Tham khảo
Are You a Social Cynic?
Giving others the benefit of the doubt enhances your happiness.
Published on May 17, 2011 by Raj Raghunathan, Ph.D. in Sapient Nature
*
Hãy tưởng tượng bạn đang lái xe trên đường cao tốc, 1 lái xe từ làn đường khác đột ngột cắt ngang làn đường của bạn, buộc bạn phanh lại.
Đâu là nguyên nhân có khả năng nhất để giải thích cho hành vi của người lái xe đó?
1. Người lái xe là 1 người thô lỗ
2. Người lái xe đang vội
3. Người lái xe không chú ý đến bạn
Bây giờ tưởng tượng 1 cảnh khác: khi bạn đang lái xe trên đường cao tốc và muốn đổi làn đường, 1 người lái xe ở làn đường khác phanh lại cho phép bạn đi vào làn đường trước anh í.
Đâu là nguyên nhân có khả năng nhất để giải thích cho hành vi của người lái xe?
1. Người lái xe là 1 người tử tế
2. Người lái xe để cho bạn vào để anh ta có thể chạy sang làn đường của bạn
3. Người lái xe phải chú ý thấy bạn đang vội
Tôi đã hỏi 40 người lái xe Texan về những câu hỏi đó. 73% chọn "người lái xe là 1 người thô lỗ" như 1 lời giải thích cho hoạt cảnh 1, và 63% chọn "người lái xe là 1 người tử tế" trong hoạt cảnh 2. Do đó, qua cả 2 hoạt cảnh, hầu hết người trả lời đã quy gán hành vi của người lái xe cho những đặc điểm tính cách ổn định (người lái xe là 1 người thô lỗ/ tử tế), đối lập với những tác động từ tình huống (người lái xe phải đang vội/ người lái xe phải chú ý thấy bạn đang vội).*
Xu hướng quy gán những hành vi của người khác cho những đặc điểm tính cách ổn định hơn là cho những tác động của tình huống là khá phổ biến, và được xem xét trong tâm lý học như là lỗi quy gán cơ bản. Do đó, khi 1 ai đó không đáp trả lại nụ cười của bạn, bạn giả định là anh í thô lỗ hơn là anh í đang lo lắng hoặc anh í không nhìn thấy nụ cười của bạn. Cũng vậy, khi 1 ai đó cười với bạn, bạn giả định anh í phải là người thân thiện hơn là anh í vừa mới trúng số.
Những kết quả từ nghiên cứu này tiết lộ thêm là lỗi quy gán cơ bản được thông báo là về những hành vi tiêu cực nhiều hơn là tích cực: con người sẵn sàng quy những hành vi tiêu cực của người khác cho những đặc điểm tính cách. Tôi đã kiểm tra khuynh hướng này qua 4 hoạt cảnh khác.
Nói cách khác, con người là những người hoài nghi xã hội: chúng ta nhìn chung không tin tưởng điều tốt về người khác.*
Tại sao chúng ta quá hoài nghi về người khác?
Có lẽ lý do quan trọng nhất là trở nên hoài nghi nâng cao những cơ hội sinh tồn của chúng ta. Trong 1 thế giới mạnh được yếu thua, ở đó mỗi người đang tìm kiếm vì những lợi ích của bản thân họ, nên có thể hiểu được khi hoài nghi về người khác. Trong 1 thế giới như vậy, 1 người hoàn toàn không tin tưởng những người khác và do đó liên tục đề phòng sẽ có khả năng sống lâu hơn những người hoàn toàn tin người và tin tưởng điều tốt ở người khác hơn là điều xấu.
Nhưng điều gì xảy ra nếu tôi không phải lo lắng về sinh tồn, điều gì xảy ra nếu những nhu cầu cơ bản của bạn đã được quan tâm? Liệu nó có lý khi hoài nghi ngay cả trong những hoàn cảnh như vậy?
Không, nếu bạn quan tâm đến việc tối đa hoá hạnh phúc của bạn. Có ít nhất 3 lý do tại sao tính hoài nghi xã hội ăn mòn sự thoả mãn và hạnh phúc.
