Tham khảo : Got a Problem? The Good News Is You Only Have Four Options
Limited choices make difficult situations a little less overwhelming,
Published on February 7, 2012 by Karyn Hall, Ph.D. in Pieces of Mind
Cuộc sống tràn đầy những khoảnh khắc tuyệt vời. Nhưng nó cũng đầy ắp những khoảnh khắc đau đớn. Cách thức bạn xử lý với nỗi đau có thể làm tăng thêm hoặc giảm bớt những đau khổ cảm xúc trong cuộc sống của bạn. Điều đó khá là quan trọng.
Khi bạn bị quá tải bởi những tình huống trong cuộc sống, một cách đáp ứng tự nhiên của bạn là phòng vệ. Bạn nỗ lực đương đầu theo những cách thức giúp làm giảm bớt sự căng thẳng. Nhưng đôi lúc, mọi người có những chiến lược đương đầu mang lại sự giải tỏa tạm thời nhưng lại làm tình hình tệ hơn về lâu về dài. Ví dụ, bạn ăn quá nhiều hoặc giấu mình khỏi thế giới, sau đó bạn cảm thấy tội lỗi và xấu hổ.
Đôi lúc con người nỗ lực hành động để giải quyết vấn đề vốn không thể giải quyết được, và họ trở nên ngày càng thất vọng hơn khi những nỗ lực của họ không hiệu quả. Những người khác thì trở nên tê liệt, không có khả năng quyết định làm việc gì. Những cảm xúc mãnh liệt có thể trở nên ngập tràn, mệt mỏi và khiến bạn không thể suy nghĩ rõ ràng. Việc tìm kiếm và tìm kiếm những giải pháp đúng làm tăng thêm sự lo lắng và sự rối loạn.
Điều gì xảy ra nếu bạn biết rằng cho dù tình hình có thế nào đi nữa, bạn thực sự chỉ có 4 lựa chọn về việc phải làm gì ? Marsha Linehan, người sáng tạo nên liệu pháp hành vi biện chứng ( Dialectical Behavior Therapy ) đưa ra 4 phương án cho bất kỳ vấn đề nào bạn phải đối mặt : Giải quyết vấn đề, Thay đổi nhận thức của bạn về vấn đề, Chấp nhận hoàn toàn hoàn cảnh hoặc Sống trong khốn khổ.
Lựa chọn 1: Giải quyết vấn đề.
Có rất nhiều chiến lược để giải quyết vấn đề nhưng phần lớn đều sử dụng những bước giống nhau. Thứ nhất, định nữa vấn đề. Càng cụ thể càng tốt. Ví dụ, " Tuần này tôi đã đi làm trễ 4 ngày."
Tiếp theo, phân tích vấn đề. Liệu nó có nằm trong khả năng giải quyết của bạn ? Nếu không, sau đó hãy xem xét đến 1 trong 3 sự lựa chọn khác. Nếu có, tiếp tục phân tích vấn đề. Những nguyên nhân khiến bạn đi làm trễ ? Những nguyên nhân đó luôn luôn giống nhau ? Nó phụ thuộc vào tâm trạng của bạn hay thời gian bạn đi ngủ ? Nó có phụ thuộc vào những nhiệm vụ bạn phải làm ? Bạn làm việc với ai ? Bạn đi đâu vào buổi tối trước đó ? Hãy xem xét về " ai, điều gì, khi nào và ở đâu " của hành vi bạn muốn thay đổi.
Bước thứ ba là xem xét những giải pháp khả thi. Nghĩ về những giải pháp khác nhau có thể dùng để giải quyết vấn đề. Đánh giá cẩn thận từng giải pháp để quyết định cái nào tốt nhất cho bạn. Đâu là ưu, nhược điểm của những hành động khác nhau ? Có điều gì không ổn không ? Bạn có thể làm gì để làm cho giải pháp có thể hiệu quả hơn ?
Một nhân tố then chốt cần nhớ là sự thay đổi trong hành vi khó khăn như thế nào. Một cam kết vững chắc muốn thay đổi là quan trọng . Hãy cụ thể về sự thay đổi bạn muốn thực hiện. Sẵn sàng tiến hành những thay đổi nhỏ lúc đầu.
Lựa chọn 2: Thay đổi nhận thức của bạn.
