Hướng dẫn làm bài viết số 6 đề 3 lớp 11: Hãy phân tích tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử. Theo anh/ chị làm thế nào để khắc phục được thái độ đó có dàn ý và bài viết tham khảo
Từ xưa đến nay, một trong những phẩm chất quan trọng mà ông cha ta luôn khuyên răn con cháu phải rèn luyện đó là trung thực. Đây là phẩm chất cần có ở mỗi con người, cho dù là quá khứ hay hiện tại thì nó vẫn không thay đổi giá trị. Chúng ta luôn cần trung thực trung thực trong mọi mặt của cuộc sống. Bên cạnh những người sống ngay thẳng, thật thà, vẫn còn những con người có hành động thiếu trung thực, làm trái với lẽ phải và đạo lí. Thiếu trung thực trong thi cử là một hiện trạng khá phổ biến trong giới học đường hiện nay, là vấn đề cả xã hội chú ý, quan tâm. Trong chương trình lớp 11, các bạn sẽ gặp bài viết số 6 đề 3: Hãy phân tích tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử và làm thế nào để khắc phục được thái độ đó. Để làm bài văn nghị luận này, trước hết chúng ta cần hiểu thiếu trung thực trong thi cử là gì, các biểu hiện của thiếu trung thực trong thi cử, tìm ra nguyên nhân, biện pháp và rút ra bài học cho bản thân.
Gian lận trong thi cử nghe có vẻ không có gì lạ nhưng nó ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai của đất nước và ảnh hưởng tới từng người dân Việt Nam
DÀN Ý BÀI VIẾT SỐ 6 ĐỀ 3 LỚP 11: SUY NGHĨ VỀ THÁI ĐỘ THIẾU TRUNG THỰC TRONG THI CỬ
1. MỞ BÀI
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: thái độ thiếu trung thực trong thi cử
2. THÂN BÀI
Giải thích:
Thiếu trung thực trong thi cử: có những hành vi không đúng đắn trong thi cử như gian lận, quay cóp...
Biểu hiện:
Nguyên nhân:
Tác hại:
Giải pháp:
3. KẾT BÀI
Tổng kết lại vấn đề và liên hệ bản thân
BÀI VIẾT SỐ 6 ĐỀ 3 LỚP 11: SUY NGHĨ VỀ THÁI ĐỘ THIẾU TRUNG THỰC TRONG THI CỬ
Trung thực là một trong những phẩm chất tiên quyết khi chúng ta đánh giá một con người. Dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào, thời đại nào, trung thực cũng đáng quý và đáng trân trọng. Tuy nhiên, hiện nay, một thực trạng đáng buồn đang xảy ra đó là sự thiếu trung thực trong thi cử mà một phần không nhỏ các bạn học sinh đang mắc phải. Đã đến lúc, chúng ta phải cùng nhau thảo luận và tìm giải pháp cho vấn đề này.
Để làm rõ về hiện trạng này, trước hết ta cần hiểu: thiếu trung thực trong thi cử nghĩa là gì? Đó là hiện tượng học sinh có những hành vi không đúng đắn trong giờ thi hay kiểm tra như gian lận, quay cóp, bàn bạc bài với nhau... Những học sinh ấy chỉ coi trọng điểm số mà bỏ qua kiến thức thật, năng lực thật.
Những hành vi thiếu trung thực trong giờ kiểm tra của học sinh cũng vô cùng phong phú, đa dạng. Trước giờ thi hay kiểm tra, học sinh chuẩn bị hàng loạt phao thi thu nhỏ giấu sẵn trong người, chỉ cần đợi cơ hội thích hợp là lén lút mang ra xem. Nếu không chuẩn bị được phao thì học sinh đành để sách vở ở dưới ngăn bàn hoặc ghi bài học ra mặt bàn, những nơi ít ai để ý, nhân lúc thầy cô lơ là quay đi thì lén liếc xuống nhìn trộm. Một hành động khác đó là thì thầm to nhỏ bàn bạc bài với nhau, nhìn bài của nhau, đọc bài cho nhau chép, ném giấy, làm hộ. Tinh vi hơn, một số học sinh còn đem các thiết bị thông minh hết sức nhỏ gọn, được ngụy trang khéo léo vào trong phòng thi để phục vụ cho mục đích tra cứu. Tất cả những hành động trên đều là biểu hiện của sự thiếu trung thực trong thi cử, cần kịp thời phát hiện và xử lí nghiêm khắc ngay lập tức.
