Hướng dẫn làm bài bài tập làm văn số 7 đề 6 của ngữ văn lớp 9 trình bày suy nghĩ về khổ cuối bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy có dàn ý và bài viết tham khảo
Nguyễn Duy là nhà thơ quê ở Thanh Hóa. Ông thuộc thế hệ nhà thơ quân đội trưởng thành trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Sau chiến tranh, Nguyễn Duy tiếp tục cần mẫn với con đường sáng tạo nghệ thuật của mình. Thơ ông đậm đà, giàu tính triết lí, đâm vị nhân sinh, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt, quen thuộc mà không nhàm chán. Bài thơ “Ánh trăng” ra đời năm 1978- 3 năm sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất. Bài thơ là lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, quê hương, đất nước bình dị, hiền hậu, từ đó gợi nhắc người đọc về thái độ sống uống nước nhớ nguồn, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. Một trong những đoạn hay nhất bài thơ là khổ cuối của bài. Khổ thơ đã gợi cho ta nhiều trăn trở, suy nghĩ về cách sống, lối ứng xử ân nghĩa ở đời, từ đó hướng người đọc tới những tình cảm nhân văn cao đẹp trong cuộc sống. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn cảm nhận về khổ cuối bài thơ đây là yêu cầu trong đề 6 của bài tập làm văn số 7 chương trình văn lớp 9
Khi thời buổi đô thị hóa ngày càng mạnh thì bài thơ của Nguyễn Duy càng mang nhiều ý nghĩa
DÀN Ý BÀI TẬP LÀM VĂN VIẾT SỐ 7 LỚP 9 ĐỀ 6 SUY NGHĨ VỀ KHỔ THƠ KẾT THÚC BÀI ÁNH TRĂNG
1. MỞ BÀI
Giới thiệu khổ thơ
2. THÂN BÀI
“Trăng cứ tròn vành vạnh/ kể chi người vô tình”: vẻ đẹp tròn đầy, viên mãn, tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên dù cho con người có vô tình hờ hững
“Ánh trăng im phăng phắc/đủ cho ta giật mình”:
Ánh trăng bao dung nhưng vẫn nghiêm khắc
Giật mình: vì đã lãng quên quá khứ tươi đẹp, giật mình đáng quý vì nó nhắc nhở và hướng con người tới những giá trị cao đẹp trong cuộc sống
Đánh giá:
Nội dung: là lời nhắc nhở con người đừng lãng quên quá khứ tươi đẹp
Nghệ thuật: đầu mỗi câu thơ không viết hoa trừ câu đầu tiên của khổ
3. KẾT BÀI
Khẳng định lại giá trị của khổ thơ
BÀI VĂN MẪU BÀI VIẾT SỐ 7 LỚP 9 ĐỀ 6 SUY NGHĨ VỀ KHỔ THƠ KẾT THÚC BÀI ÁNH TRĂNG
Nghệ thuật chân chính phải có sứ mệnh như một thiên thần hộ mệnh giúp nâng đỡ con người, hướng con người tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Có thể nói bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy cũng có sức mạnh như thế. Bài thơ như một câu chuyện ngụ ngôn ngắn gọn mà giàu ý nghĩa. Đặc biệt là khổ cuối của bài đã gợi cho chúng ta nhiều liên tưởng, suy ngẫm, đưa ta tới những chiều sâu của suy tưởng, triết lí:
Vầng trăng chính là hình tượng theo ta xuyên suốt cả bài. Ở những khổ trước, nhà thơ đã mở ra hoàn cảnh khu phố mất điện để cho con người đối diện trực tiếp với vầng trăng, để những kỉ niệm tươi đẹp của quá khứ như lớp lớp sóng mạnh mẽ ùa về. Kết thúc bài thơ, hình ảnh ấy hiện về càng tươi đẹp, càng gắn bó bao nhiêu thì nhân vật trữ tình lại càng trăn trở, càng tự trách mình bấy nhiêu. Vầng trăng tròn vành vạnh là vẻ đẹp tuyệt mĩ của thiên nhiên, cũng là hình ảnh tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình vẫn tràn đầy, viên mãn, thủy chung. Trăng vẫn sáng, vẫn đẹp, quá khứ vẫn vẹn nguyên tình yêu thương dù cho con người có vô tâm, hờ hững, lãng quên đi vầng trăng, lãng quên đi quá khứ tươi đẹp. Nhưng đằng sau sự vô tình ấy, ta nhận ra một tâm hồn thật đẹp. Nhân vật trữ tình không hẳn là người vô tâm, chỉ là đôi khi đã bị cuộc sống bộn bề, nỗi lo cơm áo gạo tiền cuốn theo vòng xoáy của nó. Sự lãng quên chỉ là trong khoảnh khắc, để rồi khi được vầng trăng soi chiếu, nó lại sống dậy mạnh mẽ như xưa.Vầng trăng tươi đẹp chỉ là sự gợi mở để nhà thơ tự vấn chính mình:
Với thể thơ năm chữ, những chữ đầu dòng không viết hoa trừ chữ đầu tiên ở mỗi khổ, Nguyễn Duy đã rất thành công khi mượn hình tượng ánh trăng để nói lên bài học nhân sinh sâu sắc: mỗi chúng ta hãy có những giây phút lắng lòng để nhìn lại quá khứ, đừng bao giờ quên đi quá khứ để rồi phải ân hận, xót xa.
