Bài viết số 6 đề 1 lớp 11: Suy nghĩ về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay

Hướng dẫn học sinh làm bài viết số 6 đề 1 lớp 11: Suy nghĩ về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay có dàn ý và bài viết tham khảo

Cuộc sống luôn là một thế giới phong phú và phức tạp: cái cao cả lẫn thấp hèn, cái bi hùng với cái đê hèn, màu trắng và màu đen chính vì thế cuộc sống còn biết bao điều tuyệt vời trên trang sách và trong thực tế nhưng cuộc sống cũng bi thảm biết bao, cái nên thơ còn lẫn những giọt nước mắt ở đời. Bản thân con người chúng ta cũng chưa chắc đã hiểu rõ về bản thân tiểu vũ trụ riêng trong con người chúng ta. Chúng ta còn chữ con vẫn đang không ngừng chờ chúng ta sơ hở để trỗi đậy, trong đó có con quái vật vô cảm. Đó là căn bệnh trầm kha mà có hay chăng là xã hội càng phát triển thì càn đáng sợ. Vậy thì hôm nay mình sẽ giúp các bạn bài viết số 6 đề 1 lớp 11: Nêu suy nghĩ của em về bệnh vô cảm nhé. Với bài này các bạn cần giải thích vô cảm là gì, tác hại của nó và làm thế nào để khắc phục nó nhé. Mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây nhé.

LẬP DÀN Ý BÀI VIẾT SỐ 6 LỚP 11 ĐỀ 1 SUY NGHĨ VỀ BỆNH VÔ CẢM
1.MỞ BÀI:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

2.THÂN BÀI.
Giải thích:
Vô cảm là sự vô tâm, lạnh lùng và thiếu trách nghiệm, tình yêu thunog với cuốc ống đang diễn ra xung quanh ta.

Tác hại:
  • Biến ta trở thành kẻ máu lạnh, trơ lì trước cảm xúc và nỗi đau cũng như niềm vui người khác gặp phải.
  • Trở nên xa lánh, bị mọi người ruồng bỏ.
  • Sóng không có cộng đồng, dễ bị đào thải.
  • Góp phần làm băng hoại và suy giam gá trị đạo đức nền tảng của cuộc sống, của nhân cách con người.

Cách khắc phục:
  • Biết tích cực tham gia các hoạt động xã hội.
  • Tích cực giao lưu, học hỏi.
  • Biết thông cảm, sẻ chia, đặt mình vào vị trí người khác.

3.KẾT BÀI:
Khẳng định vấn đề cần nghị luận.

benh-vo-cam.jpg

Bệnh vô cảm xã hội hiện nay

BÀI VIẾT SỐ 6 ĐỀ 1 LỚP 11: SUY NGHĨ VỀ BỆNH VÔ CẢM
Trong con người chúng ta luôn là sự đấu tranh giằng xé chênh vênh giữa hai ranh giới thiện-ác, cái cao cả-bi hèn, cái hạnh phúc-bất hạnh để đấu tranh hướng đến thế giới của chân-thiện-mĩ, loại bỏ phần con xấu xa và ác độc, tỏng phần con ấy có một con rắn độc đang dần dần luồn lách vào trong tâm hồn chúng ta mang tên bệnh vô cảm.