Vậy nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do đâu? Trước hết, nó bắt nguồn từ ý thức học tập của các học sinh. Nhiều học sinh ham chơi, lười học, bỏ bê học hành nhưng đi thi vẫn muốn được điểm tốt. Một phần khác, đó là do áp lực đến từ cha mẹ và thầy cô luôn muốn con mình phải xếp thứ hạng cao, phải là giỏi nhất. Một số trường học mắc phải căn bệnh thành tích cố hữu, cho nên giám thị làm ngơ, tiếp tay cho các hành động sai trái của học sinh.
Thiếu trung thực trong thi cử không chỉ có ảnh hưởng xấu trong môi trường học đường mà rộng hơn ra là toàn xã hội. Thiếu trung thực trong thi cử sẽ hình thành nên một thói xấu cho các bạn học sinh, cóp bài trót lọt lần một thì sẽ có lần hai, lần ba. Học sinh chỉ quan tâm đến điểm số sẽ không có kiến thực thật khi bước vào đời, không đáp ứng được các nhu cầu của xã hội. Hơn nữa, thiếu trung thực trong thi cử còn làm cho nền giáo dục trở thành một môi trường tiêu cực, nhất là khi những người học sinh hôm nay mai sau sẽ trở thành chủ nhân tương lai của đất nước.
Chúng ta cần có các biện pháp cụ thể đối với hiện trạng thiếu trung thực trong thi cử. Mỗi người học sinh cần có ý thức học tập đúng đắn, chăm chỉ, say mê, có tinh thần ham học, tự học. Cha mẹ, thầy cô quan tâm đến con cái nhưng không nên tạo áp lực quá lớn cho con. Đặc biệt, cần tạo ra một môi trường học tập lành mạnh, tiêu diệt căn bệnh thành tích, xử lí nghiêm khắc các học sinh vi phạm trong thi cử.
Vì một trường học trong sáng, lành mạnh, chúng ta cần chung tay xóa bỏ hiện tượng thiếu trung thực trong thi cử. Muốn vậy, chúng ta hãy rèn luyện cho mình đức tính trung thực, luôn thật thà, thẳng thắn, thực hiện nghiêm túc, tự giác chấp hành các quy định trong giờ kiêm tra.
Ngọc
BÀI VĂN MẪU 2 BÀI VIẾT SỐ 6 ĐỀ 3 LỚP 11: HÃY PHÂN TÍCH TÁC HẠI CỦA THÁI ĐỘ THIẾU TRUNG THỰC TRONG THI CỬ
Thi cử là một hình thức kiểm tra với mục tiêu kiểm tra và đánh giá kiến thức của học sinh. Kết quả của kì thi chính là mức đánh giá điểm gần đúng để người học theo đó mà tiếp tục điều chỉnh, cố gắng đạt được những thành tích như mong muốn. Nhưng hiện nay, rất nhiều bạn coi thi cử là một hình thức có điểm, quan trọng điểm số chứ không quan trọng chất lượng, đó là lí do có nhiều trường hợp không trung thực trong thi cử của người học, đây là một điều đáng phê phán!
Đầu tiên, ta phải hiểu hiện tượng thiếu trung thực trong kì thi là việc mà học sinh không trung thực, không làm bài thi theo đúng khả năng thực sự của mình mà dùng nhiều cách quay cop khác nhau để hòng đạt được một điểm số cao. Để làm điều này thực sự có rất nhiều hình thức, phổ biến nhất đó là mang “phao”, mang tài liệu vào trong phòng thi để quay cop hoặc sao chép bài làm của bạn cùng thi. Dù là bằng hình thức nào thì đó cũng là một hành động lừa dối, không trung thực với người chấm thi cũng như với chính kết quả thi của bản thân mình.