Thay đổi nhận thức của bạn về vấn đề có thể là một thách thức. Một ví dụ của sự thay đổi nhận thức của bạn về một vấn đề có thể là : xem một vị sếp khó tính như một cơ hội làm việc, đương đầu với một người hay đòi hỏi khắt khe. Nếu bạn cảm thấy bực bội vì nhà bạn bừa bộn đồ chơi trẻ em, có lẽ hãy thay đổi nhận thức của bạn thành : sự bừa bộn là một dấu hiệu về sự biết ơn với trẻ nhỏ trong nhà.
Thay đổi nhận thức của bạn cũng có nghĩa là thay đổi quan điểm của bạn về một cảm xúc. Thay vì cố gắng để không bao giờ cảm thấy tức giận, bạn nhìn vào sự thất vọng của mình như một nguồn thông tin, có lẽ là một dấu hiệu nói rằng bạn cần lên tiếng cho chính mình.
Lựa chọn 3: Chấp nhận hoàn toàn hoàn cảnh.
Chấp nhận hoàn toàn ( Radical Acceptance ) nghĩa là toàn tâm toàn ý chấp nhận cái gì là thực tế. Chấp nhận hoàn toàn cũng giống như nói rằng " Đó là những gì nó là " và từ bỏ sự kháng cự của bạn với hoàn cảnh. Chấp nhận hoàn toàn có thể là về những vấn đề mà chúng ta không thể kiểm soát hoặc liên quan đến việc chúng ta quyết định không thay đổi, ít nhất trong thời điểm hiện tại. Nó không có nghĩa là bạn đồng ý với những gì đã xảy ra hoặc bạn nghĩ rằng nó là hợp lý.
Lựa chọn 4: Sống trong khốn khổ ( Stay Miserable )
Tất nhiên, sống trong khốn khổ không phải là một lựa chọn mà bất kỳ ai mong muốn và không ai muốn xem nó như một sự lựa chọn. Nhưng nếu bạn không thể giải quyết vấn đề, không thể thay đổi nhận thức của bạn và bạn không sẵn sàng chấp nhận hoàn toàn hoàn cảnh thì sống với sự khốn khổ là sự lựa chọn còn lại duy nhất.
Sống trong khốn khổ có thể là tất cả những gì bạn có thể làm trong những hoàn cảnh nhất định. Đôi lúc, chịu đựng đau khổ có thể là những gì bạn phải làm cho đến khi bạn đã sẵn sàng để làm điều gì đó khác.
Limited choices make difficult situations a little less overwhelming,
Published on February 7, 2012 by Karyn Hall, Ph.D. in Pieces of Mind
Cuộc sống tràn đầy những khoảnh khắc tuyệt vời. Nhưng nó cũng đầy ắp những khoảnh khắc đau đớn. Cách thức bạn xử lý với nỗi đau có thể làm tăng thêm hoặc giảm bớt những đau khổ cảm xúc trong cuộc sống của bạn. Điều đó khá là quan trọng.
Khi bạn bị quá tải bởi những tình huống trong cuộc sống, một cách đáp ứng tự nhiên của bạn là phòng vệ. Bạn nỗ lực đương đầu theo những cách thức giúp làm giảm bớt sự căng thẳng. Nhưng đôi lúc, mọi người có những chiến lược đương đầu mang lại sự giải tỏa tạm thời nhưng lại làm tình hình tệ hơn về lâu về dài. Ví dụ, bạn ăn quá nhiều hoặc giấu mình khỏi thế giới, sau đó bạn cảm thấy tội lỗi và xấu hổ.
Đôi lúc con người nỗ lực hành động để giải quyết vấn đề vốn không thể giải quyết được, và họ trở nên ngày càng thất vọng hơn khi những nỗ lực của họ không hiệu quả. Những người khác thì trở nên tê liệt, không có khả năng quyết định làm việc gì. Những cảm xúc mãnh liệt có thể trở nên ngập tràn, mệt mỏi và khiến bạn không thể suy nghĩ rõ ràng. Việc tìm kiếm và tìm kiếm những giải pháp đúng làm tăng thêm sự lo lắng và sự rối loạn.
Điều gì xảy ra nếu bạn biết rằng cho dù tình hình có thế nào đi nữa, bạn thực sự chỉ có 4 lựa chọn về việc phải làm gì ? Marsha Linehan, người sáng tạo nên liệu pháp hành vi biện chứng ( Dialectical Behavior Therapy ) đưa ra 4 phương án cho bất kỳ vấn đề nào bạn phải đối mặt : Giải quyết vấn đề, Thay đổi nhận thức của bạn về vấn đề, Chấp nhận hoàn toàn hoàn cảnh hoặc Sống trong khốn khổ.
