Hướng dẫn làm bài tập làm văn số 6 ngữ văn lớp 7 thcs, Bài viết số 6 lớp 7 đề 2: Giải thích câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Ca dao, tục ngữ vốn là túi khôn của ông cha ta được truyền lại từ ngàn đời nay. Qua kho tàng tri thức phong phú ấy, ông cha ta đã thể hiện nhiều kinh nghiệm quý báu về đời sống, cách ứng xử giữa người với người, những bài học về lối sống và đạo đức, phẩm giá. Có những câu ca dao, tục ngữ khuyên răn chúng ta phải biết kiên trì, bền bỉ, có câu lại dạy về tình đoàn kết, yêu thương giữa những người cùng trong một nước. “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng” là câu ca dao thuộc chủ đề như thế. Nó đã đi sâu vào trong tiềm thức của người dân Việt Nam, trở thành bài học quý giá theo suốt những thế hệ, bồi đắp cho chúng ta những tình cảm đẹp đối với đồng bào, dân tộc. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn làm bài viết số 6 lớp 7 đề 2: Giải thích câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Hi vọng các bạn sẽ có thêm những ý hay cho bài viết của mình.
BÀI VIẾT SỐ 6 LỚP 7 ĐỀ 2: GIẢI THÍCH “NHIỄU ĐIỀU PHỦ LẤY GIÁ GƯƠNG/ NGƯỜI TRONG MỘT NƯỚC PHẢI THƯƠNG NHAU CÙNG”
Yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau vốn là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Đạo lí ấy đã được ông cha ta thể hiện qua rất nhiều câu ca dao, tục ngữ, mà một trong số đó là:
Câu ca dao đã giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về một đạo lí có tính ngàn đời của dân tộc. Người trong một nước là những người có chung màu da, tiếng nói, cùng sống trên một lãnh thổ, cùng ảnh hưởng bởi một nền văn hóa, lịch sử. Hơn nữa, dân tộc Việt Nam ta lại cùng là con Lạc cháu rồng, cùng từ bọc trăm trứng do mẹ Âu Cơ sinh ra, gọi nhau bằng hai tiếng đồng bào. Vậy thì có cớ gì chúng ta lại không yêu thương, đoàn kết, che chở, đùm bọc cho nhau. Truyện cổ tích “Quả bầu” hay “Lê Lợi trả gươm thần” là ví dụ giúp ta thấm thía hơn lời dặn: “Người trong một nước phải thương nhau cùng” của ông cha mình.
Tình yêu thương dân tộc bắt nguồn từ tình làng nghĩa xóm, sự đồng cảm, xót xa khi chứng kiến đồng bào mình phải chịu cảnh đau thương bất hạnh. Hàng năm, vào mỗi mùa mưa bão, khúc ruột miền Trung lại rên lên đau xót trước cảnh mưa lũ, thiên tai tàn phá nhà cửa, hoa màu, cuốn trôi bao nhiêu mạng người. Chính lúc ấy, hàng triệu trái tim Việt Nam đều nhất loạt hướng về miền Trung thân yêu, giúp đỡ họ cả về vật chất lẫn tinh thần, đồng thời xoa dịu nỗi đau của họ. Cũng có biết bao chương trình được tổ chức nhằm giúp những mảnh đời, số phận bất hạnh có một cuộc sống tốt đẹp hơn như: Trái tim cho em, Cặp lá yêu thương... Những hành động ấy tuy nhỏ bé nhưng đã góp phần lan tỏa hơi ấm trong cuộc đời này, để bất cứ người nào, ở bất cứ nơi đâu trên dải đất hình chữ S cũng cảm nhận được tình yêu thương giữa những người có cùng chung tiếng nói, màu da. Tình yêu thương, đoàn kết dân tộc cũng tạo nên sức mạnh giúp cho chúng ta vượt qua hết thảy khó khăn, thử thách, chiến thắng thù trong, giặc ngoài. Trong thời chiến, đó là những mẹ Suốt, mẹ Tơm che giấu cán bộ, là tình đồng chí, nghĩa đồng bào: “Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng”. Không chỉ là những người con đang sinh sống trên đất nước Việt Nam, kiểu bào ta ở nước ngoài cũng đang ra sức học tập, lao động để góp phần dựng xây quê hương, đất nước. Nhân dân ta đang thực hiện đúng lời dạy năm xưa: “Lá lành đùm lá rách”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng”.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phê phán những người thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của chính đồng loại mình. Lối sống ích kỉ, cá nhân hẹp hòi ấy cần phải lên án và loại bỏ ra khỏi cuộc sống ngày nay. Một đất nước sẽ không thể phát triển được nếu còn những người như thế.