1) Khi bạn hoài nghi, bạn có xu hướng lo lắng nhiều hơn so với nếu bạn không hoài nghi, và liên tục lo lắng phóng thích cortisol, 1 hóc mon stress rất nguy hại cho sự thoả mãn cảm xúc, theo nghiên cứu của Sopolsky và những người khác.
2) 1 người hoài nghi sẽ có xu hướng hành xử theo cách làm ô nhiễm môi trường xung quanh anh ta, do đó tạo ra nhiều sự tiêu cực hơn. Ví dụ, nếu bạn tin là người lái xe trong hoạt cảnh 1 là người thô lỗ - đối lập với cảm giác anh í đang vội hoặc anh í không để ý thấy bạn - bạn sẽ có nhiều khả năng tức giận. Cơn giận sẽ đến lượt nó làm bạn cảm thấy muốn trả đũa anh ta; ví dụ, bạn có thể bị thúc đẩy tìm kiếm cơ hội để cắt ngang làn đường của anh ta. Tình huống có thể nhanh chóng leo thang và làm mọi người khốn khổ hơn. Ngay cả nếu bạn bằng cách nào đó kiểm soát được thôi thúc muốn trả đũa của mình, thì các phát hiện cho thấy cơn giận còn lại bên trong bạn sẽ ảnh hưởng đến cách bạn hành xử với người khác, những người hoàn toàn không liên quan đến tai nạn gây ra sự tức giận. Ví dụ, bạn có thể trút giận lên vợ, chồng, con cái hoặc bạn bè vô tội của bạn, gây ra sự khó chịu với họ.
Và cuối cùng, khi bạn hoài nghi, bạn có xu hướng thu hút những người cũng hoài nghi. Điều này là do 1 hiện tượng homophily: con người có xu hướng gắn bó với những người giống họ về tinh thần. Ngay cả nếu bạn đủ may mắn để có cơ hội làm bạn với 1 người ít hoài nghi, cô í sẽ ít hứng thú duy trì tình bạn với bạn vì cô í sẽ thấy sự hiện diện của bạn là không thoải mái. Do đó, 1 người hoài nghi sẽ sớm hay muộn không có lựa chọn nào khác là ở cạnh những người hoài nghi khác. Điều này cuối cùng tạo ra 1 chu kỳ xấu: vì những thái độ và những quan điểm của chúng ta phần lớn được hình thành bởi những người mà chúng ta gắn bó, ở cạnh những người hoài nghi củng cố tính hoài nghi của chúng ta, làm chúng ta hoài nghi nhiều hơn.
Làm thế nào để 1 người phá vỡ chu kỳ của sự hoài nghi?
Phá vỡ bất kỳ thói quen nào bắt đầu với việc nhận ra 1 người có 1 vấn đề. Phá vỡ thói quen hoài nghi có thể khó khăn vì hầu hết mọi người thậm chí không nhận ra họ là hoài nghi. Vì vậy, nơi bắt đầu là đánh giá liệu bạn có hoài nghi nhiều hơn bạn nên hoài nghi không.
Làm thế nào bạn biết điều này?
Tôi nghĩ có 2 dấu hiệu cảnh báo.*
1) Liệu những người bạn thân hoặc gia đình của bạn nghĩ là bạn tiêu cực nhiều hơn bạn nên là, đặc biệt khi diễn giải không chỉ hành vi của ai đó mà thậm chí những hành vi của họ? *Nó có thể đôi lúc khó khăn để biết những gì bạn bè và gia đình nghĩ về bạn, nhưng 1 cách là chú ý những điều họ nói với bạn khi bạn đang có 1 cuộc tranh luận: bạn có thường bị bạn bè và gia đình kết tội là người quá tiêu cực?
2) Bạn có ít nhất 1 người thân mà bạn có thể hoàn toàn tin tưởng? Đó là, bạn có ít nhất 1 mối quan hệ sâu sắc và có ý nghĩa không? Nếu bạn không có, bạn có thể gặp vấn đề về tin tưởng người khác, đến lượt nó, có lẽ xuất phát từ việc quá hoài nghi về người khác. Các phát hiện cho thấy 1 yếu tố cực kỳ quan trọng đối với hạnh phúc là có ít nhất 1 mối quan hệ sâu sắc và ý nghĩa.
