm một chiếc khung gỗ để bảo vệ phích. Nên đặt phích ở nơi cao, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tránh xa tầm tay trẻ em vì nước sôi có thể gây bỏng. Chiếc phích có giá thành khá rẻ, chỉ tầm vài chục ta đã có ngay một cái. Loại phích thông dụng và nổi tiếng nhất hiện nay là phích Rạng Đông.

Hiện nay có nhiều loại bình nhiệt dùng để giữ nước ấm nhưng phích vẫn sẽ mãi là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Hiểu rõ công dụng của chiếc phích, hi vọng các bạn sẽ cố gắng giữ gìn và bảo vệ để phích được lâu bền.
 
  • Chủ đề
    bài viết số 5 lớp 8 giới thiệu về đồ dùng học tập thuyết minh về cái phích nước thuyết minh về chiếc cặp sách
  • Thống kê

    Chủ đề
    100,756
    Bài viết
    467,591
    Thành viên
    339,853
    Thành viên mới nhất
    THPT Lí Thường Kiệt
    Top