Quay cop là hành động tạo sự thiếu công bằng trong thi cử. Khi mà bạn bè học hành vất vả để có được kì thi tốt thì bản thân lại dùng những biện pháp “nhanh gọn” để được điểm cao mà chẳng mất sức gì. Quay cop như vậy không chỉ khiến cho bản thân dần dần trở nên lười biếng, không chịu học tập chăm chỉ mà còn ngày làm cho kiến thức trở nên mòn đi vì không bao giờ chịu tư duy, sử dụng. Khi những hành vi thiếu trung thực trong kì thi được thực thi một cách trót lọt, dần lâu, người học sẽ không còn tôn trọng tích chất thiêng liêng của một kì thi nữa mà coi đó chỉ như trò chơi mình có thể thắng bằng hình thức gian lận. Thêm vào đó, khi thiếu trung thực trong phòng thi mà để bị phát hiện, không chỉ bài thi bị hủy không xét kết quả mà bản thân học sinh còn bị hạ hạnh kiểm, ảnh hưởng đến cả tương lai về sau trên con đường học vấn. Một bài thi bị điểm kém nhưng không có thái độ sai vẫn đáng châm trước hơn là một bài thi bị đánh dấu do quay cop. Điều này không đơn giản là điểm số mà còn được xét dưới tính chất đạo đức và danh dự. Thiếu trung thực trong nhà trưởng chỉ gây hậu quả nhẹ nhưng thiếu trung thực khi trưởng thành và tự lập sẽ gây ra những hậu quả lớn gấp nhiều lần mà không hề mong muốn, thậm chí sẽ làm ảnh hưởng cả đến người khác.
Việc xảy ra những trường hợp thiếu trung thực trong thi cử lỗi đầu tiên là do học sinh không có ý thức chuẩn bị ôn tập tốt cho kì thi mà chỉ cốt vì điểm cao, đến ngày thi thì chuẩn bị mọi biện pháp để “cứu vãn”. Vậy nên học sinh cần hiểu và ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc học hành và thi cử. Trong lúc học cần học cho nghiêm túc, cho hiệu quả, gần đến kì thi thì cố gắng tập trung cao độ để ôn thi nhưng tránh trường hợp “nước đến chân mới nhảy” sát ngày thi mới bắt đầu học mà cần học từ trước để gần ngày ôn lại, kiến thức đã chắc từ trước để hồi lại sẽ hiệu quả và chắc chắn. Người học cần có tư tưởng cho mình đó là thi cử không phải là để lấy điểm mà là để tụ kiểm tra bản thân để điều chỉnh mình. Điểm thi tốt sẽ là động lực cho bản thân cố gắng và tiếp tục tu dưỡng, còn điểm thi không được tốt thì coi đó là sự nhắc nhở cần thiết để bản thân cố gắng học tập chăm chỉ cùng có phương pháp học hiệu quả hơn trước. Điểm số có thể sửa đổi, không ai đánh giá một người qua điểm số mà là qua cách họ cố gắng khắc phục điểm số và hành động hàng ngày của họ nhằm tu dưỡng bản thân mình. Đối với các giám thị trong phòng thi cũng cần có thái độ nghiêm khắc và xát xao đối với những hành động như vậy để đảm bảo sự công bằng trong thi cử.
Nếu nhìn tổng thể, thiếu trung thực trong kì thi còn bao gồm cả việc bao che cho người khác quay cop, không những không khuyên ngăn, đứng về điều tốt mà còn cổ súy cho cái xấu phát triển cũng là một hành vi cần tránh xa.
Thiếu trung thực trong thi cử là hành động đáng phê phán, nó sẽ để lại nhiều hậu quả tai hại không chỉ khi đang ngồi trên ghế nhà trường mà còn kéo dài đến tận về sau, là nền móng cho sự suy giảm về mặt đạo đức và lí chí. Học sinh cần hiểu rõ điều này và không mắc phải những sai lầm đáng có trong các kì thi, nhất là những kì thi quan trọng.
