Bài viết số 7 lớp 9 đề 3: Lấy nhan đề Tình đời trong chiếc lá viết cảm nhận về Chiếc lá cuối cùng

Hướng dẫn viết bài văn trong tập làm văn bài viết số 7 cả ngữ văn lớp 9 đề số 3 cảm nhận về truyện “Chiếc lá cuối cùng” từ nhan đề “Tình đời trong chiếc lá” có dàn ý và bài viết tham khảo lớp

“Nhắc đến nền văn học Mỹ, đặc biệt là truyện ngắn, ta không thể nào bỏ quên O Henry. Vào đời sớm, lăn lộn để kiếm sống, chịu nhiều đắng cay, bất hạnh, ta hiểu vì sao nhà văn luôn dành tình cảm cho những con người nghèo khổ tận cùng đáy xã hội. Ở các truyện ngắn của ông, ta bắt gặp một tấm lòng nhân đạo cao cả, hướng con người tới những tình cảm nhân văn cao đẹp. Nổi bật trong số những truyện ngắn của ông là “Chiếc lác cuối cùng”, truyện hướng vào những mảnh đời chông chênh, bất hạnh trong xã hội Mỹ, vào sức mạnh của nghệ thuật chân chính là tiếp thêm niềm tin cho con người. Truyện ngắn được sáng tác năm 1907. Trong chương trình ngữ văn lớp 9 bài viết số 7 đề 3 có yêu cầu các bạn làm bài cảm nhân jveef chiếc lá cuối cùng bằng cách lấy nhàn đề Tình đời trong chiếc là thì hôm nay vfo.vn sẽ viết 1 bài hướng dẫn các bạn cách làm bài này.

cam-nhan-vet-chiec-la-cuoi-cung-bai-viet-so-7.jpg

Bài viết số 7 đề 3 lớp 9 về tác phẩm chiếc lá cuối cùng


DÀN Ý BÀI VIẾT SỐ 7 LỚP 9 ĐỀ 3 CẢM NHÂN ĐOẠN TRÍCH CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
1. MỞ BÀI
Giới thiệu đoạn trích

2. THÂN BÀI
Diễn biến tâm trạng của Giôn-xi:
Tuyệt vọng vì bệnh tật, nghèo túng
Phó mặc số phận theo chiếc lá thường xuân ngoài bờ tường

Hình ảnh chiếc lá cuối cùng và cụ Bơ-men
Cụ Bơ-men là một người có tấm lòng nhân hậu, giàu đức hi sinh, một nghệ sĩ chân chính
Chiếc lá cụ vẽ nên bằng cả trái tim và tấm lòng đã giúp hồi sinh Giôn-xi
Sức mạnh của nghệ thuật chân chính

Đánh giá
Nội dung: ca ngợi lòng nhân ái, tình yêu thương giữa người với người, khẳng định sức mạnh của nghệ thuật đối với con người
Nghệ thuật: tình huống đảo ngược, cách kể chuyện khéo léo.

3. KẾT BÀI
Khẳng định lại giá trị của truyện ngắn

bai-viet-so-7-lop-9-de-3-cam-nhan-ve-chiec-la-cuoi-cung.jpg

Chiếc là cuối cùng tuy đơn giản nhưng lại mang 1 giá trị rất lớn về nghị lực sống


BÀI VĂN MẪU TẬP LÀM VĂN BÀI VIẾT SỐ 7 ĐỀ 3 NGỮ VĂN LỚP 9: CẢM NHÂN ĐOẠN TRÍCH CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
“Đối tượng của văn học vốn là thân phận con người, nên chỉ có kẻ nào đọc và hiểu nó sẽ hóa thành không phải là một chuyên gia nghiên cứu văn học mà là một kẻ hiểu biết con người một cách sâu sắc”. Quả thật, cuộc đời là điểm xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học. Qua mỗi thế giới nghệ thuật, người đọc lại có một thể nghiệm khác nhau về con người và cuộc đời. Đến với truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của O Henry, chúng ta được chứng kiến bức tranh hiện thực về xã hội Mỹ lúc bấy giờ. Không phải là những con phố hoa lệ, những buổi tiệc tùng thâu đêm mà là cuộc sống nghèo khó nhưng chan chứa tình thương của những con người ở tận cùng đáy xã hội.

Đoạn trích kể về 3 họa sĩ nghèo là Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men cùng sống chung trong một khu trọ tồi tàn. Giôn-xi bị mắc bệnh viêm phổi, cô cho rằng khi nào chiếc lá thường xuân cuối cùng trên bức tường đối diện rụng xuống thì cô cũng sẽ lìa đời. Cụ Bơ-men là một ông già tốt bụng. Trong đêm mưa gió bão bùng, khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống, ông đã vẽ vào một chiếc lá thay thế. Chiếc lá ấy đã cứu sống Giôn-xi, nhưng đổi lại đã lấy đi mạng sống của một người có trái tim nhân hậu.