Vô cảm là không có tình cảm, xúc, có thái độ thờ ơ, dửng dưng trước những ngươi xung quanh hay trước một hiện tượng hoặc vấn đề nào trong đời sống. Đây là căn bệnh của những con người sống không có tình yêu thương. Những biểu hiện ta dễ dàng nhận ra đó là việc thờ ơ với những vui buồn, sướng khổ hoặc những số phận bất hạnh xung quanh. Ví dụ như đi xe mà thấy có người móc túi dù anh ta có kêu la đến đâu cũng không có ai để tâm. Trong trường học bạn bè bị bạo lực học đường, không những không can ngăn mà còn quy clip đăng lên mạng hoặc đứng đáy reo hò, ca ngợi. Nhưng thế chính chúng ta đang vô tình với những cái xấu đang diễn ra. Thậm chí họ vô tâm với cả chính mình, với bản thân và cuộc sống hay tương lai của chính mình. Không xác định rõ ràng mục tiêu và lí tưởng sống cho bản thân, sống thờ ơ vô trách nhiệm khiến thầy cô hay bố mẹ buồn lòng.căn bệnh này đang lan rộng không nhưng trong phạm vi xã hội mà ngay cả trong các thanh viên của gia đình, khi cha mẹ già yếu không những không trông nom chăm sóc mà chỉ chăm chăm vào tài sản của bố mẹ mong chiếm đoạt, hoặc vì công việc mà gửi bố mẹ vào viện dưỡng lão...đấy chính là những biểu hiện rất thực tế của hình ảnh con người đang dần vô cảm với chính mình, với con người, với sự sống và với tâm hồn của chính mình, cũng góp phần làm bào mòn và suy thoái xã hội, những truyền thống đạo lí của dân tộc.

Nguyên nhân là do lõi sống ích kỉ của bản thân, thờ ơ với cuộc sống xung quanh, do cuồng quay của xã hội: mọi người bị cuốn vào những thói hư tật xấu, do môi trường sống ảnh hưởng một phần nào dó đến nhân cách con người, bị lôi kéo vào những vũng lầy của tội ác. Quan niệm “tắt lửa tối đèn có nhau” dần dần biến mất, thay vào đó là quan niệm “đèn nhà ai, nhà nấy sáng” sẽ khiến cho nền tảng đạo đức bị lung lay. Còn cả do bộ phận giới trẻ có hoàn cảnh điều kiện tốt nên bị chiều hư, vô trách nhiệm với mọi người xung quanh. Do nhà trường, gia đình quản lí chưa nghiêm túc, đã bỏ bê và thờ ơ với con cái của chính mình.

Và hậu quả là bệnh vô cảm làm đánh mất lương tâm, phá hoại đạo đức. Quay lưng lại với nỗi bất hạnh của đồng loại, làm ngơ trước những nỗi đau, từ đó nảy sinh mầm mống của cái xấu, mất đi nét đẹp đáng quý của dân tộc đó là tình yêu thương giữa con người với con người. Bởi nhà văn nào đó đã từng nói rằng “Nếu không có tình yêu trái đất sẽ biến thành nấm mồ”. Chính vì thế nên mỗi người phải ra sức chống lại bệnh vô cảm, bỏ qua lòng ích kỉ và sự tự ái cá nhân. Cần thấy được trách nhiệm và ý thức trong việc xây dựng một xã hội nhân văn, giàu tình yêu thương, sẽ chia và thương cảm vói đồng loại.

Hãy tránh xa vô cảm, vô tâm đến tàn nhẫn để mỗi người nảy nở những hạt giống tâm hồn trên mảnh đất của yêu thương và nhân văn.

BÀI VĂN MẪU BÀI SỐ 6 ĐỀ 1 LỚP 11: SUY NGHĨ VỀ BỆNH VÔ CẢM 2
Vô cảm là một hiện tượng khá phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Chính mức độ lây lan nhanh chóng đã biến vô cảm thành một căn bệnh đáng sợ, là bệnh vô cảm hay “makeno” (mặc kệ nó). Đây không phải là căn bệnh của y học mà là căn bệnh của cách hành xử, đạo đức và lối sống. Xã hội càng phát triển thì bệnh vô cảm cũng có chiều hướng gia tăng. Đây là một thực trạng đáng buồn trong xã hội hiện đại. Đã đến lúc, chúng ta cần bàn về căn bệnh này.