Khổ thơ đã góp phần làm nên thành công của bài thơ, để lại những vang âm còn mãi trong lòng người đọc. “Ánh trăng” của Nguyễn Duy sẽ mãi là lời nhắc nhở theo chúng ta trên từng chặng đường đời, để mỗi người biết sống sâu sắc, nhân văn và ý nghĩa hơn.
Hiên - vfo.vn
BÀI VIẾT SỐ 7 LỚP 9 ĐỀ 6: TRÌNH BÀY SUY NGHĨ VỀ KHỔ CUỐI KẾT THÚC BÀI THƠ ÁNH TRĂNG
Nguyễn Duy là cây bút sáng tác gắn bó với cuộc chiến tranh chống Mỹ trường kì và cũng là người đứng giữa và cảm nhận sự giao thoa của cuộc sống thời bình và chiến tranh. Những tâm tư ấy được tác giả gửi gắm qua bài “Ánh trăng” viết khi đất nước đã độc lập được 5 năm. Khổ thơ cuối chính là những dòng suy nghĩ triết lí mà Nguyễn Duy gửi gắm.
“ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
Bao dung mà nghiêm khắc, nghiêm khắc nhưng không lạnh lùng, người bạn tình nghĩa vầng trăng, ánh trắng khiến con người giật mình và thức tỉnh. Ta mắc sai, ta sợ sự im lặng hơn sự mắng chửi. Đó là tâm lí của con người, là quy luật tự nhiên của mỗi chúng ta. “Giật mình” vì ăn năn, tự vấn; “Giật mình” vì lãng quên năm tháng xưa, bạn bè gian khổ, đói nghèo mà ân tình, ân nghĩa. Trong dòng thác vận động của cuộc sống, những cái “giật mình” như vậy mới đáng quý làm sao. Nó hướng con người đến những giá trị cao đẹp; bảo vệ con người trước những cám dỗ; níu giữ con người khỏi bị trôi trượt trong lo toan bộn bề của cuộc sống. Chính sự im lặng của vầng trăng đã làm cho bao kỉ niệm kí ức sống dậy mạnh mẽ, và nhận ra rằng mình đã từng lãng quên nên “giật mình” ở đây là sự hốt hoảng, sự tự trách trong chính tâm hồn của nhà thơ. Cái giật mình của nhà thơ hay của người chiến sĩ thật đáng trân trọng, đó là cái giật mình của ý thức, của trách nhiệm. Sự giật mình ấy của người lính chính là một sự thức tỉnh của lương tri đột ngột. Vầng trăng tuy chỉ yên lặng thôi nhưng sức mạnh của nó đủ khiến lay động một con người sau một cơn mê dài.
Khổ thơ khép lại bài là những dòng tự ý thức bản thân và cũng là những lời nhắc nhở, nhắn nhủ tới bạn đọc bài học nhận thức sâu sắc về lẽ sống ở đời. Đó là sự thức tỉnh lương tâm mãnh liệt một bài học triết lí đầy suy ngẫm. Ánh trăng vừa là người bạn, vừa là tòa án lương tâm lại vừa là cội nguồn của mọi sự bao dung nhân từ nhất. Chỉ cần con người còn có suy nghĩ còn biết nhận ra sai lầm thì không bao giờ là muộn cả. Mỗi chúng ta cũng có lúc giống như những người lính, bị vật chất làm cho mờ mắt, quên đi quá khứ khó khăn, quên đi thành quả của người đi trước. Nhưng nếu có những người nhắc ta, khuyên ta, cho ta cơ hội sửa sai thì tự ta nhận ra những giá trị ban đầu để sửa sai, hoàn thiện chính mình.