Yêu nước, thương nòi, sống ân nghĩa, ân tình đã trở thành vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân Việt Nam ta từ ngàn đời nay. Mỗi người chúng ta hãy có trách nhiệm giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang, tốt đẹp ấy.
BÀI LÀM 2 TẬP LÀM VĂN SỐ 6 LỚP 7 GIẢI THÍCH “NHIỄU ĐIỀU PHỦ LẤY GIÁ GƯƠNG/ NGƯỜI TRONG MỘT NƯỚC PHẢI THƯƠNG NHAU CÙNG”
Từ ngàn đời nay, đất nước ta đã trải qua bao thăng trầm, bao biến cố của dòng chảy lịch sử. Dân ta chịu bao đói khổ, đau thương mất mát. Mỗi một khoảnh khắc đều có ý nghĩa to lớn đối với cả dân tộc đoàn kết một lòng. Vị vậy xưa, ông cha ta có câu: " Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng"
Không ai trong chúng ta không biết "nhiễu điều" là một loại vải quý ngày xưa,
Tất cả chúng ta đều biết " nhiễu điều" là một loại vải rất quý, được làm từ tơ tằm và có màu đỏ thắm. Chúng thường dùng để may quần áo hoặc làm khăn trải bàn cho các vương quan quý tộc ngày xưa. Còn " giá gương" là một cái khung được làm từ gỗ dùng để đỡ chiếc gương. "Nhiễu điều phủ lấy giá gương" tức vải quý phủ lên khung gỗ. Hình ảnh tượng trưng ấy vừa giản dị trong sáng mà ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc, gợi cho ta đến một tình cảm cao đẹp đó là tình đoàn kết, sự bao bọc và che chở cho nhau như hai vật trong câu tục ngữ ấy. Qua đó, ông cha ta muốn nhắn gửi một thông điệp đến thế hệ tương lai phải biết đoàn kết, che chở cho nhau những lúc gặp hoạn nạn hay khó khăn. Dường như thứ tình cảm cao đẹp đó trở thành một truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam và những đứa con đất Việt.
