[size=medium]Tham khảo
Should You Go With Your Gut or Think it Through?
Published on July 16, 2012 by Dr. Denise Cummins, Ph.D. in Good Thinking
We’ve all experienced it: Second guessing ourselves.
Bạn khoanh tròn 1 câu trả lời trong bài kiểm tra trắc nghiệm gồm nhiều lựa chọn, sau đó thay đổi quyết định cũng như câu trả lời của bạn. Hoặc bạn chọn 1 căn hộ, sau đó thay đổi quyết định và đi đến lựa chọn thứ 2.
Bạn nên làm theo trực giác của mình hay là nên dành thời gian để phân tích những sự lựa chọn của bạn?
Đây là câu trả lời nhanh: Xem xét cẩn thận trước khi đưa ra quyết định quan trọng.
Năm 1984, một nhóm các nhà nghiên cứu do tiến sỹ Ludy Benjamin dẫn đầu đã phân tích các kết quả của 33 nghiên cứu được tiến hành qua 70 năm, phát hiện thấy những người thay đổi những câu trả lời của họ đã làm tốt hơn những người dính mắc ngay với những phản ứng đầu tiên của họ. Trong thực tế, không có người nào bị 1 điểm thấp hơn chỉ vì họ đã thay đổi quyết định của họ. Kết quả này đã được tái tạo lại trong năm 2012 bởi tiến sỹ Alex Heidenberg và Benjamin Layne.
Điều này hóa ra lại đúng ngay cả với những chuyên gia, ví dụ những bậc thầy chơi cờ. Năm 2012, một nhóm các nhà nghiên cứu do tiến sỹ J.H. Moxley dẫn đầu đã trình bày trước những người chơi cờ những vị trí cờ phức tạp và yêu cầu họ “nghĩ ra ngoài” trong khi quyết định đi nước nào. Điều này cho phép các nhà nghiên cứu đánh giá liệu nước đi đầu tiên có hay hơn những nước đi được chọn sau này trong quá trình suy nghĩ, cân nhắc. Các kết quả là rõ ràng: Những nước đi đầu tiên tệ hơn ngay cả đối với những vấn đề cờ đơn giản.
Liệu điều này có nghĩa là chúng ta nên phớt lờ trực giác và linh cảm của mình? Không nhất thiết. Theo tiến sỹ Daniel Kahneman, các quyết định là sản phẩm của 2 quá trình, 1 quá trình trực giác nhanh chóng hay còn gọi là quá trình dựa vào cảm xúc và 1 quá trình suy nghĩ cân nhắc, chậm hơn. Theo Kahneman, những hoạt động trực giác rất giống với những hoạt động cảm giác như nghe và nhìn. Hãy hỏi bản thân bạn điều này: Khi bạn nhìn lướt qua 1 điều gì đó, bạn thường làm điều gì tiếp theo? Bạn có thể hướng sự chú ý của bạn đến những kích thích mới, cho phép hệ thống thị giác của bạn xử lí nó thành nhiều chi tiết hơn. Và hóa ra đó có thể là cách tốt nhất để nghĩ về vai trò của trực giác trong việc ra quyết định: Phản ứng trực giác của bạn nói với bạn rằng sự lựa chọn đặc biệt này xứng đáng được suy nghĩ, cân nhắc thêm nữa.
1 điều quan trọng nữa là liệu trực giác của bạn có xuất phát từ sự dựa vào kiến thức có hệ thống hay là sự ngu dốt. 1 nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Michel Tuan Pham ở trường Columbia Business School yêu cầu mọi người đưa ra nhiều dự đoán liên quan đến những sự kiện trong tương lai bao gồm người được đề cử tổng thống Mĩ năm 2008 của đảng Dân chủ, thành công phòng vé của những bộ phim khác nhau, người chiến thắng American Idol, những biến động của chỉ số Dow Jones Index, và người chiến thắng của trận tranh cúp vô địch môn bóng đá ở đại học. Các kết quả nhất quán cho thấy những người tin vào cảm giác của họ cao hơn có nhiều khả năng dự đoán chính xác kết quả cuối cùng hơn những người tin vào cảm giác của họ thấp hơn. Các nhà nghiên cứu gọi hiện tượng này là hiệu ứng tiên tri cảm xúc (the emotional oracle effect).
Nhưng có 1 lời cảnh báo ở đây: Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện thấy độ chính xác của những trực giác đó phụ thuộc vào lượng kiến thức chuyên ngành mà 1 người sở hữu khi đưa ra những dự đoán đó. Ví dụ, chỉ những người có 1 số kiến thức nền tảng về mùa bóng hiện tại có được lợi ích từ việc tin vào những cảm giác của họ khi dự đoán đội chiến thắng chức vô địch. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể dựa vào những cảm giác của chúng ta hoặc trực giác chỉ khi chúng ta đưa ra những quyết định hoặc những dự đoán trong những lĩnh vực chúng ta hiểu rõ.
