Bạn Biết gì về kỹ năng mềm

Bạn Biết gì về kỹ năng mềm

Ngày nay trình độ học vấn và các bằng cấp chưa đủ để quyết định trong việc tuyển dụng lao động của nhiều doanh nghiệp và người sử dụng lao động. Họ còn căn cứ vào yếu tố cá nhân như kỹ năng, sự nhạy bén trong sử lý công việc và giao tiếp của mỗi người lao động, các yếu tố này được người ta gọi là “Kỹ năng mềm” hay Soft skills.

>> Vượt qua lỗi sợ hãi trong thuyết trình
>> Nghệ Thuật Ra Quyết Định Đúng Lúc, Đúng chỗ
>> Rèn Luyện Trớ Nhớ - Vươn Tới Thành Công

Vậy soft skills là những cái gì? Nó ngày càng phổ biến trong đời sống văn phòng.
Soft skills là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới… là những thứ thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người. Chúng quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc.
“Soft skills” còn mô tả những đặc tính riêng về tính cách của người xin việc như sự duyên dáng trong giao tiếp, sự thân thiện và tinh thần lạc quan. “Soft skills” bổ trợ cho “hard skills”, là những kỹ năng chính nhà tuyển dụng yêu cầu ở ứng viên.
Những kỹ năng cứng (hard skills) ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch, khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn. Bạn nghĩ rằng người ta sẽ rất ấn tượng với hàng loạt các bằng cấp của bạn, một số lượng lớn các kinh nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị trí cao. Nhưng chỉ những điều đó thôi có thể không đủ để giúp bạn thăng tiến trong công việc. Bởi bên cạnh đó, bạn còn cần phải có cả những kỹ năng “mềm” vì thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là bạn phải biết kết hợp cả hai kỹ năng này.
“Soft skills” ngày càng được đánh giá cao. Rất nhiều nhà tuyển dụng xem trọng những kỹ năng thiên về tính cách này và xem đây là một trong những yêu cầu tuyển dụngquan trọng.
Như vậy, cuộc sống hiện đại với môi trường làm việc ngày càng năng động, nhiều sức ép và tính cạnh tranh thì kỹ năng “mềm” là một yếu tố không thể thiếu đặc biệt với người trẻ.
C:\Users\DINHVAN\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image002.png


Đây là 25 kĩ năng cơ bản về soft skills:
1. Kỹ năng giao tiếp (Oral/soken communication skills)
2. Kỹ năng viết (Written communication skills)
3. Sự trung thực (Honesty)
4. Làm việc theo nhóm (Teamwork/collaboration skills)
5. Sự chủ động (Self-motivation/initiative)
6. Lòng tin cậy (Work ethic/dependability)
7. Khả năng tập trung (Critical thinking)
8. Giải quyết khủng hoảng (Rik-taking skills)
9. Tính linh hoạt, thích ứng (Flexibility/adaptability)
10. Kỹ năng lãnh đạo (Leadership skills)
11. Khả năng kết nối (Interpersonal skills)
12. Chịu được áp lực công việc (Working under pressure)
13. Kỹ năng đặt câu hỏi (Questioning skills)
14. Tư duy sáng tạo (Creativity)
15. Kỹ năng gây ảnh hưởng (Influencing skills)
16. Kỹ năng nghiên cứu (Research skills)
17. Tổ chức (Organization skills)
18. Giải quyết vấn đề (Problem-solving skills)
19. Nắm chắc về đa dạng văn hoá (Multicultural skills)
20. Kỹ năng sử dụng máy tính (Computer skills)
21. Tinh thần học hỏi (Academic/learning skills)
22. Định hướng chi tiết công việc (Detail orientation)
23. Kỹ năng định lượng (Quantiative skills)
24. Kỹ năng đào tạo, truyền thụ (Teaching/training skills)
25. Kỹ năng quản lý thời gian (Time managenmen skills)
Quan trọng là thế nhưng hiện nay có rất ít trung tâm đào tạo soft skills. vậy nếu muốn, chúng ta có thể học kỹ năng “mềm” ở đâu?
Hầu hết cả nhà tuyển dụng và những người giàu kinh nghiệm đều khẳng định: cách duy nhất để trau dồi kỹ năng “mềm” là phải luyện tập, học hỏi thường xuyên, tạo cho mình một phản xạ tức thời mỗi khi gặp các tình huống cần thiết.

Bài Viết Liên Quan
>> Tạo Lập Ước Mơ
>> Kỹ năng giao tiếp với khách hàng
>> Hài hước, viên thuốc bổ cho cuộc sống
 
Ðề: Bạn Biết gì về kỹ năng mềm

Bí quyết cho giai đoạn tìm việc thật đơn giản
Quá trình tìm việc thật không đơn giản trong thời kỳ khan hiếm việc làm như hiện nay và bạn cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách chuẩn bị cho mình những bí quyết thì bạn sẽ là người được chọn ra trong số những người đang lận đận tìm việc đó.
>> tạo lập ước mơ
>> Bạn Biết gì về kỹ năng mềm
>> Bí mật công thức gia tăng thu nhập - Diễn giả Quác...