Từ xưa đến nay, một trong những phẩm chất quan trọng mà ông cha ta luôn khuyên răn con cháu phải rèn luyện đó là trung thực. Đây là phẩm chất cần có ở mỗi con người, cho dù là quá khứ hay hiện tại thì nó vẫn không thay đổi giá trị. Chúng ta luôn cần trung thực trung thực trong mọi mặt của cuộc sống. Bên cạnh những người sống ngay thẳng, thật thà, vẫn còn những con người có hành động thiếu trung thực, làm trái với lẽ phải và đạo lí. Thiếu trung thực trong thi cử là một hiện trạng khá phổ biến trong giới học đường hiện nay, là vấn đề cả xã hội chú ý, quan tâm. Trong chương trình lớp 11, các bạn sẽ gặp bài viết số 6 đề 3: Hãy phân tích tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử và làm thế nào để khắc phục được thái độ đó. Để làm bài văn nghị luận này, trước hết chúng ta cần hiểu thiếu trung thực trong thi cử là gì, các biểu hiện của thiếu trung thực trong thi cử, tìm ra nguyên nhân, biện pháp và rút ra bài học cho bản thân.
Gian lận trong thi cử nghe có vẻ không có gì lạ nhưng nó ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai của đất nước và ảnh hưởng tới từng người dân Việt Nam
DÀN Ý BÀI VIẾT SỐ 6 ĐỀ 3 LỚP 11: SUY NGHĨ VỀ THÁI ĐỘ THIẾU TRUNG THỰC TRONG THI CỬ
1. MỞ BÀI
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: thái độ thiếu trung thực trong thi cử
2. THÂN BÀI
Giải thích:
Thiếu trung thực trong thi cử: có những hành vi không đúng đắn trong thi cử như gian lận, quay cóp...
Biểu hiện:
- Học sinh lén lút đem phao, tài liệu
- Ghi tài liệu ra bàn, những nơi ít ai để ý
- Sử dụng các thiết bị thông minh để tra cứu, gian lân
- Nhìn bài, làm bài hộ nhau, ném giấy cho nhau chép
- Đi thi hộ
Nguyên nhân:
- Từ ý thức của học sinh: ham chơi, lười học
- Áp lực từ gia đình, thầy cô
- Bệnh thành tích ở một số trường học
Tác hại:
- Hình thành nên một thói xấu
- Không có kiến thức thực để áp dụng vào cuộc sống
- Nền giáo dục sa sút, ảnh hưởng tới thế hệ tương lai của đất nước
Giải pháp:
- Học sinh cần có ý thức chăm chỉ học tập, học vì kiến thức chứ không vì điểm số
- Phụ huynh, nhà trường cần quan tâm đến học sinh nhiều hơn, tránh gây áp lực
- Tiêu diệt căn bệnh thành tích
3. KẾT BÀI
Tổng kết lại vấn đề và liên hệ bản thân
BÀI VIẾT SỐ 6 ĐỀ 3 LỚP 11: SUY NGHĨ VỀ THÁI ĐỘ THIẾU TRUNG THỰC TRONG THI CỬ
Trung thực là một trong những phẩm chất tiên quyết khi chúng ta đánh giá một con người. Dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào, thời đại nào, trung thực cũng đáng quý và đáng trân trọng. Tuy nhiên, hiện nay, một thực trạng đáng buồn đang xảy ra đó là sự thiếu trung thực trong thi cử mà một phần không nhỏ các bạn học sinh đang mắc phải. Đã đến lúc, chúng ta phải cùng nhau thảo luận và tìm giải pháp cho vấn đề này.
Để làm rõ về hiện trạng này, trước hết ta cần hiểu: thiếu trung thực trong thi cử nghĩa là gì? Đó là hiện tượng học sinh có những hành vi không đúng đắn trong giờ thi hay kiểm tra như gian lận, quay cóp, bàn bạc bài với nhau... Những học sinh ấy chỉ coi trọng điểm số mà bỏ qua kiến thức thật, năng lực thật.