---------------------------------
*Nguồn: PsychologyToday
[/size]
Should You Go With Your Gut or Think it Through?
Published on July 16, 2012 by Dr. Denise Cummins, Ph.D. in Good Thinking
We’ve all experienced it: Second guessing ourselves.
Bạn khoanh tròn 1 câu trả lời trong bài kiểm tra trắc nghiệm gồm nhiều lựa chọn, sau đó thay đổi quyết định cũng như câu trả lời của bạn. Hoặc bạn chọn 1 căn hộ, sau đó thay đổi quyết định và đi đến lựa chọn thứ 2.
Bạn nên làm theo trực giác của mình hay là nên dành thời gian để phân tích những sự lựa chọn của bạn?
Đây là câu trả lời nhanh: Xem xét cẩn thận trước khi đưa ra quyết định quan trọng.
Năm 1984, một nhóm các nhà nghiên cứu do tiến sỹ Ludy Benjamin dẫn đầu đã phân tích các kết quả của 33 nghiên cứu được tiến hành qua 70 năm, phát hiện thấy những người thay đổi những câu trả lời của họ đã làm tốt hơn những người dính mắc ngay với những phản ứng đầu tiên của họ. Trong thực tế, không có người nào bị 1 điểm thấp hơn chỉ vì họ đã thay đổi quyết định của họ. Kết quả này đã được tái tạo lại trong năm 2012 bởi tiến sỹ Alex Heidenberg và Benjamin Layne.
Điều này hóa ra lại đúng ngay cả với những chuyên gia, ví dụ những bậc thầy chơi cờ. Năm 2012, một nhóm các nhà nghiên cứu do tiến sỹ J.H. Moxley dẫn đầu đã trình bày trước những người chơi cờ những vị trí cờ phức tạp và yêu cầu họ “nghĩ ra ngoài” trong khi quyết định đi nước nào. Điều này cho phép các nhà nghiên cứu đánh giá liệu nước đi đầu tiên có hay hơn những nước đi được chọn sau này trong quá trình suy nghĩ, cân nhắc. Các kết quả là rõ ràng: Những nước đi đầu tiên tệ hơn ngay cả đối với những vấn đề cờ đơn giản.
Liệu điều này có nghĩa là chúng ta nên phớt lờ trực giác và linh cảm của mình? Không nhất thiết. Theo tiến sỹ Daniel Kahneman, các quyết định là sản phẩm của 2 quá trình, 1 quá trình trực giác nhanh chóng hay còn gọi là quá trình dựa vào cảm xúc và 1 quá trình suy nghĩ cân nhắc, chậm hơn. Theo Kahneman, những hoạt động trực giác rất giống với những hoạt động cảm giác như nghe và nhìn. Hãy hỏi bản thân bạn điều này: Khi bạn nhìn lướt qua 1 điều gì đó, bạn thường làm điều gì tiếp theo? Bạn có thể hướng sự chú ý của bạn đến những kích thích mới, cho phép hệ thống thị giác của bạn xử lí nó thành nhiều chi tiết hơn. Và hóa ra đó có thể là cách tốt nhất để nghĩ về vai trò của trực giác trong việc ra quyết định: Phản ứng trực giác của bạn nói với bạn rằng sự lựa chọn đặc biệt này xứng đáng được suy nghĩ, cân nhắc thêm nữa.
1 điều quan trọng nữa là liệu trực giác của bạn có xuất phát từ sự dựa vào kiến thức có hệ thống hay là sự ngu dốt. 1 nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Michel Tuan Pham ở trường Columbia Business School yêu cầu mọi người đưa ra nhiều dự đoán liên quan đến những sự kiện trong tương lai bao gồm người được đề cử tổng thống Mĩ năm 2008 của đảng Dân chủ, thành công phòng vé của những bộ phim khác nhau, người chiến thắng American Idol, những biến động của chỉ số Dow Jones Index, và người chiến thắng của trận tranh cúp vô địch môn bóng đá ở đại học. Các kết quả nhất quán cho thấy những người tin vào cảm giác của họ cao hơn có nhiều khả năng dự đoán chính xác kết quả cuối cùng hơn những người tin vào cảm giác của họ thấp hơn. Các nhà nghiên cứu gọi hiện tượng này là hiệu ứng tiên tri cảm xúc (the emotional oracle effect).
Nhưng có 1 lời cảnh báo ở đây: Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện thấy độ chính xác của những trực giác đó phụ thuộc vào lượng kiến thức chuyên ngành mà 1 người sở hữu khi đưa ra những dự đoán đó. Ví dụ, chỉ những người có 1 số kiến thức nền tảng về mùa bóng hiện tại có được lợi ích từ việc tin vào những cảm giác của họ khi dự đoán đội chiến thắng chức vô địch. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể dựa vào những cảm giác của chúng ta hoặc trực giác chỉ khi chúng ta đưa ra những quyết định hoặc những dự đoán trong những lĩnh vực chúng ta hiểu rõ.
---------------------------------
*Nguồn: PsychologyToday
[/size]