Bạn vừa hoàn tất một CV đầy ấn tượng và một lá thư giới thiệu đầy chăm chút cho công ty mà mình mơ ước, và bạn đã có được một cuộc hẹn phỏng vấn. Thật tuyệt! Bạn đã vượt qua được bước đầu tiên. Bây giờ sẽ là phần thú vị, và thường là gay go nhất trong cuộc săn tìm việc - buổi phỏng vấn.
Tại Sao Phải Phỏng Vấn?
C:\Users\DINHVAN\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image001.jpg

Tạo được ấn tượng trên hồ sơ là một chuyện. Kỹ Năng Phỏng Vấn Căn Bản Cần BiếtBằng cấp, kỹ năng và kiến thức dĩ nhiên là quan trọng. Tuy nhiên, khả năng liên kết với những người xung quanh, tạo được mối quan hệ, và thể hiện được thái độ tích cực là một câu chuyện hoàn toàn khác. Một số người thậm chí cho rằng buổi phỏng vấn còn quan trọng hơn những gì bạn viết trong đơn xin việc.
Tương tự như hẹn hò, dĩ nhiên bạn sẽ không hỏi cưới một người bạn chưa gặp bao giờ, cho dù là người này được giới thiệu rằng sẽ rất hợp với bạn. Để xác định bạn có phù hợp được với một tổ chức không chỉ căn cứ vào quá trình đào tạo mà bạn có, hay là những kinh nghiệm làm việc của bạn trước đây.
Những yếu tố khác như tính cách, kỹ năng giao tiếp, hay thậm chí ngoại hình, đều góp phần vào sự phù hợp của bạn với tổ chức. Quá trình phỏng vấn tạo cơ hội cho người phỏng vấn không chỉ kiểm tra về những bằng cấp của bạn mà còn để xem bạn có thể giao tiếp với người khác và thể hiện được thuật đối nhân xử thế hay không.
Luôn nhớ rằng, buổi phỏng vấn như là một con đường hai chiều. Hãy nghĩ buổi phỏng vấn là một cuộc trò chuyện mà qua đó bạn thể hiện được những thành tích và kỹ năng của mình, cũng như xác định rằng tổ chức này liệu sẽ phù hợp với bạn. Nói cách khác, bạn nên dùng buổi phỏng vấn để tìm hiểu về tổ chức và đội ngũ mà có thể bạn sẽ tham gia, xem liệu công việc đó có thể làm bạn cảm thấy hăng hái đi làm mỗi buổi sáng hay không.
Hãy trang bị cho mình tất cả những kỹ năng cần thiết để cuộc phỏng vấn của bạn trở nên ấn tượng hơn. Bạn sẽ cảm thấy mình tự tin hơn, khác biệt và thực sự ấn tượng trước nhà tuyển dụng.
Như vậy, để chuẩn bị cho môt cuộc phỏng vấn thành công trước nhà tuyển dụng, bạn cần chuẩn bị những gì?
Sau đây là 17 điều quan trọng khi bạn chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn.
Một tuần trước khi phỏng vấn
1. Bạn hãy dành một chút thời gian để tìm hiểu về công ty và vị trí ứng tuyển. Hãy tìm những thông tin đặc biệt về công ty đó. Nếu có thể, bạn có thể vào thư viện, tìm hiểu thông tin trên mạng để tìm kiếm về những điều thú vị và nói chuyện với những nhân viên đang làm việc hoặc ngay cả những người đã nghỉ việc về những kinh nghiệm và những ấn tượng của họ về công ty. Sau đó bạn nghiên cứu về những sản phẩm dịch vụ, ngành nghề kinh doanh, thị trường, vị trí địa lý, kết cấu, lịch sử, nhân viên và những thông tin quan trọng khác của công ty. Và ắt hẳn công ty đang có những xu hướng mới để phát triển, bạn nên tìm hiểu về điều đó.
C:\Users\DINHVAN\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image002.jpg