Vô cảm là sự trơ lì cảm xúc, dửng dưng, thờ ơ với mọi hiện tượng đời sống xung quanh, chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân. Họ thấy cảnh đẹp mà không rung động, việc tốt mà không làm, thấy việc đáng thương mà không động lòng, việc bất bình không lên tiếng cứu giúp. Bệnh vô cảm ở mức độ nhẹ là dửng dưng, không quan tâm, để ý tới sự vật, sự việc xung quanh, nặng hơn là sự nhẫn tâm, ranh giới gần với tội ác. Chẳng mấy khó khăn để chúng ta bắt gặp những hành động vô cảm trong cuộc sống. Đi trên đường gặp một vụ tai nạn giao thông, người qua lại thản nhiên đi tiếp, coi đó là việc bao đồng. Ngay hàng xóm là người gần gũi, thân thiết, khi có việc đau buồn những người láng giềng xung quanh cũng dửng dưng, không ngó ngàng, giúp đỡ. Chắc hẳn đã không ít người phải bức xúc khi báo chí, ti vi đưa tin những vụ bạo lực học đường mà học sinh đứng ngoài chẳng những không can ngan còn cổ vũ, chụp ảnh, quay video. Những người như vậy chắc chắn sẽ cầm bệnh án trái tim rạn vỡ đến hết đời.

Vậy tại sao vi-rút vô cảm lại lây truyền một cách chóng mặt trong cuộc sống hiện nay ? Xã hội ngày càng hiện đại, con người mải chạy theo tiền, tài, danh vọng, cuộc sống vật chất mà quên đi những giá trị tinh thần cốt lõi. Cuộc sống hàng ngày của họ chỉ xoay quanh gia đình, công việc, cắm đầu vào những thiết bị thông minh nhằm mục đích giải trí. Họ trở nên lạnh lùng, thực dụng, ích kỉ và ít quan tâm hơn đến nỗi đau của đồng loại-những người mà họ không hề quen biết. Cũng bởi cuộc sống phức tạp hơn trước, họ không quan tâm để tránh liên lụy tới mình. Ví dụ như gặp một vụ tai nạn giao thông, nếu ai cũng phóng xe đi qua với kiểu suy nghĩ rằng: “Chắc không phải mình thì cũng có người khác đến giúp” thì lấy đâu ra người sẽ giúp nạn nhân bị tai nạn giao thông kia ? Tất cả đều bắt nguồn từ nhận thức của con người. Có khi chỉ bằng một hành động nhỏ không tốn nhiều thời gian, công sức, ta đã giúp lan tỏa hơi ấm tình thương trong cuộc đời này, làm xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

Làm thế nào để có phương thuốc đặc trị hữu hiệu cho bệnh vô cảm? Trước hết, nó phụ thuộc vào mỗi cá nhân. Mỗi người hãy mở rộng lòng mình, học tập lối sống lành mạnh, yêu thương, sẻ chia, có mục đích sống đúng đắn, tử tế bằng việc đọc các tác phẩm văn học, tham gia các hoạt động thiện nguyện, phong trào đền ơn đáp nghĩa. Chúng ta cần một xã hôi hiện đại nhưng không phải là một xã hội không có tình yêu thương. Chúng ta không có đôi mắt nhìn xuyên sáu cõi, thấu suốt nghìn đời nhưng bằng tình sự cảm thông, biết lắng nghe, ta hoàn toàn có thể tiến vào trái tim người khác. Vì thế, hãy lan truyền tình yêu thương tới mọi người xung quanh mình, biến cuộc sống này thành cuộc sống có tình người: “Trên đời này còn gì đẹp hơn nữa?/Người với người sống để yêu nhau”.

Tôi vẫn nhớ bài hát Để gió cuốn đi của Trịnh Công Sơn: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không, để gió cuốn đi”. Cuộc đời này sẽ đẹp hơn khi có những tấm lòng biết sẻ chia, đồng cảm. Trao đi yêu thương, chúng ta sẽ nhận lại tình yêu thương.

Ngoài ra bài viết 6 lớp 11 còn rất nhiều đề khác nhau đều có trong mục văn của lớp 11 các bạn có thể tham khảo thêm nhé
 
  • Chủ đề
    bai viet so 6 benh vo cam văn lớp 11
  • Thống kê

    Chủ đề
    100,796
    Bài viết
    467,652
    Thành viên
    339,870
    Thành viên mới nhất
    IDM Guru
    Top