O Henry đã rất thành công trong việc khắc họa tâm lí nhân vật cùng xây dựng tình huống truyện chứa đựng nhiều bất ngờ. Mỗi ngày Giôn-xi đều nhìn ra khung cửa sổ đếm lá rơi, cây thường xuân xanh tốt ngày nào giờ đây chỉ còn sáu lá, rồi năm lá. Thật đáng sợ làm sao khi mỗi ngày trôi đi trong gió đông và cơn mưa tuyết lạnh lẽo, những chiếc lá thi nhau lần lượt lìa cành. Cô gái trẻ Giôn-xi vì bệnh tật mà đã rơi vào hố sâu tuyệt vọng, phó mặc số phận đời mình cho tự nhiên, cho những vật vô tri vô giác. Một người dù mắc bệnh nặng tới đâu nhưng còn ý chí thì vẫn còn có thể sống tiếp. Nhưng ở đây, ta thấy Giôn-xi đã hoàn toàn mất hết ý chí, nghị lực sống. Chiếc lá cuối cùng còn sót lại như báo hiệu thời điểm kết thúc của cô cũng sắp gần kề. Giôn-xi đáng thương mà cũng đáng trách. Cô tự chìm đắm trong những suy nghĩ kì quặc của mình, để mặc sợi dây liên kết của bản thân với cuộc sống trở nên lỏng lẻo, để cho những ước mơ mãi còn dang dở.

Chiếc lá cuối cùng vừa là hi vọng vừa là nỗi tuyệt vọng của Giôn-xi. O Henry đã khiến người đọc phải hồi hộp, nín thở theo dõi những diễn biến tiếp theo. Và rồi, tất cả như một phép màu, qua một đêm mưa gió bão bùng, chiếc lá thường xuân cuối cùng vẫn còn đấy. Chiếc lá kiên cường chống trọi với gió bão đã khiến cho Giôn-xi hổ thẹn với chính mình: “Có cái gì đó đã khiến chiếc lá vẫn ở đấy để cho thấy mình quả là độc ác. Muốn chết là một cái tội”. Chiếc lá rõ ràng đã tiếp thêm nghị lực sống cho Giôn-xi. Chiếc lá tuy nhỏ bé, mong manh nhưng vẫn kiên cường bám trụ lấy sự sống, còn cô thì mãi theo đuổi những suy nghĩ tiêu cực, mất niềm tin vào cuộc sống. Tác giả đã đưa người đọc đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Vừa thở phào nhẹ nhõm khi thấy Giôn-xi đã sắp khỏi bệnh, ta lại xúc động biết bao khi biết rằng chiếc lá “vẫn còn có mầu xanh thẫm gần cuống, nhưng với phần rìa te tua pha mầu vàng của sự tàn tạ” ấy là kiệt tác của cụ Bơ-men. Chiếc lá ấy là kiệt tác không chỉ bởi vì nó trông giống như thật mà còn bởi nó đã khơi dậy khát vọng sống trong Giôn-xi. Chiếc lá ấy được vẽ nên bằng một tình cảm chân thành, một tấm lòng nhân hậu, giàu vị tha cùng đức hi sinh. Cụ Bơ-men đã đoạt quyền tạo hóa để mang Giôn-xi trở về từ tay thần chết, nhưng cái giá phải trả dường như cũng quá đắt. Tình huống đảo ngược diễn ra đầy bất ngờ. Giôn-xi bị viêm phổi nặng dần khôi phục, còn cụ Bơ-men đang khỏe mạnh thì mất chỉ sau hai ngày. Lời khép lại tác phẩm của Xiu vừa đủ, tạo những âm vang rộng lớn trong lòng người đọc. Không chỉ thấm thía về tình người cao đẹp, ta còn nhận thức rõ hơn về sức mạnh của nghệ thuật chân chính: nghệ thuật phải là thứ khí giới thanh cao và đắc lực, tiếp thêm niềm tin cho con người, hướng con người tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Mỗi tác phẩm nghệ thuật là một thông điệp muốn gửi tới người đọc. Qua truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”, nhà văn O Henry đã ca ngợi tình yêu thương yêu cao cả giữa người với người- những con người dù nghèo khó về vật chất nhưng luôn giàu có về tinh thần. Tác phẩm còn chứa đựng một quan niệm đúng đắn về nghệ thuật muôn đời: nghệ thuật phải vì con người và cuộc sống- nghệ thuật vị nhân sinh. Một trong những điểm nổi bật của truyện ngắn O Henry mà “Chiếc lá cuối cùng” cũng là một minh chứng: đó là sự dí dỏm, dễ hiểu, giàu tình cảm và luôn có những cái kết bất ngờ, khéo léo. Nhà văn thực sự đã để lại một viên ngọc quý cho nền văn học Mĩ nói riêng và thế giới nói chung.

“Nghệ thuật nằm ngoài quy luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”. Truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” mãi là thanh âm trong trẻo trong lòng người đọc cũng bởi những tình cảm hết sức nhân văn cùng một tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn.

Ngoài ra bài viết số 7 còn có 3 đề khác nữa các bạn có thể tham khảo trong mục văn mẫu lớp 9 nhé
 
  • Chủ đề
    bài viết số 7 bai viet so 7 de 3 bai viet so 7 lop 9 lop 9 văn mẫu
  • Thống kê

    Chủ đề
    100,746
    Bài viết
    467,576
    Thành viên
    339,851
    Thành viên mới nhất
    Đông Âu
    Top