Bài viết số 7 lớp 8 đề 2: văn học và tình thương

Hướng dẫn học sinh bài tập làm văn mẫu của bài viết số 7 lớp 8 đề 2 nghị luận về văn học và tình thương.. Andtole France từng nói: Khoa học không quan tâm gì đến việc làm buồn lòng ai cả. Vì vậy khoa học không có lòng nhân. Thơ ca làm cho ta say mê ngây ngất, an ủi vỗ về ta, cho nên nó còn cần thiết hơn là khoa học.” Đúng như vậy, thơ ca nếu không có người ta đã mồ côi. Bằng những chân giá trị của mình, văn chương từ xưa đến nay đã đồng hành cùng với loài người, từ thuở ấu thơ cho đến ngày tận thế. Văn chương dùng tình yêu thương bốc lên từ trái tim người nghệ sĩ mà làm đẹp, và sửa sang cho tâm hồn con người. văn chương là thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để thay đổi thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người trong sạch và phong phú hơn. Với ý nghĩa đấy, văn học như mẹ phù sa cho ta tình yêu thương vô bờ bến. vậy thì đã bao giờ bạn đặt văn học và tình thương vào cùng một thái cực và chiêm nghiệm về nó. Hôm nay mình sẽ giúp các bạn bài viết số 7 lớp 8 đề 2: văn học và tình thương. Mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây.

van-hoc-va-tinh-thuong.jpg

Bài tập làm văn số 7 của ngữ văn lớp 8 là chủ đề về văn học và tình thương


BÀI VĂN 1 BÀI VIẾT SỐ 7 LỚP 8 ĐỀ 2: VĂN HỌC VÀ TÌNH THƯƠNG
Có những phút yếu lòng, tôi vịn vào câu thơ mà đứng dậy. thơ là đôi cánh nâng tôi bay, là người mẹ phù sa cho tôi tình thương vô bờ bến. Vậy nên thơ ca, không có người ta đã mồ côi. Văn học là một món quà quý giá vô ngần mà tạo hóa ban tặng cho con người. văn chương ra đời giữa những buồn vui của loài người và nó sẽ mãi làm bạn với loài người cho đến ngày tận thế. Văn học và tình thương, tuy hai mà một, tuy một mà hai.

Văn học là một hình thái ý thức xã hội thẩm mĩ, lấy con người và đời sống làm trung tâm. Dùng hình tượng nghệ thuật là phương tiện nghệ thuật để phản ánh và ngôn từ là chất liệu phản ánh. Trên tư cách ấy, văn học rất gần gũi với con người, là người bạn đồng hành, là sự phản ánh con người và thời đại một cách cao đẹp. văn chương vì con người mà có, bởi con người mà tạo nên. Và cái mà con người cần đến văn chương như một thứ khí giới thanh cao để cửu rỗi chính mình ấy là tình thương. Lãnh lấy sứ mệnh thiêng liêng ấy, văn chương là người mẹ phù sa tôn tạo và nâng đỡ yêu thương cho con người.

Văn chương cần cho cuộc sống của con người. nhưng văn chương giúp cho con người có tình thương, nhưng tình thương ấy không phải là sự cứu chuộc của những đấng trên cao, mà là tình yêu thương của con người trần thế gắn với những đau thương và lầm than nơi thực tại để nâng đỡ tâm hồn con người bớt đau đớn và cô độc. Bởi nếu trái đất không có tình thương thì sẽ thành nấm mồ. nhưng tình thương ấy, không phải là việc văn chương chiều theo những yếu đuối và sa đọa của con người. vì không thể có một thứ nghệ thuật hư vô, nghệ thuật bi quan, nghệ thuật đòi chết. nghệ thuật bào giờ cũng là sự khẳng định. Chính vì vậy mà lắng nghe trong những câu ca dao xưa, là nỗi than thân, thương thân nhưng vẫn đầy lạc quan và tin tưởng về cuộc sống:
“Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.”
Những câu chuyện tấm cám dạy cho ta niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện và sự sụp đổ của cái ác. Những chàng Thạch Sanh, Thánh gióng cho ta thêm tự hào về sức mạnh phi thường của con người. và những câu ca dao về quê hương đất nước cho ta thêm yêu xứ sở:
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ tre đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”
Đó là tình thương mà văn học cho ta. Tình thương ấy còn là niềm tin, là sự hi vọng, là sự vực dậy để trở thành nơi dựa của ta mỗi khi yếu lòng.

Nhưng văn học không phải được tạo nên tự nó, mà đều thuộc vè một chủ thể trữ tình đã thai nghén và sinh thành nên nó, để nó tạo tác nên tinh thần của xã hội. vậy nên muốn văn học có tình thương, trước hết nhà văn phải là người nhân đạo từ trong cốt tủy. Anh phải đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy những vang động của cuộc đời, có như vậy những trang hoa của anh mới không là vỏ bào, là thứ kĩ xảo vờn vẽ không hơn. Nhưng tình cảm chân thành phải được mã hóa bằng ngô từ để người đọc tiếp nhận nó. Bởi ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên, yếu tố thứ nhất của văn học, qua ngôn ngữ nhà văn muốn truyền đạt một tư tưởng của mình về nhân sinh để mong đối thoại với người đọc một vấn đề quan trọng về nhân sinh. Chính ý thức trách nhiệm sẽ là yếu tố để anh ghi dấu ấn trong lòng bạn đọc.