2. Bạn hãy cố gắng tìm hiểu về những đối thủ cạnh tranh chính của công ty và có vài nghiên cứu sơ lược xem họ khác với công ty mà bạn sắp phỏng vấn như thế nào?
3. Hãy chuẩn bị những ví dụ cụ thể về những kỹ năng và kinh nghiệm của bạn cho thấy là rất cần thiết cho công ty. Luyện tập về cách trả lời những câu hỏi mà họ có thể hỏi tới như những kinh nghiệm, trình độ học vấn, những kỹ năng và chúng có mối liên quan như thế nào đến vị trí mà bạn dự tuyển. Hãy chuẩn bị để “tô màu” giữa việc kinh nghiệm của bạn và sự cần thiết của công ty là một trong những kỹ năng phỏng vấn quan trọng nhất mà bạn sẽ cần đến.
4. Tự nhận xét về những ưu điểm và khuyết điểm của mình. Hãy chuẩn bị để nói về những khuyết điểm của mình nhưng tìm một cách để điều chỉnh nó theo chiều hướng tốt. Ví dụ, "Nhược điểm lớn nhất của tôi là tôi là một người cầu tòan. Điều đó nó luôn lấy của tôi thêm một ít thời gian để hòan thành công việc cho đúng như sự mong muốn của tôi nhưng tôi có thể đảm bảo rằng, công việc sẽ vượt qua cả những sự xem xét nghiêm ngặt nhất, chính xác 100%, và không có chi tiết nào bị bỏ sót”.
5. Hãy chuẩn bị một số câu hỏi thật thông minh để hỏi thăm về công ty và vị trí ứng tuyển. Điều đó sẽ chứng minh rằng những kiến thức của bạn về công ty và bạn thật sự quan tâm đến vị trí dự tuyển này.
6. Hãy thử lại quần áo và chắc chắn rằng nó vẫn còn thích hợp cho bạn . Nếu cần thiết thay đổi, ban nên sắp xếp thêm thời gian để tìm kiếm những trang phục khác thích hợp hơn.
Một ngày trước khi phỏng vấn
1. Liên hệ với công ty để xác nhận đúng ngày tháng và thời gian cho cuộc phỏng vấn của bạn. Cũng có thể xác nhận lại tên và chức danh người mà bạn sẽ gặp trong cuộc phỏng vấn.
2. Hãy nhớ lời hướng dẫn về địa điểm cuộc phỏng vấn. Để chắc chắn hơn, bạn có thể kiểm tra hai lần về địa điểm đó bằng bản đồ. Điều này sẽ đảm bảo rằng bạn biết đường và tính được thời gian đến công ty đó. Bạn cũng đừng quên tính thêm giờ kẹt xe.
3. Sắp xếp tòan bộ “đồ nghề” cho cuộc phỏng vấn. Kiểm tra nó kỹ càng các vết đốm, những vết nhăn hoặc những vết rách.
4. In thêm vài bản về sơ yếu lý lịch và cố gắng tóm gọn chúng trên một mặt giấy. Dù rằng, người phỏng vấn đã có một bản sơ yếu lý lịch của bạn thì dự phòng một hoặc nhiều bản sao sơ yếu lý lịch vẫn là một ý tưởng hay.
Đêm trước ngày phỏng vấn: Hãy ngủ một giấc thật ngon
C:\Users\DINHVAN\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image003.jpg

1. Não của bạn cần đầy đủ nhiên liệu để kể về những thành tích và có một ngày não của bạn cần 110% nhiên liệu thì đó chính là ngày phỏng vấn. Đừng có tiết kiệm đồ ăn. Nhưng hãy thận trọng những thức ăn có nhiều cacbonhydrat vì ăn nhiều chất này có thể là nguyên nhân làm cho bạn uể oải.
2. Hãy thay trang phục sớm hơn như vậy bạn sẽ không cảm thấy áp lực đến việc khi bước ra cửa. Hãy chú ý đến những chi tiết như đánh răng, chải đầu, dùng phấn thơm… và bạn hãy nhớ rằng ấn tượng đầu tiên có thể bộc lộ rất nhiều về con người và tính cách của bạn.
3. Đừng quên cầm lấy những bản sao sơ yếu lý lịch, đơn xin việc và cặp giấy nếu bạn chỉ có một bản.
4. Hãy cho phép mình dành nhiều thời gian cho cuộc phỏng vấn. Bạn nên đến sớm hơn khoảng 15 phút.
5. Hãy mỉm cười và chào hỏi mọi người mà bạn gặp trong cuộc phỏng vấn ngay lần đầu tiên. Bạn cũng có thể mỉm cười và bắt tay họ 1 lần nữa khi cuộc phỏng vấn kết thúc.
6. Hãy thư giãn nếu bạn đã chuẩn bị tốt cho cuộc phỏng vấn. Hít thở thật sâu và ngủ một giấc thật ngon cho đầu óc thỏai mái.
Sau cuộc phỏng vấn
Bạn hãy viết một lá thư cảm ơn tới người đã phỏng vấn bạn.
Bạn hãy nhớ kỹ những điều trên khi bắt đầu quá trình săn việc của mình nhé. Nó sẽ thực sự giúp ích cho bạn rất nhiều
>> tạo lập ước mơ
>> Bạn Biết gì về kỹ năng mềm
>> Bí mật công thức gia tăng thu nhập - Diễn giả Quác...
 

Thống kê

Chủ đề
101,835
Bài viết
469,183
Thành viên
340,244
Thành viên mới nhất
imperiasignature
Top