Tham khảo: "Emotions in the practice of psychotherapy" của Robert Plutchik.
Những câu hỏi "tại sao" có thể được phân thành 2 loại:
(a) những câu liên quan đến vấn đề khoa học, kỹ thuật.
(b) những câu liên quan đến những cảm xúc và động cơ cá nhân.
Mọi người có xu hướng trở nên bực bội khi bị hỏi những câu "tại sao". Chúng ta có thể hiểu những câu hỏi*"tại sao" tốt hơn nếu chúng ta nhận ra những bối cảnh mà chúng thường xuất hiện. Bố mẹ thường thoải mái hỏi con "Tại sao con không gọi điện thoại cho mẹ?" trong khi đứa trẻ hiếm khi hỏi lại bố mẹ những câu "tại sao" như vậy. Giáo viên thường hỏi học sinh những câu tại sao "Tại sao em không làm bài tập?" trong khi học sinh hiếm khi hỏi lại giáo viên những câu tại sao. Sếp thường hỏi nhân viên "Tại sao anh đi làm trễ?" trong khi nhân viên không bao giờ hỏi lại sếp những câu tại sao.
Những người có vị trí quyền lực cao hơn luôn luôn hỏi "tại sao" với người có vị trí thấp hơn. Hỏi "tại sao" là 1 kiểu thể hiện gián tiếp sự thống trị. Trong 1 mối quan hệ, nếu 1 người phát hiện thấy những câu hỏi tại sao thường được người kia hỏi thì đó là 1 dấu chỉ gián tiếp về tính quyền lực trong mối quan hệ.
1 vấn đề là chúng ta không phải lúc nào cũng hiểu những lý do tại sao chúng ta làm 1 việc nào đó. Trong tham vấn, thân chủ thường không biết những lý do cho những hành vi hoặc những cảm xúc của họ. Họ chỉ có những ý nghĩ mơ hồ nhất về nguyên nhân tại sao họ liên tục kiểm tra bếp gas, tại sao họ dễ dàng nổi nóng, tại sao đôi lúc họ có những ý nghĩ tự tử, hoặc tại sao họ cảm thấy yêu hoặc ghét nhà tham vấn. Ngay cả khi 1 thân chủ có thể chỉ ra những gì là 1 nguyên nhân có vẻ hợp lý cho 1 cảm xúc hoặc 1 hành vi thì nhà tham vấn nhận ra tất cả những hành động do nhiều yếu tố quyết định và nhiều kinh nghiệm và cảm xúc trước đây đi vào 1 hành vi hoặc 1 cảm xúc trong hiện tại. Nhận ra 1 hoặc 2 yếu tố của 1 sự kiện không có nghĩa là sự kiện được hiểu trọn vẹn.
Cả người lớn và trẻ em cảm thấy phải phòng vệ và không thoải mái khi bị/ được hỏi "tại sao". Hầu hết những câu hỏi tại sao như vậy là sự hạ nhục và phản ứng kéo theo là tiêu cực. Hỏi 1 người lớn "Tại sao bạn không được thăng chức?" dẫn đến cảm xúc "Vì tôi không có năng lực", "Tại sao phòng bạn luôn bừa bộn?" ám chỉ "Vì tôi là đứa lười biếng". Những câu hỏi tại sao thường có vẻ ép người khác thừa nhận 1 nét tính cách nào đó chịu trách nhiệm cho những hành động không tốt đó.
Tóm lại, những câu hỏi tại sao ám chỉ 1 mối quan hệ có tính thứ bậc thống trị giữa người hỏi và người bị hỏi, và người bị hỏi không có đủ những câu trả lời. Họ có thể phải nói dối để tỏ ra lịch sự. Cũng có thể người hỏi không thực sự quan tâm đến câu trả lời nhưng thay vào đó ám chỉ quyền được hỏi, thường đó là 1 sự xúc phạm. Vì những mong đợi xã hội, hầu hết mọi người bị hỏi tại sao cố gắng trả lời theo 1 số cách. Tuy nhiên, vì những động cơ thường không rõ ràng, điều này có thể dẫn đến sự cường điệu hoặc nói dối.