Những hành vi thiếu trung thực trong giờ kiểm tra của học sinh cũng vô cùng phong phú, đa dạng. Trước giờ thi hay kiểm tra, học sinh chuẩn bị hàng loạt phao thi thu nhỏ giấu sẵn trong người, chỉ cần đợi cơ hội thích hợp là lén lút mang ra xem. Nếu không chuẩn bị được phao thì học sinh đành để sách vở ở dưới ngăn bàn hoặc ghi bài học ra mặt bàn, những nơi ít ai để ý, nhân lúc thầy cô lơ là quay đi thì lén liếc xuống nhìn trộm. Một hành động khác đó là thì thầm to nhỏ bàn bạc bài với nhau, nhìn bài của nhau, đọc bài cho nhau chép, ném giấy, làm hộ. Tinh vi hơn, một số học sinh còn đem các thiết bị thông minh hết sức nhỏ gọn, được ngụy trang khéo léo vào trong phòng thi để phục vụ cho mục đích tra cứu. Tất cả những hành động trên đều là biểu hiện của sự thiếu trung thực trong thi cử, cần kịp thời phát hiện và xử lí nghiêm khắc ngay lập tức.
Vậy nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do đâu? Trước hết, nó bắt nguồn từ ý thức học tập của các học sinh. Nhiều học sinh ham chơi, lười học, bỏ bê học hành nhưng đi thi vẫn muốn được điểm tốt. Một phần khác, đó là do áp lực đến từ cha mẹ và thầy cô luôn muốn con mình phải xếp thứ hạng cao, phải là giỏi nhất. Một số trường học mắc phải căn bệnh thành tích cố hữu, cho nên giám thị làm ngơ, tiếp tay cho các hành động sai trái của học sinh.
Thiếu trung thực trong thi cử không chỉ có ảnh hưởng xấu trong môi trường học đường mà rộng hơn ra là toàn xã hội. Thiếu trung thực trong thi cử sẽ hình thành nên một thói xấu cho các bạn học sinh, cóp bài trót lọt lần một thì sẽ có lần hai, lần ba. Học sinh chỉ quan tâm đến điểm số sẽ không có kiến thực thật khi bước vào đời, không đáp ứng được các nhu cầu của xã hội. Hơn nữa, thiếu trung thực trong thi cử còn làm cho nền giáo dục trở thành một môi trường tiêu cực, nhất là khi những người học sinh hôm nay mai sau sẽ trở thành chủ nhân tương lai của đất nước.
Chúng ta cần có các biện pháp cụ thể đối với hiện trạng thiếu trung thực trong thi cử. Mỗi người học sinh cần có ý thức học tập đúng đắn, chăm chỉ, say mê, có tinh thần ham học, tự học. Cha mẹ, thầy cô quan tâm đến con cái nhưng không nên tạo áp lực quá lớn cho con. Đặc biệt, cần tạo ra một môi trường học tập lành mạnh, tiêu diệt căn bệnh thành tích, xử lí nghiêm khắc các học sinh vi phạm trong thi cử.
Vì một trường học trong sáng, lành mạnh, chúng ta cần chung tay xóa bỏ hiện tượng thiếu trung thực trong thi cử. Muốn vậy, chúng ta hãy rèn luyện cho mình đức tính trung thực, luôn thật thà, thẳng thắn, thực hiện nghiêm túc, tự giác chấp hành các quy định trong giờ kiêm tra.
Ngọc
BÀI VĂN MẪU 2 BÀI VIẾT SỐ 6 ĐỀ 3 LỚP 11: HÃY PHÂN TÍCH TÁC HẠI CỦA THÁI ĐỘ THIẾU TRUNG THỰC TRONG THI CỬ
Thi cử là một hình thức kiểm tra với mục tiêu kiểm tra và đánh giá kiến thức của học sinh. Kết quả của kì thi chính là mức đánh giá điểm gần đúng để người học theo đó mà tiếp tục điều chỉnh, cố gắng đạt được những thành tích như mong muốn. Nhưng hiện nay, rất nhiều bạn coi thi cử là một hình thức có điểm, quan trọng điểm số chứ không quan trọng chất lượng, đó là lí do có nhiều trường hợp không trung thực trong thi cử của người học, đây là một điều đáng phê phán!
Đầu tiên, ta phải hiểu hiện tượng thiếu trung thực trong kì thi là việc mà học sinh không trung thực, không làm bài thi theo đúng khả năng thực sự của mình mà dùng nhiều cách quay cop khác nhau để hòng đạt được một điểm số cao. Để làm điều này thực sự có rất nhiều hình thức, phổ biến nhất đó là mang “phao”, mang tài liệu vào trong phòng thi để quay cop hoặc sao chép bài làm của bạn cùng thi. Dù là bằng hình thức nào thì đó cũng là một hành động lừa dối, không trung thực với người chấm thi cũng như với chính kết quả thi của bản thân mình.