Ngay cả nếu không có dấu hiệu nào hợp với bạn thì bạn cũng có thể hoài nghi nhiều hơn bạn nên - từ quan điểm tối ưu hoá hạnh phúc của bạn. 1 cách để phát hiện liệu đây là trường hợp của bạn là làm 1 số thực nghiệm: lần tới bạn thấy mình bị cắt ngang làn đường khi bạn đang lái xe (hoặc điều gì đó tương tự xảy ra), hãy lưu ý những diễn giải tự phát của bạn: Chúng là tiêu cực hay tích cực? Nó sẽ đem lại cho bạn 1 manh mối để bạn trở nên ít hoài nghi hơn.
Khi tôi hỏi 40 người lái xe Texan trong nghiên cứu của tôi lý do tại sao họ cắt ngang làn đường của 1 ai đó, mỗi người trong họ nói họ sẽ chỉ làm như ấy nếu họ: a) đang vội, hoặc b) không thấy xe ở làn đường khác. Do đó, dường như tất cả chúng ta đều nghĩ bản thân mình là người đáng tin, tử tế, nhưng chúng ta thấy khó mà tin tưởng điều tốt về người khác.
Điều gì sẽ xảy ra trong 1 thế giới mà mọi người tin tưởng hơn là hoài nghi? Kết luận từ những nghiên cứu về sự tin tưởng và tính có qua có lại cho rằng đó là 1 thế giới tuyệt vời - hạnh phúc của mọi người sẽ tăng lên bội phần.
Có vẻ như chúng ta cần rất nhiều tình nguyện viên khởi động chu kỳ của điều tích cực- những người mặc cho đôi lúc bị lợi dụng nhưng vẫn sẽ tiếp tục tin tưởng những điều tốt ở người khác 1 cách thực tế có thể.
Liệu bạn có cảm thấy bạn có thể là 1 tình nguyện viên như vậy?
Nguồn: PsychologyToday
Are You a Social Cynic?
Giving others the benefit of the doubt enhances your happiness.
Published on May 17, 2011 by Raj Raghunathan, Ph.D. in Sapient Nature
*
Hãy tưởng tượng bạn đang lái xe trên đường cao tốc, 1 lái xe từ làn đường khác đột ngột cắt ngang làn đường của bạn, buộc bạn phanh lại.
Đâu là nguyên nhân có khả năng nhất để giải thích cho hành vi của người lái xe đó?
1. Người lái xe là 1 người thô lỗ
2. Người lái xe đang vội
3. Người lái xe không chú ý đến bạn
Bây giờ tưởng tượng 1 cảnh khác: khi bạn đang lái xe trên đường cao tốc và muốn đổi làn đường, 1 người lái xe ở làn đường khác phanh lại cho phép bạn đi vào làn đường trước anh í.
Đâu là nguyên nhân có khả năng nhất để giải thích cho hành vi của người lái xe?
1. Người lái xe là 1 người tử tế
2. Người lái xe để cho bạn vào để anh ta có thể chạy sang làn đường của bạn
3. Người lái xe phải chú ý thấy bạn đang vội
Tôi đã hỏi 40 người lái xe Texan về những câu hỏi đó. 73% chọn "người lái xe là 1 người thô lỗ" như 1 lời giải thích cho hoạt cảnh 1, và 63% chọn "người lái xe là 1 người tử tế" trong hoạt cảnh 2. Do đó, qua cả 2 hoạt cảnh, hầu hết người trả lời đã quy gán hành vi của người lái xe cho những đặc điểm tính cách ổn định (người lái xe là 1 người thô lỗ/ tử tế), đối lập với những tác động từ tình huống (người lái xe phải đang vội/ người lái xe phải chú ý thấy bạn đang vội).*
Xu hướng quy gán những hành vi của người khác cho những đặc điểm tính cách ổn định hơn là cho những tác động của tình huống là khá phổ biến, và được xem xét trong tâm lý học như là lỗi quy gán cơ bản. Do đó, khi 1 ai đó không đáp trả lại nụ cười của bạn, bạn giả định là anh í thô lỗ hơn là anh í đang lo lắng hoặc anh í không nhìn thấy nụ cười của bạn. Cũng vậy, khi 1 ai đó cười với bạn, bạn giả định anh í phải là người thân thiện hơn là anh í vừa mới trúng số.