Nguyễn Duy thành công khép lại bài thơ bằng những dòng thơ vừa mang ý tự trách vừa mang ý tự nhận thức. Khổ thơ nói riêng và bài thơ “Ánh trăng” nói chung là bài thơ không chỉ là câu chuyện về trăng mà còn là câu chuyện về cuộc đời.
Ngọc - vfo.vn
Nguyễn Duy là nhà thơ quê ở Thanh Hóa. Ông thuộc thế hệ nhà thơ quân đội trưởng thành trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Sau chiến tranh, Nguyễn Duy tiếp tục cần mẫn với con đường sáng tạo nghệ thuật của mình. Thơ ông đậm đà, giàu tính triết lí, đâm vị nhân sinh, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt, quen thuộc mà không nhàm chán. Bài thơ “Ánh trăng” ra đời năm 1978- 3 năm sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất. Bài thơ là lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, quê hương, đất nước bình dị, hiền hậu, từ đó gợi nhắc người đọc về thái độ sống uống nước nhớ nguồn, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. Một trong những đoạn hay nhất bài thơ là khổ cuối của bài. Khổ thơ đã gợi cho ta nhiều trăn trở, suy nghĩ về cách sống, lối ứng xử ân nghĩa ở đời, từ đó hướng người đọc tới những tình cảm nhân văn cao đẹp trong cuộc sống. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn cảm nhận về khổ cuối bài thơ đây là yêu cầu trong đề 6 của bài tập làm văn số 7 chương trình văn lớp 9
Khi thời buổi đô thị hóa ngày càng mạnh thì bài thơ của Nguyễn Duy càng mang nhiều ý nghĩa
DÀN Ý BÀI TẬP LÀM VĂN VIẾT SỐ 7 LỚP 9 ĐỀ 6 SUY NGHĨ VỀ KHỔ THƠ KẾT THÚC BÀI ÁNH TRĂNG
1. MỞ BÀI
Giới thiệu khổ thơ
2. THÂN BÀI
“Trăng cứ tròn vành vạnh/ kể chi người vô tình”: vẻ đẹp tròn đầy, viên mãn, tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên dù cho con người có vô tình hờ hững
“Ánh trăng im phăng phắc/đủ cho ta giật mình”:
Ánh trăng bao dung nhưng vẫn nghiêm khắc
Giật mình: vì đã lãng quên quá khứ tươi đẹp, giật mình đáng quý vì nó nhắc nhở và hướng con người tới những giá trị cao đẹp trong cuộc sống
Đánh giá:
Nội dung: là lời nhắc nhở con người đừng lãng quên quá khứ tươi đẹp
Nghệ thuật: đầu mỗi câu thơ không viết hoa trừ câu đầu tiên của khổ
3. KẾT BÀI
Khẳng định lại giá trị của khổ thơ
BÀI VĂN MẪU BÀI VIẾT SỐ 7 LỚP 9 ĐỀ 6 SUY NGHĨ VỀ KHỔ THƠ KẾT THÚC BÀI ÁNH TRĂNG
Nghệ thuật chân chính phải có sứ mệnh như một thiên thần hộ mệnh giúp nâng đỡ con người, hướng con người tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Có thể nói bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy cũng có sức mạnh như thế. Bài thơ như một câu chuyện ngụ ngôn ngắn gọn mà giàu ý nghĩa. Đặc biệt là khổ cuối của bài đã gợi cho chúng ta nhiều liên tưởng, suy ngẫm, đưa ta tới những chiều sâu của suy tưởng, triết lí:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