Quay cop là hành động tạo sự thiếu công bằng trong thi cử. Khi mà bạn bè học hành vất vả để có được kì thi tốt thì bản thân lại dùng những biện pháp “nhanh gọn” để được điểm cao mà chẳng mất sức gì. Quay cop như vậy không chỉ khiến cho bản thân dần dần trở nên lười biếng, không chịu học tập chăm chỉ mà còn ngày làm cho kiến thức trở nên mòn đi vì không bao giờ chịu tư duy, sử dụng. Khi những hành vi thiếu trung thực trong kì thi được thực thi một cách trót lọt, dần lâu, người học sẽ không còn tôn trọng tích chất thiêng liêng của một kì thi nữa mà coi đó chỉ như trò chơi mình có thể thắng bằng hình thức gian lận. Thêm vào đó, khi thiếu trung thực trong phòng thi mà để bị phát hiện, không chỉ bài thi bị hủy không xét kết quả mà bản thân học sinh còn bị hạ hạnh kiểm, ảnh hưởng đến cả tương lai về sau trên con đường học vấn. Một bài thi bị điểm kém nhưng không có thái độ sai vẫn đáng châm trước hơn là một bài thi bị đánh dấu do quay cop. Điều này không đơn giản là điểm số mà còn được xét dưới tính chất đạo đức và danh dự. Thiếu trung thực trong nhà trưởng chỉ gây hậu quả nhẹ nhưng thiếu trung thực khi trưởng thành và tự lập sẽ gây ra những hậu quả lớn gấp nhiều lần mà không hề mong muốn, thậm chí sẽ làm ảnh hưởng cả đến người khác.
Việc xảy ra những trường hợp thiếu trung thực trong thi cử lỗi đầu tiên là do học sinh không có ý thức chuẩn bị ôn tập tốt cho kì thi mà chỉ cốt vì điểm cao, đến ngày thi thì chuẩn bị mọi biện pháp để “cứu vãn”. Vậy nên học sinh cần hiểu và ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc học hành và thi cử. Trong lúc học cần học cho nghiêm túc, cho hiệu quả, gần đến kì thi thì cố gắng tập trung cao độ để ôn thi nhưng tránh trường hợp “nước đến chân mới nhảy” sát ngày thi mới bắt đầu học mà cần học từ trước để gần ngày ôn lại, kiến thức đã chắc từ trước để hồi lại sẽ hiệu quả và chắc chắn. Người học cần có tư tưởng cho mình đó là thi cử không phải là để lấy điểm mà là để tụ kiểm tra bản thân để điều chỉnh mình. Điểm thi tốt sẽ là động lực cho bản thân cố gắng và tiếp tục tu dưỡng, còn điểm thi không được tốt thì coi đó là sự nhắc nhở cần thiết để bản thân cố gắng học tập chăm chỉ cùng có phương pháp học hiệu quả hơn trước. Điểm số có thể sửa đổi, không ai đánh giá một người qua điểm số mà là qua cách họ cố gắng khắc phục điểm số và hành động hàng ngày của họ nhằm tu dưỡng bản thân mình. Đối với các giám thị trong phòng thi cũng cần có thái độ nghiêm khắc và xát xao đối với những hành động như vậy để đảm bảo sự công bằng trong thi cử.
Nếu nhìn tổng thể, thiếu trung thực trong kì thi còn bao gồm cả việc bao che cho người khác quay cop, không những không khuyên ngăn, đứng về điều tốt mà còn cổ súy cho cái xấu phát triển cũng là một hành vi cần tránh xa.
Thiếu trung thực trong thi cử là hành động đáng phê phán, nó sẽ để lại nhiều hậu quả tai hại không chỉ khi đang ngồi trên ghế nhà trường mà còn kéo dài đến tận về sau, là nền móng cho sự suy giảm về mặt đạo đức và lí chí. Học sinh cần hiểu rõ điều này và không mắc phải những sai lầm đáng có trong các kì thi, nhất là những kì thi quan trọng.