Những kết quả từ nghiên cứu này tiết lộ thêm là lỗi quy gán cơ bản được thông báo là về những hành vi tiêu cực nhiều hơn là tích cực: con người sẵn sàng quy những hành vi tiêu cực của người khác cho những đặc điểm tính cách. Tôi đã kiểm tra khuynh hướng này qua 4 hoạt cảnh khác.
Nói cách khác, con người là những người hoài nghi xã hội: chúng ta nhìn chung không tin tưởng điều tốt về người khác.*
Tại sao chúng ta quá hoài nghi về người khác?
Có lẽ lý do quan trọng nhất là trở nên hoài nghi nâng cao những cơ hội sinh tồn của chúng ta. Trong 1 thế giới mạnh được yếu thua, ở đó mỗi người đang tìm kiếm vì những lợi ích của bản thân họ, nên có thể hiểu được khi hoài nghi về người khác. Trong 1 thế giới như vậy, 1 người hoàn toàn không tin tưởng những người khác và do đó liên tục đề phòng sẽ có khả năng sống lâu hơn những người hoàn toàn tin người và tin tưởng điều tốt ở người khác hơn là điều xấu.
Nhưng điều gì xảy ra nếu tôi không phải lo lắng về sinh tồn, điều gì xảy ra nếu những nhu cầu cơ bản của bạn đã được quan tâm? Liệu nó có lý khi hoài nghi ngay cả trong những hoàn cảnh như vậy?
Không, nếu bạn quan tâm đến việc tối đa hoá hạnh phúc của bạn. Có ít nhất 3 lý do tại sao tính hoài nghi xã hội ăn mòn sự thoả mãn và hạnh phúc.
1) Khi bạn hoài nghi, bạn có xu hướng lo lắng nhiều hơn so với nếu bạn không hoài nghi, và liên tục lo lắng phóng thích cortisol, 1 hóc mon stress rất nguy hại cho sự thoả mãn cảm xúc, theo nghiên cứu của Sopolsky và những người khác.
2) 1 người hoài nghi sẽ có xu hướng hành xử theo cách làm ô nhiễm môi trường xung quanh anh ta, do đó tạo ra nhiều sự tiêu cực hơn. Ví dụ, nếu bạn tin là người lái xe trong hoạt cảnh 1 là người thô lỗ - đối lập với cảm giác anh í đang vội hoặc anh í không để ý thấy bạn - bạn sẽ có nhiều khả năng tức giận. Cơn giận sẽ đến lượt nó làm bạn cảm thấy muốn trả đũa anh ta; ví dụ, bạn có thể bị thúc đẩy tìm kiếm cơ hội để cắt ngang làn đường của anh ta. Tình huống có thể nhanh chóng leo thang và làm mọi người khốn khổ hơn. Ngay cả nếu bạn bằng cách nào đó kiểm soát được thôi thúc muốn trả đũa của mình, thì các phát hiện cho thấy cơn giận còn lại bên trong bạn sẽ ảnh hưởng đến cách bạn hành xử với người khác, những người hoàn toàn không liên quan đến tai nạn gây ra sự tức giận. Ví dụ, bạn có thể trút giận lên vợ, chồng, con cái hoặc bạn bè vô tội của bạn, gây ra sự khó chịu với họ.
Và cuối cùng, khi bạn hoài nghi, bạn có xu hướng thu hút những người cũng hoài nghi. Điều này là do 1 hiện tượng homophily: con người có xu hướng gắn bó với những người giống họ về tinh thần. Ngay cả nếu bạn đủ may mắn để có cơ hội làm bạn với 1 người ít hoài nghi, cô í sẽ ít hứng thú duy trì tình bạn với bạn vì cô í sẽ thấy sự hiện diện của bạn là không thoải mái. Do đó, 1 người hoài nghi sẽ sớm hay muộn không có lựa chọn nào khác là ở cạnh những người hoài nghi khác. Điều này cuối cùng tạo ra 1 chu kỳ xấu: vì những thái độ và những quan điểm của chúng ta phần lớn được hình thành bởi những người mà chúng ta gắn bó, ở cạnh những người hoài nghi củng cố tính hoài nghi của chúng ta, làm chúng ta hoài nghi nhiều hơn.