Xưa kia, cội nguồn của con người Việt Nam là từ câu truyện Âu Cơ và Lạc Long Quân, hai người bên nhau, và Âu Cơ hoài thai một bọc trăm trứng. Sau khi sinh con, 50 người con theo mẹ xuống biển, 50 người con theo cha lên rừng, cùng nhau cai quản các vùng đất giữ bình yên cho xóm làng. Vì vậy con người Việt Nam ta đều có cội nguồn giống nhau, chảy chung huyết thống của dân tộc. Tình đoàn kết, gắn bó từ ấy mà phát triển và bền chặt đến tận ngày nay. Và ông cha ta cũng từng nói rằng:
Theo dòng chảy của lịch sử, ý nghĩa và giá trị của câu tục ngữ " nhiễu điều phủ lấy giá gương" không hề bị phai mờ. Minh chứng thực tế là giai đoạn đất nước ta chìm trong chiến tranh và bom đạn. Để chiến thắng được Thực Dân Pháp tàn bạo, Đế Quốc Mỹ dã man, ta rất cần một sức mạnh to lớn của toàn dân. Không chỉ những thanh niên xung phong ra trận mạc mà còn là những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hy sinh nuôi dấu bộ đội. Những chú bé liên lạc quả cảm băng rừng mà đi truyền tin, không ngại hiểm nguy ập đến cướp đi tuổi trẻ bất cứ khi nào. Hay những cô thanh niên trên tuyến đường Trường Sơn, mạnh mẽ quả cảm mà mộng mơ và dịu dàng. Tất cả những con người ấy, người là "nhiễu điều", kẻ là "giá gương", họ một lòng đoàn kết, che chở và bao bọc cho nhau khi đất nước khó khăn, khi mạng sống bị đe dọa và khi tổ quốc gọi tên mình. Tình đoàn kết gắn bó đi từ những trang đời vào trang thơ, vào bài hát:
Phải chăng, câu tục ngữ ấy luôn là kim chỉ nam cho mọi thời đại. Hiện nay, xã hội dù phát triển, câu tục ngữ ấy không mất đi giá trị mà ngày càng thấm thía hơn. Chúng ta là thế hệ tương lai của đất nước, hãy học hỏi và tiếp thu giá trị nhân văn ấy. Nâng cao tình đoàn kết, che chở cho nhau khi gặp hoạn nạn khó khăn. Đơn giản là cho người ăn xin bên đường vài đồng lẻ, dắt người già qua đường,... Hãy luôn sống đẹp theo lối sống của ông cha ta ngày trước, đùm bọc và yêu thương nhau dù cho bối cảnh có rối ren, toàn lừa lọc và dối trá. Giống như một số kẻ hiện nay, đề cao cá nhân, dẫm đạp lên người khác thậm chí hại người để chuộc lời. Những kẻ đó phải bị lên án gay gắt hơn.
Thật vậy, nhiễu điều có lúc nào không phủ lấy giá gương? Có lẽ điều đó mất đi chỉ khi dân tộc Việt Nam lụi tàn. Dường như câu tục ngữ mang một giá trị vĩnh cửu đến tận mãi sau.
BÀI VIẾT SỐ 6 LỚP 7 ĐỀ 2: GIẢI THÍCH “NHIỄU ĐIỀU PHỦ LẤY GIÁ GƯƠNG/ NGƯỜI TRONG MỘT NƯỚC PHẢI THƯƠNG NHAU CÙNG”
Yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau vốn là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Đạo lí ấy đã được ông cha ta thể hiện qua rất nhiều câu ca dao, tục ngữ, mà một trong số đó là:
Những hình ảnh trong câu ca dao thật dễ hiểu nhưng ý nghĩa của nó cũng không kém phần sâu sắc. “Nhiễu điều” là tấm vải đỏ đẹp đẽ. Còn “giá gương” là vật được đặt trên bàn thờ tổ tiên. Trên giá gương có thể là tấm ảnh hoặc bài vị ghi công đức của người đã khuất. Nhiễu điều phủ lấy giá gương giúp giá gương tránh khỏi bụi bẩn và tăng thêm phần trang trọng, tao nhã. Từ hình ảnh giàu sức gợi ấy, ông cha ta khái quát lên một bài học giàu tính triết lí: đã là người trong một nước thì phải biết che chở, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Câu ca dao đã giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về một đạo lí có tính ngàn đời của dân tộc. Người trong một nước là những người có chung màu da, tiếng nói, cùng sống trên một lãnh thổ, cùng ảnh hưởng bởi một nền văn hóa, lịch sử. Hơn nữa, dân tộc Việt Nam ta lại cùng là con Lạc cháu rồng, cùng từ bọc trăm trứng do mẹ Âu Cơ sinh ra, gọi nhau bằng hai tiếng đồng bào. Vậy thì có cớ gì chúng ta lại không yêu thương, đoàn kết, che chở, đùm bọc cho nhau. Truyện cổ tích “Quả bầu” hay “Lê Lợi trả gươm thần” là ví dụ giúp ta thấm thía hơn lời dặn: “Người trong một nước phải thương nhau cùng” của ông cha mình.
Tình yêu thương dân tộc bắt nguồn từ tình làng nghĩa xóm, sự đồng cảm, xót xa khi chứng kiến đồng bào mình phải chịu cảnh đau thương bất hạnh. Hàng năm, vào mỗi mùa mưa bão, khúc ruột miền Trung lại rên lên đau xót trước cảnh mưa lũ, thiên tai tàn phá nhà cửa, hoa màu, cuốn trôi bao nhiêu mạng người. Chính lúc ấy, hàng triệu trái tim Việt Nam đều nhất loạt hướng về miền Trung thân yêu, giúp đỡ họ cả về vật chất lẫn tinh thần, đồng thời xoa dịu nỗi đau của họ. Cũng có biết bao chương trình được tổ chức nhằm giúp những mảnh đời, số phận bất hạnh có một cuộc sống tốt đẹp hơn như: Trái tim cho em, Cặp lá yêu thương... Những hành động ấy tuy nhỏ bé nhưng đã góp phần lan tỏa hơi ấm trong cuộc đời này, để bất cứ người nào, ở bất cứ nơi đâu trên dải đất hình chữ S cũng cảm nhận được tình yêu thương giữa những người có cùng chung tiếng nói, màu da. Tình yêu thương, đoàn kết dân tộc cũng tạo nên sức mạnh giúp cho chúng ta vượt qua hết thảy khó khăn, thử thách, chiến thắng thù trong, giặc ngoài. Trong thời chiến, đó là những mẹ Suốt, mẹ Tơm che giấu cán bộ, là tình đồng chí, nghĩa đồng bào: “Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng”. Không chỉ là những người con đang sinh sống trên đất nước Việt Nam, kiểu bào ta ở nước ngoài cũng đang ra sức học tập, lao động để góp phần dựng xây quê hương, đất nước. Nhân dân ta đang thực hiện đúng lời dạy năm xưa: “Lá lành đùm lá rách”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng”.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phê phán những người thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của chính đồng loại mình. Lối sống ích kỉ, cá nhân hẹp hòi ấy cần phải lên án và loại bỏ ra khỏi cuộc sống ngày nay. Một đất nước sẽ không thể phát triển được nếu còn những người như thế.
Yêu nước, thương nòi, sống ân nghĩa, ân tình đã trở thành vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân Việt Nam ta từ ngàn đời nay. Mỗi người chúng ta hãy có trách nhiệm giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang, tốt đẹp ấy.
BÀI LÀM 2 TẬP LÀM VĂN SỐ 6 LỚP 7 GIẢI THÍCH “NHIỄU ĐIỀU PHỦ LẤY GIÁ GƯƠNG/ NGƯỜI TRONG MỘT NƯỚC PHẢI THƯƠNG NHAU CÙNG”
Từ ngàn đời nay, đất nước ta đã trải qua bao thăng trầm, bao biến cố của dòng chảy lịch sử. Dân ta chịu bao đói khổ, đau thương mất mát. Mỗi một khoảnh khắc đều có ý nghĩa to lớn đối với cả dân tộc đoàn kết một lòng. Vị vậy xưa, ông cha ta có câu: " Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng"
Không ai trong chúng ta không biết "nhiễu điều" là một loại vải quý ngày xưa,
Tất cả chúng ta đều biết " nhiễu điều" là một loại vải rất quý, được làm từ tơ tằm và có màu đỏ thắm. Chúng thường dùng để may quần áo hoặc làm khăn trải bàn cho các vương quan quý tộc ngày xưa. Còn " giá gương" là một cái khung được làm từ gỗ dùng để đỡ chiếc gương. "Nhiễu điều phủ lấy giá gương" tức vải quý phủ lên khung gỗ. Hình ảnh tượng trưng ấy vừa giản dị trong sáng mà ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc, gợi cho ta đến một tình cảm cao đẹp đó là tình đoàn kết, sự bao bọc và che chở cho nhau như hai vật trong câu tục ngữ ấy. Qua đó, ông cha ta muốn nhắn gửi một thông điệp đến thế hệ tương lai phải biết đoàn kết, che chở cho nhau những lúc gặp hoạn nạn hay khó khăn. Dường như thứ tình cảm cao đẹp đó trở thành một truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam và những đứa con đất Việt.
Xưa kia, cội nguồn của con người Việt Nam là từ câu truyện Âu Cơ và Lạc Long Quân, hai người bên nhau, và Âu Cơ hoài thai một bọc trăm trứng. Sau khi sinh con, 50 người con theo mẹ xuống biển, 50 người con theo cha lên rừng, cùng nhau cai quản các vùng đất giữ bình yên cho xóm làng. Vì vậy con người Việt Nam ta đều có cội nguồn giống nhau, chảy chung huyết thống của dân tộc. Tình đoàn kết, gắn bó từ ấy mà phát triển và bền chặt đến tận ngày nay. Và ông cha ta cũng từng nói rằng:
"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một loài"
Theo dòng chảy của lịch sử, ý nghĩa và giá trị của câu tục ngữ " nhiễu điều phủ lấy giá gương" không hề bị phai mờ. Minh chứng thực tế là giai đoạn đất nước ta chìm trong chiến tranh và bom đạn. Để chiến thắng được Thực Dân Pháp tàn bạo, Đế Quốc Mỹ dã man, ta rất cần một sức mạnh to lớn của toàn dân. Không chỉ những thanh niên xung phong ra trận mạc mà còn là những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hy sinh nuôi dấu bộ đội. Những chú bé liên lạc quả cảm băng rừng mà đi truyền tin, không ngại hiểm nguy ập đến cướp đi tuổi trẻ bất cứ khi nào. Hay những cô thanh niên trên tuyến đường Trường Sơn, mạnh mẽ quả cảm mà mộng mơ và dịu dàng. Tất cả những con người ấy, người là "nhiễu điều", kẻ là "giá gương", họ một lòng đoàn kết, che chở và bao bọc cho nhau khi đất nước khó khăn, khi mạng sống bị đe dọa và khi tổ quốc gọi tên mình. Tình đoàn kết gắn bó đi từ những trang đời vào trang thơ, vào bài hát:
"Năm anh em trên một chiếc xe tăng
Như năm bông hoa nở cùng một cành
Như năm ngón tay trên một bàn tay"
Phải chăng, câu tục ngữ ấy luôn là kim chỉ nam cho mọi thời đại. Hiện nay, xã hội dù phát triển, câu tục ngữ ấy không mất đi giá trị mà ngày càng thấm thía hơn. Chúng ta là thế hệ tương lai của đất nước, hãy học hỏi và tiếp thu giá trị nhân văn ấy. Nâng cao tình đoàn kết, che chở cho nhau khi gặp hoạn nạn khó khăn. Đơn giản là cho người ăn xin bên đường vài đồng lẻ, dắt người già qua đường,... Hãy luôn sống đẹp theo lối sống của ông cha ta ngày trước, đùm bọc và yêu thương nhau dù cho bối cảnh có rối ren, toàn lừa lọc và dối trá. Giống như một số kẻ hiện nay, đề cao cá nhân, dẫm đạp lên người khác thậm chí hại người để chuộc lời. Những kẻ đó phải bị lên án gay gắt hơn.
Thật vậy, nhiễu điều có lúc nào không phủ lấy giá gương? Có lẽ điều đó mất đi chỉ khi dân tộc Việt Nam lụi tàn. Dường như câu tục ngữ mang một giá trị vĩnh cửu đến tận mãi sau.