Văn học phải gắn liền với tình thương, nếu không văn học sẽ chỉ là trang sách bay không có chân trời, chỉ là một thứ nghệ thuật vị kỉ, sẽ sớm chết yểu mà thôi.
Thủy.

BÀI VĂN 2 BÀI VIẾT SỐ 7 LỚP 8 ĐỀ 2: VĂN HỌC VÀ TÌNH THƯƠNG
M Go- rơ- ki đã từng nói: “Văn học là nhân học”. Văn học chính là cái đẹp nhân bản của chính đạo nghĩa làm người mà suy cho cùng, vẻ đẹp tuyệt vời nhất của con người chính là yêu thương nhau. Quả vậy, văn học và tình thương có một mối quan hệ vô cùng khăng khít và có lẽ văn học chính là tình thương.

Nghệ thuật là loại hình được sinh ra để phục vụ nhu cầu tình cảm thẩm mĩ của con người, là một loại hình nghệ thuật, văn học chính là một hình thái ý thức xã hội mà qua đó phản ánh những nhu cầu bức thiết nhất của tinh thần con người. Văn học là một vật chất đặc biệt, nó là thành quả lao động của những người nghệ sĩ và đi vào đời sống như một thứ hàn hóa bằng tinh thần và người tiếp nhận chỉ có thể sở hữu tác phẩm văn học chân chính bằng tinh thần mà thôi. Mà đặc trưng của đối tượng phản ánh trong văn học đó chính là lấy con người làm trung tâm của thẩm mĩ. Vì thế, mọi mối quan hệ cũng như đời sống của con người là cái văn học quan tâm và trú trọng nhất. Nói đến tình thương, chúng ta đã quá quen thuộc với nó và có thể nói chẳng ai có thể sống trên đời mà không có tình yêu thương. Chúng ta sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, bạn bè,… và lại ta chỉ có thể yêu thương mọi người, yêu thương ngay những người yêu thương ta thì ta mới trọn niềm vui để tiếp tục sống hạnh phúc.

Là hiện thân của nhu cầu tất yếu của con người, văn học không thể tác rời khỏi tình yêu thương. Từ những câu chuyện dân gian như Tấm Cám, Thánh Gióng,… đến văn học trung đại như Truyện Kiều- Nguyễn Du và đến những áng văn thơ hiện đại, có tác phẩm bất hủ nào lại tác rời tình thương. Những tác phẩm ấy sẽ có giá trị gì nếu nó không phải là nỗi đau khổ của chính con người và nỗi cảm thông của tác giả và độc giả cho số phận của họ. Nhà phê bình người Nga Bêlinxki viết: “ Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó”. Quả vậy, ngày nay ta sẽ không còn nhớ đến câu chuyện cổ tích Tấm Cám nếu nó không phải là hiện thân của cuộc chiến cái thiện và cái ác, không cho ta những cảm thông, yêu ghét rõ ràng đối với cái xấu và cái tốt, hơn hai trăm năm qua, Truyện Kiều có lẽ cũng sẽ pahi mờ nếu đó không phải là niềm xót xa vô tận của Nguyễn Du trong những âm thanh tiếng đàn nhỏ máu của cuộc đời Kiều. Và chúng ta từ ngày tấm bé đã thuấn nhuần vẻ đẹp yêu thương con người, một vẻ đẹp vô cùng truyền thống của dân tộc bởi thuộc lòng những câu ca dao:
"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"
Hay:
“Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”
Văn học chính là tình thương. Tình thương ấy là sư biểu hiện chân thực, sâu sắc nỗi đau khổ của mọi kiếp người đồng thời nói lên sự cảm thông đối với nỗi đau của họ và gợi tình thương yêu trong mỗi tâm hồn người đọc. Học và tiếp xúc với văn học chính là cách chúng ta trải hồn mình với những mảnh đời bất hạnh, để cảm thông, để sẻ chia và còn là để tri âm với tiếng nói cảm thông nơi tác giả. Tác phẩm văn học sẽ chỉ là những vệt đen trên trang giấy nếu không thấm nhuần tất cả những giá trị tinh tế, nhân văn ấy. Là nhà văn cần hiểu rõ điều này để tạo ra những tác phẩm có giá trị nhân sinh thực sự.

Văn học chính là tình thương, văn học sẽ chẳng là gì nếu nó không phản ánh và bồi đắp ý niệm về tình yêu thương giữa con người với con người, chỉ khi nó đầy ắp tình người, văn chương mới thực sự giải phóng được tất cả những giá trị mà nó có.
 
  • Chủ đề
    bài viết số 7 văn học và tình thương
  • Top