Làm thế nào để 1 người phá vỡ chu kỳ của sự hoài nghi?
Phá vỡ bất kỳ thói quen nào bắt đầu với việc nhận ra 1 người có 1 vấn đề. Phá vỡ thói quen hoài nghi có thể khó khăn vì hầu hết mọi người thậm chí không nhận ra họ là hoài nghi. Vì vậy, nơi bắt đầu là đánh giá liệu bạn có hoài nghi nhiều hơn bạn nên hoài nghi không.
Làm thế nào bạn biết điều này?
Tôi nghĩ có 2 dấu hiệu cảnh báo.*
1) Liệu những người bạn thân hoặc gia đình của bạn nghĩ là bạn tiêu cực nhiều hơn bạn nên là, đặc biệt khi diễn giải không chỉ hành vi của ai đó mà thậm chí những hành vi của họ? *Nó có thể đôi lúc khó khăn để biết những gì bạn bè và gia đình nghĩ về bạn, nhưng 1 cách là chú ý những điều họ nói với bạn khi bạn đang có 1 cuộc tranh luận: bạn có thường bị bạn bè và gia đình kết tội là người quá tiêu cực?
2) Bạn có ít nhất 1 người thân mà bạn có thể hoàn toàn tin tưởng? Đó là, bạn có ít nhất 1 mối quan hệ sâu sắc và có ý nghĩa không? Nếu bạn không có, bạn có thể gặp vấn đề về tin tưởng người khác, đến lượt nó, có lẽ xuất phát từ việc quá hoài nghi về người khác. Các phát hiện cho thấy 1 yếu tố cực kỳ quan trọng đối với hạnh phúc là có ít nhất 1 mối quan hệ sâu sắc và ý nghĩa.
Ngay cả nếu không có dấu hiệu nào hợp với bạn thì bạn cũng có thể hoài nghi nhiều hơn bạn nên - từ quan điểm tối ưu hoá hạnh phúc của bạn. 1 cách để phát hiện liệu đây là trường hợp của bạn là làm 1 số thực nghiệm: lần tới bạn thấy mình bị cắt ngang làn đường khi bạn đang lái xe (hoặc điều gì đó tương tự xảy ra), hãy lưu ý những diễn giải tự phát của bạn: Chúng là tiêu cực hay tích cực? Nó sẽ đem lại cho bạn 1 manh mối để bạn trở nên ít hoài nghi hơn.
Khi tôi hỏi 40 người lái xe Texan trong nghiên cứu của tôi lý do tại sao họ cắt ngang làn đường của 1 ai đó, mỗi người trong họ nói họ sẽ chỉ làm như ấy nếu họ: a) đang vội, hoặc b) không thấy xe ở làn đường khác. Do đó, dường như tất cả chúng ta đều nghĩ bản thân mình là người đáng tin, tử tế, nhưng chúng ta thấy khó mà tin tưởng điều tốt về người khác.
Điều gì sẽ xảy ra trong 1 thế giới mà mọi người tin tưởng hơn là hoài nghi? Kết luận từ những nghiên cứu về sự tin tưởng và tính có qua có lại cho rằng đó là 1 thế giới tuyệt vời - hạnh phúc của mọi người sẽ tăng lên bội phần.
Có vẻ như chúng ta cần rất nhiều tình nguyện viên khởi động chu kỳ của điều tích cực- những người mặc cho đôi lúc bị lợi dụng nhưng vẫn sẽ tiếp tục tin tưởng những điều tốt ở người khác 1 cách thực tế có thể.
Liệu bạn có cảm thấy bạn có thể là 1 tình nguyện viên như vậy?
Nguồn: PsychologyToday