Vầng trăng chính là hình tượng theo ta xuyên suốt cả bài. Ở những khổ trước, nhà thơ đã mở ra hoàn cảnh khu phố mất điện để cho con người đối diện trực tiếp với vầng trăng, để những kỉ niệm tươi đẹp của quá khứ như lớp lớp sóng mạnh mẽ ùa về. Kết thúc bài thơ, hình ảnh ấy hiện về càng tươi đẹp, càng gắn bó bao nhiêu thì nhân vật trữ tình lại càng trăn trở, càng tự trách mình bấy nhiêu. Vầng trăng tròn vành vạnh là vẻ đẹp tuyệt mĩ của thiên nhiên, cũng là hình ảnh tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình vẫn tràn đầy, viên mãn, thủy chung. Trăng vẫn sáng, vẫn đẹp, quá khứ vẫn vẹn nguyên tình yêu thương dù cho con người có vô tâm, hờ hững, lãng quên đi vầng trăng, lãng quên đi quá khứ tươi đẹp. Nhưng đằng sau sự vô tình ấy, ta nhận ra một tâm hồn thật đẹp. Nhân vật trữ tình không hẳn là người vô tâm, chỉ là đôi khi đã bị cuộc sống bộn bề, nỗi lo cơm áo gạo tiền cuốn theo vòng xoáy của nó. Sự lãng quên chỉ là trong khoảnh khắc, để rồi khi được vầng trăng soi chiếu, nó lại sống dậy mạnh mẽ như xưa.Vầng trăng tươi đẹp chỉ là sự gợi mở để nhà thơ tự vấn chính mình:
“ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
“Im phăng phắc” là sự lặng yên tuyệt đối, không mảy may lay động. Bằng biện pháp nhân hóa, trăng trở thành một người bạn gần gũi, gắn bó. Trăng chẳng hề lên tiếng trách cứ con người một lời. Sự im lặng vì thế càng trở nên đáng sợ. Trăng bao dung, độ lượng nhưng vẫn không kém phần nghiêm khắc. Trăng đã trở thành tòa án lương tâm, trở thành tấm gương phản chiếu để từ đó con người nhận ra những giá trị bị quên lãng, nhận ra phần vô tâm, hờ hững trong chính mình. Cái giật mình ở đây thật đáng quý, cái giật mình của một con người biết suy nghĩ, có nhân cách. Giật mình vì ân hận, xót xa. Giật mình vì quên đi bao tình cảm ân nghĩa, tốt đẹp khi xưa. Cái giật mình đã giúp nhân vật trữ tính đứng vững trước những cám dỗ trong cuộc sống. Cái giật mình ấy rất cần có trong cuộc sống hiện đại ngày nay, khi chúng ta mải theo đuổi những giá trị vật chất, tiền tài danh vọng mà hờ hững, vô tâm với những giá trị bình dị nhưng vĩnh hằng, sâu sắc. Cả bài thơ là vô nhân xưng, nhưng đến đây là nhà thơ xưng là “ta”. Ta là nhà thơ, ta cũng có thể là tất cả mọi người. Năm xưa, trong cảnh đất nước có chiến tranh, người lính gắn bó với bè bạn thân yêu, sống trong vòng tay yêu thương che chở của nhân dân lao động thì nay, khi đất nước đã hòa bình, nhà thơ lên tiếng nhắc nhở, gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả mọi người, đặc biệt là thế hệ của ông không được phép lãng quên quá khứ và những tình cảm cao đẹp khi xưa. Không có quá khứ sẽ không có chúng ta ngày hôm nay. Vì thế, mỗi người hãy biết trân trọng quá khứ, lấy quá khứ là điểm tựa, là sức mạnh để vươn tới cuộc sống tốt đẹp trong tương lai.đủ cho ta giật mình”
Với thể thơ năm chữ, những chữ đầu dòng không viết hoa trừ chữ đầu tiên ở mỗi khổ, Nguyễn Duy đã rất thành công khi mượn hình tượng ánh trăng để nói lên bài học nhân sinh sâu sắc: mỗi chúng ta hãy có những giây phút lắng lòng để nhìn lại quá khứ, đừng bao giờ quên đi quá khứ để rồi phải ân hận, xót xa.
Khổ thơ đã góp phần làm nên thành công của bài thơ, để lại những vang âm còn mãi trong lòng người đọc. “Ánh trăng” của Nguyễn Duy sẽ mãi là lời nhắc nhở theo chúng ta trên từng chặng đường đời, để mỗi người biết sống sâu sắc, nhân văn và ý nghĩa hơn.