Lựa chọn 1: Giải quyết vấn đề.
Có rất nhiều chiến lược để giải quyết vấn đề nhưng phần lớn đều sử dụng những bước giống nhau. Thứ nhất, định nữa vấn đề. Càng cụ thể càng tốt. Ví dụ, " Tuần này tôi đã đi làm trễ 4 ngày."
Tiếp theo, phân tích vấn đề. Liệu nó có nằm trong khả năng giải quyết của bạn ? Nếu không, sau đó hãy xem xét đến 1 trong 3 sự lựa chọn khác. Nếu có, tiếp tục phân tích vấn đề. Những nguyên nhân khiến bạn đi làm trễ ? Những nguyên nhân đó luôn luôn giống nhau ? Nó phụ thuộc vào tâm trạng của bạn hay thời gian bạn đi ngủ ? Nó có phụ thuộc vào những nhiệm vụ bạn phải làm ? Bạn làm việc với ai ? Bạn đi đâu vào buổi tối trước đó ? Hãy xem xét về " ai, điều gì, khi nào và ở đâu " của hành vi bạn muốn thay đổi.
Bước thứ ba là xem xét những giải pháp khả thi. Nghĩ về những giải pháp khác nhau có thể dùng để giải quyết vấn đề. Đánh giá cẩn thận từng giải pháp để quyết định cái nào tốt nhất cho bạn. Đâu là ưu, nhược điểm của những hành động khác nhau ? Có điều gì không ổn không ? Bạn có thể làm gì để làm cho giải pháp có thể hiệu quả hơn ?
Một nhân tố then chốt cần nhớ là sự thay đổi trong hành vi khó khăn như thế nào. Một cam kết vững chắc muốn thay đổi là quan trọng . Hãy cụ thể về sự thay đổi bạn muốn thực hiện. Sẵn sàng tiến hành những thay đổi nhỏ lúc đầu.
Lựa chọn 2: Thay đổi nhận thức của bạn.
Thay đổi nhận thức của bạn về vấn đề có thể là một thách thức. Một ví dụ của sự thay đổi nhận thức của bạn về một vấn đề có thể là : xem một vị sếp khó tính như một cơ hội làm việc, đương đầu với một người hay đòi hỏi khắt khe. Nếu bạn cảm thấy bực bội vì nhà bạn bừa bộn đồ chơi trẻ em, có lẽ hãy thay đổi nhận thức của bạn thành : sự bừa bộn là một dấu hiệu về sự biết ơn với trẻ nhỏ trong nhà.
Thay đổi nhận thức của bạn cũng có nghĩa là thay đổi quan điểm của bạn về một cảm xúc. Thay vì cố gắng để không bao giờ cảm thấy tức giận, bạn nhìn vào sự thất vọng của mình như một nguồn thông tin, có lẽ là một dấu hiệu nói rằng bạn cần lên tiếng cho chính mình.
Lựa chọn 3: Chấp nhận hoàn toàn hoàn cảnh.
Chấp nhận hoàn toàn ( Radical Acceptance ) nghĩa là toàn tâm toàn ý chấp nhận cái gì là thực tế. Chấp nhận hoàn toàn cũng giống như nói rằng " Đó là những gì nó là " và từ bỏ sự kháng cự của bạn với hoàn cảnh. Chấp nhận hoàn toàn có thể là về những vấn đề mà chúng ta không thể kiểm soát hoặc liên quan đến việc chúng ta quyết định không thay đổi, ít nhất trong thời điểm hiện tại. Nó không có nghĩa là bạn đồng ý với những gì đã xảy ra hoặc bạn nghĩ rằng nó là hợp lý.
Lựa chọn 4: Sống trong khốn khổ ( Stay Miserable )
Tất nhiên, sống trong khốn khổ không phải là một lựa chọn mà bất kỳ ai mong muốn và không ai muốn xem nó như một sự lựa chọn. Nhưng nếu bạn không thể giải quyết vấn đề, không thể thay đổi nhận thức của bạn và bạn không sẵn sàng chấp nhận hoàn toàn hoàn cảnh thì sống với sự khốn khổ là sự lựa chọn còn lại duy nhất.
Sống trong khốn khổ có thể là tất cả những gì bạn có thể làm trong những hoàn cảnh nhất định. Đôi lúc, chịu đựng đau khổ có thể là những gì bạn phải làm cho đến khi bạn đã sẵn sàng để làm điều gì đó khác.