Những câu hỏi "tại sao" có thể được phân thành 2 loại:
(a) những câu liên quan đến vấn đề khoa học, kỹ thuật.
(b) những câu liên quan đến những cảm xúc và động cơ cá nhân.
Mọi người có xu hướng trở nên bực bội khi bị hỏi những câu "tại sao". Chúng ta có thể hiểu những câu hỏi*"tại sao" tốt hơn nếu chúng ta nhận ra những bối cảnh mà chúng thường xuất hiện. Bố mẹ thường thoải mái hỏi con "Tại sao con không gọi điện thoại cho mẹ?" trong khi đứa trẻ hiếm khi hỏi lại bố mẹ những câu "tại sao" như vậy. Giáo viên thường hỏi học sinh những câu tại sao "Tại sao em không làm bài tập?" trong khi học sinh hiếm khi hỏi lại giáo viên những câu tại sao. Sếp thường hỏi nhân viên "Tại sao anh đi làm trễ?" trong khi nhân viên không bao giờ hỏi lại sếp những câu tại sao.
Những người có vị trí quyền lực cao hơn luôn luôn hỏi "tại sao" với người có vị trí thấp hơn. Hỏi "tại sao" là 1 kiểu thể hiện gián tiếp sự thống trị. Trong 1 mối quan hệ, nếu 1 người phát hiện thấy những câu hỏi tại sao thường được người kia hỏi thì đó là 1 dấu chỉ gián tiếp về tính quyền lực trong mối quan hệ.
1 vấn đề là chúng ta không phải lúc nào cũng hiểu những lý do tại sao chúng ta làm 1 việc nào đó. Trong tham vấn, thân chủ thường không biết những lý do cho những hành vi hoặc những cảm xúc của họ. Họ chỉ có những ý nghĩ mơ hồ nhất về nguyên nhân tại sao họ liên tục kiểm tra bếp gas, tại sao họ dễ dàng nổi nóng, tại sao đôi lúc họ có những ý nghĩ tự tử, hoặc tại sao họ cảm thấy yêu hoặc ghét nhà tham vấn. Ngay cả khi 1 thân chủ có thể chỉ ra những gì là 1 nguyên nhân có vẻ hợp lý cho 1 cảm xúc hoặc 1 hành vi thì nhà tham vấn nhận ra tất cả những hành động do nhiều yếu tố quyết định và nhiều kinh nghiệm và cảm xúc trước đây đi vào 1 hành vi hoặc 1 cảm xúc trong hiện tại. Nhận ra 1 hoặc 2 yếu tố của 1 sự kiện không có nghĩa là sự kiện được hiểu trọn vẹn.
Cả người lớn và trẻ em cảm thấy phải phòng vệ và không thoải mái khi bị/ được hỏi "tại sao". Hầu hết những câu hỏi tại sao như vậy là sự hạ nhục và phản ứng kéo theo là tiêu cực. Hỏi 1 người lớn "Tại sao bạn không được thăng chức?" dẫn đến cảm xúc "Vì tôi không có năng lực", "Tại sao phòng bạn luôn bừa bộn?" ám chỉ "Vì tôi là đứa lười biếng". Những câu hỏi tại sao thường có vẻ ép người khác thừa nhận 1 nét tính cách nào đó chịu trách nhiệm cho những hành động không tốt đó.
Tóm lại, những câu hỏi tại sao ám chỉ 1 mối quan hệ có tính thứ bậc thống trị giữa người hỏi và người bị hỏi, và người bị hỏi không có đủ những câu trả lời. Họ có thể phải nói dối để tỏ ra lịch sự. Cũng có thể người hỏi không thực sự quan tâm đến câu trả lời nhưng thay vào đó ám chỉ quyền được hỏi, thường đó là 1 sự xúc phạm. Vì những mong đợi xã hội, hầu hết mọi người bị hỏi tại sao cố gắng trả lời theo 1 số cách. Tuy nhiên, vì những động cơ thường không rõ ràng, điều này có thể dẫn đến sự cường điệu hoặc nói dối.