Hiên - vfo.vn
BÀI VIẾT SỐ 7 LỚP 9 ĐỀ 6: TRÌNH BÀY SUY NGHĨ VỀ KHỔ CUỐI KẾT THÚC BÀI THƠ ÁNH TRĂNG
Nguyễn Duy là cây bút sáng tác gắn bó với cuộc chiến tranh chống Mỹ trường kì và cũng là người đứng giữa và cảm nhận sự giao thoa của cuộc sống thời bình và chiến tranh. Những tâm tư ấy được tác giả gửi gắm qua bài “Ánh trăng” viết khi đất nước đã độc lập được 5 năm. Khổ thơ cuối chính là những dòng suy nghĩ triết lí mà Nguyễn Duy gửi gắm.
Khổ thơ là những câu thơ biền ngẫu đối nhau. Một câu về trăng nối tiếp là câu thơ về con người. Nếu như trăng được miêu tả trong hình dáng thuỷ chung. Trăng vẫn “tròn vành vạnh” bao năm không đổi, vẫn sáng, vẫn đẹp, vẫn thuỷ chung. Nhưng người thì khác, người lại “vô tình”. Vô tình ở đây là cái vô tình hữu ý hay vô ý, người có hiểu được hay chỉ trăng hiểu. Trăng được nhân hoá như một người bao dung, không suy xét, không tính toán, không so đo cái “vô tình”ấy của người mà “kể chi”, rộng lượng bỏ qua. Trăng bao dung, trăng hiền hoà ôm trọn con người. Để người tự thức tỉnh, tự sửa sai. Trong sự bao dung ấy, trăng “im phăng phắc”“Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
“ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
Bao dung mà nghiêm khắc, nghiêm khắc nhưng không lạnh lùng, người bạn tình nghĩa vầng trăng, ánh trắng khiến con người giật mình và thức tỉnh. Ta mắc sai, ta sợ sự im lặng hơn sự mắng chửi. Đó là tâm lí của con người, là quy luật tự nhiên của mỗi chúng ta. “Giật mình” vì ăn năn, tự vấn; “Giật mình” vì lãng quên năm tháng xưa, bạn bè gian khổ, đói nghèo mà ân tình, ân nghĩa. Trong dòng thác vận động của cuộc sống, những cái “giật mình” như vậy mới đáng quý làm sao. Nó hướng con người đến những giá trị cao đẹp; bảo vệ con người trước những cám dỗ; níu giữ con người khỏi bị trôi trượt trong lo toan bộn bề của cuộc sống. Chính sự im lặng của vầng trăng đã làm cho bao kỉ niệm kí ức sống dậy mạnh mẽ, và nhận ra rằng mình đã từng lãng quên nên “giật mình” ở đây là sự hốt hoảng, sự tự trách trong chính tâm hồn của nhà thơ. Cái giật mình của nhà thơ hay của người chiến sĩ thật đáng trân trọng, đó là cái giật mình của ý thức, của trách nhiệm. Sự giật mình ấy của người lính chính là một sự thức tỉnh của lương tri đột ngột. Vầng trăng tuy chỉ yên lặng thôi nhưng sức mạnh của nó đủ khiến lay động một con người sau một cơn mê dài.
Khổ thơ khép lại bài là những dòng tự ý thức bản thân và cũng là những lời nhắc nhở, nhắn nhủ tới bạn đọc bài học nhận thức sâu sắc về lẽ sống ở đời. Đó là sự thức tỉnh lương tâm mãnh liệt một bài học triết lí đầy suy ngẫm. Ánh trăng vừa là người bạn, vừa là tòa án lương tâm lại vừa là cội nguồn của mọi sự bao dung nhân từ nhất. Chỉ cần con người còn có suy nghĩ còn biết nhận ra sai lầm thì không bao giờ là muộn cả. Mỗi chúng ta cũng có lúc giống như những người lính, bị vật chất làm cho mờ mắt, quên đi quá khứ khó khăn, quên đi thành quả của người đi trước. Nhưng nếu có những người nhắc ta, khuyên ta, cho ta cơ hội sửa sai thì tự ta nhận ra những giá trị ban đầu để sửa sai, hoàn thiện chính mình.
Nguyễn Duy thành công khép lại bài thơ bằng những dòng thơ vừa mang ý tự trách vừa mang ý tự nhận thức. Khổ thơ nói riêng và bài thơ “Ánh trăng” nói chung là bài thơ không chỉ là câu chuyện về trăng mà còn là câu chuyện về cuộc đời.
Ngọc - vfo.vn
Sửa lần cuối: